Tổng hợp cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên

Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên vừa đem lại hiệu quả nhất định vừa an toàn nên được nhiều người bệnh lựa chọn. Dadaykhoe.vn sẽ giúp bạn đọc tổng hợp các phương pháp phổ biến hiện nay!

Tổng hợp cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên 1

Viêm loét dạ dày là những tổn thương, trầy xước, viêm loét trên niêm mạc dạ dày hay tá tràng (phần đầu ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn khiến lớp mô bên dưới thành dạ dày hay ruột bị lộ ra. Tình trạng này không được điều trị có thể gây xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn.

15 Cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên

Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi các nguyên liệu thân thuộc, tương đối an toàn ít gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số cách chữa viêm loét dạ dày được nhiều người áp dụng mà bạn đọc có thể tham khảo.

1. Mật ong

1. Mật ong 1

Mật ong có chứa chất oxy hóa Hydrogen peroxide giúp chống viêm, làm lành vết loét. Bên cạnh đó, mật ong có độ sánh cao giúp bao bọc vết loét, trung hòa acid, kiểm soát các biến chứng của viêm loét niêm mạc dạ dày. Cách sử dụng mật ong như sau:

  • Dùng 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất hòa cùng 200ml nước ấm.
  • Nên uống vào buổi sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ.
  • Nên kiên trì thực hiện hằng ngày.

☛ Xem nhiều hơn: Cách dùng mật ong chữa viêm loét dạ dày

2. Nghệ

Hàm lượng chất curcumin dồi dào có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện các vết thương ở niêm mạc. Ngoài ra, củ nghệ còn có tác dụng chống lại sự tác động của một số chủng vi khuẩn như Staphylococcus Aureus Helicobacter Pylori, … và nấm men Trychophyton. Cách dùng củ nghệ vàng như sau:

  • Pha hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 1:1 với nước ấm.
  • Khuấy đều uống trực tiếp trước mỗi bữa ăn.
  • Nên uống 3 lần/ ngày liên tục trong 2 tuần để thấy sự cải thiện.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ

3. Gừng tươi

3. Gừng tươi 1

Gừng có vị cay, tính ấm giúp cải thiện tiêu hóa, giảm co thắt, chống viêm và kháng khuẩn. Nghiên cứu cho thấy, trong gừng có hoạt chất Bisabolene và Gingerol hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên. Vì vậy, gừng được dùng rất nhiều trong các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày. Cách sử dụng gừng như sau:

  • Gừng tươi đem rửa sạch, cạo hết vỏ và thái lát mỏng.
  • Giã hoặc ép gừng lấy nước cốt.
  • Lấy 2 thìa cà phê nước cốt gừng pha cùng 200ml nước nóng, thêm vài hạt muối.
  • Uống vào mỗi sáng trước khi ăn.
  • Kiên trì sử dụng hằng ngày để thấy triệu chứng bệnh cải thiện.

4. Tỏi và mật ong

Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng sát khuẩn, làm nhanh lành các vết thương do viêm nhiễm. VÌ vậy, gừng có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh tiêu hóa như viêm loét dạ dày, chướng bụng, đầy hơi. Cách dùng tỏi và mật ong như sau:

  • Chuẩn bị 15g tỏi tươi đem bóc vỏ và đập dập, cho vào hũ thủy tinh.
  • Đổ 100ml mật ong nguyên chất cho ngập.
  • Đậy kín nắp và đặt nơi khô ráo thoáng mát khoảng 3 tuần.
  • Sáng và tối pha 1 thìa mật ong tỏi cùng nước ấm hoặc xúc 2 – 3 tép tỏi ngâm mật ong nhai và nuốt.

5. Lá mơ lông

5. Lá mơ lông 1

Theo y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, lá mơ lông có chứa chất chống oxy hóa, chất xơ, khoáng chất và vitamin giúp trung hòa acid, cải thiện các triệu chứng đầy bụng, chướng hơi và tổn thương ở niêm mạc dạ dày… Vì vậy, sử dụng lá mơ lông chữa viêm loét dạ dày là biện pháp khá hiệu quả. Bạn có thể dùng lá mơ lông theo cách sau:

  • Lấy 1 nắm lá mơ lông khoảng 20 – 30g đem rửa sạch, ngâm qua một lượt nước muối loãng cho sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Đem giã hoặc ép lá mơ, lọc lấy nước nguyên chất.
  • Có thể uống nước lá mơ nguyên chất hoặc pha thêm nước cho dễ uống.

6. Chuối hột

Theo y học hiện đại, trong chuối hột xanh có chứa nhiều hoạt chất như: coumarin, anin, flavonoid, enzym polyphenoll oxydase giúp kích thích dịch nhày ở dạ dày, ngăn cản sự tấn công dịch vị đến thành dạ dày làm nhanh lành các vết loét. Ngoài ra, theo Đông y, chuối hột còn giúp giải độc, lợi tiểu và kích thích tiêu hóa hiệu quả. Cách dùng chuối hột xanh chữa viêm loét dạ dày như sau:

  • Chọn chuối hột già còn xanh đem rửa sạch, thái thành lát mỏng và phơi khô.
  • Nghiền chuối khô thành bột mịn, bảo quản trong lọ dùng dần.
  • Mỗi lần dùng, lấy 2 thìa cà phê chuối hột pha cùng 1 ít nước ấm, khuấy đều uống trước bữa ăn hằng ngày, ngày uống 3 lần.
  • Uống liên tục trong 15 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.

7. Quả sung

7. Quả sung 1

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, trong qua sung có chứa các hoạt chất: photpho, vitamin, kali, glucose, malic acid… có khả năng làm nhanh lành các tổn thương, vết viêm loét và cải thiện chức năng tiêu hóa hiệu quả. Để chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung, bạn thực hiện theo cách sau:

  • Chọn sung bánh tẻ đem rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Vớt sung để ráo nước, thái sung thành những lát mỏng, đem phơi khô.
  • Sung đã phơi khô đem sao vàng cho thơm và tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ để dùng dần.
  • Mỗi lần dùng lấy 2 thìa cà phê bột sung pha cùng 100ml nước ấm.
  • Uống 2 – 3 lần/ ngày.

8. Nha đam

Trong nha đam chứa nhiều thành phần Glycoprotein giúp kháng viêm, chống sưng và làm se các vết loét. Ngoài ra, thành phần kiềm trong nha đam còn giúp trung hòa acid dạ dày, giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày, từ đó giảm nhanh triệu chứng đầy hơi, ợ nóng, ợ rát. Bạn có thể sử dụng nha đam chữa viêm loét dạ dày theo cách sau:

  • Chuẩn bị 5 lá nha đam đem gọt vỏ, rửa sạch để bỏ hết hết lớp nhựa nhớt bên ngoài.
  • Xay nhuyễn nha đam cho vào lọ và trộn cùng 1/2 lít mật ong.
  • Đậy kín nắp bảo quản trong tủ lạnh.
  • Mỗi lần dùng xúc 10ml nha đam pha cùng 150ml nước ấm, uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Sử dụng 3 lần/ ngày, thực hiện đều đặn 2 – 3 ngày là thấy triệu chứng bệnh cải thiện.

9. Cam thảo

9. Cam thảo 1

Theo y học cổ truyền, cam thảo có vị ngọt, tính bình giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa đau bụng đi ngoài, viêm loét dạ dày.  Y học hiện đại nghiên cứu chỉ ra, hàm lượng Acid Glucuronic trong cam thảo giúp ức chế vi khuẩn Hp – đây là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Bạn có thể dùng cam thảo chữa viêm loét dạ dày theo cách sau:

  • Chuẩn bị 3 – 5 gram cam thảo khô đem rửa sạch hết bụi bẩn.
  • Cho cam thảo vào ấm, đổ thêm 500ml nước đun sôi.
  • Khi nước sôi vặn lửa nhỏ liu riu đun thêm khoảng 10 phút.
  • Vớt xác cam thảo ra, chắt lấy nước cốt chia làm nhiều lần uống trong ngày.

10. Nhọ nồi

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, cây nhọ nồi bao gồm các vitamin và hoạt chất như: vitamin K, Tanin, Carotene và Flavonozit, Ecliptin giúp trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của vi khuẩn và acid dạ dày, cải thiện các triệu chứng đầy hơi, ợ chua… Theo Đông y, lá nhọ nồi có tính hàn giúp cầm máu, tiêu độc, chống viêm và tăng cường chức năng gan, thận và chữa đau dạ dày hiệu quả. Người bệnh có thể dùng nhọ nồi theo cách sau:

  • Chuẩn bị 100g nhọ nồi (gồm cả lá, thân cây) đem rửa sạch và ngâm qua một lượt nước muối loáng sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Xay nhuyễn nhọ nồi hoặc đem giã và lọc lấy nước cốt.
  • Chia làm 2 phần uống trong ngày.

11. Lá khôi tía

Y học hiện đại đã nghiên cứu, hoạt chất tanin và glucosid trong lá khôi tía có khả năng trung hòa acid dạ dày giúp các tế bào niêm mạc phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt, lá khôi tía còn có tác dụng làm se lành vết thương, điều trị viêm loét dạ dày tá tràng rất tốt. Cách dùng lá khôi tía như sau:

  • Chuẩn bị 80g lá khôi tía, 12g khổ sâm, 40g bồ công anh rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước
  • Đun sủi và vặn lửa nhỏ đun thêm 10 phút
  • Chắt lấy nước chia làm nhiều lần uống trong ngày.
  • Hãm nước trong bình giữ nhiệt, uống nước ấm sẽ có tác dụng tốt nhất.

12. Dạ cẩm

12. Dạ cẩm 1

Theo y học cổ truyền, lá dạ cẩm có tính bình, vị ngọt giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, nhanh lành vết loét. Bên cạnh đó, lá dạ cẩm còn có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm ợ chua, ợ hơi khó chịu. Cách dùng lá dạ cẩm trị viêm loét dạ dày như sau:

  • Chuẩn bị 25gr lá dạ cẩm đem rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 1 lít nước.
  • Đun sôi và vặn lửa nhỏ liu riu thêm 10 phút.
  • Tắt bếp, chắt lấy nước chia làm 3 phần uống trong ngày.
  • Uống trước bữa ăn khoảng 20 phút.

13. Chè dây

Theo Đông y, chè dây có tính mát, vị ngọt thường được sử dụng chữa viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Hoạt chất flavonoid trong chè dây có khả năng ức chế sự hình thành và ngăn ngừa phát triển của vi khuẩn Hp –  nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Cách dùng chè dây chữa viêm loét dạ dày như sau:

  • 15g chè dây đem phơi khô, sao vàng.
  • Cho vào ấm hãm cùng 100ml vừa đun sôi khoảng 10 – 15 phút.
  • Chắt lấy nước uống như uống trà.
  • Ngày pha 2 – 3 ấm như vậy.
  • Thực hiện liên tục từ 15 – 20 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.

Lưu ý: Với trường hợp viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp nên uống chè dây vào buổi sáng khi thức dậy.

14. Sử dụng thực phẩm

Chọn lựa các loại thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng là một trong những cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên. Theo các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh viêm loét dạ dày có thể lựa chọn một số nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm Pectin: có nhiều trong táo, lê, dâu tây, ổi… giúp cân bằng hệ vi sinh, gia tăng lợi khuẩn.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: có nhiều trong các loại rau xanh đậm màu như: xà lách, súp lơ, cần tây,… giúp ngăn ngừa táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Thực phẩm bổ sung vitamin: các loại thực phẩm bổ sung vitamin A, B, C, E có nhiều trong khoai lang, khoai tây, thanh long… giúp bổ sung vitamin, tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng, tái cấu trức niêm mạc dạ dày giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Thực phẩm Probiotic: được tìm thấy từ sữa chua giúp tăng cường lợi khuẩn, ổn định hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: có nhiều trong súp lơ xanh, nghệ, cà chua, đu đủ… giúp nhanh lành các vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Thực phẩm chứa nhiều Flavonoid: có nhiều trong trái cây và rau củ như: đào, cần tây, việt quất… giúp chống lại gốc tự do, bảo vệ niêm mạc dạ dày tương tự như như chất chống oxy hóa.

15. Thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học

  • Nên ăn các món mềm, nhừ giúp giảm áp lực lên dạ dày và dễ hấp thụ hơn.
  • Người bệnh viêm loét dạ dày nên nghỉ ngơi nhiều, không làm viêc quá sức, tránh stress, lo âu kéo dài.
  • Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao hợp lý giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, giúp quá trình tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu đến dạ dày tốt hơn.

☛ Tham khảo thêm: Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên hiệu quả không?

Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên có ưu điểm là lành tính đối với cơ thể. Các bài thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, thành phần của chúng ít gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể áp dụng trong thời gian dài để điều trị.

Bên cạnh đó, đây đều là những vị thuốc quen thuộc, người bệnh có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với các phương pháp thông thường khác. Tuy nhiên, để an toàn và tăng tính hiệu quả, trước khi dùng các liệu pháp tự nhiên trên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các bài thuốc từ tự nhiên chỉ thực sự phù hợp với những người có tình trạng bệnh nhẹ, mới chớm. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh hãy đến cơ sở y tế thăm khám điều trị theo phác đồ bác sĩ tránh biến chứng.

Bình Vị Thái Minh –  Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Ngoài sử dụng liệu pháp tự nhiên chữa viêm loét dạ dày, người bệnh nên tham khảo sử dụng Bình Vi Thái Minh. Đây là sản phẩm được các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh nghiên cứu, bào chế, chắt lọc các thành phần hoạt chất, loại bỏ tạp chất để tạo ra viên nén phù hợp với người mắc viêm loét dạ dày. Người bệnh có thể dùng trong thời gian dài hỗ trợ điều trị bệnh mà không lo tác dụng phụ.

Bình Vị Thái Minh -  Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày 1

Thành phần của 1 viên nén Bình vị Thái Minh gồm có:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): Tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin : Chiết xuất từ Dạ cẩm và lá Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét, ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Helicobacter pylori (Hp) ở nồng độ thấp.
  • Thương truật : Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Sản phẩm mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện:

  • Trung hòa giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét
  • Bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi.
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược dạ dày, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Hy vọng những thông tin về các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên mà dadaykhoe.vn giới thiệu trên đây đã giúp người đọc có thêm kiến thức giúp bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...