Hiện tượng đau thượng vị là chỗ nào? Nguyên nhân và điều trị!

Đau thượng vị là một triệu chứng thường gặp, báo hiệu bệnh lý của đường tiêu hóa. Tuy nhiên khá nhiều người vẫn chưa thể nhận biết đúng vị trí vùng thượng vị và hay nhầm nó với các bệnh lý khác. Vậy đau thượng vị là chỗ nào, cách giải quyết ra sao ? Chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này tại bài viết sau đây.

Hiện tượng đau thượng vị là chỗ nào? Nguyên nhân và điều trị! 1

Vị trí vùng thượng vị

Thượng vị là một trong chín phân khu chính của hệ tiêu hóa, được giới hạn bởi xương ức ở bên trên, xung quanh là xương sườn và phía dưới là rốn. Đây là vị trí tập trung nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như dạ dày, tá tràng, tuyến tụy và một phần của gan. Chính vì vậy, thượng vị là nơi diễn ra nhiều hoạt động bao gồm tiêu hóa, bài tiết dịch vị, góp phần tạo áp lực âm trong khoang màng phổi cũng như bảo vệ các cơ quan nội tạng.

Đau thượng vị là chỗ nào?

Đau thượng vị là chỗ nào? 1

Thượng vị là vùng đối chiếu của nhiều bộ phận trong cơ thể nên tổn thương những cơ quan này đều gây ra đau.

Đau thượng vị thường biểu hiện bởi tình trạng tức ngực, khó chịu từ vùng trên rốn, dưới mũi ức. Cơn đau này có thể âm ỉ kéo dài hay dữ dội từng cơn, kèm theo những triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, đau thượng vị còn có xu hướng lan ra nhiều nơi như lan ra sau lưng, lan sang trái hay sang phải tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Hiện tượng này sẽ xảy ra khi đói hoặc sau ăn đặc biệt là khi sử dụng những loại thực phẩm khó tiêu hóa, uống nhiều rượu bia…

Nguyên nhân gây đau thượng vị

Khi đã biết đau thượng vị là ở đâu, nếu người bệnh biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ góp phần lớn trong việc điều trị, cải thiện triệu chứng. Những nguyên nhân này cũng sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh, bao gồm:

Sinh hoạt thiếu khoa học

Lối sống ngày một tân tiến và hiện đại khiến cho nhiều người lao đầu vào công việc mà bỏ quên việc ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Một số thói quen hay gặp nhưng vô tình gây hại cho dạ dày có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn uống thất thường, khi quá no hay quá đói sẽ làm cho dạ dày làm việc trái với nhịp sinh học thông thường khiến thức ăn không tiêu hóa hết, ứ đọng trong hệ tiêu hóa gây đau, thậm chí ợ hơi, ợ chua.
  • Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán… sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày. Bên cạnh đó, ăn thức ăn quá nóng cũng là thói quen xấu gây bỏng thực quản…
  • Sử dụng những chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… là nguyên nhân khiến cho niêm mạc dạ dày bị mỏng đi, dễ bị tổn thương bởi acid dịch vị.
  • Căng thẳng kéo dài sẽ kích thích hệ giao cảm gây tăng tiết dịch vị, làm mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và bảo vệ.
  • Thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh, chống viêm gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày đồng thời tăng tiết acid dịch vị từ đó gây ra những cơn đau thượng vị đột ngột.

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là hiện tượng tổn thương niêm mạc dạ dày, nguyên nhân có thể do tăng tiết dịch vị hay nhiễm khuẩn. Phần lớn người bệnh sẽ cảm nhận thấy những cơn đau âm ỉ, kéo dài, bắt đầu từ vùng thượng vị và lan ra cả sau lưng. Tuy nhiên, một số trường hợp loét nặng sẽ dẫn đến cơn đau dữ dội ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

Không chỉ vậy, viêm loét dạ dày còn gây ra nhiều triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể, thiếu máu…

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản 1
Trào ngược dạ dày là căn bệnh gây đau thượng vị

Cơ chế gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là do cơ thắt thực quản mất trương lực khiến cho thức ăn lẫn dịch vị, vi khuẩn từ dạ dày trào ngược lên ống tiêu hóa trên. Căn bệnh này thường gây ra triệu chứng nóng rát sau xương ức, đau thượng vị ở giữa, đôi khi lan ra cả sau lưng. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn cảm thấy cực kỳ khó chịu bởi tình trạng ợ hơi, ợ chua cũng như ho dai dẳng kéo dài do acid dịch vị kích thích các thụ thể ở hầu họng.

Một số bệnh lý khác

Ngoài những căn bệnh thường gặp về dạ dày thì đau vùng thượng vị còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác, nổi bật như:

  • Viêm ruột thừa: Trong thời gian đầu của bệnh, kích thích thành bụng sẽ gây đau ở vị trí không đặc hiệu của ruột thừa, thường là vùng thượng vị. Điều này khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng về bệnh dạ dày chính vì thế cần để ý đến những triệu chứng khác. Sốt kèm đau thượng vị cần được chẩn đoán phân biệt với viêm ruột thừa nhanh chóng vì đây một trường hợp cấp cứu!
  • Viêm tụy cấp: Thường xuất hiện triệu chứng sau bữa ăn, đặc biệt là những bữa ăn nhiều dầu mỡ. Bệnh nhân sẽ nhận thấy cơn đau thượng vị dữ dội, lan sang cả hai bên và ra sau lưng, kéo dài và kèm theo cả sốt, nôn…
  • Bệnh gan: Bệnh gan thường biểu hiện đau thượng vị ở đâu? Thông thường, ở giai đoạn gan xơ hóa bệnh nhân mới cảm thấy đau tại vùng thượng vị ở giữa, đôi khi lan ra cả sau lưng. Ngoài ra, một số dấu hiệu toàn thân nổi bật như vàng da, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân… cũng rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh gan.

Xem thêm: Nguyên nhân gây đau thượng vị

Đau thượng vị khi nào cần đi khám?

Đau thượng vị khi nào cần đi khám? 1
Bệnh nhân cần đi khám sớm để tìm nguyên nhân đau thượng vị

Đau thượng vị do thói quen sinh hoạt có thể được cải thiện khi xây dựng lại một lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này là do bệnh lý thì bắt buộc người bệnh phải thăm khám để được điều trị theo phác đồ. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:

  • Đau thượng vị kéo dài, không thuyên giảm khi đã thay đổi lối sống và chế độ ăn.
  • Cơn đau xảy ra với tần suất lớn, nhiều lần trong ngày gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
  • Đau thượng vị phối hợp với tình trạng ợ hơi, ợ chua, ăn uống kém, sụt cân…
  • Đau thượng vị kèm một trong những triệu chứng cấp tính như nôn ra máu, đại tiện phân đen, sốt cao…

Phương pháp cải thiện đau thượng vị

Nắm rõ đau thượng vị ở chỗ nào sẽ dễ dàng đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, đồng thời có được cách thức cải thiện hiệu quả. Những phương pháp đơn giản có thể áp dụng bao gồm:

Mẹo giảm đau thượng vị tại nhà

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng, tức thời đó chính là làm giãn mạch máu tại vùng này. Cách mà bất kỳ ai cũng làm được bao gồm:

  • Chườm ấm: Sử dụng túi sưởi chuyên dụng hoặc đổ nước ấm (khoảng 30 – 35 độ C) vào chai nhựa rồi lăn đều khắp vùng thượng vị cho đến khi hết đau. Đây là phương pháp làm giãn mạch máu, dịu cơn đau một cách nhanh chóng.
  • Uống nước ấm: Một cốc nước ấm không chỉ pha loãng dịch vị hiệu quả mà còn có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau thượng vị, đầy bụng đáng kinh ngạc.
  • Massage bụng: Mục đích của phương pháp này là tạo nhiệt từ đó làm ấm và giãn mạch máu tại vùng thượng vị. Cách thực hiện như sau: Xoa nóng hai bàn tay sau đó sử dụng tay thuận nhẹ nhàng massage theo chiều kim đồng hồ ở vùng bị đau cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Lưu ý: Những mẹo nhỏ đơn giản trên chỉ có hiệu quả tức thời, đặc biệt là đối với trường hợp đau thượng vị do chế độ ăn hay sinh hoạt. Tuy nhiên, phương pháp này cũng được áp dụng để cải thiện triệu chứng, giảm bớt khó chịu cho người bệnh.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Thay đổi chế độ sinh hoạt 1
Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện đau thượng vị

Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, xây dựng một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn khoa học là yếu tố quan trọng để cải thiện đau thượng vị dù bất cứ nguyên nhân nào. Cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa mỗi ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Ăn uống đúng giờ, đủ chất, tăng cường phối hợp nhóm thực phẩm dễ tiêu, giàu vitamin và nguyên tố vi lượng.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa như đồ ăn chiên rán, đồ cay nóng, chất kích thích…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tập trung tuyệt đối trong khi ăn.
  • Sử dụng thuốc đúng bệnh, đúng người, đúng theo đơn của bác sĩ kê.
  • Duy trì vận động nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày bằng những bộ môn như đạp xe, yoga, bơi lội…
  • Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc sẽ điều tiết được lượng acid dịch vị hiệu quả.
  • Tránh căng thẳng, luôn giữ trạng thái vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống.

Sử dụng bài thuốc dân gian

Sử dụng bài thuốc dân gian 1
Trà hoa cúc có công dụng làm dịu cơn đau thượng vị hiệu quả

Bên cạnh những phương pháp nêu trên, có thể thử một số bài thuốc dân gian có công dụng giảm đau thượng vị cực kỳ hiệu quả bao gồm:

  • Trà gừng: Gừng là một nguyên liệu dễ tìm, có công dụng giảm đau thượng vị nhanh nhờ nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ. Hãy lựa chọn những củ gừng tươi già nhưng không bị xơ, rửa sạch rồi thái lát mỏng, đem hãm cũng nước nóng trong vòng 5 phút. Để dễ dùng hơn có thể kết hợp cùng mật ong và uống mỗi khi đau thượng vị!
  • Tinh bột nghệ: Là một trong những nguyên liệu quen thuộc dùng để cải thiện triệu chứng đau thượng vị. Hoạt chất quý Curcumin có trong nghệ giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, cân bằng acid dịch vị hiệu quả. Có thể trộn tinh bột nghệ thành mật ong rồi vo thành viên tròn và bảo quản trong lọ thủy tinh. Sử dụng mỗi ngày 3 – 5 viên trước mỗi bữa ăn để cải thiện triệu chứng nhé!
  • Trà hoa cúc: Trong trà hoa cúc có chứa Apigenin – một hoạt chất ‘vàng’ chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả tạo thành lá chắn ngăn ngừa tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Để thực hiện bài thuốc, hãy sử dụng vài cánh hoa cúc khô rồi hãm trong nước nóng từ 5 – 10 phút rồi uống trước bữa ăn hoặc khi đau thượng vị!

Sử dụng thuốc Tây

Đối với những trường hợp bệnh lý dạ dày gây đau thượng vị, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Một số loại thuốc quen thuộc thường được sử dụng trong phác đồ có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng acid (Mucosta, Mylanta…) có công dụng trung hòa acid dịch vị, ngăn ngừa hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản từ đó giảm thiểu những cơn đau thượng vị cho người bệnh. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
  • Thuốc kháng H2 (Cimetidin, Ranitidin…) với tác dụng chẹn thụ thể H2, hạn chế bài tiết acid dạ dày góp phần hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau tại vùng thượng vị. Tuy nhiên, một số tác dụng không mong muốn cần lưu ý gồm buồn nôn, tiêu chảy, ớn lạnh…
  • Thuốc kháng sinh (Metronidazol, Amoxicilin…) rất hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Việc sử dụng thuốc cần có sự giám sát chặt chẽ bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ như dị ứng, nhẹ có thể mẩn ngứa, nổi mày đay, khi nặng thậm chí gây sốc phản vệ.

Lưu ý: Thuốc Tây có tác dụng sinh học vô cùng mạnh mẽ, và chỉ sử dụng để điều trị bệnh. Vậy nên, trước khi sử dụng cần được hướng dẫn kỹ càng và theo đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

Dùng Bình Vị Thái Minh để cải thiện đau thượng vị

Sử dụng thuốc Tây 1

Nếu đang cần tìm kiếm về sản phẩm giúp cải thiện triệu chứng đau thượng vị mà không gây ra tác dụng phụ thì Bình Vị Thái Minh là một sự lựa chọn hợp lý! Được nghiên cứu và sản xuất theo chu trình khép kín, hiện đại, sản phẩm đã đạt được nhiều hiệu quả đáng kinh ngạc trên bệnh nhân viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, tác dụng toàn diện với 3 cơ chế:

  • Trung hòa acid dịch vị, giúp cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ tại dạ dày.
  • Tạo màng chắn bao che vết loét giúp cho niêm mạc bị tổn thương có thời gian tự chữa lành và tái tạo.
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng và cải thiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi của người bệnh.

Không chỉ vậy, sự kết hợp nhiều dược liệu quý cũng là nguyên nhân khiến cho Bình Vị Thái Minh được tin tưởng và sử dụng bởi nhiều đối tượng khác nhau:

  • Giganosin chiết xuất từ lá Dạ Cẩm và Lá Khôi có công dụng chống viêm, trung hòa acid dịch vị. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có vai trò quan trọng trong việc ức chế vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.
  • Mucosave là sự kết hợp từ xương rồng Nopal và lá cây Oliu với hiệu quả giảm tiết acid dịch vị đồng thời bao bọc niêm mạc dạ dày. Điều này giúp cho các tế bào bị tổn thương có ‘khoảng trống thời gian’ để tái tạo và phục hồi.
  • Thương Truật và Núc Nác là hai thảo dược quý góp phần kích thích hệ tiêu hóa, làm tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày từ đó giảm tình trạng trào ngược cực kỳ hiệu quả!

Lời kết

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi đau thượng vị ở chỗ nào, đồng thời chỉ ra những phương pháp giúp cải thiện triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Chắc chắn rằng, những kiến thức hữu ích này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cơ thể, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống!

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...