Thức ăn trào ngược lên cổ do đâu, cách khắc phục?

Chào chuyên gia!

Thời gian gần đây, tôi hay bị thức ăn trào ngược lên cổ, nhất là sau khi ăn no kèm theo dấu hiệu ợ hơi, chua miệng, đắng miệng, nóng cổ, rất khó chịu. Tôi lo lắng không biết thức ăn trào ngược lên cổ như vậy có gây ra bệnh gì không? Nguyên nhân vì sao tôi bị như vậy và có cách gì khắc phục không? Tôi xin cảm ơn!

Nguyên Văn Thành (45 tuổi - Lào Cai)

Trả lời

Chào bạn Thành!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyên gia sức khỏe của chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc, mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây:

Thế nào là trào ngược thức ăn lên cổ?

Trào ngược thức ăn lên cổ là triệu chứng thường gặp của những người bị trào ngược dạ dày thực quản. Bình thường, khi thức ăn từ miệng, qua thực quản xuống dạ dày được nhào trộn tiêu hóa. Tuy nhiên, khi mắc trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn cùng với dịch vị dạ dày sẽ trào ngược trở lại thực quản.

Nguyên nhân khiến trào ngược thức ăn lên cổ

Chúng ta có thể hình dung dạ dày như một cái túi có nắp (nắp là cơ thắt thực quản dưới). Thức ăn trào ngược lên cổ có thể do 2 nguyên nhân: nắp không chặt hoặc túi dạ dày quá đầy. Dưới đây là một số nhân nhân thường gặp khiến thức ăn trào ngược lên trên:

Tổn thương cơ thắt thực quản dưới

Cho đến nay nguyên nhân chính gây cơ thắt thực quản vẫn chưa xác định được. Nhiều giả thuyết được đưa ra trong đó có sự tổn thương hệ thần kinh, nhiễm trùng hay các yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân gây bệnh.

  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như tiêu hóa như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh thực quản, dị tật đường tiêu hóa, cơ thắt thực quản yếu, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành cũng là nguyên nhân gây suy cơ thắt thực quản
  • Thuốc tây: Một số loại thuốc giảm đau như: pirin, Ibuprofen… sử dụng không đúng liều lượng, dùng trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ gây suy cơ thắt thực quản.
  • Sử dụng thực phẩm: Một số loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết axit như: bia, rượu, đồ uống có ga, có cồn hay thực phẩm nhiều axit cũng làm yếu cơ thắt thực quản dưới.

Yếu tố tác động lên dạ dày

Do bệnh lý:

Một số bệnh lý làm suy giảm chức năng tiêu hóa gây ra tình trạng thức ăn ứ đọng trong dạ dày:

  • Viêm loét dạ dày -  tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng niêm mạc ở dạ dày bị tổn thương, sưng viêm hình thành các vết loét khiến dạ dày co bóp mạnh mẽ hơn, chức năng dạ dày bị suy yếu gây ra các triệu chứng: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn càng gia tăng, dịch và thức ăn ứ đọng càng nhiều tại dạ dày
  • Hẹp hang môn vị: Hẹp hang môn vị là biến chứng của viêm loét dạ dày, chúng gây triệu chứng đau bụng, nôn ói thức ăn cũ tồn đọng, người bệnh thấy mùi hôi thối khó chịu. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, triệu chứng đau thượng vị sẽ nhiều hơn lúc râm ran lúc dữ dội vì có dịch vị và thức ăn ứ đọng tại dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là biến chứng của viêm loét dạ dày nặng, nhất là những trường hợp viêm loét ở bờ cong nhỏ, hang vị hoặc môn vị dạ dày

Do thực phẩm:

Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn đông lạnh chế biến sẵn. Ăn thức ăn nhiều gia vị cay nóng, chua, mặn sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn những loại trái cây nhiều axit vào lúc bụng rỗng cũng khiến niêm mạc dạ dày bị bào mỏng gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Thói quen sinh hoạt:

Ăn không theo bữa, để bụng quá đói mới ăn khiến dạ dày tiết axit theo thói quen để tiêu hóa thức ăn khi bụng trống rỗng sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, việc ăn quá no vào sát giờ đi ngủ, vận động ngay sau khi ăn sẽ tạo áp lực lên dạ dày, dịch vị tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Thừa cân béo phì:

Người béo phì thường có những bất thường về gan, suy giảm chức năng gan, mạch ruột giảm, nhu động ruột giảm nên dễ đầy hơi, táo bón. Thừa cân béo phì thường lượng mỡ nhiều ở bụng gây áp lực trên vòng cơ ở phía dưới của thực quản - ống nối từ cổ họng xuống dạ dày làm tăng nguy cơ trào ngược, ợ nóng.

Ngoài ra, còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày có thể kể đến như: Stress, mệt mỏi kéo dài, mang thai...

Triệu chứng đi kèm trào ngược thức ăn lên cổ

Triệu chứng trào ngược thức ăn lên cổ thường diễn ra trong thời gian ngắn cùng các triệu chứng đi kèm:

  • Buồn nôn, nôn: Cơ thắt thực quản dưới yếu dần khiến hơi, dịch vị, thức ăn dễ trào qua gây ra hiện tượng nôn, buồn nôn. Khi triệu chứng này thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
  • Ợ hơi: Chứng ợ hơi thường xuất hiện sau khi ăn no, đầy bụng, khó tiêu có thể gây ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện ợ chua, chua miệng, đắng miệng bởi khi bụng rỗng, trương lực co bóp của dạ dày tăng lên đẩy dịch dạ dày lên tận cuống họng gây cảm giác ợ chua.
  • Khó nuốt: Trào ngược thức ăn lên cổ khiến niêm mạc thường xuyên tiếp xúc với axit dịch vị, thực quản dễ phù nề, sưng tấy khiến đường kính thực quản bị hẹp lại. Tại vị trí phù nề khi lành lại vẫn có thể tạo sẹo gây chít hẹp thực quản làm gia tăng cảm giác khó nuốt.
  • Tức ngực: Hiện tượng tức ngực là do thức ăn trào ngược lên và chèn ép vào thực quản. Đây cũng là dấu hiệu mà người bệnh dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý tim mạch.

Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ trào ngược mà người bệnh có thể gặp thêm những triệu chứng khác nhau.

Điều trị trào ngược thức ăn lên cổ

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh cần hết sức lưu ý về việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bởi chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây trào ngược thức ăn. Người bệnh cần lưu ý:

  • Bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi giúp bổ sung vitamin, chất khoáng, chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tránh các loại trái cây chứa nhiều axit, vị chua bởi nó gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Ăn những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu hóa như thịt nạc mềm
  • Có thể ăn bánh mì khi bụng đói bởi bánh mì sẽ giúp thấm hút axit trong dạ dày, tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày
  • Tránh các loại thực phẩm như đồ ăn cay nóng, chất béo, đồ muối chua lên men, cafein, thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, bia, rượu, chất kích thích...

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trào ngược nên ăn gì và kiêng gì cho mau khỏi?

2. Chế độ sinh hoạt khoa học

  • Người bệnh nên tránh nằm luôn sau khi ăn no, chỉ nên nằm sau khi ăn ít nhất 3 tiếng đồng hồ
  • Người bị trào ngược nên kê gối cao đầu khi ngủ và nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên thành dạ dày từ đó hiện tượng trào ngược dạ dày sẽ thuyên giảm.
  • Nên ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nát trước khi đi xuống dạ dày, giảm áp lực lên dạ dày và tránh trào ngược dạ dày
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày không nên ăn no quá sẽ gây áp lực lên dạ dày, khiến dạ dày làm việc hết công suất
  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức quá khuya.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, stress giúp cải thiện hiệu quả những triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe mỗi ngày như như đi bộ, yoga giúp tăng cường hoạt động dạ dày được tốt hơn. Chú ý không nên tập ngay sau khi ăn.

Với những người bị trào ngược thức ăn lên cổ ở mức độ nhẹ, việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu mức độ trào ngược thức ăn lên cổ nặng thì người bệnh nên kết hợp với việc sử dụng các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả.

3. Dùng mẹo dân gian

Một số trường hợp trào ngược thức ăn lên cổ mức độ nhẹ thì có thể sử dụng một số mẹo dân gian để cải thiện:

Dùng nghệ:

Hoạt chất Curcumin trong nghệ có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, làm lành các vết loét, ngăn chặn tiết axit hay vết viêm loét dạ dày, giảm sự kích thích dạ dày, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Người bệnh có thể giã nát nghệ, lọc lấy nước rồi pha cùng 1 - 2 thìa mật ong uống hoặc dùng tinh bột nghệ, trộn cùng mật ong, vo thành viên, mỗi ngày uống 6-8 viên cùng nước ấm.

Dùng mật ong:

Mật ong chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm tình trạng viêm loét. Độ pH có trong mật ong còn giúp cân bằng và loại bỏ axit dư thừa trong dạ dày.

Sử dụng mật ong rất đơn giản bằng cách pha 2 - 3 thìa cafe mật ong nguyên chất cùng 200ml nước ấm uống vào mỗi buổi sáng sẽ giúp tình trạng trào ngược dạ dày sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Dùng lá mơ lông:

Lá mơ lông có chứa nhiều vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa, protein, tinh dầu giúp giảm viêm sưng niêm mạc dạ dày, điều hòa lượng axit giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, lá mơ lông còn giúp cải thiện các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, giảm trào ngược rất hiệu quả.

Người bệnh có thể lấy 1 nắm lá mơ lông rửa sạch, ngâm với nước muối rồi giã nát hoặc ép lấy nước, pha thêm nước ấm uống.

☛ Chi tiết tại: Tổng hợp mẹo chữa trào ngược dạ dày

4. Dùng thuốc Tây y

Chứng trào ngược thức ăn lên cổ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc.Tùy theo thể trạng, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc riêng. Tuy nhiên thuốc có thể đem lại những tác dụng phụ không mong muốn vì vậy người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc thường gặp:

Nhóm thuốc kháng axit dạ dày:

Một số loại thuốc kháng axit thường được sử dụng: Phosphalugel, sucrafate… Những loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên nén, cốm, gel hoặc dạng bột. Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn khoảng 1-3 tiếng.

Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2:

Một số loại thuốc thuộc nhóm ức chế thụ thể H2 là: Nizatidin, Famotidin, Ranitidin, Cimetidin. Những loại thuốc này giúp hạn chế triệu chứng trào ngược với những người mắc bệnh ở thể nhẹ. Nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Nhóm thuốc ức chế bơm Proton:

Nhóm thuốc ức chế bơm proton bao gồm: Rabeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol, Esomeprazol, Omeprazol giúp giảm các triệu chứng gây ra do tăng tiết acid dịch vị. Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn vì nó có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Cách sử dụng những loại thuốc này trước bữa ăn 30 phút.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: “Bỏ túi” các thuốc trị trào ngược

5. Áp dụng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định điều trong điều trị trào ngược thức ăn lên cổ khi người bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc tây.  Một số trường hợp sử dụng thuốc mà không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng xuất hiện trở lại sau khi ngưng thuốc. Bên cạnh đó, dùng thuốc chỉ giúp điều trị triệu chứng do tác động của axit gây ra nhưng phần niêm mạc thực quản bị tổn thương vẫn tiến triển.

Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật thường được dùng: phương pháp Nissen và nội soi ổ bụng. Tiêu chí của phẫu thuật là giúp nối van dạ dày quanh thực quản thấp nhằm giảm triệu chứng trào ngược, ngăn axit trào ngược lên thực quản hiệu quả của phương pháp này lên đến 90%.

Sử dụng Bình Vị Thái Minh hỗ trợ điều trị trào ngược

Ngoài các biện pháp cải thiện trào ngược thức ăn lên cổ như trên, người bệnh có thể sử dụng Bình Vị Thái Minh để hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược. Bởi Bình Vị Thái Minh là sự kết hợp giữa bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin và các vị thuốc dân gian Núc nác và Thương truật  đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh mà không gây tác dụng phụ.

Sản phẩm đã được trường Đại Học y Hà Nội nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị trên bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng mang lại hiệu quả:

  • Hỗ trợ giảm tiết, trung hòa acid dịch vị, giúp niêm giảm dạ dày được bảo vệ khỏi sự bào mòn của acid dịch vị, giảm nhanh hiện tượng trào ngược dạ dày
  • Giảm đau, chống viêm, giảm nhanh triệu chứng viêm, hỗ trợ hồi phục vết loét, giảm đau dạ dày
  • Hỗ trợ ức chế vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, hỗ trợ giảm trào ngược, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách điều trị chứng trào ngược thức ăn lên cổ. Mong rằng bạn Thành đã có thêm thông tin và phương pháp điều trị bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu có băn khoăn gì, bạn hãy liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800 6397 để được các dược sỹ chuyên môn tư vấn thêm về bệnh nhé. Chúc bạn luôn khỏe!

Loading...