Trào ngược dạ dày

Đau bao tử nên uống gì? 15+ Loại nước đẩy lùi nhanh chóng

Mục lụcNước khoángNước bù điện giảiTrà hạt bạch đậu khấuTrà mật ong ấmĐau bao tử nên uống nước gì – Trà hoa cúcNước nha đamĐau bao tử nên uống nước ép gì – Nước cà rốtTrà bạc hàTrà gạoSữa tươiNước gừngNước ép bắp cảiĐau bao tử nên uống gì để giảm đau – Tinh bột nghệHạt chiaNước lá đu đủ Đau bao tử nên uống gì để cải thiện tình trạng bệnh là thắc mắc chung của khá nhiều người hiện nay. Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị căn bệnh dạ dày. Trong bài viết này chúng tôi sẽ gợi ý 15 loại thức uống có lợi, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay vào chế độ ăn uống của mình nhé. Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày nên uống gì? Bật mí bị đau bao tử nên uống gì? Bên cạnh những câu hỏi liên quan đến đau bao tử có nên uống cafe không hay đau bao tử uống c sủi được không thì phần lớn người bệnh dành sự quan tâm của mình cho thắc mắc đau bao tử nên uống gì? Dưới đây là một số loại thức uống “bổ – rẻ” rất tốt cho người đau dạ dày, cụ thể như: Nước khoáng Khác với nước lọc thông thường, nước khoáng là nguồn cung cấp khoáng chất lớn cho cơ thể như silicate, canxi, natri… Do đó, người bị đau dạ dày nên tăng cường bổ sung nước khoáng để giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày. Các hoạt chất trong nước khoáng có thể phản ứng với axit dạ dày dẫn đến làm tăng độ ph và giảm kích thích của dịch vị lên vùng niêm mạc bị tổn thương. Nhờ đó giảm nhẹ các cơn đau và cảm giác nóng rát ở thượng vị. Nước bù điện giải Nước điện giải ion kiềm là loại nước giúp trung hòa axit thừa trong dạ dày và bảo vệ thành niêm mạc cho người bị đau dạ dày. Hơn nữa, các phân tử nhỏ trong nước sẽ giúp người bệnh hấp thụ thức ăn dễ dàng và nhanh hơn. Nước bù điện giải bảo vệ niêm mạc dạ dày >>15 cách giảm đau dạ dày đơn giản, dịu cơn đau sau 10-15′ Trà hạt bạch đậu khấu Hạt bạch đậu khấu là một trong những loại thảo dược quý trong đông y. Cây thường cao chừng 2 – 3m và được thu hái khi đã 3 năm tuổi. Các bộ phận của cây từ hoa, hạt, quả đều có thể dùng chế biến thành thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh đau dạ dày. Sử dụng trà hạt bạch đậu khấu sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, gia tăng tiết dịch vị và ức chế sự lên men của ruột. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống nấm, hạ sốt và hạ huyết áp. Trà mật ong ấm Trong mật ong có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao và đa dạng giúp bồi bổ sức khoẻ và phòng ngừa suy nhược cơ thể. Song, mật ong còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn sẽ giúp ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori – tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Đồng thời thúc đẩy làm lành và tái tạo ổ viêm ở da và niêm mạc. Trà mật ong ấm ức chế vi khuẩn gây bệnh Helicobacter pylori >>Viêm loét dạ dày uống nước gì?#12 Loại nước thần dược Đau bao tử nên uống nước gì – Trà hoa cúc Không chỉ nổi tiếng với công dụng giúp thanh nhiệt và giải độc gan hiệu quả, trà hoa cúc còn có hiệu quả rất tốt với người bị đau bao tử. Trà hoa cúc có thể hỗ trợ làm dịu các cơn đau dạ dày, từ đó người dùng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi sử dụng. Bạn có thể uống trà hoa cúc 1 – 2 lần/ ngày để thanh lọc cơ thể và uống thường xuyên nếu tình trạng đau dạ dày nặng hơn. Nước nha đam Nha đam thường được dùng để chế biến thành các món ăn hay thức uống giải nhiệt rất tốt. Trong nha đam chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất như vitamin B, E, canxi, kẽm… Có tác dụng tăng độ ph trong dạ dày và hạn chế tình trạng dịch vị kích thích lên ổ viêm. Hạn chế dịch vị kích thích lên ổ viêm dạ dày bằng nước nha đam Đau bao tử nên uống nước ép gì – Nước cà rốt Một trong những “bài thuốc” giúp hỗ trợ tình trạng đau bao tử có lẽ không thể không kể đến nước ép cà rốt. Theo các chuyên gia, các chất có trong cà rốt không chỉ tốt cho bao tử mà nó còn có lợi cho những cơ quan khác trong cơ thể đấy. Tại sao cà rốt lại tốt vậy ư? Trong thành phần của cà rốt có chứa chất Polyacetylene – chất này có tác dụng hỗ trợ giảm đau và hiệu quả trong việc phòng cũng như điều trị bệnh lý. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin A, K, E dồi dào trong cà rốt cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe và bồi bổ cơ thể tốt lắm đấy. >>Sáng uống gì tốt cho dạ dày? 8 Lựa chọn không gì tốt bằng Trà bạc hà Trà bạc hà là một trong những loại thức uống có tác dụng giảm buồn nôn khi mắc các triệu chứng của bệnh dạ dày. Hoạt chất menthol trong bạc hà có đặc tính làm mát, kháng khuẩn và kháng viêm. Mỗi ngày dùng 1 – 2 ly trà có thể làm dịu các cơn đau dạ dày gây ra. Trà bạc hà tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm rất tốt Trà gạo Đây là nguyên liệu giúp giảm chứng tiêu chảy do bệnh đau dạ dày gây ra. Trà gạo sẽ làm giảm tình trạng đau bụng và ngăn chặn các cơn tiêu chảy có thể xảy ra. Sữa tươi Đau bao tử nên uống sữa không? Câu trả lời là có nhé. Trong sữa tươi có chứa nhiều đạm giúp bổ sung dinh dưỡng và trung hòa lượng axit trong dịch vị dạ dày. Ngoài ra, sữa tươi sẽ làm dịu các cơn đau do tình trạng viêm loét dạ dày gây ra, nhờ đó bạn sẽ cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn. Nước gừng Gừng có vị cay và có tính kháng viêm khá tốt, vì vậy khi bị đau dạ dày bạn có thể sử dụng nước gừng để làm giảm cơn đau, đồng thời hỗ trợ trị chứng khó tiêu cho người bệnh. Nước gừng hỗ trợ chứng đầy hơi, khó tiêu ở người bệnh dạ dày Nước ép bắp cải Các khoáng chất và vitamin U có trong bắp cải sẽ giúp người bệnh đau dạ dày cải thiện hệ tiêu hoá, ngăn ngừa ung thư và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương ở các ổ viêm do loét dạ dày gây nên. Đau bao tử nên uống gì để giảm đau – Tinh bột nghệ Tinh bột nghệ có chứa hàm lượng curcumin sẽ giúp làm lành vết thương, phục hồi các niêm mạc bị tổn thương do vết loét dạ dày gây ra. Mỗi ngày pha một thìa cà phê tinh bột nghệ với nước ấm sẽ có hiệu quả bất ngờ. Hạt chia Hạt chia là loại thực phẩm lành mạnh đem đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng lại chứa một lượng lớn dinh dưỡng như vitamin C, E, canxi, photpho, omega 3… Các lớp nhầy bao quanh hạt chia chứa hàm lượng chất xơ cao nên có thể trung hòa axit và làm dịu ổ viêm cũng như các vết loét ở dạ dày. Hạt chia giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm viêm loét dạ dày >>Đau dạ dày âm ỉ kéo dài cảnh báo gì, khắc phục cách nào? Nước lá đu đủ Theo nghiên cứu, trong lá đu đủ có chứa thành phần Enzyme Papain giúp giảm ợ hơi, đau bụng và khó tiêu, tạo cho người bệnh cảm giác ăn ngon. Ngoài ra hoạt tính Chymopapain kháng khuẩn rất tốt, làm lành các vết viêm loét dạ dày. Vì vậy khi người bệnh hỏi bị đau bao tử nên uống thuốc gì thì nước lá đu đủ là câu trả lời phù hợp nhất. Những loại đồ uống trên là lời giải đáp cho: đau bao tử nên uống gì. Bên cạnh những thực phẩm, thức uống tốt mà chúng tôi đã nêu trên đây, bạn cũng cần hạn chế các loại đồ uống gây hại cho dạ dày để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nhé. Chia sẻ

Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Cứ ăn thứ này sẽ sớm khỏi

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì để tránh cảm giác khó chịu mà vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nếu không xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học sẽ rất dễ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, khó khăn cho quá trình điều trị sau này. Vậy bị trào ngược dạ dày thì nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Người bị trào ngược dạ dày nên tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý để giảm triệu chứng và giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm và thói quen ăn uống phù hợp với người bị trào ngược dạ dày: Bị trào ngược dạ dày nên ăn gừng, nghệ vàng Hai nguyên liệu này rất phổ biến và có sẵn trong căn bếp của mỗi gia đình. Ngoài công dụng trong nấu nướng thì gừng và nghệ  còn có thể giúp giảm cơn nôn mửa và ợ nóng. Nó có tác dụng làm dịu dạ dày và đại tràng nhờ đặc tính chống viêm tự nhiên. Nó cũng được cho là giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ dày.  Gừng và nghệ có khả năng kháng viêm tốt, tốt cho trào ngược dạ dày Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải tiêu thụ gừng và nghệ một cách hợp lý và không quá lạm dụng, tránh gây phản tác dụng làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit. Nên ăn các loại đậu và thực phẩm giàu chất xơ Để trả lời cho câu hỏi “bị trào ngược dạ dày nên ăn gì” thì chắc chắn không thể thiếu các loại đậu và thực phẩm giàu chất xơ. Các loại đậu và thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bị trào ngược dạ dày, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm triệu chứng trào ngược. Chúng cung cấp chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, hãy thêm dần và theo dõi phản ứng của cơ thể, các thực phẩm này có thể gây đầy hơi vì chứa nhiều carbohydrate. Nếu có triệu chứng tăng cường hoặc không thoải mái, hãy hạn chế và tham khảo ý kiến ​​từ bác sĩ. Bị trào ngược dạ dày nên uống sữa  Sữa có thể giúp giảm cơn đau và cảm giác khó chịu do trào ngược. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, khả năng bão hòa axit trong dạ dày nên rất dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, không nên uống sữa khi đói hay khi vừa ngủ dậy. Nên uống khoảng 2 giờ sau khi ăn và uống sữa ấm. Uống sữa tạo cảm giác dễ chịu khi bị trào ngược dạ dày Ngoài việc sử dụng sữa tươi, bạn có thể dùng các loại sữa chua. Chúng chứa các lợi khuẩn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá, cải thiện bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.  Trào ngược dạ dày nên ăn bột yến mạch Bột yến mạch là một lựa chọn tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Chúng giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Chất xơ hòa tan trong yến mạch có khả năng tạo một lớp bảo vệ bao quanh niêm mạc dạ dày và thực quản, giúp giảm tiết axit dạ dày và giảm cảm giác cháy rát. Khi sử dụng bột yến mạch, hãy lựa chọn các sản phẩm yến mạch không đường và không có các chất phụ gia hóa học. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn bánh mì Bánh mì nếu được lựa chọn và tiêu thụ một cách hợp lý sẽ rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày, nhất là khi bị nhiều tổn thương và bị trào ngược dịch vị. Chúng có khả năng thấm hút bớt axit dư thừa do dạ dày tiết ra, hạn chế triệu chứng của trào ngược dạ dày. Đây chắc chắn là thực phẩm không thể thiếu cho người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì. Bị trào ngược dạ dày nên ăn bánh mì Người bị trào ngược dạ dày nên ăn hoa quả gì? Có một số loại hoa quả  tốt cho người bị trào ngược dạ dày và giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh như: Dưa hấu và dưa gang Dưa hấu và dưa gang là hai loại quả giàu nước và chứa nhiều chất xơ, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm triệu chứng trào ngược, giảm khó chịu và hỗ trợ tiêu hoá. Đu đủ chín  Đu đủ chín chứa enzyme papain, có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm dạ dày. Ngoài ra, nó còn kích thích hệ tiêu hoá, trị táo bón và giảm bớt triệu chứng khó tiêu. Đu đủ chín rất tốt cho những người bị bệnh trào ngược dạ dày Táo  Táo chứa chất xơ và quercetin, một chất chống viêm tự nhiên, có thể giúp giảm viêm dạ dày và giảm triệu chứng trào ngược, chống táo bón rất tốt. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho việc người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì. Thanh long  Thanh long có chứa chất xơ và nước, giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm cảm giác khó chịu trong dạ dày. Đặc biệt, chất nhầy trong loại quả này như một lớp màng bảo vệ tuyệt vời cho niêm mạc dạ dày khỏi tác động xấu. Bơ Bơ chứa chất xơ và chất béo tốt cho tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Loại quả này với đặc tính mềm, dễ tiêu hoá và thân thiện với dạ dày. Xem thêm: Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? – Dadaykhoe.vn Bị trào ngược dạ dày phải làm sao? Khắc phục thế nào? Thức ăn trào ngược lên cổ do đâu, cách khắc phục? Bị trào ngược dạ dày sử dụng Viên uống Bình Vị Thái Minh Ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm như đã nêu ở trên, bạn có thể tìm mua và sử dụng hỗ trợ thêm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bình Vị Thái Minh. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người bị trào ngược dạ dày, người bị viêm loét dạ dày với các biểu hiện như: Ợ chua, ợ hơi và đau thượng vị. Sản phẩm với nguồn gốc từ các loại dược liệu tự nhiên, an toàn tuyệt đối với người sử dụng. Tiêu biểu như: GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi), Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu), Cao Núc nác, Cao Thương truật,…giúp hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày. Bình Vị Thái Minh được nghiên cứu khoa học đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ lưỡng của cơ quan kiểm nghiệm. Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn gì? Song song cùng việc người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì thì cũng có các loại thực phẩm cần hạn chế. Người bị trào ngược dạ dày nên tránh một số loại thực phẩm có thể gây ra hoặc làm tăng triệu chứng này. Dưới đây là một số loại thực phẩm và thói quen nên tránh: Đồ ăn chế biến sẵn, dầu mỡ Những loại thực phẩm này  làm tăng triệu chứng trào ngược dạ dày và gây khó khăn trong tiêu hóa. Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đặc biệt là dầu mỡ bão hòa chứa nhiều cholesterol khó tiêu, làm tăng áp lực lên dạ dày khiến dạ dày bị quá tải, rất mất thời gian để tiêu hoá dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Bị trào ngược dạ dày nên hạn chế đồ ăn sẵn, nhiều dầu mỡ Các loại quả chát, chứa nhiều nhựa Người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế hoặc tránh ăn các loại quả chát và chứa nhiều nhựa như sung, hồng xiêm,…. Những loại quả chát có thể kích thích dạ dày và tăng tiết axit, gây khó chịu cho người bị trào ngược. Nhựa trong quả cũng có thể làm tăng cảm giác khó chịu và tăng áp lực lên dạ dày. Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày thực quản độ A là gì? Có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày mãn tính là gì? Triệu chứng và cách điều trị Socola Sô-cô-la chứa chất béo, đặc biệt là dầu cacao, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm tăng áp lực lên dạ dày. Ngoài ra, còn chứa caffeine, một chất kích thích có thể làm tăng tiết acid dạ dày và gây ra trào ngược. Socola không có lợi cho người bị trào ngược dạ dày Muối Muối là gia vị không thể thiếu cho cơ thể, nhưng không nên ăn quá nhiều muối với những người bị trào ngược dạ dày. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và gây ra các vấn đề về tim mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Thức uống, đồ ăn có tính axit cao Người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế hoặc tránh đồ ăn và thức uống có tính axit cao như cam, chanh, bưởi,….Mặc dù cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C cho cơ thể nhưng sẽ kích thích dạ dày và tăng tiết axit, gây khó chịu và triệu chứng trào ngược. Người bệnh trào ngược dạ dày cần tránh sử dụng rượu bia, trà, cà phê, thuốc lá Bia rượu, thuốc lá, cà phê Trong các sản phẩm này có chứa lượng lớn chất kích thích làm tăng triệu chứng trào ngược và gây hại cho niêm mạc dạ dày, nhất là sử dụng khi đang đói. Qua bài viết trên, bạn đã có thể nắm rõ được các loại thực phẩm mà khi bị trào ngược dạ dày nên ăn gì. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên đi thăm khám và lắng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời và dứt điểm ngay từ bây giờ. Chia sẻ

Trào ngược dạ dày thực quản độ A là gì? Có nguy hiểm không? Và cách khắc phục

Trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày, người ta đã đặt ra nhiều cách phân mức độ tổn thương của bệnh để tiện cho quá trình chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh theo các chữ 0, A, B, C, D tương ứng. Với khuôn khổ của bài viết này, bạn hãy cùng tìm hiểu về trào ngược dạ dày thực quản cấp độ A một cách tổng quát từ triệu chứng, chẩn đoán, mức độ nguy hiểm của bệnh ở cấp độ này kèm theo đó là các phương pháp điều trị bệnh đang được áp dụng hiện nay. Mục lụcTrào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân gây bệnhBệnh trào ngược dạ dày được chia làm 5 cấp độTrào ngược dạ dày độ 0Trào ngược dạ dày độ ATrào ngược dạ dày độ BTrào ngược dạ dày độ CTrào ngược dạ dày độ DTrào ngược dạ dày độ A là gì?Triệu chứng của trào ngược dạ dày độ ATrào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không?Loét thực quảnBarrett thực quảnUng thư thực quảnKhám xác định trào ngược dạ dày độ AThăm khám, hỏi bệnhNội soi thực quản, dạ dàyChụp XquangĐiều trị trào ngược dạ dày độ A như thế nào?Điều trị bằng thuốcThay đổi các thói quen sinh hoạt có hạiXem video để hiểu rõ hơn về các cấp độ trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân gây bệnh Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch tiêu hóa trong dạ dày bị trào ngược từ dạ dày lên vùng thực quản. Nếu tình trạng trào ngược xảy ra trên 2 lần một tuần thì được coi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân gây bệnh: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản đoạn dưới: dẫn tới luôn có sự thông thương giữa dạ dày và thực quản, dịch dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản. Cơ thực quản bị suy yếu có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra (ví dụ một số loại thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, thuốc hạ sốt ibuprofen và các loại thuốc huyết áp), các thói quen dùng các chất kích thích gây nghiện (rượu, bia, thuốc lá) thường xuyên và quá nhiều, nhiễm trùng thực quản gây xơ cứng cơ vòng. Tình trạng dư thừa axit dạ dày: gây ra bởi bệnh lí dạ dày (viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp môn vị dạ dày), hay do thói quen ăn uống (ăn quá no, ăn đồ ăn khó tiêu) Một số nguyên nhân khác như: bệnh béo phì, stress, mang thai… ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản Bệnh trào ngược dạ dày được chia làm 5 cấp độ Các cấp độ trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày độ 0 Bạn có triệu chứng của trào ngược dạ dày nhưng khi nội soi thực quản dạ dày thì không phát hiện rõ tình trạng viêm phù nề, không phát hiện được các vết trợt loét của thực quản, có nghĩa là trào ngược dạ dày chưa gây những tổn thương thực thể tại thực quản. Triệu chứng của giai đoạn này thường chỉ là ợ nóng, ợ chua không xuất hiện thường xuyên. Trào ngược dạ dày độ A Bắt đầu xuất hiện những tổn thương thực thể tại niêm mạc thực quản và được phát hiện qua nội soi. Đó là những vùng viêm, vết trượt, vết loét có chiều dài không quá 5mm. Hình ảnh trào ngược dạ dày độ A Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường có biểu hiện ở nóng, ợ chua, nóng rát sau xương ức, đắng miệng và nuốt nghẹn. Bạn có cảm nhận rõ hơn những triệu chứng của bệnh, đây cũng là giai đoạn mà bệnh trào ngược sẽ tiến triển sang những giai đoạn mà triệu chứng nặng nề hơn về sau. Khi các triệu chứng trên xuất hiện nhiều hơn, thường trên 2 lần 1 tuần, thường có tính chu kỳ và liên quan mật thiết với bữa ăn thì bạn nên để ý và thăm khám xác định bệnh. Trào ngược dạ dày độ B Các tổn thương niêm mạc thực quản tiếp tục phát triển tạo thành các vết trợt loét lớn hơn 5mm, phân tán riêng lẻ. Các tổn thương bắt đầu ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn, biểu hiện bằng đau khi ăn uống, vướng nghẹn do viêm nề làm lòng thực quản chít hẹp. Tổn thương trào ngược dạ dày độ B Các triệu chứng ở giai đoạn trước vẫn xuất hiện, ảnh hưởng nhiều hơn tới sinh hoạt của bạn, dấu hiệu đau khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt. Trào ngược dạ dày độ C Do tình trạng trào ngược vẫn tiếp diễn, dẫn tới ngày càng nhiều vết loét được hình thành, các vết loét mật độ nhiều làm một vùng lớn niêm mạc thực quản tổn thương. Các tế bào biểu mô tại vùng đó tăng sinh tế bào gây hiện tượng loạn sản thực quản hình thành Barrett thực quản, có thể tiến triển thành ung thư thực quản. Tổn thương trào ngược dạ dày độ C Các triệu chứng có thể diễn biến nặng nề hơn: đau nhiều khi ăn uống dẫn tới chán ăn thể trạng gầy yếu. Trào ngược dạ dày độ D Barrett thực quản đã tiến triển nặng, các vết loét ngày càng mở rộng và sâu hơn vào thành thực quản nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển thành vết viêm loét sâu, quá trình quá sản tiếp diễn xâm lấn lớn hơn 75% chu vi lòng thực quản, có nguy cơ gây bít tắc lòng thực quản. Trong 5 cấp độ thì đa số người bị trào ngược dạ dày phát hiện bệnh tại giai đoạn trào ngược dạ dày độ A. Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh, bắt đầu gây các tổn thương tại thực quản gây ảnh hưởng tới sinh hoạt. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về trào ngược dạ dày độ A. Hình ảnh trào ngược dạ dày độ D Bệnh nhân biểu hiện bằng tình trạng nuốt nghẹn nặng, đau rất nhiều khi ăn, khiến bệnh nhân càng chán ăn thể trạng càng suy yếu. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không? Trào ngược dạ dày độ A là gì? Trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn mới khởi phát, niêm mạc thực quản bắt đầu có dấu hiệu bị tổn thương gây ra bởi axit dịch vị thể hiện bằng những vết trợt loét, viêm nhẹ có chiều dài không quá 5mm được thấy thông qua nội soi thực quản. Viêm thực quản do trào ngược dạ dày Triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: đây là triệu chứng xảy ra khi dịch vị chứa axit bị đẩy từ dạ dày lên thực quản gây ra hiện tượng ợ, và do có chứa axit nên bạn sẽ cảm thấy luồng hơi nóng và có vị chua. Đắng miệng: khi dịch tiêu hóa bị đẩy từ dạ dày tá tràng lên thực quản có dịch mật, bạn thường xuất hiện cảm giác đắng miệng. Nuốt nghẹn: đây cũng là triệu chứng bạn hay gặp khi mắc trào ngược dạ dày độ A. do niêm mạc thực quản bắt đầu có dấu hiệu tổn thương trợt loét, viêm phù nề làm lòng thực quản hẹp lại ảnh hưởng tới sự lưu thông của thức ăn khi nuốt, gây nên hiện tượng nuốt nghẹn. Nóng rát sau xương ức: đó là do tình trạng viêm của thực quản làm kích thích các cơn đau âm ỉ, nóng rát sau xương ức. Nóng rát sau xương ức thường gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không? Đây có lẽ là câu hỏi bạn luôn đặt ra khi phát hiện mình bắt đầu có các triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A. Như đã nói trên trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn khởi đầu của quá trình tổn thương thực quản nên nếu bạn đang có triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A thì cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần bạn đi khám sớm tại các cơ sở y tế và được điều trị đúng kịp thời, bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân chủ quan do vẫn có thể chịu đựng được các triệu chứng của bệnh làm bệnh tiến triển nặng thêm gây ra một số biến chứng nguy hiểm và phức tạp hơn. Điển hình là các biến chứng: Loét thực quản Khi tình trạng viêm kéo dài không được điều trị, các vết trợt loét nông ban đầu có thể tiến triển trở thành vết loét rộng hơn và sâu hơn trên thành thực quản. Cùng với đó là tình trạng trào ngược vẫn tiếp diễn làm axit dịch vị vẫn tiếp tục gây tổn thương niêm mạc thực quản, hình thành ngày càng nhiều vết loét ở niêm mạc thực quản. Barrett thực quản Quá trình viêm niêm mạc càng kéo dài có thể sẽ kích thích quá trình sản sinh tế bào niêm mạc thực quản bất hợp lí tại vùng đó hình thành nên barrett thực quản, 5% số trường hợp Barrett thực quản có thể tiến triển thành ung thư thực quản. Ung thư thực quản Nếu tình trạng quá sản bất hợp lí tiếp tục xảy ra kết hợp với các yếu tố thuận lợi bệnh có thể tiến triển thành ung thư thực quản, đặc biệt với người lớn tuổi. Hình ảnh thực quản bình thường và Barrett thực quản Điều trị mỗi biến chứng đều rất phức tạp, tốn kém và khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là không cao. Nên giải pháp tốt nhất cho bạn là hãy đến khám tại các cơ sở uy tín ngay để được điều trị đúng và kịp thời. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày Khám xác định trào ngược dạ dày độ A Thăm khám, hỏi bệnh Bác sĩ sẽ hỏi bệnh để biết các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, thời gian xuất hiện và mức độ biểu hiện triệu chứng. Khi có các biểu hiện: ở hơi, ợ nóng, ợ chua, nóng rát sau xương ức, đắng miệng và nuốt nghẹn thì có thể chẩn đoán sơ bộ là bạn đang bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Sau khi đã chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh, và mức độ của bệnh. Nội soi thực quản, dạ dày Đây là phương pháp cơ bản để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản và mức độ của bệnh. Bằng cách đưa một ống mềm có gắn camera qua miệng vào thực quản dạ dày, bác sĩ có thể quan sát được các hình ảnh tổn thương tại niêm mạc dạ dày, thực quản và có thể lấy mảnh sinh thiết để xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Bệnh được chẩn đoán là độ A khi qua nội soi thực quản quan sát được các vết trợt loét ở niêm mạc thực quản độ dài nhỏ hơn 5mm, viêm nhẹ và số lượng ít đứng riêng rẽ nhau. Khi quan sát dạ dày có thể tìm được nguyên nhân dẫn tới trào ngược là do viêm loét dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể lấy được mảnh sinh thiết của tổ chức loét để giải phẫu bệnh xác định độ lành tính hay ác tính của ổ loét, cũng như xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn. Nội soi dạ dày thực quản Chụp Xquang Thông qua phim chụp Xquang có thể thấy được đoạn thực quản bị chít hẹp nếu có. Nếu cần, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc cản quang là Baryt để khi chụp Xquang, các vị trí loét, tổn thương sẽ hiện hình trên phim chụp do thuốc cản quang ngấm vào đó. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Khám và chữa trào ngược dạ dày ở đâu tin cậy Điều trị trào ngược dạ dày độ A như thế nào? Do là giai đoạn khởi đầu nên việc điều trị trào ngược dạ dày độ A cũng sẽ đơn giản, dễ cho bạn thực hiện, và khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao. Điều trị bằng thuốc Các thuốc được sử dụng đa số là thuốc tây dạng uống nên rất dễ cho bạn sử dụng. Mục đích sử dụng thuốc nhằm ngăn chặn phản ứng viêm, giảm tổn thương niêm mạc thực quản cùng với đó là giảm thiểu sự dư thừa axit ở dạ dày. Điều trị trào ngược dạ dày độ A bằng thuốc Hiện nay để chữa trào ngược dạ dày độ A có các nhóm thuốc thường được sử dụng: Thuốc trung hoà axit Hcl dịch vị: gồm thuốc chống acide ion (-) (anion) tác dụng trung hòa nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm. Ví dụ; Cacbonate Canxi, Natri, Cacbonate monosodique và thuốc chống acide ion (+) (cation): Các thuốc này có khả năng đệm tốt. Đó là các muối của Aluminium (Phosphate, Trisilicate, Hydroxyde), ví dụ: Maalox, Polisilane gel, Phossphalugel, Gasterine, Barudon… Nhóm thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Silicate Al (Kaolin, smecta), Silicate Mg (gastropulgite…). Ngoài tác dụng tạo màng bọc, nó còn có tác dụng diệt H.P. Thuốc ức chế bơm proton giảm sản sinh axit dịch vị: Cimetidine, Ranitidine Việc sử dụng thuốc điều trị phải được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ có chuyên môn. Bạn không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc làm tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: “Bỏ túi” các thuốc trào ngược dạ dày Thay đổi các thói quen sinh hoạt có hại Thay đổi thói quen ăn uống hợp lí hơn Ăn nhiều đồ ăn có lợi cho dạ dày, đường tiêu hóa như: rau quả, sữa chua, ngũ cốc,… tránh ăn các đồ cay nóng, khó tiêu. Giải tỏa căng thẳng stress, sống vui khỏe. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, yoga, gym để tăng cường sức khỏe, duy trì chỉ số BMI tốt tránh tình trạng béo phì. Khi điều trị các bệnh lí khác nên báo với bác sĩ tình trạng trào ngược đang gặp để bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp tránh làm trầm trọng thêm bệnh. Đi khám định kì để biết tình trạng diễn biến của bệnh, để có những xử trí đúng kịp thời. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng gì cho mau khỏi Xem video để hiểu rõ hơn về các cấp độ trào ngược dạ dày Lời kết Trào ngược dạ dày độ A không phải là một bệnh lí quá nghiêm trọng nhưng nếu bạn chủ quan có thể làm tình trạng bệnh diễn biến nặng thêm đòi hỏi các điều trị phức tạp tốn kém. Nên việc đi khám kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng kịp thời là rất quan trọng. Bên cạnh đó hãy cố gắng thay đổi những thói quen có hại cho đường tiêu hóa để có thể điều trị bệnh triệt để. Tham khảo tài liệu: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2212097113700463 https://www.endoscopy-campus.com/en/classifications/reflux-esophagitis-los-angeles-classification/ Chia sẻ

Trào ngược dạ dày có tự khỏi không?

Trào ngược dạ dày khiến cho người bệnh bị ợ hơi, ợ chua, tức ngực, suy nhược cơ thể,… Vậy bệnh trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm tiến hành kiểm soát, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mục lụcTrào ngược dạ dày có tự khỏi không?Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?# Thuốc kháng axit# Thuốc chẹn H2# Thuốc ức chế bơm Proton# Thuốc kháng sinhTrào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi?+ Cấp độ 1: Nhẹ+ Cấp độ 2: Trung bình+ Cấp độ 3: Nặng+ Cấp độ 4: Tình trạng kéo dài dai dẳngLưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản gây tức ngực, khó thở. Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày không ngừng tăng lên và đang có xu hướng trẻ hóa. Những người bị trào ngược dạ dày thường có dấu hiệu bị đau tức ngực, khó thở, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,… Hầu hết người bị trào ngược dạ dày đều bị tổn thương đến niêm mạc dạ dày và thực quản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trào ngược dạ dày là căn bệnh không thể tự khỏi mà cần phải có quá trình điều trị bệnh lâu dài. Với căn bệnh này, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh nhân sẽ phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, ung thư thực quản, barrett thực quản,… Bên cạnh đó, lượng axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản còn gây ra hiện tượng phù nề, viêm loét thực quản, hình thành các mô sẹo khiến người bệnh bị đau đớn, tức ngực, khó nuốt thức ăn. Các thống kê cho thấy có đến 10% số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày gặp phải biến chứng barrett thực quản. Lớp niêm mạc thực quản nhanh chóng bị đổi màu sắc. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ung thư thực quản với biểu hiện xuất huyết, nôn ra máu, khó nuốt, sụt cân, viêm phổi,… Do đó, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. ☛ Tham khảo thêm tại: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không? Các bác sĩ khuyến cáo, những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày cần tiến hành chữa trị bệnh sớm. Đây là bệnh lý có thể chữa khỏi nên người bệnh cần chủ động thăm khám. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Người bệnh sẽ phải tiến hành thực hiện các xét nghiệm trào ngược dạ dày để phát hiện nguyên nhân mắc bệnh. Người bệnh trào ngược dạ dày sử dụng thuốc điều trị bệnh. Thông thường, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ sử dụng thuốc uống để kiểm soát căn bệnh này. Các loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh là thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton,… # Thuốc kháng axit Loại thuốc này giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày và kiểm soát tình trạng trào ngược. Thuốc kháng axit thường được dùng kèm với thuốc ức chế bơm Proton. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng trào ngược như: Canxi Cacbonat Nhôm Hydroxit Magie Hydroxit Sodium Bicarbonate # Thuốc chẹn H2 Đây là loại thuốc có thể ngăn chặn các tế bào, kiểm soát lượng axit bên trong dạ dày. Thông thường, thuốc có sẵn ở dạng kê đơn và không kê đơn. Các loại thuốc thường hay gặp như: Ranitidine Nizatidine Famotidine Cimetidine # Thuốc ức chế bơm Proton Được sử dụng để ngăn ngừa sản xuất lượng axit có trong dạ dày, kiểm soát tình trạng ợ hơi, ợ chua, khàn tiếng, đau họng,… Loại thuốc này chỉ được sử dụng dưới dạng kê đơn trong những trường hợp cần thiết. Liều dùng phổ biến là 20 – 40mg/lần/ngày và dùng liên tục trong 2 tuần. Một số loại thuốc ức chế bơm Proton được sử dụng như: Omeprazole Rabeprazole Pantoprazole Esomeprazole Lansoprazole # Thuốc kháng sinh Loại thuốc này sử dụng trong khoảng 10 – 15 ngày. Thuốc kháng sinh được dùng khi thủ phạm gây ra tình trạng trào ngược là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Người bệnh cần phải uống thuốc đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc Tây y trên đây đều có tác dụng nhanh, giúp cải thiện rất tốt tình trạng trào ngược nhưng hiệu quả mang lại chỉ có tính tạm thời vì không thể loại bỏ được triệt để căn nguyên gây bệnh bên trong. Để chữa khỏi trào ngược dạ dày, người bệnh cần 1 thời gian khá dài chứ không thể ngày một ngày hai. Bởi vậy, nếu sử dụng thuốc Tây thường xuyên còn dẫn đến làm mòn niêm mạc, gây ra nhiều tác dụng phụ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia để có lựa chọn đúng đắn nhất. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp cách chữa trào ngược dạ dày thực quản  Trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi? Những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ thường xuyên bị tức ngực, ho dai dẳng, mất ngủ thường xuyên. Muốn điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, thời gian để bệnh khỏi hoàn toàn còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe bệnh nhân, cấp độ mắc bệnh, phương pháp điều trị,… Người bệnh trào ngược dạ dày nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị bệnh. Cụ thể, thời gian khỏi bệnh của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày như sau: + Cấp độ 1: Nhẹ Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày không rõ ràng. Người bệnh chỉ xuất hiện một số triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu,… Bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi trong thời gian ngắn. + Cấp độ 2: Trung bình Ở mức độ này, người bệnh sẽ bị đau rát vùng cổ họng thường xuyên. Đồng thời, bệnh nhân còn gặp phải triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. Vùng dạ dày xuất hiện những vết loét nhỏ. Người bệnh phải tiến hành thăm khám và điều trị bệnh. Khoảng 1 tháng, các triệu chứng bệnh mới nhanh chóng giảm dần và khỏi hẳn. + Cấp độ 3: Nặng Những cơn đau âm ỉ ở dạ dày xuất hiện thường xuyên. Trong dạ dày có vết loét gây đau đớn cho người bệnh. Ở cấp độ này, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc và tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi. Bệnh nhân phải kiên trì điều trị bệnh trong khoảng 2 – 3 tháng thì triệu chứng bệnh mới có thể thuyên giảm. + Cấp độ 4: Tình trạng kéo dài dai dẳng Bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ kéo dài dai dẳng, người bệnh cần phải bình tĩnh tiến hành áp dụng những phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị theo phác đồ cụ thể cho đến khi khỏi bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh rất dễ tái phát nhiều lần nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp. Bệnh nhân nên tiến hành thăm khám khi có một số biểu hiện như đau tức ngực, khó thở, hơi thở khò khè, đầy hơi, sụt cân, cơ thể suy nhược, ợ hơi, ợ chua,… Với căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ngoài việc tiến hành chữa trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau đây. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu Không được ăn thức ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ Tăng cường các loại trái cây, rau xanh và không được ăn thực phẩm có vị chua gây ảnh hưởng đến dạ dày Không được sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Chia nhỏ bữa ăn, không được ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc Người bệnh nên ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa Nếu áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi hoặc nha đam cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Sau khi ăn xong không được nằm ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng trong khoảng 3 giờ Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh gây áp lực lên vùng thắt lưng và dạ dày Khi ngủ nên gối cao đầu, tránh gây áp lực lên dạ dày và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản Tuyệt đối không được sử dụng thuốc tùy tiện mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Áp dụng những bài tập yoga đơn giản để hỗ trợ điều trị bệnh Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể Ngủ đủ 8 tiếng/ngày và không được làm việc quá sức ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề: Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm có biện pháp kiểm soát để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Hãy tìm đến những cơ sở uy tin để có chất lượng điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh sớm khỏi. Chúc bạn nhanh hồi phục. Chia sẻ

Nhận biết triệu chứng trào ngược dạ dày nặng!

Khi bệnh trào ngược ở mức độ nặng, người bệnh phải chịu rất nhiều khó chịu mệt mỏi và có nguy hiểm đến tính mạng vì vậy người bệnh rất hoang mang và không biết đâu là những triệu chứng của trào ngược dạ dày nặng. Để tìm hiểu thông tin, người bệnh có thể tham khảo thông tin dưới đây. Mục lụcThế nào là trào ngược dạ dày nặng?Triệu chứng trào ngược dạ dày nặng1. Ợ nóng, ợ rát, ợ chua2. Đau tức ngực3. Nuốt khó4. Miệng tiết nhiều nước bọt5. Chảy máu thực quản, nôn ra máu6. Đi ngoài phân nát7. Phân có màu đỏ tươi, phân đenKhi có triệu chứng trào ngược nặng cần làm gì?1. Thăm khám sớm2. Sử dụng thuốc3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnhBình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày nặng Thế nào là trào ngược dạ dày nặng? Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược thực quản. Đó là tình trạng dịch dạ dày gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi….trào ngược lên thực quản. Thông thường, khi chúng ta ăn, thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản mở ra cho thức ăn xuống dạ dày rồi đóng lại để ngăn không cho thức ăn, dịch vị trào ngược trở lại. Chứng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương cho thực quản, thanh quản… Các mức độ của trào ngược dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày tiến triển theo nhiều cấp độ khác nhau tùy theo tình trạng, triệu chứng bệnh mà người bệnh sẽ có cấp độ riêng để giúp đánh giá được tình trạng bệnh cụ thể và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Bệnh trào ngược dạ dày được chia ra thành 5 cấp độ: Trào ngược dạ dày cấp độ 0 Trào ngược dạ dày độ A (Giai đoạn nhẹ) Trào ngược dạ dày độ B (Giai đoạn vừa) Trào ngược dạ dày độ C (Giai đoạn nặng) Trào ngược dạ dày độ D ( Giai đoạn cực nặng – có thể gây ung thư). Trào ngược dạ dày nặng: Trào ngược dạ dày nặng là bệnh đang ở mức độ 4, đây cũng là giai đoạn của bệnh thực quản Barrett. Barrett thực quản là tình trạng tổn thương niêm mạc thực quản do trào ngược axit khiến niêm mạc thực quản dày lên và chuyển sang màu đỏ. Các tế bào lót của thực quản bị thay đổi do tiếp xúc nhiều với axit dạ dày trào ngược, các vết trợt trên niêm mạc tập trung thành các vết loét rộng hơn. Tình trạng các vết loét trên niêm mạc nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản mặc dù nguy cơ tương đối nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện khám sức khỏe định kì và kiểm tra các tế bào loạn sản (ung thư) ở thực quản để có biện pháp xử lý phù hợp. Theo như các cấp độ được phân chia như trên, trào ngược dạ dày nặng sẽ từ trào ngược dạ dày cấp độ C trở đi. Bệnh trào ngược dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó không thể không kể đến: Do bệnh lý: Viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày,  ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày…gây tổn thương ở thực quản, nhiễm trùng gây trào ngược dạ dày Do yếu tố bẩm sinh: Người sinh ra đã có cơ thắt thực quản yếu Do thói quen ăn uống, sinh hoạt: Người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, hay sử dụng bia, rượu, cafe, thức uống có cồn, chất kích thích, ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ… Do dùng thuốc Tây: Sử dụng thuốc vô tội vạ cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Thừa cân béo phì: cũng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản Triệu chứng trào ngược dạ dày nặng Bệnh nhân bị Barrett thực quản thường có biểu hiện: ợ nóng, khó nuốt, nóng rát bụng, buồn nôn, nôn ra máu, đau tức ngực, đi ngoài phân đen,… Cụ thể triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày: 1. Ợ nóng, ợ rát, ợ chua Tình trạng ợ nóng diễn ra thường xuyên và dài hơn, người bệnh có cảm giác ợ nóng, rát và đau phần vị trí dưới xương ức-  đây là vị trí thực quản tiếp xúc với dạ dày. Người bệnh có cảm giác nóng rát ở trong ngực, ợ nóng diễn ra thường xuyên hơn và khi ăn cảm thấy khó nuốt. Ợ chua thường đi kèm với ợ nóng, để lại vị chua trong miệng. Đây là triệu chứng phổ biến của trào ngược sau khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm. Người bệnh sẽ cảm nhận được vị chua trong miệng khi có cảm giác ợ lên. 2. Đau tức ngực Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay. Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực. Bạn cần tránh nhầm lẫn với các bệnh tim mạch và bệnh phổi khi có cùng triệu chứng. 3. Nuốt khó Trào ngược dạ dày thực quản nặng gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ ngay cả khi ăn những thức ăn mềm, lỏng. Bên cạnh đó, thực quản bị co rút mạnh, ống thực quản hẹp dần lại làm việc nuốt thức ăn, kể cả thức ăn lỏng cũng gặp nhiều khó khăn và đau đớn, tình trạng nghẹn, sặc diễn ra thường xuyên hơn bởi ống thực quản hẹp dần, thực quản bị co rút mạnh. 4. Miệng tiết nhiều nước bọt Trào ngược dạ dày nặng khiến niêm mạc thực quản tổn thương nặng hơn, xuất hiện các vết loét, trợt nhiều hơn, các vết loét rộng hơn mà mức độ tổn thương cũng tăng lên do acid dịch vị tiết ra nhiều không kiểm soát được. Bên cạnh đó, nước bọt trong miệng cũng tiết ra nhiều hơn nhằm trung hòa bớt lượng acid trào lên. ☛ Tham khảo thêm: Trào ngược nước bọt có sao không? 5. Chảy máu thực quản, nôn ra máu Trào ngược dạ dày nặng ra máu là tình trạng lớp lót niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng tạo nên viêm loét thực quản. Các tổn thương này không được điều trị, càng ngày càng làm cho acid ăn mòn các vết thương gây chảy máu ở đáy vết loét, có khi chỉ rỉ ra máu hoặc nặng hơn nữa là máu chảy ồ ạt. Khi máu chảy ồ ạt sẽ khiến thực quản kích thích nôn ói, người bệnh nôn ra máu đỏ tươi. 6. Đi ngoài phân nát Đi ngoài phân nát thường đi kèm triệu chứng đầy bụng, buồn nôn.Đi ngoài phân nát là hậu quả xảy ra do dạ dày đã bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động. Cơ quan dạ dày hoạt động kém khiến cho thức ăn không thể làm mềm và phân hủy hoàn toàn. 7. Phân có màu đỏ tươi, phân đen Ngoài đi ngoài phân lỏng nát, một số trường hợp còn xuất hiện phân dính máu, phân đen. Nếu người bệnh thấy xuất hiện dấu hiệu này nên đến ngay cơ sở y tế để can thiệp điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng bởi đó có thể báo hiệu xuất huyết dạ dày Khi trào ngược dạ dày ở mức độ nặng, các triệu chứng chứng nặng hơn về tần suất và mức độ. Vì vậy, người bệnh mệt mỏi chịu nhiều đau đớn, khó chịu và dễ chuyển đến cấp độ nặng hơn nữa, rất nguy hiểm đến tính mạng. Khi có triệu chứng trào ngược nặng cần làm gì? Khi nhận thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày nặng xuất hiện, người bệnh cần: 1. Thăm khám sớm Đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp bởi trào ngược dạ dày nặng nếu không được chữa trị và kiểm soát tốt ngay từ đầu có thể biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo cần thăm khám ngay khi có triệu chứng để điều trị kịp thời. 2. Sử dụng thuốc Khi trào ngược dạ dày đến giai đoạn nặng, người bệnh có thể cần sử dụng một số loại thuốc Tây theo phác đồ của bác sĩ để giảm nguy bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Một số loại thuốc phổ biến bác sĩ thường dùng: Thuốc kháng axit bao gồm: Canxi carbonate, Natri bicarbonat, Magie trisilicate, Nhôm hydroxit… có thể giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày trong vài giờ. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, nếu sử dụng liên tục liên tục có thể có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc các vấn đề về thận. Thuốc kháng histamin H2 tiêu biểu như: Famotidine, Nizatidine, Cimetidine, Ranitidine giúp giảm axit dư thừa trong dạ dày, hạn chế triệu chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, sử dụng nhóm thuốc này cũng có thể gây tác dụng phụ: táo bón, tiêu chảy, buồn ngủ, mệt mỏi… Thuốc ức chế bơm proton (PPI): giúp điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày rất hữu hiệu. Nhóm thuốc ức chế bơm proton giúp giảm axit dạ dày và làm nhanh lành các mô thực quản bị tổn thương: Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole, Dexlansoprazole. Mặc dù nhóm thuốc PPI tương đối an toàn, nhưng khi sử dụng lâu dài có thể làm cạn kiệt nguồn vitamin B12, tăng nguy cơ gãy xương hông, cột sống hoặc cổ tay. Tất cả các loại thuốc trên đều cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ xảy ra. Trong trường hợp sử dụng thuốc tình trạng trào ngược không đáp ứng điều trị và bệnh tiến triển nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nhằm ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra. 3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh Bên cạch các phương pháp điều trị trên, các chuyên gia khuyên rằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày nặng, người bệnh cũng cần chú ý: Chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cũng hỗ trợ rất nhiều trong điều trị trào ngược dạ dày nặng, giúp ngăn ngừa biến chứng và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống theo gợi ý dưới đây: Tăng cường ăn những loại thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi… giúp bổ sung vitamin, tăng cường chất xơ, tăng sức đề kháng cho cơ thể Nên các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa Không sử dụng những nhóm thực phẩm làm tăng tiết axit như: chua, cay, nhiều gia vị Nên ăn đầy đủ các bữa trong ngày, không nên bỏ bữa. Ngoài ra, có thể chia thành nhiều bữa, tránh ăn quá no, quá đói để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. ☛ Chi tiết hơn tại bài: Trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ cũng giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày, cụ thể: Nên ngủ đúng giờ đủ giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya Tránh xa khói thuốc, các chất kích thích, bia rượu Duy trì cân nặng vừa phải, tránh để thừa cân béo phì Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi, lo âu kéo dài Khi ngủ nên kê gối giúp tránh trào ngược Tạo thói quen vận động thể thao phù hợp giúp tăng cường sức khỏe, tâm trạng thoải mái và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày nặng Bên cạnh các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày nặng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo Bình Vị Thái Minh giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của bệnh gây ra. Bình Vị Thái Minh là sản phẩm đầu tiên phối hợp bộ đôi hoạt chất Mucosave FG kết hợp với Giganosin, cùng các loại thảo dược lành tính: Núc nác, Thương truật… rất tốt cho các bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày: GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi): giúp trung hòa axit trào ngược lên vùng thực quản, giảm bớt ợ chua, ợ hơi ở và giảm đau, chống viêm rất tốt. Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm nhanh lành vết loét, tạo lớp màng bao phủ lên bề mặt các vết thương trên niêm mạc dạ dày- thực quản Núc nác, Thương truật: giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng. Sự kết hợp của các loại thảo dược trong Bình Vị Thái Minh giúp bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, đây được xem là một là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện: Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, từ đó giảm hiện tượng trào ngược. Đối với thực quản: Bao bọc vết loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như: viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thư thực quản. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY Trên đây là dấu hiệu và phương pháp điều trị trào ngược dạ dày nặng. Khi trào ngược dạ dày nặng tức là bệnh đã bước sang giai đoạn C nên việc điều trị cũng khá khó khăn, người bệnh chịu nhiều đau đớn, mệt mỏi. Vì vậy, nếu bạn đang có dấu hiệu trào ngược dạ dày, hãy đi thăm khám và chẩn đoán khi triệu chứng bệnh ở những giai đoạn đầu giúp điều trị tăng hiệu quả và giảm tỉ lệ biến chứng về sau. Bên cạnh đó, người bệnh hãy thay đổi chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn. Chia sẻ

Trào ngược dạ dày HP là bệnh gì? Triệu chứng, cách chữa trị

Trào ngược dạ dày là một tình trạng bệnh lý rất phổ biến hiện nay, đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là do vi khuẩn HP. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này cũng như cách điều trị bệnh dứt điểm trong bài viết dưới đây. Mục lụcTrào ngược dạ dày có vi khuẩn HP là gì?Triệu chứng nhiễm bệnhBiến chứng của trào ngược dạ dày có HPCác phương pháp chẩn đoán bệnhTrào ngược dạ dày do vi khuẩn HP có chữa khỏi được không?Điều trị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HPSử dụng thuốc tâyĐiều trị tại nhàTrào ngược dạ dày HP nên ăn gì?Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày do HPXem video mẹo chữa trào ngược dạ dày hiệu quả Trào ngược dạ dày có vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter pylori – một loại vi khuẩn Gram (-) có trong dạ dày người. Nhờ cấu trúc đặc biệt mà loại vi khuẩn này có thể tồn tại và phát triển tốt trong môi trường acid mạnh như dịch vị dạ dày. Khi xét nghiệm acid dịch vị trào ngược lên thực quản cho kết quả dương tính với HP, chẩn đoán bệnh nhân bị trào ngược dạ dày HP. Trào ngược dạ dày có vi khuẩn HP là gì? So với trào ngược dạ dày đơn thuần, trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thường khó điều trị hơn và dễ để lại những biến chứng với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng lại không rõ rệt, chỉ khi xét nghiệm dương tính với HP mới có thể chẩn đoán ra. Là nguyên nhân chính, tuy nhiên HP tồn tại trong dạ dày không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra trào ngược dạ dày. Bệnh lý này cộng hưởng với rất nhiều nguyên nhân như thói quen sinh hoạt không lành mạnh của bạn như: ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều chất kích thích,… Thực tế cho thấy, hơn 70% dân số Việt Nam có HP ở trong dạ dày, tất nhiên không phải tất cả đều mắc trào ngược dạ dày. Triệu chứng nhiễm bệnh Triệu chứng lâm sàng của trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP gây ra rất giống dấu hiệu trào ngược dạ dày thông thường, bạn sẽ không thể phân biệt nếu không làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Một số dấu hiệu bệnh có thể kể đến như: Đầy hơi, khó chịu, hay ợ chua Đau bụng, khó tiêu Đau âm ỉ, nóng ran vùng thượng vị Chán ăn, buồn nôn Các triệu chứng khác như: đau rát cổ họng, mất tiếng,… Ảnh hưởng đến giấc ngủ: khó ngủ, dễ thức giấc, hay ho khan, đau thắt vùng ngực. Biến chứng của trào ngược dạ dày có HP Trào ngược dạ dày thông thường sau khi được điều trị dứt điểm, hầu như không để lại hậu quả nào. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh gây ra bởi vi khuẩn HP sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn, có thể kể đến như: Các biến chứng trào ngược dạ dày HP có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống Viêm loét dạ dày tá tràng: Vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày sẽ gây tổn thương các mô, thành cơ quan, ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày. Cùng với sự co bóp nhào trộn, trào ngược acid lên thực quản sẽ khiến lớp niêm mạc tổn thương, từ đó dẫn đến hiện tượng viêm loét. Ngoài ra, vi khuẩn HP còn kích thích dạ dày gia tăng tiết acid dịch vị, khiến tình trạng tồi tệ hơn. Viêm loét thực quản: Acid được lớp niêm mạc dạ dày tiết ra, cùng với dịch vị có vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Tình trạng trào ngược lên thực quản kéo dài, lượng acid dịch vị có thể ăn mòn, gây tổn thương đến thực quản, rồi dẫn đến viêm loét. Vi khuẩn HP thúc đẩy quá trình tiết acid ở dạ dày, gây biến chứng loét thực quản. Xuất huyết dạ dày: là tình trạng tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày, khi lớp niêm mạc bị bào mòn, gây vỡ mạch máu. Chảy máu ở dạ dày là biến chứng nguy hiểm, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp xung quanh: Những khu vực xung quanh thực quản rất dễ bị ảnh hưởng như thanh quản, hầu,… người bệnh rất dễ mắc các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, đau rát họng, viêm phế quản,… Tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh không còn muốn ăn uống, rất dễ rơi vào trạng thái khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Thông thường thì những thăm khám triệu chứng lâm sàng ban đầu chỉ đưa ra chẩn đoán trào ngược dạ dày. Để phát hiện có vi khuẩn HP hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn những phương pháp khám chuyên sâu hơn, như: Test hơi thở để chẩn đoán trào ngược dạ dày HP Nội soi dạ dày: Khi tiến hành nội soi dạ dày và thực quản ở người bệnh, sẽ cho thấy những hình ảnh về sự tổn thương ở các cơ quan hay dư thừa acid dịch vị, kèm theo sinh thiết mô sẽ kết luận được trào ngược dạ dày có HP hay không. Test HP qua hơi thở: Đây là cách làm thông dụng và đơn giản nhất để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn HP. Khi thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ được uống thuốc urea, sau đó bác sĩ sẽ lấy hơi thở và đem đi xét nghiệm. Xét nghiệm phân: Vi khuẩn HP không chỉ khu trú trong dạ dày mà còn có thể tồn tại trong phân, nhờ theo thức ăn đào thải ra ngoài. Khi phát hiện trong phân có vi khuẩn HP thì chắc chắn có HP trong dạ dày. Xét nghiệm máu: Tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện loại kháng thể của HP. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Khám chữa trào ngược dạ dày ở đâu tốt? Trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP có chữa khỏi được không? Trào ngược dạ dày là một bệnh lý khó chữa dứt hoàn toàn, vi khuẩn HP trong dạ dày hoàn toàn có thể tiêu diệt . Khi loại bỏ hết HP trong dạ dày, tình trạng tổn thương dạ dày của bạn sẽ giảm đi, khiến hiện tượng trào ngược ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam tình trạng tái nhiễm vi khuẩn HP cũng tương đối cao Để tiêu diệt vi khuẩn HP, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần kết hợp một chế độ ăn uống lạnh mạnh, an toàn, hợp vệ sinh để tránh vi khuẩn tái xâm nhập. Điều trị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP Để điều trị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thường là dùng thuốc tây theo đơn được kê. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với các cách dân gian tại nhà như một biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Sử dụng thuốc tây Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc kháng sinh và thuốc khắc phục các triệu chứng gặp phải. Điều trị trào ngược dạ dày HP bằng thuốc tây Kháng sinh: Là loại thuốc luôn được chỉ định để điều trị các bệnh dạ dày có mặt của vi khuẩn HP, có thể kể đến như Tinidazole, Amoxicillin, Clarithromycin,… Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể được kê 2 loại kháng sinh kết hợp. Kháng Histamine H2: Vi khuẩn HP có khả năng kích thích tiết nhiều acid dịch vị dạ dày. Loại thuốc này có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin để gắn vào thụ thể H2 ở thành tế bào dạ dày. Từ đó, ngăn chặn sản sinh dịch vị, giúp tình trạng trào ngược được kiểm soát tốt hơn. Thuốc ức chế bơm proton: hay còn gọi là PPI, có tác dụng tương tự như Kháng Histamine H2. Tuy nhiên khi sử dụng PPI có gây ra các tác dụng phụ như gây loãng xương, giòn xương, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Cần cân nhắc đối tượng, độ tuổi để chỉ định dùng loại thuốc này. Thuốc kháng acid: Như tên gọi, công dụng của loại thuốc này là trung hòa acid, chấm dứt tình trạng ợ chua, buồn nôn, đầy bụng ngay tức thì. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này sẽ gây giảm hiệu quả sử dụng của các thuốc khác, nên cần sử dụng giãn cách vài giờ để đem lại hiệu quả tốt nhất. Điều trị tại nhà Ngoài việc thực hiện uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng các cách sau để hỗ trợ điều trị tại nhà: Điều trị trào ngược dạ dày HP tại nhà với nghệ và mật ong Nghệ và mật ong: từ lâu đã được xem là bài thuốc dân gian chữa các bệnh lý về dạ dày rất hữu hiệu. Sử dụng một lượng vừa đủ uống vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ợ chua, đầy bụng rất tốt. Trà gừng: Gừng có mặt trong rất nhiều bài thuốc đông y, có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả. Kết hợp trà gừng, mật ong uống vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cải thiện các vết viêm loét và tiêu diệt vi khuẩn HP. Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại trà hoa, trà thảo mộc có tác dụng thư giãn, điều hòa cơ thể, giải tỏa căng thẳng, stress sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách khắc phục trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả Trào ngược dạ dày HP nên ăn gì? Một chế độ ăn nghiêm ngặt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, đặc biệt là trong thời gian sử dụng thuốc là cực kỳ cần thiết. Nên bổ sung nhiều loại rau xanh, tránh ăn các loại quả chua Giảm bớt trong khẩu phần ăn các loại thức ăn làm tăng bài tiết dịch vị dạ dày như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ nhiều gia vị,… Nên sử dụng các thực phẩm có khả năng trung hòa acid như bánh mì, hoa quả (đặc biệt là dưa hấu), yến mạch,… Ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều vitamin từ các loại rau như súp lơ, măng tây, cần tây,… Nên ăn lòng trắng trứng gà, không nên ăn lòng đỏ trứng gà. Bổ sung sữa chua: Trong sữa chua chứa rất nhiều men vi sinh, có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cần chú ý ăn sữa chua khi no, không nên ăn khi dạ dày rỗng. Không nên ăn các loại thực phẩm như: đu đủ xanh, các loại quả chua (cam, chanh, cóc,…) thực phẩm lên men sống (kim chi, dưa muối,…) Không nên sử dụng bia rượu, nước uống có gas, thuốc lá, cafe,… Lưu ý: Nên duy trì ăn uống điều độ, đúng giờ, chia nhỏ nhiều bữa trong ngày để giảm áp lực nhào trộn lên dạ dày. Ngoài ra nên ăn tối sớm, cách thời gian đi ngủ vài giờ. Khi ngủ nên sử dụng gối chống trào ngược. Kết hợp chơi thể thao lành mạnh, điều hòa cơ thể cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, không nên thức quá khuya, dậy quá muộn. Súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý để tránh viêm nhiễm vùng họng. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày do HP Thấu hiểu được những khó khăn, mệt mỏi của bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Bình Vị Thái Minh. Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP Đây là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh lý trào ngược dạ dày. Có thành phần thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính cho người dùng, được bào chế dưới dạng viên nén rất tiện dụng. Bình Vị Thái Minh chứa các thành phần từ thiên nhiên, như: Mucosave FG HIA: 1 dược chất có nguồn gốc từ Xương rồng Nopal và Oliu, có tác dụng ngăn sự bào mòn của acid dịch vị lên niêm mạc dạ dày nhờ tạo lớp bao bọc, từ đó giúp phục hồi lớp niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ giảm đau tức thì hiệu quả. Giganosin: Có tác dụng điều hòa tiết dịch vị ở dạ dày, trung hòa lượng acid dạ dày, ngăn hiện tượng trào ngược và hỗ trợ làm lành các vết loét. Thương Truật: Giúp hỗ trợ điều tiết acid dịch vị dạ dày, cải thiện các triệu chứng và giảm đau. Núc nác: mang 5 loại flavonoid, giúp làm giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ chua, cải thiện khả năng tiêu hóa. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Bình Vị Thái Minh cũng như giải đáp các thắc mặc về bệnh trào ngược dạ dày HP, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397. Các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên một cách chính xác, nhanh chóng nhất. Xem video mẹo chữa trào ngược dạ dày hiệu quả Tài liệu tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3481226/ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/diagnosis-treatment/drc-20361959 Chia sẻ

Loading...