Nhận biết triệu chứng trào ngược dạ dày nặng!

Khi bệnh trào ngược ở mức độ nặng, người bệnh phải chịu rất nhiều khó chịu mệt mỏi và có nguy hiểm đến tính mạng vì vậy người bệnh rất hoang mang và không biết đâu là những triệu chứng của trào ngược dạ dày nặng. Để tìm hiểu thông tin, người bệnh có thể tham khảo thông tin dưới đây.

Thế nào là trào ngược dạ dày nặng?

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược thực quản. Đó là tình trạng dịch dạ dày gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi….trào ngược lên thực quản.

Thông thường, khi chúng ta ăn, thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản mở ra cho thức ăn xuống dạ dày rồi đóng lại để ngăn không cho thức ăn, dịch vị trào ngược trở lại. Chứng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương cho thực quản, thanh quản…

Thế nào là trào ngược dạ dày nặng? 1

Các mức độ của trào ngược dạ dày:

Bệnh trào ngược dạ dày tiến triển theo nhiều cấp độ khác nhau tùy theo tình trạng, triệu chứng bệnh mà người bệnh sẽ có cấp độ riêng để giúp đánh giá được tình trạng bệnh cụ thể và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Bệnh trào ngược dạ dày được chia ra thành 5 cấp độ:

  • Trào ngược dạ dày cấp độ 0
  • Trào ngược dạ dày độ A (Giai đoạn nhẹ)
  • Trào ngược dạ dày độ B (Giai đoạn vừa)
  • Trào ngược dạ dày độ C (Giai đoạn nặng)
  • Trào ngược dạ dày độ D ( Giai đoạn cực nặng – có thể gây ung thư).

Trào ngược dạ dày nặng:

Trào ngược dạ dày nặng là bệnh đang ở mức độ 4, đây cũng là giai đoạn của bệnh thực quản Barrett. Barrett thực quản là tình trạng tổn thương niêm mạc thực quản do trào ngược axit khiến niêm mạc thực quản dày lên và chuyển sang màu đỏ. Các tế bào lót của thực quản bị thay đổi do tiếp xúc nhiều với axit dạ dày trào ngược, các vết trợt trên niêm mạc tập trung thành các vết loét rộng hơn.

Tình trạng các vết loét trên niêm mạc nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản mặc dù nguy cơ tương đối nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện khám sức khỏe định kì và kiểm tra các tế bào loạn sản (ung thư) ở thực quản để có biện pháp xử lý phù hợp.

Theo như các cấp độ được phân chia như trên, trào ngược dạ dày nặng sẽ từ trào ngược dạ dày cấp độ C trở đi. Bệnh trào ngược dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó không thể không kể đến:

  • Do bệnh lý: Viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày,  ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày…gây tổn thương ở thực quản, nhiễm trùng gây trào ngược dạ dày
  • Do yếu tố bẩm sinh: Người sinh ra đã có cơ thắt thực quản yếu
  • Do thói quen ăn uống, sinh hoạt: Người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, hay sử dụng bia, rượu, cafe, thức uống có cồn, chất kích thích, ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ…
  • Do dùng thuốc Tây: Sử dụng thuốc vô tội vạ cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
  • Thừa cân béo phì: cũng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản

Triệu chứng trào ngược dạ dày nặng

Bệnh nhân bị Barrett thực quản thường có biểu hiện: ợ nóng, khó nuốt, nóng rát bụng, buồn nôn, nôn ra máu, đau tức ngực, đi ngoài phân đen,… Cụ thể triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày:

1. Ợ nóng, ợ rát, ợ chua

1. Ợ nóng, ợ rát, ợ chua 1

Tình trạng ợ nóng diễn ra thường xuyên và dài hơn, người bệnh có cảm giác ợ nóng, rát và đau phần vị trí dưới xương ức-  đây là vị trí thực quản tiếp xúc với dạ dày. Người bệnh có cảm giác nóng rát ở trong ngực, ợ nóng diễn ra thường xuyên hơn và khi ăn cảm thấy khó nuốt.

Ợ chua thường đi kèm với ợ nóng, để lại vị chua trong miệng. Đây là triệu chứng phổ biến của trào ngược sau khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm. Người bệnh sẽ cảm nhận được vị chua trong miệng khi có cảm giác ợ lên.

2. Đau tức ngực

Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay. Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực. Bạn cần tránh nhầm lẫn với các bệnh tim mạch và bệnh phổi khi có cùng triệu chứng.

2. Đau tức ngực 1

3. Nuốt khó

Trào ngược dạ dày thực quản nặng gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ ngay cả khi ăn những thức ăn mềm, lỏng. Bên cạnh đó, thực quản bị co rút mạnh, ống thực quản hẹp dần lại làm việc nuốt thức ăn, kể cả thức ăn lỏng cũng gặp nhiều khó khăn và đau đớn, tình trạng nghẹn, sặc diễn ra thường xuyên hơn bởi ống thực quản hẹp dần, thực quản bị co rút mạnh.

4. Miệng tiết nhiều nước bọt

Trào ngược dạ dày nặng khiến niêm mạc thực quản tổn thương nặng hơn, xuất hiện các vết loét, trợt nhiều hơn, các vết loét rộng hơn mà mức độ tổn thương cũng tăng lên do acid dịch vị tiết ra nhiều không kiểm soát được. Bên cạnh đó, nước bọt trong miệng cũng tiết ra nhiều hơn nhằm trung hòa bớt lượng acid trào lên.

☛ Tham khảo thêm: Trào ngược nước bọt có sao không?

5. Chảy máu thực quản, nôn ra máu

5. Chảy máu thực quản, nôn ra máu 1

Trào ngược dạ dày nặng ra máu là tình trạng lớp lót niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng tạo nên viêm loét thực quản. Các tổn thương này không được điều trị, càng ngày càng làm cho acid ăn mòn các vết thương gây chảy máu ở đáy vết loét, có khi chỉ rỉ ra máu hoặc nặng hơn nữa là máu chảy ồ ạt. Khi máu chảy ồ ạt sẽ khiến thực quản kích thích nôn ói, người bệnh nôn ra máu đỏ tươi.

6. Đi ngoài phân nát

Đi ngoài phân nát thường đi kèm triệu chứng đầy bụng, buồn nôn.Đi ngoài phân nát là hậu quả xảy ra do dạ dày đã bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động. Cơ quan dạ dày hoạt động kém khiến cho thức ăn không thể làm mềm và phân hủy hoàn toàn.

7. Phân có màu đỏ tươi, phân đen

Ngoài đi ngoài phân lỏng nát, một số trường hợp còn xuất hiện phân dính máu, phân đen. Nếu người bệnh thấy xuất hiện dấu hiệu này nên đến ngay cơ sở y tế để can thiệp điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng bởi đó có thể báo hiệu xuất huyết dạ dày

Khi trào ngược dạ dày ở mức độ nặng, các triệu chứng chứng nặng hơn về tần suất và mức độ. Vì vậy, người bệnh mệt mỏi chịu nhiều đau đớn, khó chịu và dễ chuyển đến cấp độ nặng hơn nữa, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Khi có triệu chứng trào ngược nặng cần làm gì?

Khi nhận thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày nặng xuất hiện, người bệnh cần:

1. Thăm khám sớm

Đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp bởi trào ngược dạ dày nặng nếu không được chữa trị và kiểm soát tốt ngay từ đầu có thể biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo cần thăm khám ngay khi có triệu chứng để điều trị kịp thời.

2. Sử dụng thuốc

2. Sử dụng thuốc 1

Khi trào ngược dạ dày đến giai đoạn nặng, người bệnh có thể cần sử dụng một số loại thuốc Tây theo phác đồ của bác sĩ để giảm nguy bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Một số loại thuốc phổ biến bác sĩ thường dùng:

  • Thuốc kháng axit bao gồm: Canxi carbonate, Natri bicarbonat, Magie trisilicate, Nhôm hydroxit… có thể giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày trong vài giờ. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, nếu sử dụng liên tục liên tục có thể có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc các vấn đề về thận.
  • Thuốc kháng histamin H2 tiêu biểu như: Famotidine, Nizatidine, Cimetidine, Ranitidine giúp giảm axit dư thừa trong dạ dày, hạn chế triệu chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, sử dụng nhóm thuốc này cũng có thể gây tác dụng phụ: táo bón, tiêu chảy, buồn ngủ, mệt mỏi…
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): giúp điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày rất hữu hiệu. Nhóm thuốc ức chế bơm proton giúp giảm axit dạ dày và làm nhanh lành các mô thực quản bị tổn thương: Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole, Dexlansoprazole. Mặc dù nhóm thuốc PPI tương đối an toàn, nhưng khi sử dụng lâu dài có thể làm cạn kiệt nguồn vitamin B12, tăng nguy cơ gãy xương hông, cột sống hoặc cổ tay.
Tất cả các loại thuốc trên đều cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ xảy ra. Trong trường hợp sử dụng thuốc tình trạng trào ngược không đáp ứng điều trị và bệnh tiến triển nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nhằm ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra.

3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Bên cạch các phương pháp điều trị trên, các chuyên gia khuyên rằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày nặng, người bệnh cũng cần chú ý:

Chế độ ăn uống khoa học:

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cũng hỗ trợ rất nhiều trong điều trị trào ngược dạ dày nặng, giúp ngăn ngừa biến chứng và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống theo gợi ý dưới đây:

  • Tăng cường ăn những loại thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi… giúp bổ sung vitamin, tăng cường chất xơ, tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Nên các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa
  • Không sử dụng những nhóm thực phẩm làm tăng tiết axit như: chua, cay, nhiều gia vị
  • Nên ăn đầy đủ các bữa trong ngày, không nên bỏ bữa. Ngoài ra, có thể chia thành nhiều bữa, tránh ăn quá no, quá đói để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.

☛ Chi tiết hơn tại bài: Trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ sinh hoạt lành mạnh:

Chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ cũng giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày, cụ thể:

  • Nên ngủ đúng giờ đủ giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya
  • Tránh xa khói thuốc, các chất kích thích, bia rượu
  • Duy trì cân nặng vừa phải, tránh để thừa cân béo phì
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi, lo âu kéo dài
  • Khi ngủ nên kê gối giúp tránh trào ngược
  • Tạo thói quen vận động thể thao phù hợp giúp tăng cường sức khỏe, tâm trạng thoải mái và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày nặng

Bên cạnh các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày nặng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo Bình Vị Thái Minh giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của bệnh gây ra.

Bình Vị Thái Minh - hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày nặng 1

Bình Vị Thái Minh là sản phẩm đầu tiên phối hợp bộ đôi hoạt chất Mucosave FG kết hợp với Giganosin, cùng các loại thảo dược lành tính: Núc nác, Thương truật… rất tốt cho các bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày:

  • GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi): giúp trung hòa axit trào ngược lên vùng thực quản, giảm bớt ợ chua, ợ hơi ở và giảm đau, chống viêm rất tốt.
  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm nhanh lành vết loét, tạo lớp màng bao phủ lên bề mặt các vết thương trên niêm mạc dạ dày- thực quản
  • Núc nác, Thương truật: giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.

Sự kết hợp của các loại thảo dược trong Bình Vị Thái Minh giúp bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, đây được xem là một là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện:

  • Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, từ đó giảm hiện tượng trào ngược.
  • Đối với thực quản: Bao bọc vết loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như: viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thư thực quản.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Trên đây là dấu hiệu và phương pháp điều trị trào ngược dạ dày nặng. Khi trào ngược dạ dày nặng tức là bệnh đã bước sang giai đoạn C nên việc điều trị cũng khá khó khăn, người bệnh chịu nhiều đau đớn, mệt mỏi. Vì vậy, nếu bạn đang có dấu hiệu trào ngược dạ dày, hãy đi thăm khám và chẩn đoán khi triệu chứng bệnh ở những giai đoạn đầu giúp điều trị tăng hiệu quả và giảm tỉ lệ biến chứng về sau. Bên cạnh đó, người bệnh hãy thay đổi chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn.

Cập nhật lúc: 17/04/2024
Loading...