Viêm dạ dày hp có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày Hp là bệnh lý khá phổ biến, bệnh lý này có thể hiểu một cách đơn giản là người bệnh bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP. Vậy viêm dạ dày Hp có nguy hiểm không, có cách nào để ngăn ngừa biến chứng của bệnh? Bạn đọc hãy cùng dadaykhoe.vn tìm hiểu tại bài viết sau đây nhé.

 1

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là loại xoắn khuẩn có khả năng sống và phát triển trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Chúng có thể sản sinh ra enzyme urease – một chất gây phá hủy thành niêm mạc dạ dày, từ đó hình thành tổn thương và viêm loét dạ dày.

Khi phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày tăng số lượng đột biến và gây tổn thương dạ dày thì ngoài việc điều trị hiện tượng viêm ở dạ dày, chúng ta còn cần chú ý đến việc tiêu diệt và kiểm soát số lượng vi khuẩn gây bệnh.

Viêm dạ dày Hp có nguy hiểm thế nào?

Viêm dạ dày HP có thể gây ra các triệu chứng: nóng rát, cồn cào và đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, tùy vào mức độ của bệnh mà cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, đau dữ dội hoặc âm ỉ. Cụ thể, khi bị viêm dạ dày Hp, người bệnh thường gặp phải như sau:

  • Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, buồn nôn.
  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua.
  • Ăn uống nhanh no, không muốn ăn.
  • Đi ngoài phân dính máu hoặc phân đen.
  • Mệt mỏi, khó ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Sụt cân nhanh.

Viêm dạ dày Hp sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí chuyển thành ung thư.

Thống kê đã chỉ ra, có tới 70% người bệnh viêm dạ dày có sự xuất hiện và khu trú của vi khuẩn Hp. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ mật thiết của viêm dạ dày Hp và ung thư dạ dày. Vi khuẩn khu trú hình thành các ổ viêm, từ các ổ viêm sản sinh thêm nhiều gốc tự do tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp cũng rất dễ lây sang người khác. Ở trẻ em nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ tái phát ở tuổi trưởng thành và tiến triển thành bệnh mãn tính.

Để ngăn ngừa biến chứng của viêm dạ dày Hp. Người bệnh cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ để được điều trị theo phác đồ của bác sĩ, diệt trừ vi khuẩn Hp, nhanh chóng chữa lành các tổn thương trong dạ dày.

Biến chứng nguy hiểm từ viêm dạ dày Hp

Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị dứt điểm viêm dạ dày HP có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày 1

Vi khuẩn Hp tấn công, phá hủy lớp màng nhầy niêm mạc dạ dày khiến chúng bị ăn mòn dần gây ra những cơn đau với tần suất mạnh. Những vết viêm sưng, tổn thương tại niêm mạc để lâu không được điều trị sẽ tạo thành những vết loét. Giai đoạn đầu, khi những vết loét chưa ăn sâu, chúng có thể tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi những vết loét ăn sâu vào niêm mạc, lan rộng sẽ gây ra triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó, những tổn thương tại dạ dày xảy ra trong thời gian dài, tái đi tái lại mà không được điều trị triệt để dễ chuyển biến thành viêm loét dạ dày mãn tính. Một số trường hợp có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

☛ Đọc thêm: 6 Triệu chứng viêm loét dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa 1

Nguyên nhân chủ yếu của xuất huyết tiêu hoá do vi khuẩn Hp, sử dụng thuốc chống viêm làm tổn thương lớp niêm mạc gây viêm loét. Tình trạng viêm loét dạ dày nếu không được điều trị đúng hướng hoặc điều trị sai cách có thể khiến tình trạng viêm loét nặng hơn. Khi đó, các ổ viêm loét ăn sâu có thể gây biến chứng xuất huyết với biểu hiện: chảy máu tiêu hóa, nôn ói ra máu, đi ngoài phân đen, đau quặn bụng, nguy hiểm nhất là có thể dẫn tới thủng dạ dày. Bên cạnh đó, một số trường hợp nghiêm trọng, mất máu nhiều gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày 1

Thủng dạ dày được coi là biến chứng tương đối nặng nề. Đây là hiện tượng xuất hiện một hay nhiều lỗ thủng trên dạ dày, nguyên nhân có thể do viêm loét dạ, viêm túi thừa, viêm ruột thừa… Vết viêm loét phát triển, lan xuyên qua thành dạ dày, phá vỡ vách dạ dày gây thủng, chảy máu khiến các nhiễm trùng lan vào lớp niêm mạc ổ bụng dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc. Triệu chứng phổ biến của thủng dạ dày là các cơn đau bụng dữ dội và đột ngột khiến người bệnh có thể bị tụt huyết áp, lạnh tay chân…

Khi thủng dạ dày gây tình trạng viêm phúc mạc thì vi khuẩn trong dạ dày sẽ có cơ hội xâm nhập vào niêm mạc bụng, gây nhiễm trùng máu và tác động xấu đến nhiều cơ quan khác. Nếu bệnh không được phẫu thuật kịp thời có thể gây suy đa tạng và tử vong.

Ung thư dạ dày

Viêm dạ dày Hp lâu ngày có thể hình thành các tổ chức viêm teo, kích thích tế bào chuyển di sản ruột dẫn đến ung thư dạ dày. Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày thường không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi bệnh đến giai đoạn sau, người bệnh xuất hiện tình trạng sụt cân rõ rệt, ăn kém, mệt mỏi,… Bệnh không phát hiện sớm, các phương pháp can thiệp chỉ giúp thuyên giảm, kéo dài sự sống, việc điều trị khỏi rất khó khăn.

Ngăn chặn biến chứng vi khuẩn Hp bằng cách nào?

Nếu có nghi ngờ viêm dạ dày Hp, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị theo phác đồ để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện bệnh:

Sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn Hp

Sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn Hp 1
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm dạ dày Hp bằng thuốc Tây y. Thông thường, bác sĩ chỉ định hai loại kháng sinh cùng một lúc vừa giúp trung hòa acid dạ dày và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn Hp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định:

  • Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây hại: Clarithromycin, Metronidazol, Amoxicillin, Tinidazole, Tetracycline,… có tác dụng ức chế sự sản sinh và phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp hai loại kháng sinh song song giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp hiệu quả hơn.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Prostaglandin, Sucralfate… dùng kết hợp cùng kháng sinh để đối phó với vi khuẩn Hp và tạo lớp màng bao bọc niêm mạc, tránh sự tác động của vi khuẩn.
  • Thuốc làm giảm tiết – trung hoà acid: Dexlansoprazole, Lansoprazole, Esomeprazole, Omeprazole,… giảm tiết acid, ngăn ngừa vết loét phát triển, hạn chế sự tác động của dịch dạ dày đến những tổn thương do Hp gây ra.
  • Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp: Bismuth subsalicylate kết hợp cùng với thuốc kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày.

☛ Tham khảo thêm: Đau dạ dày Hp uống thuốc gì hiệu quả?

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống 1

Song song với việc sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày vi khuẩn Hp, người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa vi khuẩn Hp tái phát.

Chế độ ăn uống khoa học:

Chế độ ăn uống khoa học giúp nâng cao thể trạng và giúp quá trình điều trị bệnh nhanh hiệu quả hơn, đẩy lùi nguy cơ vi khuẩn Hp tái phát:

  • Có thói quen ăn chín, uống sôi, tránh ăn các món tái sống như: gỏi, tiết canh, rau sống giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vừa giúp tăng đề kháng, tăng cường sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật.
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nên ăn các món mềm, dễ nuốt giúp giảm sự co bóp của dạ dày và tiết ra các acid dịch vị.
  • Nên chế biến món ăn dưới dạng hấp, luộc, hạn chế món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, gia vị cay, nóng.
  • Tránh xa các chất kích thích: bia, rượu, cà phê, thuốc lá…

☛ Tham khảo: Một số thực đơn cho người đau dạ dày

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý:

Chế độ sinh hoạt khoa học hỗ trợ điều trị và phòng ngừa vi khuẩn Hp tái phát hiệu quả. Vì vậy, người bệnh lưu ý:

  • Không găp thức ăn cho nhau, không mớm thức ăn, chấm chung bát, uống chung cốc…
  • Ăn đủ 3 bữa/ ngày, tránh bỏ bữa sáng, tránh ăn quá no cũng như để bụng quá đói.
  • Có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức quá khuya.
  • Có thói quen vận động thể thao phù hợp với sức khoẻ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khoẻ tiêu hoá.
  • Có thói quen rửa tay bằng xà bông khi tiếp xúc nơi công cộng, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Có thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần giúp phát hiện sớm vi khuẩn Hp và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bình Vị Thái Minh –  Hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp

Bình Vị Thái Minh là sản phẩm có chứa bộ đôi hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin đem lại hiệu quả rất tốt cho người trào ngược, viêm loét dạ dày. Đặc biệt là hoạt chất hedyocapitelline và hedyocapitine không chỉ giúp giảm đau, chống viêm mà còn có tác dụng ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Helicobacter pylori (HP).

Bình Vị Thái Minh -  Hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp 1

Mucosave trong sản phẩm – được nhập khẩu từ Ý, đã được nghiên cứu lâm sàng mang lại hiệu quả tốt cho những người đau, viêm loét, trào ngược dạ dày.  Kết quả nghiên cứu lâm sàng sau khi sử dụng Mucosave FG cho thấy:

  • Giảm 83.1% triệu chứng ợ nóng
  • Giảm 89.2% hiện tượng trào ngược
  • Cải thiện 83.4% chứng buồn nôn
  • Giảm 95.2% nóng rát vùng họng

Bình Vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất tốt cho dạ dày vì vậy mang lại sự yên tâm tuyệt đối cho người sử dụng cùng công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về dạ dày như:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Trung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày. Bình vị Thái Minh giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sau 1-2 lần sử dụng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Qua thông tin chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc hiểu hơn về virut vi khuẩn Hp có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ cùng thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh nhất nhé.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...