Vì sao ăn xong đau dạ dày? Cách khắc phục

Ăn xong đau dạ dày là hiện tượng khá nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, tình trạng đau dạ dày sau ăn lặp lại liên tục có thể cảnh báo bạn đang gặp phải bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên xác định nguyên nhân để có biện pháp khắc phục sớm, tránh những nguy hiểm đang tiếc có thể xảy ra.

Vì sao ăn xong đau dạ dày? Cách khắc phục 1

Vì sao ăn xong đau dạ dày?

Có nhiều lý do gây ra hiện tượng ăn xong đau dạ dày, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Do bệnh lý

Ăn xong đau dạ dày có thể xuất phát từ một số bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Viêm ruột: bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng. Bệnh gây viêm nhiễm thành ruột, ảnh hưởng đến ống tiêu hóa, từ đó hình thành các cơn đau dạ dày, đặc biệt là sau khi ăn no.
  • Viêm loét dạ dày:  là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, xuất hiện những vết loét viêm sâu niêm mạc dạ dày. Khi thức ăn đi vào, những vết viêm loét tại niêm mạc dạ dày khiến vùng thượng vị bị đau nhức, nhất là sau khi ăn những đồ ăn cay, nóng, chua thì cơn đau càng dữ dội.
  • Bệnh viêm dạ dày cấp: lớp niêm mạc ở trên cùng của dạ dày bị viêm tấy sưng đỏ, trầy xước hoặc trợt lở. Cơn đau thường xuất hiện khi bụng đói hoặc sau khi ăn. Tình trạng đau của viêm dạ dày cấp thường diễn ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, cơn đau dữ dội khiến người bệnh quằn quại, mệt mỏi.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: tình trạng thức ăn và axit từ dạ dày trào ngược lên ống thực quản, làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm đau dạ dày. Cơn đau càng bị dồn dập hơn sau khi người bệnh tiêu thụ lượng lớn thức ăn.
  • Hội chứng ruột kích thích: Là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, triệu chứng phổ biến của bệnh là ăn vào thấy đau dạ dày, chướng bụng, đầy hơi… Khi người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp thì triệu chứng bệnh có thể cải thiện.
  • Ung thư dạ dày: Khi ăn xong, người bệnh thấy đau dạ dày, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư tuyến tụy hoặc ung thư dạ dày. Bên cạnh đau bụng còn kèm theo một số triệu chứng như: sụt cân nhanh, mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu…

Do thực phẩm

Do thực phẩm 1

Bên cạnh nguyên nhân do bệnh lý thì ăn xong đau dạ dày cũng bắt nguồn từ việc ăn uống không đúng cách, sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp. Một số nguyên nhân đau dạ dày sau ăn liên quan đến thực phẩm như:

  • Ăn nhiều thực phẩm có tính axit: sẽ làm tăng độ axit trong dạ dày, từ đó gây đau dạ dày và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Một số loại thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, dứa…
  • Dị ứng thức ăn: xảy ra sau cơ thể ăn một loại thực phẩm nhất định, kể cả với một lượng nhỏ thức ăn cũng có thể khiến hệ tiêu hóa tiết ra dịch nhằm giải phóng các kháng thể để chống lại tác nhận gây hại. Chính điều này dẫn tới các triệu chứng ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra những cơn đau sau khi ăn.
  • Ăn quá nhiều: sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn. Nếu tình trạng ăn nhiều lặp đi lặp lại sẽ khiến chức năng của dạ dày bị trì trệ, năng suất giảm sút và hình thành các cơn đau dạ dày ngay sau khi ăn hoặc trong bữa ăn.
  • Lạm dụng đồ uống có cồn: có thể khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn và hình thành những vết viêm loét. Từ đó gây ra những cơn đau dạ dày cho người bệnh nhất là sau khi ăn no.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa khí: gây đầy bụng khó tiêu như hành, các loại đậu, bắp cải, bông cải xanh có thể khiến dạ dày bị đầy hơi, chướng bụng khó chịu. Từ đó, dạ dày bị trì trệ, dễ gây ra những cơn đau nhói sau khi ăn.

Do một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân do bệnh lý, sử dụng thực phẩm thì ăn xong đau dạ dày còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Táo bón.
  • Căng thẳng, thường xuyên mệt mỏi.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Tác dụng phụ của thuốc tân dược.

Ăn xong đau dạ dày thường có biểu hiện gì?

Thông thường, sau khi ăn, đau dạ dày thường kèm theo một vài triệu chứng khiến người bệnh mệt mỏi khó chịu như:

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn 1

Cảm giác buồn nôn, nôn có thể bị sau khi ăn xong. Sau khi nôn, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ bụng hơn, đỡ đau hơn. Tuy nhiên, nếu nôn nhiều quá có thể khiến người bệnh mất nước và điện giải khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt. Tình trạng nôn quá nhiều cũng khiến người bệnh thiếu chất dinh dưỡng, sụt cân nhanh.

Bên cạnh đó các triệu chứng trên, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như: chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng, ợ chua, ợ hơi, chán ăn…

Đau bụng vùng thượng vị

Đau bụng vùng thượng vị thường xuất hiện cùng cơn đau dạ dày sau khi ăn, đau bụng có thể quặn từng cơn âm ỉ hoặc dữ dội. Nguyên nhân bởi dạ dày tăng axit và dịch vị khiến lớp niêm mạc dạ dày vốn tổn thương lại càng trầm trọng hơn.

Cơn đau bụng thượng vị có thể giảm dần sau 30 phút hoặc 2 – 3 tiếng. Bênh cạnh cơn đau, người bệnh có thể cảm thấy bỏng rát vùng dạ dày, tức ngực, đau xuyên ra sau lưng…

☛ Tham khảo đầy đủ hơn: 6 triệu chứng báo hiệu đau dạ dày

Cần làm gì khi ăn xong đau dạ dày?

Để có biện pháp khắc phục tình trạng sau ăn đau dạ dày, trước hết người bệnh xác định nguyên nhân. Với cơn đau dạ dày dữ dội kèm theo tình trạng chảy máu, nôn mửa nhiều cần đến các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh lý.

Cải thiện với mẹo dân gian

Đầu tiên là giảm đau dạ dày, người bệnh có thể áp dụng một số cách như:

Massage bụng

Cải thiện với mẹo dân gian 1

Massage bụng chỉ là những phương pháp tác động từ bên ngoài nhưng nó cũng giúp lưu thông máu, hỗ trợ tiêu hóa nhất là khi đầy bụng, khó tiêu, hạn chế được những cơn đau dạ dày tạm thời.

Cách massage bụng như sau:

  • Người bệnh nằm ngửa, thư giãn, thả lỏng cơ thể.
  • Dùng 2 bàn tay đặt chồng lên nhau và bắt đầu xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.
  • Dùng một lực vừa đủ để ấn lên bụng (không quá mạnh nhưng cũng không được quá nhẹ).
  • Tiếp tục xoa bóp và massage bụng như bình thường.

Chườm nóng

Chườm nóng không chỉ giúp giảm đau bụng thông thường mà còn khá hiệu quả khi sử dụng để giảm đau dạ dày. Sức nóng từ túi chườm giúp tăng cường lưu thông máu, làm giãn các cơ, cải thiện lượng máu đến bụng, nhờ đó mà giảm đau hiệu quả.

Cách chườm nóng như sau:

  • Dùng nước nóng khoảng 45-50 độ, cho vào túi giữ nhiệt hoặc chai thủy tinh.
  • Dùng túi này lăn qua lăn lại ở vị trí đau.
  • Bên cạnh đó, bạn còn có thể lấy khăn và nhúng nước ấm, vắt ráo nước và chườm lên vị trí đau để giảm đau.

Uống trà thảo mộc

Cải thiện với mẹo dân gian 2

Một số loại trà thảo mộc giảm đau dạ dày, chống viêm, giảm buồn nôn, đầy hơi và khắc phục các triệu chứng đau, giãn cơ thể rất tốt như: trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà…. Bạn có thể sử dụng trà thảo mộc kết hợp mật ong cũng giúp giảm đau dạ dày rất hiệu quả.

☛ Tham khảo: Top 10 cách chữa đau dạ dày dân gian

Giảm đau với thuốc Tây

Để giảm đau dạ dày sau khi ăn, nhiều người chọn lựa sử dụng thuốc Tây. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc khi sử dụng sai cách có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để được tư vấn lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.

Thay đổi thực phẩm phù hợp

Thay đổi thực phẩm phù hợp 1

Để tránh được những cơn đau dạ dày sau khi ăn, việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học là điều không thể không nhắc tới. Cụ thể, người bệnh nên chú ý một số lưu ý sau đây:

  • Ăn những món ăn mềm như cháo, súp giúp dạ dày dễ tiêu hóa, giảm thời gian thức ăn lưu trong dạ dày.
  • Chế biến thức ăn một cách đơn giản dưới dạng hấp, luộc, kho,… và nêm ít gia tránh kích thích dạ dày.
  • Thường xuyên ăn sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic, hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy hơi và khó chịu.
  • Bổ sung thêm các loại trái cây giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết axit, trung hòa axit trong dạ dày như: chuối, táo, bánh mì, mật ong…

☛ Xem thêm: Thực đơn cho người đau dạ dày

Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

  • Không nên ăn quá no hay để bụng quá đói, có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh áp lực lên dạ dày. Tuy nhiên, cần ăn đúng giờ và ăn khoa học.
  • Nên ăn đủ các bữa, tránh nhịn ăn sáng.
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kĩ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
  • Sau khi ăn nên vận động nhẹ nhàng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn, tránh hoạt động mạnh hay bê vác nặng, hoặc đi nằm luôn.

Nghỉ ngơi, vận động hợp lý

  • Có thói quen vận động giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất.
  • Duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.

Tránh các việc sau

  • Tránh xa bia, rượu, nước ngọt có ga, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá…
  • Hạn chế ăn các loại gia vị quá mặn, quá ngọt, chua, cay nóng.
  • Hạn chế các loại trái cây có tính axit cao như cam, bưởi, chanh, me, các thực phẩm muối lên men.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn như: lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
  • Sau khi ăn không nên đi tắm luôn giúp tránh chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Nên hạn chế thức khuya, chú ý ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày.
  • Tránh ăn sau 8 giờ tối, sát giờ đi ngủ.

Sử dụng Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Nếu bạn thường xuyên gặp triệu chứng ăn xong đau dạ dày, bạn có thể sử dụng Bình Vị Thái Minh để hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau dạ dày và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Đây là sản phẩm được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng vượt trội, phát huy hỗ trợ điều trị toàn diện bệnh viêm loét dạ dày được rất nhiều người tin dùng và có phản hồi vô cùng hiệu quả.

Sử dụng Bình Vị Thái Minh - hỗ trợ điều trị đau dạ dày 1

Bình vị Thái Minh được sản xuất bởi đội ngũ nhà nghiên cứu tay nghề cao và quy trình sản xuất hiện đại, Bình Vị Thái Minh tự hào khi chứa cả 2 hoạt chất Giganosin, Mucosave cùng các vị thảo dược của Việt Nam như: Núc nác, Thương truật. Đây là những hoạt chất rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản.

Sản phẩm được chiết xuất 100% từ thiên nhiên không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả bền vững, lâu dài  vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Trên đây là những chia sẻ về chứng đau dạ dày sau khi ăn. Mặc dù các cơn đau dạ dày sau ăn có thể không quá khó chịu nhưng nó có thể tiềm ẩn một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, hãy tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những hậu quả khó lường. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì cũng như muốn tư vấn về sản phẩm, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh nhất nhé!

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...