Top 10 cách chữa đau dạ dày dân gian hiệu quả

Ngoài việc chữa đau dạ dày bằng tây y, việc áp dụng những biện pháp dân gian hỗ trợ cũng đang là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Như vậy thì liệu chữa đau dạ dày dân gian có mang lại lợi ích gì không? Đâu là những cách chữa đau dạ dày dân gian hiệu quả? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời bạn nhé! 

Top 10 cách chữa đau dạ dày dân gian hiệu quả 1

Chữa đau dạ dày dân gian có hiệu quả không?

Mặc dù không có tác dụng chữa đau dạ dày nhanh chóng như thuốc tây, các phương pháp dân gian cũng có nhiều ưu điểm trong việc hỗ trợ chữa đau dạ dày. Các bài thuốc dân gian đa phần đều có nguồn gốc tự nhiên. Không chỉ vậy, các vị thuốc thường là những cây thuốc xung quanh nhà, rất dễ tìm kiếm… Chính vì thế, các phương pháp dân gian mang lại nhiều ưu điểm như:

  • Ít gặp phải tác dụng không mong muốn, kể cả sau khi ngưng sử dụng.
  • Không chỉ hỗ trợ giảm đau dạ dày, các loại dược liệu còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp thể trạng khỏe mạnh để nhanh khỏi bệnh.
  • Phù hợp cho hầu hết các đối tượng, đôi khi phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cũng có thể chữa đau dạ dày bằng một số cách dân gian.

Tuy nhiên, không vì thế mà bạn sử dụng các phương pháp dân gian một cách bừa bãi và vô tội vạ. Lời khuyên là bạn nên đến các bệnh viện y học cổ truyền hoặc các phòng khám đông y để được tư vấn và kê đơn thuốc hợp lý. Đặc biệt là ở những bệnh nhân đang có thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ, không nên dùng bất cứ sản phẩm Đông y hay Tây y mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

3 phương pháp dân gian giảm nhanh cơn đau dạ dày

1. Uống nước ấm

Khi cơn đau dạ dày hoành hành, chắc hẳn bạn sẽ trải qua cảm giác vô cùng khó chịu, thậm chí là không thể tập trung hoàn thành công việc. Cách đơn giản nhất để làm dịu cơn đau chính là hãy uống 1 ly nước ấm.

Nước ấm có thể giúp cân bằng lại lượng acid dạ dày, từ đó làm giảm mức độ kích thích lên các tế bào biểu mô. Chính vì vậy, hãy uống từng ngụm nước ấm, dạ dày của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đấy.

1. Uống nước ấm 1
Cách đơn giản nhất để làm dịu cơn đau dạ dày chính là hãy uống 1 ly nước ấm

2. Chườm ấm

Nếu việc uống nước ấm vẫn không giúp bạn khống chế được cơn đau, hãy thử phương pháp chườm ấm. Nhiệt độ cao từ túi chườm sẽ có tác dụng làm giãn mạch máu ở vùng thượng vị, đồng thời hạn chế co bóp dạ dày quá mức. Từ đó làm giảm mức độ đau dạ dày đáng kể. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng tuần hoàn máu đến dạ dày và đường ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Qua đó giảm nhẹ tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu ở bệnh nhân có vấn đề về dạ dày.

Cách chườm cũng rất đơn giản:

  • Cho nước ấm từ 50 – 65 độ C vào túi chườm.
  • Đặt trực tiếp lên chỗ đau, thường là vùng thượng vị (trên rốn và dưới xương ức) trong 10 – 20 phút.
Bạn có thể kết hợp thêm hít thở sâu trong quá trình chườm để làm giảm sự co bóp quá mức của dạ dày, tăng hiệu quả giảm đau dạ dày.

3. Xoa bóp bụng

Xoa bóp là hình thức tác động cơ học, giúp tăng lưu thông máu và làm dịu các dây thần kinh đang bị kích thích quá mức. Do đó, khi bị đau dạ dày, bạn cũng có thể xoa bụng để cải thiện tình trạng này. Ngoài tác dụng giảm đau, việc xoa bóp bụng còn giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, đẩy khí thừa ra ngoài, giảm chứng đầy hơi, khó tiêu.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho một ít dầu nóng vào lòng bàn tay, xoa đều 2 tay với nhau cho ấm lên.
  • Tiến hành xoa bóp vùng bụng theo chiều lên – xuống và trái – phải.
  • Thực hiện trong 10 – 15 phút để thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Không nên xoa bóp khi bụng quá no. Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này sau bữa ăn khoảng 1 tiếng để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và giảm nhẹ cơn đau.

➤Xem chi tiết: Mẹo giảm nhanh cơn đau dạ dày

7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày

1. Chữa đau dạ dày từ nghệ và mật ong

Từ xưa đến nay, mật ong kết hợp với nghệ được xem là bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả và phổ biến nhất. Nghệ chứa curcumin, nó có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt, từ đó giúp chữa lành các vết loét, những tổn thương trong dạ dày. Không những vậy, nghệ còn giúp cân bằng acid dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Mật ong có tính ấm nóng, vị ngọt, có tác dụng xoa dịu, làm lành, giúp người bệnh sớm cải thiện các cơn đau.

Để nghệ và mật ong phát huy hết tác dụng, bạn có thể chế biến theo 2 cách sau:

★ Cách 1: Trộn 2 thìa cafe tinh chất nghệ với 1 thìa mật ong trong 200ml nước ấm. Uống đều đặn mỗi ngày để giảm đau, kích thích tiêu hóa. Cách làm này phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian.

★ Cách 2: Vo hỗn hợp tinh chất nghệ và mật ong thành từng viên. Đem sấy khô, cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 viên.

Lưu ý: Bạn nên phân biệt rõ bột nghệ và tinh chất nghệ. Chỉ có tinh chất nghệ mới có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao, hỗ trợ điều trị cho người bị đau dạ dày.
1. Chữa đau dạ dày từ nghệ và mật ong 1
Mật ong kết hợp với nghệ được xem là bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả và phổ biến nhất

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nắm 7 cách để chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong hiệu quả

2. Chữa đau dạ dày từ nha đam

Nha đam cũng là một ứng cử viên sáng giá, giúp hỗ trợ bạn trong việc điều trị đau dạ dày. Thành phần glycoprotein có trong nha đam là một chất kháng viêm tự nhiên, giúp thu nhỏ vết loét và chữa lành các thương tổn trong dạ dày.

Không chỉ vậy, gel nha đam còn chứa nhiều axit amin và các loại vitamin. Những thành phần này có tác dụng kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc và làm giảm cảm giác đau rát trong dạ dày.

Và thật may là cách sử dụng nha đam cũng rất đơn giản. Bạn có thể dùng chúng theo 2 cách:

★ Cách 1: Uống nước nha đam. Gọt sạch vỏ 1 nhánh nha đam, xắt nhỏ thịt nha đam thành hạt lựu. Sau đó nấu với đường phèn, chia làm 3 – 4 lần ăn trong ngày. Hãy nhớ là ăn cả nước và cái bạn nhé.

★ Cách 2: Kết hợp nha đam và mật ong. Xay nhuyễn gel nha đam. Sau đó, trộn chung với mật ong theo tỷ lệ là 5 lá nha đam : 500ml mật ong. Duy trì sử dụng hỗn hợp từ 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần 2 thìa. Thực hiện đều đặn trong 1 tháng, bạn sẽ thấy được sự thay đổi đáng kể.

3. Chữa đau dạ dày từ gừng

Đối với những người bị đau dạ dày, củ gừng có rất nhiều tác dụng tuyệt vời. Loại gia vị này giúp giảm đầy bụng, chống buồn nôn, ức chế cơ thắt cơ trơn trong ruột, từ đó giúp làm dịu các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, gừng còn có khả năng giảm lượng acid dịch vụ, tăng cường máu đến nuôi dưỡng và tái tạo lớp niêm mạc ruột.

Đặc biệt hơn, gừng chế biến với mật ong sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho dạ dày của bạn nhanh chóng. Cách làm như sau:

  • Cạo sạch vỏ 1 củ gừng tươi, băm nhuyễn.
  • Nấu gừng với 200ml nước trong 5 phút.
  • Lọc nước gừng vào ly, khi nước còn âm ấm thì cho thêm 2 thìa mật ong nguyên chất vào.
Thời điểm thích hợp để uống hỗn hợp này là sau khi ăn sáng khoảng 30 phút.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng được bài thuốc này. Bởi vì gừng có thể làm tăng chảy máu. Do đó, chúng không phù hợp với những người có các biểu hiện bị xuất huyết dạ dày như: nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Ngoài ra, những người đang bị sốt cao, cảm nắng cũng không nên dùng gừng.

3. Chữa đau dạ dày từ gừng 1
Đối với những người bị đau dạ dày, củ gừng có rất nhiều tác dụng tuyệt vời

4. Chữa đau dạ dày từ lá mơ lông

Lá mơ lông hay mơ tam thể, mơ tròn là loại thực vật mọc nhiều nơi ở những vùng quê ở Việt Nam. Loài dược liệu này có tính bình, vị hơi chát và mùi khó ngửi. Sở dĩ mơ lông có thể chữa được các vấn đề về dạ dày là vì chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và kích thích tiêu hóa. Các bạn có thể thực hiện bài thuốc từ lá mơ lông theo các cách sau:

  • Uống nước ép từ lá mơ;
  • Ăn lá mơ sống;
  • Kết hợp lá mơ với các vị thuốc nam khác như: mạch môn, cam thảo và bạch biến đậu.
  • Ngoài ra, lá mơ hấp với trứng gà cũng rất hiệu quả và là 1 món ăn hấp dẫn

5. Chữa đau dạ dày từ chè dây

Trước đây, chè dây được sử dụng để làm nước uống. Tuy nhiên, gần đây loại dược liệu này được phát hiện ra rằng chúng có hiệu quả chữa đau dạ dày. Chè dây có vị ngọt đắng, tính mát, cùng với các hoạt chất như tanin, flavonoid, nó có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, nhiễm H. pylori, trào ngược dạ dày,… Không chỉ vậy, chè dây còn có thể chữa mất ngủ nhờ tác dụng an thần.

Cách sử dụng chè dây hỗ trợ chữa đau dạ dày như sau:

  • Lá chè dây tươi đem rửa sạch, phơi khô.
  • Đun nóng 15 gram lá khô với 150ml nước, sau đó hãm trong 10 phút ở lửa nhỏ.
  • Gạn lấy nước và dùng khi còn nóng.
Hãy uống trà dây thay cho nước lọc mỗi ngày, liên tục trong 15 – 20 ngày, bạn sẽ thấy cải thiện tình trạng đau dạ dày.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách uống trà dây chữa đau dạ dày?

6. Chữa đau dạ dày từ cây khôi tía

Chứa các thành phần hóa học như tanin và glucosid, lá khôi tía giúp ức chế sự phân bào của vi khuẩn H. pylori. Đây là tác nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh đau dạ dày. Đồng thời, các hoạt chất trên còn có tác dụng giảm tiết acid dạ dày, kháng viêm, nhanh làm các tổn thương ở dạ dày, giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đầy bụng,…

Sau đây là bài thuốc với lá khôi tía chữa đau dạ dày:

  • Chuẩn bị: 60g lá khôi tía, 12g lá khổ sâm, 40g lá bồ công anh, 20g tương tư đằng.
  • Đem sắc với 1,5 lít nước.
  • Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ để đến khi nước cô đặc còn khoảng 500ml.
  • Gạn ra, chia thành 3 lần uống trước các bữa ăn chính trong ngày 30 phút.
Lưu ý: Không dùng uống nước lá tía khôi thay cho nước lọc hàng ngày. Bởi vì nếu uống dược liệu này quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: mệt mỏi, da dẻ xanh xao,…
6. Chữa đau dạ dày từ cây khôi tía 1
Lá khôi tía cũng có thể giúp hỗ trợ trị đau dạ dày

7. Chữa đau dạ dày từ dạ cẩm

Ở Lạng Sơn, người dân từ lâu đã dùng dạ cẩm như một loại thuốc trị viêm loét miệng rất tốt. Theo quan niệm Đông y, loài cây này có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm còn có tác dụng giảm đau, trung hòa acid dạ dày, se vết loét, giảm ợ chua, ợ nóng. Chính vì những tác dụng như vậy, bài thuốc cây dạ cẩm đã trở thành vị cứu tinh hỗ trợ cho các bệnh nhân đau dạ dày ở nhiều nơi.

Hiện nay, trong Đông y có nhiều cách để sử dụng dạ cẩm chữa đau dạ dày như dùng dạng thuốc sắc, thuốc cao hay siro,… Dưới đây là cách đơn giản nhất để chế biến dạ cẩm hỗ trợ chữa đau dạ dày:

  • Dùng 10 – 25g lá và ngọn khô, thêm nước vào sắc.
  • Có thể thêm đường cho vừa đủ ngọt.
  • Chia thành 2 đến 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn hay khi đau.

Bình Vị Thái Minh hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày

Bình Vị Thái Minh được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên. Sản phẩm đã được Trường Đại Học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh hiệu quả, giúp mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện:

  • Trung hòa, giảm tiết acid dịch vị ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó giúp hồi phục vết loét, giảm đau dạ dày
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua
Bình Vị Thái Minh hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày 1
Bình Vị Thái Minh chứa các vị thuốc hỗ trợ chữa đau dạ dày

Các lưu ý khi chữa đau dạ dày dân gian

Mặc dù có thể dễ dàng sử dụng các phương pháp, bài thuốc dân gian để hỗ trợ chữa đau dạ dày, nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các bài thuốc dân gian có tác dụng tương đối chậm, bạn cần phải kiên trì sử dụng theo hướng dẫn, một thời gian dài sau bạn sẽ cảm thấy được hiệu quả.
  • Việc kết hợp các loại dược liệu với nhau có thể góp phần tăng hiệu quả chữa đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền để tránh mắc phải những tương kỵ nguy hiểm.
  • Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dân gian, bạn cũng cần phải thay đổi các thói quen sinh hoạt xấu như: thức khuya, căng thẳng, ăn đồ dầu mỡ,…
  • Cần phải nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học, không bỏ bữa, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường, cần ngưng ngay các thuốc hiện đang sử dụng và đến bác sĩ để khám bệnh, tìm hiểu chính xác nguyên nhân.

Những dấu hiệu bạn nên đến bác sĩ

Nếu sau một thời gian mà cơn đau dạ dày vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn trậm trọng hơn, bạn nên đến bác sĩ để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sau đây cũng khá nguy hiểm, bạn nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Nôn mửa nghiêm trọng hoặc nôn ra máu;
  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài;
  • Sốt cao;
  • Phân có máu hoặc nhìn giống hắc ín;
  • Đột ngột bị giảm cân;
  • Vàng da;
  • Có các dấu hiệu bị xuất huyết tiêu hóa: mệt mỏi, ủ rũ, da xanh xao, nhợt nhạt,…

Nếu có những dấu hiệu trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám kỹ lưỡng, xác định nguyên nhân và chữa bệnh kịp thời.

Tóm lại, cách chữa đau dạ dày dân gian rất muôn hình vạn trạng. Điều quan trọng là bạn cần phải chọn cho mình phương pháp chữa bệnh uy tín và đảm bảo an toàn. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ y học cổ truyền để có thể có được lựa chọn phù hợp với mỗi cá nhân.

Để đọc thêm thông tin, bạn có thể tham khảo tại:

  • https://suckhoedoisong.vn/cay-da-cam-thuoc-chua-da-day-than-ky-cua-nguoi-lang-son-n103330.html

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...