[Tổng hợp] Cách chữa trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit dạ dày là hiện tượng thường gặp gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Triệu chứng này tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không được điều trị, nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện. Hãy cùng dadaykhoe.vn tìm hiểu các cách chữa trào ngược axit dạ dày hiệu quả nhé!

[Tổng hợp] Cách chữa trào ngược axit dạ dày 1

Trào ngược axit dạ dày có chữa được không?

Bệnh trào ngược axit dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến. Trào ngược axit thường xảy ra khi axit từ dạ dày chảy ngược vào thực quản gây kích thích và có cảm giác nóng rát vùng cổ họng. Đây cũng là triệu chứng trào ngược các dịch vị axit trong dạ dày, như: thức ăn, dịch mật, pepsin,… từ dạ dày lên thực quản khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn ói.

Một số dấu hiệu điển hình nhận diện bệnh trào ngược axit dạ dày cần chú ý:

  • Ợ nóng kèm theo ợ chua trong miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Khó nuốt, vướng họng, có cảm giác bị mắc kẹt trong họng
  • Ngủ dậy bị khàn tiếng
  • Đau họng, ho khan, ho về đêm nhiều
  • Khó thở, đau tức ngực.

Trào ngược axit dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.Bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu được thăm khám và có hương điều trị ngay từ đầu. Tuy nhiên, bệnh nếu để lâu ngày rất nguy hiểm, nó có thể gây biến chứng ảnh hưởng hoạt động của dạ dày và mắc bệnh về thực quản. Các chuyên gia cũng đánh giá biến chứng do trào ngược axit gây nên cần thời gian điều trị lâu và khó điều trị khỏi hoàn toàn nếu để tình trạng bệnh nặng.

☛ Tham khảo thêm tại: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? 

Cải thiện trào ngược axit qua chế độ ăn uống sinh hoạt

Cải thiện trào ngược axit qua chế độ ăn uống sinh hoạt 1

Có thể nói chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày là yếu tố góp phần ảnh hưởng xấu hưởng lớn đến sự xuất hiện, hiệu quả điều trị và kiểm soát các triệu chứng trào ngược axit. Vì vậy để phòng ngừa, hỗ trợ làm giảm triệu chứng trào ngược axit dạ dày, người bệnh cần tuân thủ một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống lành mạnh dưới đây:

Chế độ ăn uống:

  • Bổ sung thêm những loại rau củ có màu xanh đậm vì nó có nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa
  • Sử dụng yến mạch nguyên hạt giúp hạn chế triệu chứng trào ngược rất tốt
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để loại bỏ độc tố. Nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước ép rau củ. Hạn chế các loại nước ngọt có ga, nước đóng chai.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn đông lạnh, nhiều chất bảo quản, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay, chua.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ sinh hoạt:

  • Không nên ăn tối quá muộn hoặc nằm ngay sau khi ăn.
  • Không ăn quá no trong mỗi bữa ăn
  • Tránh bia, rượu, cafe, khói thuốc
  • Khi nằm ngủ nên kê gối cao đầu để hạn chế tình trạng trào ngược. Ngoài ra, khi nằm ngủ bạn lưu ý tránh nằm nghiêng sang bên phải. Bởi ở tư thế này, cơ co thắt thực quản dưới sẽ bị dạ dày bao phủ nên có nguy cơ bị rò rỉ axit rất cao.
  • Tránh thừa cân, béo phì bởi mỡ bụng có thể cản trở cơ vòng thực quản vốn để ngăn ngừa sự trào ngược. Giảm mỡ bụng bạn sẽ thấy sự khác biệt đáng kể sau khi bạn ăn những thực phẩm gây trào ngược axit.

Mẹo chữa trào ngược axit dạ dày bằng dân gian

1. Sử dụng gừng tươi

1. Sử dụng gừng tươi 1

Theo nghiên cứu, trong gừng có chứa hàm lượng lớn Methadone, Tecpen,… chúng có khả năng làm trung hòa axit dạ dày. Chính vì vậy, nó giúp cải thiện những triệu chứng như ợ chua, buồn nôn, giảm đau và lưu thông mạch máu hiệu quả. Để sử dụng gừng tươi chữa trào ngược axit dạ dày, bạn có thể làm theo gợi ý dưới đây:

Cách 1: Pha trà gừng:

  • 1 củ gừng tươi rửa sạch, thái thành lát và đập dập
  • Đun sôi khoản 300ml nước, cho gừng vừa dập vào và đậy nắp đun thêm khoảng 2 phút
  • Bỏ thêm 1 thìa cafe đường phèn và tắt bếp
  • Chắt nước uống trước bữa sáng khoảng 20 đến 30 phút.

Cách 2: Gừng ngâm mật ong:

  • 300gr gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái thành lát mỏng cho vào lọ thủy tinh
  • Đổ thêm 200ml mật ong nguyên chất vào bình, cho ngập hết lượng gừng trong lọ và đậy nắp lại
  • Để lọ thủy tinh mật ong khoảng 5 – 7 ngày nơi thoáng mát là có thể sử dụng được
  • Mỗi ngày ngậm từ 2 – 3 lát gừng ngâm mật ong. Đều đặn dùng liên tục từ 1-2 tháng để cho hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên uống một cốc trà gừng. Uống quá nhiều nước gừng có thể tác dụng ngược, gây cảm giác nóng bụng và vùng họng.

2. Sử dụng lá trầu không

2. Sử dụng lá trầu không 1

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm giúp tiêu viêm, chỉ khái, hạ khí, trừ phong thấp, sát khuẩn, kích thích, tiêu hóa và thần kinh,…

Ngoài ra, y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, lá trầu không có hoạt chất Tanin giúp kiểm soát lượng axit trong dạ dày, ổn định nồng độ PH bên trong dạ dày, xoa dịu các triệu chứng táo bón, đầy hơi, cải thiện tích cực tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản  cũng như làm lành các vết viêm loét.

Các cách sử dụng lá trầu không giảm trào ngược axit như sau:

Cách 1: Uống nước lá trầu không

  • Chọn 3 – 4 lá trầu không bánh tẻ đem rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 5 phút
  • Vò nát lá trầu và cho vào ấm đun lên cùng khoảng 200ml nước, sau sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp
  • Chắt lấy nước để uống.
  • Nên uống hàng ngày, sau ăn bữa trưa 1 giờ, kiên trì tối thiểu 1 tháng để trị bệnh.

Cách 2: Ăn lá trầu không

  • Chọn 2 lá trầu không bánh tẻ đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng
  • Vớt lá trầu không, vẩy cho khô nước rồi nhai sống và nuốt

Lưu ý: Lá trầu không thường có vị cay khi nhai sống nên không phải ai cũng có thể ăn được. Nếu khó ăn, người bệnh thực hiện theo cách 1.

3. Sử dụng nghệ

3. Sử dụng nghệ 1

Sử dụng nghệ để chữa trào ngược axit dạ dày là bài thuốc quen thuộc được nhiều người áp dụng và thấy hiệu quả rõ rệt. Trong thành phần nghệ có chứa lượng lớn tinh chất Curcumin giúp kháng khuẩn, chống viêm, giúp cải thiện và khắc phục hiệu quả các tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược axit dịch vị,…

Để sử dụng nghệ chữa trào ngược axit dạ dày, người bệnh có thể thực hiện theo gợi ý:

Cách 1: Pha bột nghệ và mật ong

  • Dùng 3 thìa cafe bột nghệ tươi và 1 thìa cafe mật ong nguyên chất cùng 100ml nước ấm
  • Khuấy đề và uống khi còn ấm.

Cách 2: Hoàn viên nghệ mật ong

  • Trộn mật ong và nghệ tươi theo tỉ lệ 1 : 2, trộn đều hỗn hợp và viên lại mỗi viên bằng ngón tay út
  • Viên xong để đĩa cho ráo và cho vào lọ, đậy kín và đặt vào ngăn mát tủ lạnh
  • Mỗi ngày uống 6 viên chia làm 3 lần, nên uống với nước ấm
  • Uống đều trong 1 tháng.

4. Sử dụng mật ong

4. Sử dụng mật ong 1

Theo y học hiện đại chứng minh, mật ong chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, trong mật ong có chứa chất chống oxy hóa, đường tự nhiên, các vitamin B, C, E, K cùng hợp chất kẽm, kali giúp cân bằng nồng độ PH trong dịch vị, cải thiện các triệu chứng ợ chua, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu.

Bên cạnh đó, mật ong có tính chất khử trùng, kháng virus, chống viêm nhiễm, chính vì vậy nó được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh lý về dạ dày, trong đó có trào ngược axit dạ dày, thực quản, đau dạ dày,…

Để sử dụng mật ong chữa trào ngược axit dạ dày, bạn có thể áp dụng theo cách dưới đây:

  • 1 thìa cafe mật ong nguyên chất
  • Cho vào cốc, chế thêm 50ml nước sôi 70 độ
  • Khuấy đều cho tan hết và uống trực tiếp khi còn ấm
  • Uống vào buổi sáng mỗi ngày trước bữa ăn 20- 30 phút, uống đều đặn 1 tháng sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

☛ Xem đầy đủ:  5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

5. Baking soda

5. Baking soda 1

Baking soda có khả năng trung hòa axit dạ dày, giảm cảm giác nóng rát ở khu vực thượng vị bởi baking soda có độ PH kiềm, giúp trung hòa acid dạ dày dư thừa có thể gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược. Ngoài ra, baking soda có đặc tính sát khuẩn, chống viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm loét dạ dày thực quản do hiện tượng trào ngược axit gây ra.

Cách sử dụng baking giảm trào ngược axit dạ dày theo cách sau:

  • Lấy 1 muỗng baking soda pha với 200ml nước
  • Khuấy cho bột tan rồi uống hết hoàn toàn
  • Uống hỗn hợp trên 2 lần/ ngày, uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
Lưu ý:  Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, sử dụng baking soda chỉ là một giải pháp tạm thời cho chứng trào ngược axit dạ dày. Nó cũng chỉ phát huy được công dụng của mình khi trào ngược dạ dày đang trong giai đoạn khởi phát của bệnh, người bệnh không nên sử dụng lâu dài trên 7 ngày bởi nó có thể gây tích nước, buồn nôn và một số phản ứng phụ khác.

6. Tỏi

6. Tỏi 1

Trong Đông y, tỏi mang tính ấm, vị hơi cay, mùi hăng có tác dụng xoa dịu cơn đau do viêm dạ dày và có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn, cải thiện tốt những bệnh lý: trào ngược axit dạ dày, viêm loét dạ dày. Ngoài ra, tỏi còn khắc phục nhanh một số triệu chứng khó chịu do các bệnh về đường tiêu hóa gây ra: đầy bụng, chán ăn, nóng rát ở vùng thượng vị, khó tiêu, trướng bụng.

Cách sử dụng tỏi giảm trào ngược dạ dày:

  • 15g tỏi đã bóc sạch, rửa sạch và giã nát
  • Cho và bình thủy tinh đổ 100ml mật ong nguyên chất cho ngập
  • Đậy nắp, đậy nơi khô ráo thoáng mát
  • Sau khoảng 3 tuần là có thể dùng được
  • Trong mỗi bữa ăn, xúc 1 thìa cafe tỏi ngâm mật ong ăn
  • Kiên trì ăn khoảng 2 tháng sẽ thấy triệu chứng giảm.

7. Hạt thì là

7. Hạt thì là 1

Theo y học hiện đại, hạt thì là có chứa hợp chất  Anethole giúp kích thích tiêu hóa, thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày mạnh khiến axit bị đẩy ngược lên trên thực quản, từ đó làm giảm tình trạng trào ngược axit dạ dày

Cách sử dụng thì là như sau:

  • 1 thìa cafe hạt thì là khô khoảng 100g cho vào ấm hãm cùng nước sôi như hãm trà khoảng 10 – 15 phút
  • Chắt lấy nước uống trước bữa ăn chính 30 phút
  • Nếu uống hết có thể chế thêm nước và hãm tiếp để uống.
  • Nên uống trong ngày, không để qua đêm.

☛ Tham khảo thêm tại: 13 bài thuốc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Điều trị trào ngược dạ dày theo y học hiện đại

Điều trị trào ngược dạ dày theo y học hiện đại 1

Sử dụng thuốc điều trị

Điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày bằng phương pháp tây y là một trong những phương pháp được khá nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc tây nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi thực tế, thuốc tây có tác dụng phụ khá cao.

Dưới đây là một số loại thuốc tây bác sĩ có thể dùng trong điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày người bệnh có thể tham khảo:

Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI):

Omeprazole viên 20mg, có tác dụng ức chế tiết acid mạnh.

  • Lansoprazole: Có tác dụng diệt vi khuẩn Hp đạt: 21 – 43%, đây là thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ hai, sau 8 tuần điều trị tỷ lệ liền sẹo loét dạ dày đạt 89 – 92%.
  • Pantoprazole: thuốc được dung nạp tốt, nhanh liền sẹo và ít tác dụng phụ.
  • Rabeprazole: ức tiết chế axit mạnh, nhanh chóng kiểm soát acid. Tuy nhiên, nó cũng gây tác dụng như hoa hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
  • Esomeprazole: giúp ức chế tiết axit kéo dài.

Thuốc kháng histamin H2:

Một số thuốc kháng thụ thể histamin H2 mà bác sĩ có thể kê khi bị trào ngược axit dạ dày bao gồm: cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, nên ức chế bài tiết cả dịch acid cơ bản (khi đói) và dịch acid do kích thích (bởi thức ăn, histamin, cafein, insulin…).

Trường hợp có nhiễm Helicobacter pylori (HP): có thể diệt HP với phác đồ 3 thuốc ngắn ngày, sau đó tiếp tục điều trị với thuốc ức chế bơm proton dài ngày, tùy sự đáp ứng của người bệnh.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: “Bỏ túi” các thuốc trào ngược dạ dày!

Phẫu thuật

Phẫu thuật 1

Phẫu thuật là cách điều trị dứt điểm nhất bệnh trào ngược axit dạ dày. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cần theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân thực hiện phẫu thuật nếu các triệu chứng axit trào ngược làm viêm loét thực quản dẫn đến xuất huyết hoặc loét đường tiêu hóa trên gây hẹp thực quản, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn.

Một số pháp điều phẫu thuật có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản (phẫu thuật fundoplication)
  • Phẫu thuật nội soi xuyên miệng
  • Thủ thuật Stretta
  • Phương pháp khâu nội soi (sử dụng hệ thống Bard EndoCinch)
  • Phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới (Linx).

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày!

Bình Vị Thái Minh – Giảm trào ngược axit, khỏe dạ dày

Ngoài những phương pháp trên, người bệnh có thể sử dụng Bình Vị Thái Minh. Đây là giải pháp hiệu quả cho người trào ngược axit dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.

Bình Vị Thái Minh - Giảm trào ngược axit, khỏe dạ dày 1

Sản phẩm được nghiên cứu khoa học bài bản, được sản xuất trên dây chuyền thiết bị tự động hóa hiện đại của Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh – đơn vị sản xuất Dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Bình Vị Thái Minh có chứa bộ đôi hoạt chất Giganosin và Mucosave FG, đặc biệt là Mucosave FG – được nhập khẩu từ Ý, đã được nghiên cứu lâm sàng mang lại tác dụng:

  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc, giảm các cơn đau ở dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Trên đây là thông tin về bệnh trào ngược axit dạ dày đầy đủ nhất. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân một cách  tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024
Loading...