12++Mẹo chữa đau thượng vị bằng mật ong #tại nhà

Bên cạnh các loại thuốc Tây y để chữa đau thượng vị dạ dày, bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian hoặc các mẹo giảm đau thượng vị dưới đây để chữa các cơn đau thượng vị nhẹ tại nhà

Đau thượng vị là gì?

Thượng vị là khu vực trung tâm phía trên của ổ bụng, nằm ở giữa hai bên xương sườn, dưới xương ức và trên rốn, đóng vai trò tạo ra hơi thở. Khu vực này tập trung nhiều cơ quan quan trọng như một phần dạ dày, một phần gan, tụy và tá tràng.

Đau bụng vùng thượng vị là một triệu chứng phổ biến của các bệnh lý liên quan đến dạ dày, rối loạn hệ thống tiêu hóa hoặc đôi khi chỉ là chứng khó tiêu. Tuy nhiên, đau bụng vùng thượng vị thường xuyên bạn cũng nên cảnh giác bởi một số trường hợp cảnh báo cơ thể bạn đang mắc một số bệnh lý liên quan đến các vấn đề ở dạ dày: Trào ngược dạ dày, viêm thực quản, viêm loét dạ dày….cần điều trị y tế.

Triệu chứng cảnh báo đau thượng vị dạ dày

Vùng thượng vị tập trung rất nhiều cơ quan khác: Dạ dày, gan, ống thực quản, tuyến tụy, ruột non… bất cứ cơ quan nào đau cũng có thể gây đau vùng thượng vị. Theo các chuyên gia và bác sĩ, ở mỗi người triệu chứng đau thượng vị có thể khác nhau căn cứ vào nguyên nhân khởi phát bệnh. Tuy nhiên đa số người bệnh sẽ có triệu chứng:

  • Đau nhói
  • Đau dữ dội
  • Đau âm ỉ tại vùng thượng vị

Ngoài ra, đau thượng vị dạ dày còn có thể kèm theo một số dấu hiệu:

  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát ở ngực
  • Đầy hơi, khó tiêu hoặc có cảm giác trướng bụng
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Đau tức dạ dày
  • Chán ăn, giảm cân, nhanh no

Khi các triệu chứng đau thượng vị xuất hiện kéo dài và tăng dần cấp độ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Xem thêm: Nguyên nhân gây đau thượng vị

12 Mẹo chữa đau thượng vị bằng mật ong tại nhà

12 Mẹo chữa đau thượng vị bằng mật ong tại nhà 1

1.Dùng nghệ và mật ong

Tác dụng của nghệ và mật ong ai cũng biết bởi nó rất tốt với các bệnh đường tiêu hóa. Thành phần curcumin trong nghệ kháng khuẩn, chống viêm và giảm axit dư thừa trong dạ dày. Ngoài ra hoạt chất này còn giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng viêm loét. Từ đó giảm đau thượng vị và triệu chứng của bệnh hiệu quả.

Thêm vào đó, mật ong có tác dụng nuôi dưỡng, phục hồi vết loét dạ dày, giảm axit trong dịch vị. Kết hợp mật ong và nghệ là bài thuốc được đánh giá, an toàn hiệu quả chữa đau thượng vị và một số bệnh về dạ dày.

Cách dùng mật ong và nghệ:

Cách 1: Viên hoàn nghệ và mật ong

  • Trộn mật ong và tinh bột nghệ theo tỉ lệ 2:1 trong 1 tô lớn
  • Trộn thật đều 2 loại nguyên liệu và vo thành viên nhỏ bằng ngón tay trỏ
  • Sử dụng mỗi khi đau bụng thượng vị hoặc uống 1 viên/ ngày để hạn chế viêm loét, ngăn ngừa cơn đau tái phát

Sử dụng bột nghệ và mật ong, trộn hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1. Người bệnh nuốt trực tiếp hoặc pha với nước ấm sử dụng 2 lần/ này. Nên sử dụng vào buổi sáng và buổi tối.

Cách 2: Pha tinh bột nghệ với mật ong

  • Pha tinh bột nghệ và mật ong vào cốc nước ấm theo tỉ lệ 1:1
  • Khuấy đều và uống trực tiếp 2 lân/ ngày
  • Nên uống vào sáng và tối

Cách 3: Ngâm mật ong ngệ

  • Nghệ tươi rửa sạch thái lát mỏng
  • Cho vào bình thủy tinh và đổ ngập mật ong nguyên chất
  • Ngâm khoảng 2 tuần có thể bắt đầu sử dụng
  • Khi sử dụng lấy khoảng 15ml hỗn hợp cho vào cốc nước ấm 100ml nước
  • Khuấy đều và uống

Có thể bạn quan tâm:  Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có tốt không?

2. Dùng chuối hột

2. Dùng chuối hột 1
Chuột hột phơi khô

Y học dân gian đã ghi chép lại, chuối hột có tính chát, hơi đắng, tính ôn và có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, thông tiểu, kháng khuẩn giảm triệu chứng đau bụng khá tốt. Không chỉ vậy, với quả chuối hột còn có chứa chất kháng khuẩn có thể se lành bề mặt tổn thương viêm trong dạ dày và giúp giảm cơn đau thượng vị một cách từ từ.

Một số cách sử dụng chuối hột chữa đau thượng vị như sau:

Cách 1: Chuối hột tán mịn pha nước

  • Chuối hột đem rửa sạch, thái lát mỏng và phơi trong bóng râm cho đến khi khô hoàn toàn
  • Có thể đem xao qau trên bếp cho thơm và tán thành bột mịn
  • Để trị đau bụng thượng vị pha 2 thìa cà phê chuối hột với 200ml nước ấm
  • Có thể pha thêm 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
  • Khuấy đều và uống 1 ngày/ lần trong 1 tuần liên tục

Cách 2: Nước sắc chuối hột cùng 1 số vị thuốc thảo dược

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 10 quả chuối hột xanh đã thái lát, phơi khô và sao vàng
  • Củ mài: 20g
  • Rau má: 20g
  • Gạo lứt: 20g
  • Lá sen khô: 10g
  • Rau diếp cá: 15g
  • Đu đủ chín: 50g

Cách làm

  • Tất cả nguyên liệu trên bỏ vào ấm sắc cùng 1 lít nước
  • Đun lửa liu riu đến khi cạn còn 1/3 nước
  • Chắt lấy nước và chia thành nhiều phần nước uống trong ngày
  • Nên uống đều đặn mõi ngày 1 thang đến khi cơn đau thượng vị chấm dứt hoàn toàn

☛ Có thể bạn quan tâm: Cách chữa đau dạ dày bằng chuối xanh hiệu quả tại nhà

3. Sử dụng tỏi

Theo Đông y, tỏi có tính ấm, vùi vị cay, hăng có thể giúp cân bằng độ PH, kiểm soát tình hình acid trong dạ dày, ngăn ngừa cơn đau thượng vị. Ngoài ra, tỏi còn giúp giảm những triệu chứng của dạ dày: Chứng đầy bụng, khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị…

Cách sử dụng tỏi tươi để điều trị cơn đau thượng vị cũng khá đơn giản khi bạn xuất hiện cơn đau thượng vị:

Cách 1: Ăn sống tỏi

  • Ăn tép tỏi sống, nếu sợ hồi miệng nên uống thêm 1 cốc nước
  • Giã tỏi sống và lọc lấy nước uống

Cách 2: Tỏi ngâm mật ong

  • Tỏi bóc tắng: 15g
  • Mật ong nguyên chất: 10ml
  • Tỏi thái lát hoặc giã nát bỏ vào bình thủy tinh
  • Đổ mật ong cho ngập và ngâm khoảng 2-3 tuần
  • Sử dụng 1 thìa mật ong ngâm tỏi pha với 1 cốc nước ấm uống hằng ngày

3. Sử dụng tỏi 1

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dadaykhoe.vn

4. Dùng nước gạo

Dùng nước gạo tức là nước cơm, khi nấu cơm đến khi cơm sôi lên, có nước màu trắng đục. Trong nước ấy có các hợp chất có thể bao phủ bên trong dạ dày và làm giảm đau do loét hoặc viêm dạ dày. Mẹo sử dụng nước cơm này rất  hay chữa đau thượng vị dạ dày và khá nhiều người yên tâm sử dụng

  • Nấu cơm gạo trắng hoặc gạo nâu, cho nhiều nước gấp đôi bình thường
  • Nấu cơm cho đến khi nó mềm và sẵn sàng để ăn.
  • Sau đó đổ gạo vào lưới lọc, hứng chất lỏng còn sót lại trong một cái bát bên dưới.
  • Một khi chất lỏng này đã đủ nguội, hãy uống nó để làm dịu dạ dày.
  • Có thể thêm một ít mật ong hoặc một vắt chanh nếu bạn muốn.

5. Sử dụng lá khôi tía

Theo nghiên cứu, lá khôi tía có nhiều hoạt chất tanin có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giúp giảm đau khá tốt. Không chỉ vậy, sử dụng lá khôi tía còn giúp phục hồi các vết loét trong dạ dày. Theo kinh nghiệm dân gian bạn có thể dùng lá khôi tía để điuề trị chứng đau thượng vị theo cách đơn giản dưới đây:

  • Lá khôi tía đem phơi khô và cất túi dùng dần
  • Mỗi lần dùng lấy khoảng 1 nhúm lá khôi tía đem hãm với nước đun sôi như hãm trà và uống hằng ngày
  • Nước khôi tía đã hãm không nên dùng qua ngày hôm sau.

5. Sử dụng lá khôi tía 1

6.Dùng lá nha đam

Nha đam cung cấp các hoạt chất anthraquinon và glucomannans có khả năng làm giảm sản xuất axit dạ dày, ngăn ngừa trào ngược, giảm ợ nóng, ợ chua. Chính vì thế, nha đam có tính nhuận tràng, thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và điều chỉnh nhu động ruột, giảm tình trạng ứu đọng thức ăn tồn ở dạ dày- giảm các cơn đau vùng thượng vị

Trong nha đam còn có các gel chúng hoạt động như một hoạt chất bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày, không cho acid dư thừa, vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công các tế bào khỏe mạnh trong dạ dày.

  • 1 nhánh nha đam tươi rửa sạch và gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài
  • Lấy ruột nha đam và 100ml nước ấm xay nhuyễn
  • Lấy 2 thìa cà phê hỗn hợp nha đam pha với 1 cốc nước uống
  • Nên uống ngày 2 cốc đến khi cơn đau thượng vị dạ dày được cải thiện

☛ Tham khảo thêm tại: Mách bạn mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

7. Sử dụng các loại trà

Trà hoa cúc

Bạn đã bao giờ nhấm nháp một ít trà hoa cúc trước khi đi ngủ để thư giãn? Trà hoa cúc làm giảm căng thẳng khắp cơ thể và giảm viêm trong dạ dày, có thể giúp giảm đau dạ dày. rà hoa cúc có tác dụng trung hòa axit, giảm đau rát thượng vị và các triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.Duy trì uống từ 2 – 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày.

Sử dụng túi trà hoa cúc thông thường, hoặc hoa cúc khô thả trong nước sôi trong mười đến mười lăm phút.

Trà quế

Thông Đông y, quế có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch của tiêu hóa, làm giảm đầy hơi. Chính vì vậy, quế là vị thuốc tốt giúp giảm đau, giảm các triệu chứng của đau thượng vị. Bạn có thể sử dụng quế trong nấu các món ăn, nhưng giảm đau thượng vị tốt nhất là pha trà quế.

  • Sử dụng miếng quế
  • Rửa sạch, cạo hết mùn vỏ ngoài
  • Cho vào bình hãm trà hoặc cốc nước có nắp đậy
  • Chế nước đun sôi rồi đậy nắp lại
  • Để khoảng vài phút là bạn có cốc trà quế thơm lừng

7. Sử dụng các loại trà 1

Trà gừng

Gừng có chứa các hoạt chất giúp chống viêm, giảm acid dạ dày dư thừa và kích thích tiêu hóa. Các hoạt chất: gingerol và zingerone  trong gừng có khả năng kháng viêm và giảm đau, ngoài ra nó còn chống lại tình trạng đua rát ở vùng thượng vị và ức chế phản ứng viêm ở niêm mạc dạ dày.

Có nhiều cách để sử dụng gừng vô cùng đơn giản giúp giảm đau thượng vị dạ dày như: Gừng tươi rửa sạch, thái lát nỏng ngậm và nhai trong miệng và nuốt dần hoặc pha trà gừng:

  • Gừng rửa sạch thái lát và đập dập
  • Đem hãm trong cốc nước sôi 10-15 phút
  • Uống nhấm nháp hoặc bỏ thêm 1 thìa cà phê mật ong

Trà bạc hà

Trong bạc hà có hoạt chất methol, có vị the, tính ấm, có thể giúp ức chế co thắt dạ dày, giảm đau thượng vị dạ dày. Để sử dụng bạc hà một cách đơn giản mõi ngày, bạn có thể làm trà bạc hà theo cách sau:

  • Bạc hà 4-5 lá rửa sạch
  • Cho vào ấm và đổ nước đun sôi, đậy nắp lại trong vài phút
  • Dùng nước bạc hà như uống trà bình thường
  • Mỗi ngày dùng 2-3 lần như vậy

Trà xanh

Loại trà này chứa EGCG có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm sưng viêm, xoa dịu cơn đau vùng thượng vị và cải thiện các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi do bị viêm dạ dày. Để sử dụng trà xanh giúp chữa đau thượng vị dạ dày bạn có thể thực hiện theo cách:

  • Lấy 1 nắm búp trà non rửa sạch, vò nhẹ rồi bỏ vào ấm hãm với nước sôi.
  • Để khoảng vài phút chắt lấy nước uống
  • Nên sử dụng 2 tách trà mỗi ngày.
  • Có thể thêm vào chút mật ong để làm tăng hương vị cho trà.

8. Dùng banking soda

Baking soda có tính kiềm nên nó được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng giảm axit được sản xuất quá mức trong dạ dày. Từ đó cải thiện đau thượng vị và triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn do axit dạ dày. Có thể dùng banking soda để điều trị đau thượng vị dạ dày theo cách sau:

  • Banking soda: 1 thìa cà phê đem hòa vào 1 cốc nước ấm: 200ml
  • Khuấy đều đến khi banking soda tan đều đến khi không còn màu trắng đục
  • Uống trực tiếp

Lưu ý:

Vì trong baking soda chứa nhiều muối nên phương pháp này được khuyến cáo chỉ sử dụng tạm thời, trong thời gian ngắn. Trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, không nên lạm dụng cách dùng này

8. Dùng banking soda 1

9.Dùng nước ép bắp cải

Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, trong bắp cải có chứa vitamin U, ó tác dụng chữa lành nhanh các vết loét ở niêm mạc dạ dày và giúp giảm đau. Bắp cải tươi sẽ chứa nhiều hoạt chất vitamin U nhất, nếu trần và đun, luộc sẽ làm giảm lượng vitamin U. Chính vì thế, sử dụng bắp cải tươi là tốt nhất.

Cách làm nước ép bắp cải chữa đau thượng vị dạ dày tự nhiên.

  • Bắp cải: 1 kg, tách lá và rửa sạch để ráo nước
  • Nếu có thể mang ép tươi luôn hoặc trần qua 1 lượt nước sôi
  • Chia làm 3-4 lần uống trong ngày

10. Dùng cây bồ hoàng chữa đau thượng vị dạ dày

Cây bồ hoàng hay còn được gọi là cây cỏ nến. Theo Đông y, cây bồ hoàng có vị ngọt, tính bình, bồi bổ các bộ phận nội như tỳ, can, tâm. Nó có tác dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh đau thượng vị dạ dày, ngoài ả nó còn giúp kháng viêm, giảm đau và giúp nhanh làm vết thượng.

Có thể sử dụng cây bồ hoàng chữa chúng đau thượng vị theo cách sau:

Cách 1: Nước sắc bồ hoàng

  • Bồ hoàng: 50g, chi tử: 20g, trạch tá: 20g
  • Tất cả đem rửa sạch và cho vào ấm và đổ 1,5 l nước đun liu riu
  • Chắt lấy 1 cốc nước uống
  • Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 3 – 4 lần uống

Cách 2:

  • Bồ hoàng: 48g, ngũ linh chi: 48g
  • Đem phơi khô, sao lại cho thơm và nghiền thành bột mịn
  • Mõi lần uống lấy 15g pha nước ấm
  • Uống 3 lần/ ngày.

10. Dùng cây bồ hoàng chữa đau thượng vị dạ dày 1

11.Nước giấm táo

Giấm táo có tác dụng ức chế hoạt động sản xuất acid trong dạ dày và giảm lượng acid dư thừa, giúp kháng khuẩn, tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho niêm mạc dạ dày qua đó xoa dịu cảm giác đau ở vùng thượng vị dạ dày.

Có thể sử dụng giấm táo theo cách đơn giản sau đây:

  • 2 thìa giấm táo hòa với 1 cốc nước ấm 200ml, 1 thìa mật ong nguyên chất
  • Khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện
  • Uống mỗi ngày 2 cốc vào sáng và tối
  • Nên dùng hàng ngày và yên tâm sử dụng trong thời gian dài bởi bài thuốc này từ nguyên liệu tự nhiên không gây tác dụng phụ

12. Sử dụng nước muối ấm pha loãng

Nước muối có thể kích hoạt tuyến nước bọt hoạt động, đồng thời giải phóng amylase – một nhóm enzyme được sản xuất chủ yếu bởi tuyến tụy và tuyến nước bọt. Đây là một trong những thành phần quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Chính vì thế, sử dụng nước muối lãng có thể giúp kháng viêm, cải thiện co thắt các cơ và khắc phục chứng đau thượng vị dạ dày nhanh chóng.

  • Khi thấy có dấu hiệu đau bụng thượng bạn có thể pha 1 thìa cà phê muối tinh với 1 cốc nước ấm 200ml
  • Khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ sẽ giúp làm giảm cảm giác đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu sau khi ăn

13.Tập yoga

Ai cũng biết yoga rất tốt cho sức khỏe, thực hiện một số bài tập yoga còn giúp kích thích tiêu hóa và giảm đầy hơi, điều này có thể khiến bạn cảm thấy bớt đau hơn. Để giảm đau thượng vị dạ dày, bạn có thể tập bài tập dưới đây:

  • Nằm ngửa, đảm bảo sống lưng và đầu thành 1 đường thẳng trên sàn nhà
  • Co đầu gối lên, giữ đầu gối với ngực chạm nhau
  • Lấy tay vòng quanh cẳng chân
  • Giữ nguyên tư thế này trong một phút.
  • lặp lại tư thế này cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

13.Tập yoga 1

14. Chườm nóng

Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu đau bụng thượng vị, đầyy bụng bạn có thể áp dụng cách chườm nóng. Tác dụng của mẹo này giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm ợ hơi và trào ngược dạ dày, đau rát vùng thượng vị .

  •  Sử dụng túi chườm hoặc chai thủy tinh có nắp đậy
  • Chuẩn bị nước nóng già một chút bỏ vào bình hoặc túi chườm
  • Nếu dùng túi chườm có thể đặt áp trực tiếp lên vùng thượng vị
  • Nếu dùng chai thủy tinh nên bọc trong 1 chiếc khăn rồi mới đặt lên vùng bụng bị đau
  • Đặt lên vị trí đau từ 5-10 phút, nhiệt từ túi chườm hoặc bình nóng giúp làm dịu cơ trơn , giãn mao mạch từ đó giảm đau hiệu quả.

Lưu ý: Khi chườm, bạn nên nằm và thả lỏng cơ thể thư giãn  sẽ giúp cơn đau giảm nhanh hơn.

15.Massage nhẹ nhàng

Massage là phương pháp hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng và giảm đau nhức, có thể dùng cho cả trẻ nhỏ. Dùng massage để giảm đau vùng thượng vị dạ dày là phương pháp hữu hiệu làm tăng sức căng, sức đàn hồi và sức co của cơ trơn ở dạ dày và ruột từ đó làm tăng tốc độ nhu động của dạ dày và ruột. Bạn có thể massage mạnh, vừa hay nhẹ tùy thuộc vào cơn đau.

  • Đặt tay lên khu vực bụng phía trên, tiến hành hành xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
  • Thực hiện liên tục 100 – 200 vòng bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt.
  • Để tăng hiệu quả của phương pháp này, bạn có thể kết hợp sử dụng với dầu gió để thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn và giảm đau bụng.

Xem thêm: Đau thượng vị sau khi ăn là bệnh gì? Khắc phục thế nào?

Lưu ý khi dùng mẹo chữa đau thượng vị dạ dày

Lưu ý khi dùng mẹo chữa đau thượng vị dạ dày 1

Những bài mẹo chữa đau thượng vị dạ dày nên được sử dụng kiên trì vì chúng cần thẩm thấu và có tác dụng từ từ. Bài thuốc trên có thể phát huy tác dụng nhanh hay chậm tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.

Ngoài ra người bệnh nên tuân thủy những nguyên tắc dưới đây để bài thuốc phát huy tác dụng tốt hơn:

Chế độ ăn uống:

  • Nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm chứa nhiều ra xanh, omega 3, omega 6 hỗ trợ quá trình điều trị
  • Ưu tiên những thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa, và không ăn quá vội vàng, người bệnh cần ăn chậm, nhai kỹ
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày và cải thiện triệu chứng đau
  • Loại bỏ các loại thực phẩm nhiều gia vị cay, nóng, chiên xào, khô cứng, nhiều dầu mỡ
  • Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và chất kích thích khác có thể gây hại cho sức khỏe

Chế độ sinh hoạt:

  • Sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, căng thẳng bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng
  • Thể dục thể thao thường xuyên  giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và giúp tinh thần thoải mái hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh có kết quả khả quan hơn.
  • Trước khi thực hiện điều trị phương pháp nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý sử dụng tránh tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tham khảo thêm: Đau thượng vị nên ăn gì cho nhanh khỏi

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược

Các bài mẹo chữa đau thượng vị dạ dày như trên rất tiết kiệm chi phí không gây tác dụng phụ tuy nhiên chưa chắc đã mang lại hiệu quả tối ưu. Nhờ sự nghiên cứu rất tỉ mỉ và công phu các nhà khoa học đã đưa ra các dòng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vừa an toàn, lành tính, tiện dụng. Bình Vị Thái Minh là một trong những dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả đang được ưa chuộng nhất hiện nay.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược 1

Sản phẩm mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện:

  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua

Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng trong điều trị viêm loét dạ dày, đây là sự kết hợp giữa thành phần MUCOSAVE và các vị dược liệu quý của Việt Nam như Dạ cẩm, lá khôi, Thương truật, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...