Đau dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Đau dạ dày là gì? Làm sao để biết mình có đang bị đau dạ dày hay không? Và bạn phải làm thế nào nếu bác sĩ nói rằng bạn bị đau dạ dày? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp ngay lập tức thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng nhau tìm hiểu bạn nhé!

 

Đau dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị 1
8 điều cần biết về đau dạ dày

1. Đau dạ dày là gì?

Dạ dày là một cơ quan quan trọng của cơ thể, đóng vai trò tiêu hóa thức ăn. Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày do các vết viêm, loét gây nên. Lúc này, dạ dày không thể thực hiện được chức năng của mình, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, việc đau dạ dày nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển đến các biến chứng như: viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, ung thư dạ dày…

2. Triệu chứng đau dạ dày

Khi bạn bị đau bụng, có rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Có khả năng là bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, sỏi túi mật, đau ruột thừa, đau dạ dày,… Làm sao để có thể dự đoán được bạn có đang bị đau dạ dày hay không? Trên thực tế, có một số triệu chứng rõ rệt liên quan đến đau dạ dày. Hãy đọc tiếp phần dưới đây để tìm hiểu về các biểu hiện của đau dạ dày bạn nhé!

2.1. Vị trí đau dạ dày thường gặp

Đau vùng thượng vị: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau, nóng rát ở vùng bụng giữa ngực và rốn. Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi dạ dày của bạn trống rỗng, và nó có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Dạ dày của bạn có thể được cải thiện khi bạn ăn, uống hoặc dùng thuốc kháng axit.

➤ Đau vùng bụng hai bên trái, phải: Cơn đau thượng vị sau đó thường sẽ lan sang hai bên và ra cả khu vực sau lưng. Đặc biệt là đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái, vì đây là vị trí của dạ dày.

➤ Đau vùng giữa bụng: Bạn sẽ cảm thấy đau ở vùng quanh rốn. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để xác định cơn đau có phải là do đau dạ dày hay không. Bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn.

☛ Xem chi tiết: Đau dạ dày là đau bên nào? Phân biệt đau dạ dày qua vị trí đau

2.2. Các triệu chứng đau dạ dày khác

Bên cạnh các cơn đau, bạn có thể mắc kèm các triệu chứng sau đây:

➤ Đầy bụng, khó tiêu, cảm giác rất dễ no: Nguyên nhân là do dạ dày của bạn đang bị tổn thương và không thể thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn như thường ngày. Do đó, thức ăn sẽ lưu trong dạ dày lâu hơn, gây cảm giác chướng bụng, khó tiêu, làm cho người bệnh không muốn ăn, hoặc ăn rất ít.

➤ Buồn nôn hoặc nôn mửa: Thức ăn chậm tiêu hóa, tồn tại lâu trong dạ dày rất dễ bị trào ngược. Từ đó, người bị đau dạ dày thường dễ bị buồn nôn, thậm chí là nôn. Nôn mửa quá nhiều dẫn đến nóng rát thực quản, do dịch acid từ dạ dày trào ngược lên, nặng hơn là rách niêm mạc thực quản, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân.

➤ Ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit dạ dày: Thức ăn trong dạ dày quá lâu sẽ bị lên men và sinh ra hơi, gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua ở những bệnh nhân đau dạ dày.

➤ Ăn không ngon miệng, giảm cân: Đây là hệ lụy của triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, các cơn đau dạ dày cũng là nguyên nhân khiến cho người bệnh không muốn ăn vì đau. Tuy nhiên, bệnh nhân nên ăn uống khoa học và hợp lý để tránh tình trạng suy nhược, mệt mỏi, làm bệnh tình trầm trọng hơn.

➤ Chảy máu tiêu hóa: Đây có thể là triệu chứng hoặc biến chứng của một số bệnh như: viêm dạ dày cấp do thuốc, ung thư dạ dày, loét dạ dày – tá tràng… Chảy máu tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Để nhận biết bạn có đang bị chảy máu tiêu hóa hay không, đây là các triệu chứng để bạn theo dõi: thiếu máu (mệt mỏi, khó thở hoặc da nhợt nhạt); phân sẫm màu, giống hắc ín; nôn ói có máu hoặc trông giống như bã cà phê.

2.2. Các triệu chứng đau dạ dày khác 1
Đau thượng vị là triệu chứng đau dạ dày phổ biến nhất

3. Nguyên nhân đau dạ dày

Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể bị đau dạ dày từ một hay nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Chúng bao gồm các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên bỏ ăn sáng, ăn uống không điều độ, ăn quá no, ăn các thực phẩm chưa được nấu chín kỹ… là những thói quen có hại, dẫn đến đau dạ dày.
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá là những “kẻ thù” của dạ dày. Chúng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nam giới bị đau dạ dày.
  • Lạm dụng các thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Dùng chúng sai cách hoặc trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Và đau dạ dày là một trong những tác hại hay gặp nhất.
  • Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Theo thống kê, có đến 80% người đau dạ dày là do vi khuẩn này gây ra. Chúng vào cơ thể ta thông qua đường miệng từ nước uống hay thức ăn.
  • Căng thẳng trong thời gian dài: Khi căng thẳng quá mức, dạ dày của bạn rất dễ xuất hiện các cơn đau, lâu dài sẽ xuất hiện các bệnh lý về dạ dày nghiêm trọng.
Do đó, cần hiểu được các nguyên nhân đau dạ dày để có biện pháp phòng tránh hợp lý, đồng thời kịp phát hiện và chữa trị.

4. Các biện pháp chẩn đoán đau dạ dày

Đau dạ dày có thể là dấu hiệu của các bệnh về dạ dày như: viêm dạ dày, loét dạ dày… Để xác định kỹ nguyên nhân, bác sĩ có thể dựa vào các thông tin đánh giá ban đầu của bạn như:

  • Vị trí và mức độ đau, thời gian và tần suất đau;
  • Tiền sử mắc bệnh của các thành viên trong gia đình;
  • Thói quen sinh hoạt, ăn uống;
  • Công việc.

Sau đó, để có thể chẩn đoán chính xác bệnh, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một số biện pháp phổ biến sau đây:

➤ Kiểm tra hơi thở: Đây là 1 thử nghiệm đơn giản, không cần xâm nhập nhưng lại có độ chính xác cao. Thử nghiệm này giúp xác định xem bạn có đang bị nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không. Nó được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc chứa đồng vị carbon 13C hoặc 14C, sau đó kiểm tra chênh lệch nồng độ CO2 trong hơi thở trước và sau khi uống. Tuy nhiên, đồng vị carbon 14C là một đồng vị phóng xạ, do đó không được sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

➤ X-quang cản quang ống tiêu hóa trên: Lúc này, bệnh nhân sẽ uống thuốc cản quang Barium Sulfat (BaSO4) và được chụp X-quang để thu được hình ảnh mô phỏng dạ dày. Xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra tình trạng viêm dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác. Hiện nay, phương pháp này đã ít được sử dụng, bởi vì nó không thể đánh giá toàn diện ổ loét trong dạ dày.

➤ Nội soi tiêu hóa trên: Mặc dù có xâm nhập nhưng đây là biện pháp tốt nhất để chẩn đoán đau dạ dày. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa 1 ống nội soi thông qua đường miệng/mũi vào thực quản, dạ dày để xem những bất thường trực tiếp trong dạ dày, kể cả những hình ảnh không thể nhìn thấy trên X-quang. Nếu cần, bác sĩ có thể sinh thiết để kiểm tra xem bệnh nhân có dấu hiệu ung thư hay không. Quá trình nội soi thường mất khoảng 20 đến 30 phút. Các biến chứng thường gặp nhất của thủ thuật này là đau họng nhẹ do nuốt nội soi. Hiện nay, có 3 loại nội soi dạ dày:

  • Nội soi dạ dày qua đường miệng: Đây là phương pháp được dùng khá phổ biến, tuy nhiên sẽ gây khó chịu, buồn nôn, sợ hãi cho bệnh nhân.
  • Nội soi dạ dày qua đường mũi: Phương pháp này dễ thực hiện hơn, ống soi có đường kính nhỏ hơn nên sẽ ít gây buồn nôn, khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các bệnh nhân đang bị các bệnh lý về mũi sẽ thể không thể thực hiện thủ thuật này.
  • Nội soi dạ dày có gây mê: Trường hợp này áp dụng cho những bệnh nhân quá sợ hãi khi nội soi, hoặc có nhu cầu giảm đau khi nội soi. Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi thực hiện, do đó sẽ không có cảm giác buồn nôn, khó chịu. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ dễ dàng tiến hành nội soi hơn, quan sát kỹ hơn và an toàn hơn.

➤ Xét nghiệm máu, phân: Các xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá xem liệu bạn có đang bị thiếu máu hay không. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp xuất hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng còn giúp kiểm tra xem có H. pylori trong mẫu hay không. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, điều này cho thấy hiện tại bạn đang nhiễm H. pylori.

4. Các biện pháp chẩn đoán đau dạ dày 1
Nội soi dạ dày là phương pháp tốt nhất

5. Điều trị đau dạ dày

5.1. Giảm đau dạ dày tại nhà

Nếu vẫn chưa muốn dùng thuốc và cơn đau dạ dày vẫn còn nhẹ, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp giảm đau dạ dày tại nhà dưới đây:

  • Uống sữa ấm, nước ấm: Đây là phương pháp giảm đau dạ dày đơn giản nhất. Khi ta uống nước/sữa ấm vào, dạ dày sẽ được tiếp xúc với một nhiệt độ thích hợp. Từ đó, dạ dày sẽ dễ chịu hơn và cơn đau dạ dày sẽ được dịu lại.
  • Chườm nóng/tắm nước ấm: Việc tác dụng 1 nhiệt độ từ bên ngoài vào cũng có thể có hiệu quả tương tự việc uống nước ấm. Mỗi khi cơn đau xuất hiện, hãy thử tắm bằng nước ấm, thả lỏng cơ thể sẽ giúp cho dạ dày bớt đau. Nếu vẫn cảm thấy đau dữ dội, bạn hãy chườm lên bụng 1 túi sưởi và đừng quên xoa quanh chỗ đau nhé.
  • Sử dụng gừng: Có rất nhiều cách để dùng gừng chữa đau dạ dày như: nhai 1 lát gừng tươi, pha trà gừng, phối hợp trà gừng với mật ong… Hoạt chất gingerols trong gừng sẽ giúp chống viêm, chống oxy hóa, giảm dịu cơn đau dạ dày.
  • Uống các loại nước uống từ thảo dược như: nước nha đam, trà cam thảo, quế… cũng có hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày tại nhà.
Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp giảm đau dạ dày tạm thời, nếu sau khi áp dụng mà cơn đau vẫn không hết thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và đưa ra hướng điều trị một cách an toàn và hiệu quả.

5.2. Điều trị đau dạ dày bằng thuốc

Nếu bạn đến bác sĩ, họ có thể sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra đau dạ dày và tiến hành điều trị bằng thuốc. Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, việc điều trị thường sẽ diễn ra trong 1 – 2 tháng và thường sử dụng các nhóm thuốc sau đây:

➤ Thuốc kháng sinh: Nếu bạn bị đau dạ dày kèm nhiễm vi khuẩn H. pylori, bạn sẽ được kê kháng sinh để diệt vi khuẩn HP. Các thuốc thường được sử dụng nhất là: amoxicillin, clarithromycin và metronidazole. Tác dụng phụ của những loại kháng sinh này thường  bao gồm: tiêu chảy, vị kim loại trong miệng….

➤ Thuốc ức chế bơm proton (PPI): PPI hoạt động bằng cách giảm lượng axit tạo ra trong dạ dày, ngăn ngừa tổn thương thêm đối với các vết loét đang lành lại. Chúng thường được kê đơn trong 4 đến 8 tuần. Omeprazole, pantoprazole và lansoprazole là những PPI thường được sử dụng nhất để điều trị loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Các tác dụng phụ của chúng bao gồm: đau đầu, tiêu chảy hoặc táo bón, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, phát ban… Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy ổn hơn sau khi ngưng thuốc.

➤ Thuốc đối kháng thụ thể H2: Giống như PPI, thuốc đối kháng thụ thể H2 hoạt động bằng cách giảm lượng axit mà dạ dày của bạn tạo ra. Ranitidine là thuốc đối kháng thụ thể H2 được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị loét dạ dày. Các thuốc này rất ít tác dụng phụ, thường bao gồm: tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, phát ban, mệt mỏi….

➤ Thuốc kháng axit: Tất cả các phương pháp điều trị trên phải mất vài giờ mới bắt đầu có tác dụng. Vì vậy, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thêm thuốc kháng axit để trung hòa axit trong dạ dày và giảm triệu chứng ngay tức thì. Đây là những thuốc không cần kê đơn, có sẵn tại các hiệu thuốc. Khi xuất hiện các cơn đau dạ dày sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng các thuốc kháng axit này. Tác dụng phụ của chúng thường nhẹ, có thể bao gồm: tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi….

5.2. Điều trị đau dạ dày bằng thuốc 1
Các nhóm thuốc chữa đau dạ dày

6. Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Khi bạn bị đau dạ dày, đó là lời cảnh báo cho việc dạ dày của bạn đang bị tổn thương. Chính vì vậy, điều tối quan trọng là bạn phải xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý, nhẹ dịu cho dạ dày. Vậy, đâu là những thực phẩm nên ăn và đâu là những món ăn nên tránh xa? Hãy cùng đọc tiếp bài viết nhé!

6.1. Đau dạ dày nên ăn gì?

  • Chuối: Chuối chứa nhiều kali và rất thân thiện với dạ dày. Đồng thời, chuối cũng giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn. ( Bạn có thể tham khảo cách ăn chuối cho người đau dạ dày)
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Táo, lê, bột yến mạch… rất có ích cho người đang bị đau dạ dày. Chất xơ trong chúng giúp giảm lượng axit trong dạ dày của bạn, đồng thời làm dịu đi chứng đầy hơi và giảm bớt cơn đau.
  • Gừng: Pha trà gừng để uống mỗi ngày có thể giúp làm dịu cơn đau dạ dày, làm giảm chứng khó tiêu, đầy bụng.
  • Cam thảo: Rễ cam thảo giúp tăng lượng chất nhầy, từ đó bảo vệ niêm mạc khỏi axit, giảm viêm niêm mạc dạ dày.
  • Đu đủ: Trong đu đủ có papain giúp phân hủy protein có trong thức ăn. Từ đó giúp cơ thể bạn có thể tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm chứng đầy bụng, khó tiêu ở người đau dạ dày.
  • Các thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua, nấm sữa Kefir, Tempeh đậu nành… có thể giúp cân bằng hệ vi sinh trong ruột, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu….

6.2. Đau dạ dày nên tránh ăn gì?

  • Đồ uống có gas, bia, rượu: Chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đau dạ dày của bạn, vì chúng sẽ sinh hơi trong dạ dày hoặc gây kích thích đường tiêu hóa, làm cho dạ dày càng tiết nhiều axit hơn.
  • Đồ ăn nhiều dầu, mỡ: Các loại thức ăn nhanh như: khoai tây chiên, pizza, hamburger… cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa. Vì vậy, tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này sẽ khiến bạn bị đau bụng, khó tiêu, đầy hơi.
  • Sữa: Sữa sẽ làm nặng nề hơn tình trạng đau dạ dày bởi vì chúng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn.
  • Đồ ăn cay: Các bác sĩ thường không cấm bạn ăn cay. Tuy nhiên, nếu việc tiêu thụ những thực phẩm cay làm bạn đau dạ dày hơn, hãy tạm dừng chúng đến khi chữa khỏi bệnh nhé.
6.2. Đau dạ dày nên tránh ăn gì? 1
Các nhóm thuốc chữa đau dạ dày

7. Khi nào nên đi đến bác sĩ

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu hoặc tiền sử bệnh sau đây:

  • Đau thượng vị âm ỉ và thường xuyên, đặc biệt là khi đói bụng hoặc về đêm;
  • Buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng;
  • Táo bón/tiêu chảy nhiều ngày liền;
  • Giảm cân;
  • Đi tiêu ra phân đen;
  • Thiếu máu (mệt mỏi, da nhợt nhạt, kém sắc);
  • Đã từng bị nhiễm HP hoặc gia đình có người bị ung thư đường tiêu hóa;
  • Người nghiện thuốc lá, rượu bia; người béo phì, thừa cân.
Việc đi khám dạ dày sẽ giúp bạn có thể được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và được điều trị kịp thời, hiệu quả. Không chỉ vậy, việc kiểm tra dạ dày định kỳ có thể giúp phát hiện ra các bệnh dạ dày, tiêu hóa sớm, tránh các biến chứng không mong muốn sau này.

8. Bình Vị Thái Minh – Hỗ trợ giảm đau dạ dày nhanh chóng

So với các loại thuốc Tây Y, các loại thực phẩm chức năng thường được sử dụng nhằm hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc. Hiểu biết nhu cầu đó của khách hàng, Bình Vị Thái Minh được ra đời.

8. Bình Vị Thái Minh - Hỗ trợ giảm đau dạ dày nhanh chóng 1
Bình Vị Thái Minh – vị cứu tinh cho dạ dày

Được sản xuất bởi đội ngũ nhà nghiên cứu tay nghề cao và quy trình sản xuất hiện đại, Bình Vị Thái Minh tự hào khi chứa cả 2 hoạt chất Giganosin, Mucosave cùng các vị thảo dược của Việt Nam như: Núc nác, Thương truật. Đây là những hoạt chất rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản.

Hiểu biết rõ về đau dạ dày sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn và người thân trong việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.

Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo thêm tại:

  • https://www.healthline.com/health/digestive-health/natural-upset-stomach-remedies
  • https://www.healthline.com/health/stomach-ulcer
  • https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer/treatment/
  • https://www.healthline.com/nutrition/best-foods-for-upset-stomach

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...