Đau thượng vị là gì: vị trí đau, triệu chứng và cách điều trị
Đau thượng vị là bệnh về đường tiêu hóa rất hay gặp, nếu người bệnh có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này thì có thể có khả năng chọn các phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân. Tại bài viết dưới chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin căn bản nhất về bệnh lý này đến bạn đọc.
Mục lục
Đau thượng vị là gì và vị trí đau ở đâu?
Vùng thượng vị là khu vực nằm ở vị trí phần mép rốn và hai bên mạn sườn trở lên cho tới điểm thấp nhất của xương ức. Đau thượng vị là tình trạng xuất hiện những cơn đau nhức xuất hiện ở vùng trên rốn, dưới mũi của xương ức. Tình trạng đau nhói, đau thắt, đau âm ỉ và có thể kèm theo những triệu chứng như ợ hơi. Ngoài ra tình trạng đau thượng vị có thể xuất hiện khi vừa ăn xong, nhất là sau khi ăn những đồ ăn cay, nóng, sử dụng bia rượu.
Đau vùng thượng vị có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa khác trong cơ thể. Nhất là khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng nó có thể gây ra những bệnh mãn tính cho đường tiêu hóa và dạ dày.
Ví trí đau thượng vị
Như đã nói, đau thượng vị là những cơn đau ở trên rốn, dưới ức và vị trí đau thường:
Đau vùng thượng vị lan ra sau lưng:
Đau thượng vị thường xảy ra ở vùng bụng trên. Tuy nhiên, một số trường hợp còn thấy cơn đau lan ra sau lưng. Tùy theo từng trường hợp mà cơn đau có thể dữ dội, đau quặn từng cơn hay đau âm ỉ, đau nhói.
Thông thường, đau thượng vị lan ra sau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ở dạ dày. Triệu chứng này nếu để lâu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nó còn có thể gây ra một số biến chứng: viêm loét dạ dày, viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính, mắc các bệnh về gan hoặc mật, tụy… Vì vậy, khi thấy dấu hiệu đau thượng vị lan ra sau lưng, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời nhé.
Đau vùng thượng vị bên trái:
Vùng thượng vị là khu vực nằm ở phần bụng trên rốn và phía dưới của xương ức. Một số trường hợp, cơn đau thượng vị ở phía trái có thể là dấu hiệu của một số bệnh phản ánh vấn đề ở cơ quan tại vị trí đó: đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, tắc ruột, sỏi thận…
Đau vùng thượng vị bên phải:
Vùng bụng bên phải là nơi tập trung các cơ quan: đại tràng, manh tràng, ruột thừa, niệu quản, túi mật… Tuy các các cơn đau thượng vị bên phải ít gặp nhưng nó cũng ẩn chứa một số bệnh lý nguy hiểm: xơ gan, ung thư gan, sỏi mật, viêm ruột thừa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Thời điểm đau thượng vị
Đau thượng vị có thể xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau có thể kể đến:
Đau vùng thượng vị về đêm:
Đây là hiện tượng thường có chu kì lặp lại, khoảng 1 – 2 giờ sáng. Lý giải cho hiện tượng này có thể bắt nguồn từ các bệnh lý như: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy, trào ngược dà dạy …Đau vùng thượng vị về đêm xảy ra do sự tăng dịch acid dạ dày vào thời điểm dạ dày trống, đã tiêu hóa hết thức ăn, gây ra những viêm loét và đau thượng vị.
Đau thượng vị khi đói:
Tương tự như hiện tượng về đêm, dịch acid dạ dày tăng tiết dẫn tới hiện tượng đau. Nhất là vào ban đêm, dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn hoặc khi bạn đói, hiện tượng đau thượng vị có thể cảm thấy rõ nhất.
Đau thượng vị sau khi ăn:
Đau thượng vị sau khi ăn xuất hiện do trong dạ dày có những ổ viêm loét, sau khi ăn thức ăn có thể ma sát, tác động đến những vị trị viêm loét này dẫn đến tình trạng đau thượng vị sau khi ăn.
Nguyên nhân gây đau thượng vị
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh đau thượng vị, để có phương pháp điều trị cụ thể, trọng tâm, người bệnh cần hiểu rõ những nguyên nhân nào phổ biến và nguy hiểm nhất gây ra bệnh. Từ đó có phương pháp phòng ngừa điều trị đạt kết quả nhanh nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau thượng vị:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Chế độ dinh dưỡng không khoa học và điều độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng đau thượng vị:
- Chế độ ăn uống thất thường, không khoa học, ăn quá no hoặc bụng quá đói
- Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng khiến sức đề kháng giảm sút.
- Ăn quá nhiều những thực phẩm chứa dầu mỡ, cay nóng khiến dạ dày không thể thiêu hóa được.
Chính vì vậy, muốn ngăn ngừa tình trạng đau thượng vị, bạn cần thiết lập thói quen ăn uống vừa phải, không quá no khiến dạ dày chịu áp lực lớn và cũng không quá đói để giảm gia tăng acid dịch vị trong dạ dày.
Stress
Cuộc sống hiện đại người bệnh gặp quá nhiều áp lực khiến dạ dày làm việc quá sức gây nên tổn thương và đau vùng thượng vị. Tình trạng này không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng chất kích thích
Những thói quen sử dụng chất kích thích: Bia, rượu, cà phê, thuốc lá sẽ khiến dạ dày dễ bị tổn thương làm cho sức đề kháng yếu dần đi và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn nhất là dạ dày có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng này không được khắc phục, để lâu dài sẽ gây ra đau thượng vị, cơ thể mệt mỏi.
Một số bệnh lý
- Trào ngược dạ dày: Triệu chứng thường gặp là hiện tượng khó tiêu, miệng đắng, ho lâu ngày, có cảm giác khó chịu tại vùng cổ họng hoặc ở ngực. Tình trạng này gây ra các cơn đau tại vùng thượng vị. Acid trào ngược (ngay cả thức ăn cũng có thể bị trào ngược) lên vùng thực quản khiến bệnh nhân cảm thấy đau, tức ngực và cổ họng kèm theo triệu chứng đau thượng vị.
- Viêm thực quản: Niêm mạc thực quản bị viêm do acid trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản hoặc do dị ứng, kích ứng mãn tính, nhiễm trùng.
- Viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương tại niêm mạc dạ dày, nhiễm khuẩn đường ruột gây nên tình trạng viêm loét dạ dày kèm theo các cơn đau nhói ở vùng trên ổ bụng (vùng thượng vị).
- Rối loạn túi mật: Túi mật không thể mở được do xuất hiện sỏi mật, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là khi túi mật bị rối loạn gây ra những trạng thái: Đau bụng, vàng da, đi ngoài phân đen, chướng bụng đầy hơi.
Xem đầy đủ: Các nguyên nhân gây đau thượng vị
Triệu chứng đau thượng vị
Đau tức vùng ức
Triệu chứng đau tức vùng ức thường là những cơn đau mức độ nhẹ có thể kèm theo các triệu chứng như:
- Khó thở
- Tức ngực
- Biểu hiện ợ nóng
- Ợ hơi
Đau âm ỉ, râm ran vùng thượng vị
Những cơn đau âm ỉ, râm ran vùng thượng vị thường khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt. Tuy nó không gây biểu hiện quá đau đớn nhưng biểu hiện này thường kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nóng rát dạ dày
Biểu hiện nóng rát dạ dày thường đến sau khi người bệnh ăn các loại thực phẩm gây kích ứng cho dạ dày như: Những đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng, khó tiêu gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày nóng lên. Người bệnh có thể cảm thấy rõ rệt dấu hiệu nóng rát, cồn cào ở dạ dày dần dần có thể có một số biểu hiện khác kèm theo như: Đau bụng, mệt mỏi, chướng bụng đầy hơi…
Đau nhói vùng thượng vị
Theo tiến triển của bệnh, đau thượng vị thường xuất hiện những cơn đau nhói vùng thượng vị tăng dần về tần suất và mức độ: Khi bệnh nặng hơn, cơn đau nhói thường xuất hiện nhiều hơn, những cơn đau nhói bất chợt vùng thượng vị có thể xuất hiện sau khi ăn và người bệnh có cảm giác như có dao đâm trong trường hợp thủng dạ dày.
Đau thắt vùng thượng vị
Những cơn đau thắt vùng thượng vị khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Cơn đau thắt vùng thượng vị thường đột ngột như bóp nghẹt vùng thượng vị ngoài ra nó còn kèm theo những biểu hiện: Chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, nôn….
Đau quặn từng cơn vùng thượng vị
Đau quặn từng cơn vùng thượng vị là triệu chứng đau thường có tính chất chu kì, những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng giữa rốn và xương ức thường chia thành từng đợt là có thể lặp lại nhiều lần trong ngày nhưng cơn đau không kéo dài quá lâu. Những cơn đau quặn từng cơn này thường đem đến cảm giác đau dữ dội và khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau đớn người bệnh cần cảnh giác và không nên chủ quan với triệu chứng này.
Đau thượng vị khi nào cần đi khám?
Đau thượng vị do thói quen sinh hoạt có thể được cải thiện khi xây dựng lại một lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này là do bệnh lý thì bắt buộc người bệnh phải thăm khám để được điều trị theo phác đồ. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:
- Đau thượng vị kéo dài, không thuyên giảm khi đã thay đổi lối sống và chế độ ăn.
- Cơn đau xảy ra với tần suất lớn, nhiều lần trong ngày gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
- Đau thượng vị phối hợp với tình trạng ợ hơi, ợ chua, ăn uống kém, sụt cân…
- Đau thượng vị kèm một trong những triệu chứng cấp tính như nôn ra máu, đại tiện phân đen, sốt cao…
Điều trị bệnh đau thượng vị
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp
- Thiết lập và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh để hạn chế phát sinh tình trạng tăng tiết acid quá mức và trung hòa dịch vị dạ dày.
- Người bệnh cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, từ 5 đến 6 bữa /ngày, không nên tập trung ăn 1 bữa giúp giảm thiểu cảm giác căng của dạ dày và giảm tiết acid của dạ dày.
- Ăn uống đủ bữa, không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói và nhớ luôn có thức ăn và trung hòa axit giúp giảm cơn đau.
- Nên ăn nhẹ đặc biệt vào ban đêm, tránh để dạ dày trống không kích thích tăng tiết dịch acid trong dạ dày gây ra các cơn đau
- Tránh các thức ăn kích thích và khó tiêu: Ăn những đồ ăn nhiều gia vị cay, nóng, cứng, những món ăn nhiều dầu mỡ, chua, cay…
- Người bệnh nên ưu tiên nhóm thực phẩm tinh bột như: Cơm, bột mì, bột năng, bánh hoặc gạo nếp… bởi chúng có tác dụng giảm tiết dịch vị, dễ thẩm thấu qua niêm mạc dạ dày giúp giảm tình trạng đau vùng thượng vị.
- Nên uống thêm sữa, trứng để cung cấp nguồn chất đạm giúp trung hòa axit. Ngoài ra, lượng chất béo có trong nhóm thực phẩm này có tác dụng ức chế việc tiết dịch dạ dày, gia tăng thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày.
- Nên sử dụng và chế biến những món mềm, nhừ thức ăn, hạn chế ăn những loại đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Nên ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt áp lực cho dạ dày.
Đọc thêm: Đau bụng thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì
Chế độ sinh hoạt khoa học
- Người bệnh cần ngủ nghỉ khoa học, không nên thức khuya ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/ ngày ở người trưởng thành), ngủ đúng giờ, ăn uống điều độ
- Nên chú ý cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nên giữ tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, điều này sẽ giúp đảm bảo các hoạt động của hệ tiêu hóa, hạn chế phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe.
- Khi ngủ nên nằm đầu cao, giảm trọng lượng cơ thể và tránh lao động nặng quá sức.
Sử dụng thuốc điều trị
Tùy thuộc vào triệu chứng, nguyên nhân gây đau thượng vị mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc trị đau thượng vị. Hiện nay thuốc điều trị đau thượng vị người bệnh có thể sử dụng là thuốc Tây Y và thuốc Đông Y.
Thuốc Tây Y
Thuốc kháng acid dạ dày:
- Mucosta,
- Rebamipid,
- Sucralfat
Mục đích của thuốc giúp trung hòa acid trong dạ dày là điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa, giúp trung hòa HCl, tăng độ pH, hạn chế axit trong dạ dày xâm lấn mô đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày:
- Sucralfate,
- Misoprostol,
- Rebamipide
Những loại thuốc này giúp kích thích bài tiết dịch nhầy, thúc đẩy tuần hoàn máu và sự sản sinh của các tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.
Thuốc kháng histamine H2:
- Cimetidin,
- Nizatidon,
- Famotidin,
- Ranitidin
Thuốc kháng histamine H2 thường được sử dụng điều trị đau thượng vị giúp giảm bài tiết axit trong dạ dày mạnh vào ban đêm và hạn chế sau khi ăn
Ngoài ra còn cần kể đến một số loại thuốc chữa đau thượng vị dùng cho từng trường hợp bệnh khác nhau như:
Đau thượng vị dạ dày khi bệnh xảy ra kèm theo biểu hiên ợ nóng:
- Zantac- 75mg
- Pepcid AC
Đau thượng vị dạ dày có kèm theo triệu chứng tiêu chảy.
- Subsalicylat Bismuth
- Loperamide
Đau dạ dày gây đau thượng vị trong thời gian dài:
- Acetaminophen
- Tylenol
- Clarythromycin
Thuốc Đông Y
Bên cạnh điều trị đau thượng vị bằng thuốc Tây thì sử dụng những bài thuốc Đông Y là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng. Nếu người bệnh có các cơn đau ở vùng thượng vị ở giai đoạn đầu, chưa quá nghiêm trọng thì hãy thử vận dụng một trong số những bài thuốc Đông y dưới đây:
Bài thuốc 1: Giảm đau thượng vị do căng thẳng quá mức:
- 12g Diên Hồ Sách, 20g Ô Dược, 12g Cam Thảo, 8g Sa Nhân, 20g Hương Phụ, 12g Trần bì (Vỏ quýt khô)
- Rửa sạch, cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc với 1,5 lít nước
- Sau khi nước thuốc sắc lại còn 150ml.
- Chia thành 4 lần uống. Ban ngày uống 3 liều và liều còn lại uống vào ban đêm sau khi ăn cơm xong khoảng 30 phút.
Bài thuốc 2: Chữa đau thượng vị với mật ong và nghệ:
- 60gr mật ong, 120gr tinh bột nghệ
- Đem bỏ 2 nguyên liệu vào tô to trộn đều đến khi 2 nguyên liệu quyện đều vào nhau thì vo thành từng viên nhỏ bằng ngón tay trỏ mỗi viên 5g
- Để trên khay cho khô ráo rồi bỏ vào bình thủy tinh đậy kín
- Nên uống khi xuất hiện cơn đau thượng vị hoặc uống trước khi ăn sáng 30 phút mỗi ngày
Bài thuốc 3: Chữa đau thượng vị bằng nước ép bắp cải:
- Bắp cải: 1kg đem tách lá và rửa sạch.
- Chần lá bắp cải qua nước sôi và ép nhuyễn (Thông thường 1kg lá bắp cải ép sẽ cho khoảng 500 – 700ml nước ép).
- Sử dụng nước ép uống trong ngày sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ.
- Sử dụng trong ngày, không sử dụng khi đã để qua đêm
Mẹo giảm đau thượng vị tại nhà
Một trong những phương pháp đơn giản nhất để giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng, tức thời đó chính là làm giãn mạch máu tại vùng này. Cách mà bất kỳ ai cũng làm được bao gồm:
- Chườm ấm
- Uống nước ấm
- Massage bụng
Lưu ý: Những mẹo nhỏ đơn giản trên chỉ có hiệu quả tức thời, đặc biệt là đối với trường hợp đau thượng vị do chế độ ăn hay sinh hoạt. Tuy nhiên, phương pháp này cũng được áp dụng để cải thiện triệu chứng, giảm bớt khó chịu cho người bệnh.
Xem kĩ hơn: Các mẹo chữa đau thượng vị dạ dày tại nhà
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị đau thượng vị
Phương pháp điều trị đau thượng vị bằng các vị thảo dược tự nhiên rất tốt, lại tiết kiệm chi phí cho người bệnh, tuy nhiên khá cầu kỳ mà chưa chắc mang lại hiệu quả tối ưu. Còn sử dụng thuốc tây điều trị đau thượng vị thì cũng lo lắng bởi nó tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khó lường. Hiện nay nhờ sự nghiên cứu tỉ mỉ và công phu các nhà khoa học đã đưa ra dòng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vừa an toàn, lành tính, tiện dụng. Bình Vị Thái Minh là một trong những dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả đang được ưa chuộng nhất hiện nay.
Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược tốt cho dạ dày bao gồm:
- Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
- Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
- Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Chính vì vậy, ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Sản phẩm mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện:
- Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày
- Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
- Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua
Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng trong điều trị các bệnh về dạ dày: Trào ngược dạ dày, thực quản,viêm loét dạ dày, thượng vị , đây là sự kết hợp giữa thành phần MUCOSAVE và các vị dược liệu quý của Việt Nam như Dạ cẩm, lá khôi, Thương truật, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
Bình vị Thái Minh giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sau 1-2 lần sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Còn thêm những thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ đến số hotline 1800.6397 để được tư vấn từ các dược sĩ chuyên môn cao.