Người đau dạ dày ăn dứa được không?

Dứa là loại trái cây có chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bị đau dạ dày có nên ăn dứa hay không khiến rất nhiều người thắc mắc? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Người đau dạ dày ăn dứa được không? 1

Đặc điểm của trái dứa

Theo nghiên cứu, trong trái dứa có hàm lượng axit hữu cơ (axit malic và axit xitric). Ngoài ra, dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao.

Theo thống kê, trong 100g dứa gồm có: 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C, 16 mg Ca, 11 mg phosphor, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 0,2 g lipid, 13,7 g hydrat cacbon, 85,3 g nước, 0,4 g chất xơ.

Ngoài ra, trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân hủy protein. Chính vì vậy, dứa có một số lợi ích dưới đây:

Những ưu điểm của trái dứa

Như đã chia sẻ ở trên, trong dứa có nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe rất tốt cho sức khỏe con người, cụ thể các tác dụng của dứa được phân tích như sau:

Tăng cường hệ miễn dịch

Theo nghiên cứu, trong dứa có chứa hàm lượng enzyme, Bromelain giúp tăng cường và kích hoạt hệ thống miễn dịch, đẩy nhanh quá trình phục hồi các bệnh viêm phổi, nhiễm trùng, viêm phế quản,…đặc biệt khi dùng với thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, vitamin C trong dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác động xấu của các gốc tự do, giúp ngăn ngừa các tế bào đột biến, phòng ngừa ung thư.

Tốt cho mô và các tế bào

Ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C có trong dứa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra collagen cho cơ thể, giúp chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể một cách nhanh chóng, ngoài ra còn giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.

Tốt cho hệ xương

Tuy dứa không được biết đến nhiều như một nguồn trái cây giàu canxi, nhưng nó cũng chứa lượng lớn mangan – đây là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe, tăng trưởng và phục hồi của xương.

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Trong dứa có nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư miệng và giúp răng lợi khỏe mạnh hơn. Theo nghiên cứu, dứa được xem như một phương thuốc tự nhiên giúp điều trị răng lung lay và giúp răng và nướu luôn chắc khỏe.

Có lợi cho hệ tiêu hóa

Dứa là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan vô cùng phong phú giúp tăng lượng phân, giúp thúc đẩy quá trình thức ăn đi qua đường tiêu hóa bình thường và kích thích sự giải phóng các chất tiêu hóa để giúp hòa tan thực phẩm. Ăn dứa còn giúp bạn hạn chế đi ngoài tiêu chảy, giảm táo bón, bảo vệ bản khỏi tình trạng hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch, đông máu. Chất xơ trong dứa cũng giúp làm sạch máu, loại bỏ cholesterol dư thừa, do đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ức chế viêm

Theo nghiên cứu, hàm lượng Bromelain trong nước ép dứa có tác dụng tương đương thuốc chống viêm không steroid NSAID giúp ức chế viêm.

Tốt cho tuần hoàn máu

Dứa giúp bạn cung cấp cho cơ thể nhiều đồng – đây là hoạt chất quan trọng trong một số phản ứng enzyme và có trong các hợp chất trong cơ thể. Ngoài ra, đồng rất cần thiết cho việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, giúp tăng oxy cho các hệ cơ quan khác nhau và giúp chúng hoạt động hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, đồng cũng giúp tăng khả năng nhận thức và tốt cho hệ thần kinh, do đó có thể ngăn ngừa các bệnh rối loạn thần kinh như chứng mất trí và bệnh Alzheimer.

Nhược điểm của trái dứa là gì?

Dứa có thể gây dị ứng, ngộ độc

Ở một số trường hợp, dứa dễ gây phản ứng dị ứng bởi trái dứa có đặc tính làm mềm thịt, dễ gây sưng môi, sưng má, rát lưỡi hay gây ngứa họng, thậm chí gây nổi mề đay.

Vì vậy để giảm dị ứng khi ăn dứa, bạn có thể ngâm dứa đã gọt sạch vào nước muối khoảng 10 phút trước khi ăn để diệt vi khuẩn, nấm và ức chế enzyme phân giải protein để người ăn không bị rát lưỡi.

Ngoài ra loại quả này có nhiều mắt và thâm sù sì ở nên dễ trở thành nơi ẩn náu của một số loại nấm độc có tên là Candida tropicalis. Loại nấm này thường phát triển trên mặt đất ẩm vào mùa hè. Khi dứa chín, bị giập nát, nấm và vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào trong quả dứa, khiến người ăn có thể bị ngộ độc.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Như phân tích thành phần dứa bên trên, trong dứa có chứa nhiều acid hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét dạ dày, đường ruột hoặc làm tăng chứng ợ nóng, trào ngược ở những người có bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Những triệu chứng này dễ khiến người bệnh cảm thấy nôn nao, khó chịu và đầy bụng, khó tiêu.

Vậy bị đau dạ dày có nên ăn dứa không?

Vậy bị đau dạ dày có nên ăn dứa không? 1

Theo như chia sẻ về tác dụng của dứa như trên, dứa tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong dứa có chưa chất axit hữu cơ dễ làm tổn thương niêm mạc, làm cho dịch vị tiết ra nhiều hơn, khiến cho bệnh đau dạ dày trở nên nặng hơn.

Lượng enzyme trong dứa, cụ thể là enzyme Bromelain giúp phân hủy protein rất tốt. Dạ dày sẽ hấp thụ tối ưu protein được tiêu hóa lại những không tốt cho người đau dạ dày. Trái lại nó sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét niêm mạc dạ dày cao hơn. Nhất là khi bạn ăn dứa lúc dạ dày trống rỗng, các axit hữu cơ chứa trong dứa sẽ kết hợp với bromelin tác động vào niêm mạc, gây hiện tượng bào mòn khiến cho người đau dạ dày nôn nao, khó chịu.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào trong dứa tuy giúp nâng cao hệ miễn dịch nhưng nó có thể khiến bạn có triệu chứng ợ chua, ợ nóng và trào ngược dịch vị.  Chính vì vậy bạn không nên ăn dứa khi đang có dấu hiệu đau dạ dày.

Khi đau dạ dày, bạn không nên ăn dứa hoặc hạn chế ăn dứa ở mức vừa phải tùy theo mức độ đau dạ dày của bản thân.

☛ Tham khảo thêm tại:  Đau dạ dày nên và không nên ăn hoa quả gì?

Một số lưu ý khi ăn dứa

Vậy bị đau dạ dày có nên ăn dứa không? 2

Khi đang điều trị bệnh đau dạ dày, bạn không nên ăn dứa. Nhưng nếu bạn vẫn thích loại hoa quả này, thích các lợi ích của nó. Bạn vẫn có thể sử dụng nó với các lưu ý như sau:

  • Chỉ nên ăn những quả dứa chín, có vị ngọt và thật ít chua sẽ khiến dạ dày bớt bị tổn thương nhiều hơn.
  • Tuyệt đối không nên ăn dứa khi bụng đói để tránh diễn biến bệnh đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
  • Nên ăn dứa mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn 1-2 lát dứa là đủ .
  • Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, nên hạn chế dùng nước ép dứa.
  • Có thể ăn dứa dưới dạng chế biến thành các món ăn như: nấu canh, xào… vẫn bổ sung được các vitamin, dưỡng chất từ dứa mà không gây hại dạ dày.

Chế độ ăn uống tốt cho bệnh đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, ngoài việc không nên ăn dứa cùng với một số loại trái cây thì chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị, làm giảm tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục, dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc bệnh đau dạ dày:

Nên:

  • Với người bị bệnh dạ dày nên sử dụng các loại thực phẩm như: cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp.
  • Bổ sung những loại thực phẩm giàu protein như: thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om, sữa, trứng… giúp đủ chất, tăng cường sức khỏe.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… giúp nhanh lành vết loét.
  • Nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ giúp tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày.

Không nên:

  • Không nên ăn quá no bởi ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại dễ gây đau. Nên kiêng các loại thực phẩm có độ acid cao, các loại quả chua như: chanh, cam, bưởi, cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…
  • Người bệnh cũng nên hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến sẵn giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…những loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như rượu bia, ớt, tỏi, cà phê, trà, các loại thức ăn cay, là những loại thức ăn khó tiêu hóa, có thể kích thích bài tiết nhiều axit và làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét thậm chí càng loét thêm.
  • Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất, tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, nấu, ninh, còn những thức ăn rán, chiên, muối, nộm không dễ tiêu hóa sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

Ngoài ra, người bệnh dạ dày nên giữ tinh thần luôn vui vẻ, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng. Nên duy trì thói quen vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Cải tiện tình trạng đau dạ dày với Bình Vị Thái Minh

Nếu bạn đang khổ sở bởi các triệu chứng của bệnh đau dạ dày hoành hành, bạn có thể sử dụng Bình Vị Thái Minh để hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau dạ dày và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh giá cao về tác dụng vượt trội, phát huy hỗ trợ điều trị toàn diện bệnh viêm loét dạ dày được rất nhiều người tin dùng và có phản hồi vô cùng hiệu quả.

Cải tiện tình trạng đau dạ dày với Bình Vị Thái Minh 1

Bình vị Thái Minh được sản xuất bởi đội ngũ nhà nghiên cứu tay nghề cao và quy trình sản xuất hiện đại, Bình Vị Thái Minh tự hào khi chứa cả 2 hoạt chất Giganosin, Mucosave cùng các vị thảo dược của Việt Nam như: Núc nác, Thương truật. Đây là những hoạt chất rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản.

Sản phẩm được chiết xuất 100% từ thiên nhiên không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả bền vững, lâu dài  vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Trên đây là những chia sẻ cũng về vấn đề đau dạ dày ăn dứa được không? Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc sẽ nhận thức được bệnh lý của mình tốt hơn và xây dựng được cho mình chế độ ăn uống phù hợp tốt cho bệnh đau dạ dày. Ngoài ra nếu tình tình trạng bệnh phức tạp hơn và có những triệu chứng khác lạ, nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tránh những diễn biến nguy hiểm nhé.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY
Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...