Viêm niêm mạc dạ dày là gì? Làm thế nào để bảo vệ niêm mạc dạ dày

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là một bệnh điểm hình của vùng niêm mạc do tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc do tác động của các tác nhân độc hại. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm niêm mạc dạ dày cũng như cách phòng ngừa bảo vệ niêm mạc dạ dày bạn hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

Viêm niêm mạc dạ dày là gì? Làm thế nào để bảo vệ niêm mạc dạ dày 1

Tìm hiểu về viêm niêm mạc dạ dày

Niêm mạc dạ dày là lớp trong cùng của dạ dày. Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày, chúng có chức năng tiết ra các chất khác với nhiệm vụ bảo vệ dạ dày (nhờ vào các chất nhầy). Ngoài ra niêm mạc dạ dày còn có vai trò tiêu hoá, nội tiết,…Trong quá trình bảo vệ, lớp niêm mạc dạ dày có thể bị tấn công và chịu nhiều tổn thương, nếu không được điều trị, để quá các vết nhiễm trùng, viêm nhiễm sẽ hình thành bệnh viêm niêm mạc dạ dày. Từ đó gây ra những triệu chứng khó chịu.

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày được chia thành: Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính và viêm niêm mạc dạ dày mãn tính.

Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính thường bắt đầu với những triệu chứng: Đau bụng, đắng miệng, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu…Giai đoạn này bệnh mới khởi phát có thể điều trị khỏi, tuy nhiên diễn biến bệnh phát triển khá nhanh và người bệnh thường chủ quan không điều trị kịp thời nên bệnh thường diễn biến nặng hơn.

Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính

Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính là tình trạng viêm niêm mạc nặng hơn, khi này các vết loét, viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong dạ dày. Bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra quá trình điều trị cũng dễ gặp nhiều khó khăn hơn.

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày

Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác cụ thể về nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì yếu tố chính gây ra bệnh viêm niêm mạc dạ dày tương tự như nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày, cụ thể:

Do vi khuẩn Hp

Theo thống kê, có tới 80-90% người mắc viêm niêm mạc dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp hay còn được gọi là nhiễm viêm niêm mạc dạ dày HP. Đây là loại vi khuẩn có thể tiết ra chất phá hủy và tấn công gây tổn thương lớp niêm mạc dễ dàng. Khi có điều kiện thích hợp người nhiễm vi khuẩn Hp rất dễ mắc những bệnh về đường tiêu hóa khác.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tiết dịch vị axit và chức năng tiêu hóa thức ăn trong dạ dày gây ra những tổn thương ớp niêm mạc và viêm dạ dày.

Sử dụng chất kích thích

Những chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê khiến mạch máu co thắt bất thường và chức năng dạ dày hoạt động không ổn định. Do vậy việc tiết dịch vị axit trong dạ dày cũng dư thừa làm cho lớp niêm mạc bị mào mòn- viêm nhiễm.

Tâm lý

Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến viêm niêm mạc dạ dày- viêm loét dạ dày bởi tâm lý bất ổn, stress kéo dài khiến não bộ tác động đến nhu động ruột gây rối loạn và không tốt cho niêm mạc dạ dày.

Sử dụng thuộc

Một số thuốc tây, thuốc xạ trị, hóa trị và một số thuốc kháng sinh, giảm đau làm tăng nguy cơ mắc viêm niêm mạc cao hơn bởi các hoạt chất trong thuốc sẽ tấn công, gây tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày.

Dấu hiệu của viêm niêm mạc dạ dày

Dấu hiệu của viêm niêm mạc dạ dày 1

Triệu chứng của bệnh viêm niêm mạc dạ dày gần giống với những bệnh lý về tiêu hóa thông thường nên người bệnh thường chủ quan lơ là với bệnh. Đến khi bệnh trở nặng mới đi khám và phát hiện ra. Chính vì vậy nắm rõ triệu chứng bệnh điển hình giúp sớm phát hiện ra bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đau bụng

  • Triệu chứng đau bụng rất dễ phát hiện, viêm niêm mạc dạ dày thường khiến người bệnh đau bụng vào lúc đói, hoặc đau sau khi ăn tầm 1-2 giờ. Đau khi người bệnh ăn phải những đồ ăn không hợp vệ sinh.
  • Vị trí đau thường ở vùng thượng vị tức là đau vùng trên rốn và dưới vùng ức
  • Cơn đau âm ỉ, bỏng rát.

Buồn nôn

Khi đang ăn dễ buồn nôn hoặc cảm giác buồn nôn xộc tới mà không có lý do và kèm theo cơn nôn khan về sau.

Đầy bụng, chướng hơi

Người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu dù bụng rỗng, chưa ăn gì. Luôn có cảm giác no, ợ hơi nhiều và không muốn ăn gì nữa.

Cơ thể suy nhược

Chính vì những triệu chứng trên kéo dài khiến người bệnh sụt cân, mệt mỏi không thoải mái và luôn tỏ ra khó chịu.

Triệu chứng khác:

  • Khô môi
  • Khát nước, háo nước
  • Không muốn ăn.

Làm thế nào để bảo vệ niêm mạc dạ dày

Sử dụng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây để bảo vệ niêm mạc dạ dày mang lại hiệu quả nhanh chóng và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, dùng thuốc Tây cũng như con dao hai lưỡi bởi nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: Đau bụng, kháng thuốc, giảm hiệu quả tiêu hóa…

Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc, người dùng nên tuân theo chỉ định nghiêm ngặt, theo phác đồ và liệu trình của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị tránh khiến bệnh thêm nguy hiểm. Một số thuốc mà bác sĩ thường kê người bệnh có thể tham khảo:

Thuốc kháng sinh

  • Cimetidine,
  • Thuốc Ranitidin,
  • Thuốc Famotidin

Những thuốc kháng sinh Histamin H2 hoặc thuốc kháng sinh acid giúp giảm các triệu chứng: Đau bụng, đầy bụng, chán ăn rất hiệu quả.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Prostaglandin,
  • Thuốc Sucralfate,
  • Thuốc Bismuth subcitrat…

Những loại thuốc gợi ý trên giúp niêm mạc dày được bảo vệ bởi lớp màng dày dặn và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.

Thuốc trung hòa axit

  • Thuốc Phosphalugel,
  • Thuốc Yumangel,
  • Thuốc Gastropulgite,
  • Thuốc Antacid,…

Sử dụng thuốc Tây 1

☛ Đọc thêm thông tin: Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không

Một số bài thuốc Nam đơn giản

1. Dùng vỏ quất:

  • Vỏ quất đã phơi khô
  • Đem pha như pha trà hoặc hãm nước nóng
  • Khi uống có thể bỏ thêm 1 thìa cà phê mật ong để tăng tác dụng.

2. Sử dụng cam thảo:

Người bệnh sử dụng cam thảo bằng cách:

  • 1 Nhúm cam thảo
  • Đem ngâm hãm với nước nóng vừa đun sôi,
  • Hoặc đem đun sôi trên bếp 2 phút
  • Chắt lấy nước uống bình thường.

3. Dùng lá mơ lông:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông đem ngâm rửa sạch
  • Đun cùng nước và chắt uống thay nước lọc hàng ngày.

Chế độ ăn uống

Ngoài việc dùng thuốc Tây để bảo vệ niêm mạc dạ dày, người bệnh có thể dùng phương pháp căn chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp niêm mạc dạ dày được khỏe mạnh hơn. Theo nghiên cứu với các bệnh lý về đường tiêu hóa thì chế độ ăn uống sẽ quyết định đến 40% tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Chính vì vậy, việc đầu tiên người bệnh cần phải xây dựng cho mình danh sách thực phẩm nên ăn và không nên ăn bằng các gợi ý dưới đây:

Những thực phẩm nên ăn:

  • Bổ sung trái cây tươi như chuối giúp dễ tiêu và có khả năng trung hòa axit giúp giảm sưng và làm lành nhanh các vết thương tổn của niêm mạc dạ dày.
  • Bổ sung thêm rau củ: Đậu rồng, thì là, các loại rau có màu xanh thì chúng nhiều vitamin a, B, C, D… giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh như giảm đầy hơi, kích thích tiêu hóa hơn, cải thiện chứng khó tiêu và cảm giác bụng khó chịu..
  • Thêm sữa chua vào thực đơn hằng ngày bởi trong sữa chua có chứa nhiều enzyme, lợi khuẩn và probiotic nên khi dung nạp sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện rõ rệt chứng khó tiêu và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Bổ sung thêm nghệ  bởi nghệ có tính kháng viêm và chống oxy hóa giúp tái tạo tế bào nên chúng có tác dụng phục hồi và làm lành vết thương, những tổn thương của niêm mạc dạ dày.
  • Ngũ cốc: Có nhiều khoáng chất cùng một số hoạt chất nhôm, acid folic, sắt, kẽm, magie giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thu hơn cho cơ thể.
  • Thực phẩm tinh bột: Bổ sung thêm những loại thực phẩm tinh bột như cơm, bánh mì, ngô, lúa mì dễ tiêu hóa và dung nạp được nhiều dưỡng chất.

Chế độ ăn uống 1

Không nên ăn

Nếu muốn hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, người bệnh cũng nên loại bỏ những loại thực phẩm không tốt cho niêm mạc dạ dày bởi niêm mạc dạ dày bị tổn thương cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn.

  • Những thực phẩm có tính axit cao: Dứa, xoài, cóc, nước chanh…
  • Những đồ uống có chất kích thích: Bia, rượu, cà phê, coca…
  • Những loại đồ ăn sống: Rau sống, gỏi….

☛ Xem tham khảo: Thực đơn cho người viêm loét dạ dày

Chế độ sinh hoạt

  • Nên nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày. Điều này góp phần giảm áp lực tiêu hóa của dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích để giảm làm tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
  • Biết cách điều hòa cảm xúc, giúp tâm lí thoải mái, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực.
  • Có lối sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Nên có thói quen thể dục thể thao điều độ phù hợp với sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khẻ.
  • Nhai kĩ – ăn chậm: Đây là một thói quen tốt cho hệ tiêu hoá. Trong lúc ăn nếu bạn nhai kĩ tức là bạn đã nghiền nát thức ăn và góp phần giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Sử dụng chất kích thích thường xuyên sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Điều hoà cảm xúc: Nên tạo cho bản thân có tâm lí thoải mái, tránh các cảm xúc tiêu cực.
  • Có lối sống khoa học, lành mạnh như là: làm việc vừa phải, ăn uống đầy đủ, thường xuyên thể dục, thể thao nâng cao sức khoẻ.
  • Không làm việc quá sức kể cả quan hệ tình dục.

Bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng Bình vị Thái Minh

Ngoài những phương pháp như dùng thuốc hay chế độ sinh hoạt ăn uống để bảo vệ niêm mạc dạ dày như đã giới thiệu ở trên, người bệnh có thể tham khảo thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Thái Minh- sản phẩm được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự an tâm tuyệt đối cho người dùng.

Bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng Bình vị Thái Minh 1

Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược tốt cho dạ dày bao gồm:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
  • Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Như vậy Bình vị Thái Minh giúp:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

 

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...