Đau dạ dày quá phải làm sao để giảm đau?

Đau dạ dày là biểu hiện của nhiều căn bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hẹp môn vị,… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, khiến cho người bệnh vô cùng lo lắng. Vậy khi đau dạ dày làm gì để hết đau? Dưới đây là 6 cách có thể áp dụng ngay tại nhà, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là gì? 1
Đau dạ dày là triệu chúng thường gặp ở mọi đối tượng

Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đặc biệt, dấu hiệu này rất khó giải quyết bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc, mức độ căng thẳng,… Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vị trí đau dạ dày có thể được mô tả như sau:

  • Đau vùng thượng vị: Là vị trí đau dạ dày thường gặp, xuất phát từ dưới xương ức cho đến trên rốn. Cơn đau có thể âm ỉ, liên tục hoặc dữ dội theo từng cơn tùy theo mức độ tổn thương của niêm mạc. Bên cạnh đó, đau có thể lan sang cả vùng ngực và lưng khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.
  • Đau vùng quanh rốn: Đây là nơi đối chiếu trên thành bụng của rất nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để xác định nguyên nhân gây đau. Triệu chứng đau bụng có thể bắt đầu từ quanh rốn, âm ỉ hay quặn thắt, có xu hướng lan sang bên phải. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn,… trong cơn đau.
  • Đau vùng hố chậu trái: Là vùng dưới rốn phía bên trái, cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi đói. Đi kèm với đau dạ dày, người bệnh có thể chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
Đau dạ dày thường xuất hiện ở nhiều vị trí với dấu hiệu không rõ ràng. Chính vì thế, người bệnh nên để ý đến những triệu chứng tiêu hóa đi kèm như ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn,… để có phương pháp giải quyết hiệu quả nhất!

☛ Tham khảo thêm: 6 triệu chứng nhận biết đau dạ dày!

Đau dạ dày quá phải làm gì?

Khi bị các cơn đau dạ dày quá hành hạ, hãy thử ngay 6 phương pháp giúp giảm đau cấp tốc vô cùng hiệu quả dưới đây:

Chườm ấm làm giãn mạch máu

Việc sử dụng nhiệt độ vừa phải sẽ làm giãn mạch máu nhằm tăng tuần hoàn tại dạ dày, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Đây cũng là phương pháp đơn giản và tiết kiệm có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu không có túi chườm chuyên dụng, hãy sử dụng chai nhựa đựng nước ấm và lăn đều trên vùng bụng. Nhiệt độ được khuyến cáo để chườm ấm là 35 độ (tương đương với 1 cốc nước nóng pha với 2 cốc nước lạnh).

Massage bụng theo chiều kim đồng hồ

Massage bụng theo chiều kim đồng hồ 1
Massage bụng giúp tăng cường máu đến dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Massage bụng là cách đơn giản giúp tăng cường hệ tiêu hóa, thúc đẩy tuần hoàn từ đó giảm đau dạ dày hiệu quả. Thao tác thực hiện như sau: Hãy xoa hai tay vào nhau để làm ấm, đặt bàn tay tại vị trí đau và di chuyển nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi đỡ đau. Để nâng cao khả năng giảm đau, có thể sử dụng dầu gió để xoa bóp, triệu chứng sẽ biến mất chỉ trong vòng 10 phút.

Uống nước ấm giúp giảm cơn đau tạm thời

Uống nước ấm giúp giảm cơn đau tạm thời 1
Nước gừng ấm giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng

Hãy sử dụng một ly nước ấm! Nước không chỉ đóng vai trò như một dung môi thúc đẩy vận hành hệ thống tiêu hóa mà còn đóng vai trò làm loãng dịch vị, giảm cơn đau một cách hiệu quả.

Bệnh nhân có thể sử dụng nước ấm thông thường hoặc cho vào cốc nước vài lát gừng hoặc hạt muối tinh để cải thiện triệu chứng đau dạ dày của mình!

Nằm nghiêng trái hỗ trợ khả năng tiêu hóa

Dạ dày của cơ thể có hình chữ J như một cái túi với phần bụng lệch về phía bên trái. Chính vì thế, khi nằm nghiêng phải, dịch vị và thức ăn trong dạ dày rất dễ trào ngược lên thực quản, gây hiện tượng ợ hơi, ợ chua. Đối với người đau dạ dày, việc nằm nghiêng trái sẽ giảm bớt áp lực cho cơ quan này, giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tối ưu.

Bên cạnh đó, tư thế nằm nghiêng trái còn giúp cho dạ dày ở vị trí thấp hơn cuống họng, hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua.

Sử dụng thảo dược giảm đau dạ dày

Sử dụng thảo dược giảm đau dạ dày 1
Thảo dược giúp giảm đau dạ dày an toàn, lành tính

Theo Đông Y, đau dạ dày thuộc “chứng vị quản thống”, phần nhiều do đờm với hỏa cấu kết với nhau sinh bệnh. Phép trị chủ yếu chính là hành khí khai uất – giải uất thanh nhiệt bằng một số thảo dược quen thuộc như:

  • Bột nghệ: Chứa hoạt chất Curcumin có khả năng chống viêm, giảm tiết acid dịch vị, tăng lượng chất nhầy nhanh chóng để bảo vệ niêm mạc tổn thương. Khi đau dạ dày, người bệnh có thể pha 1 – 2 thìa bột nghệ cùng nước ấm để dùng sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
  • Chè dây: Là một thảo dược lành tính chứa nhiều Flavonoid giúp giảm lượng acid dịch vị cực kỳ tốt, kháng viêm, cắt cơn đau tức thì. Người bị đau dạ dày nên hãm chè dây sẵn trong bình giữ nhiệt và sử dụng ngay khi có triệu chứng.
  • Lá mơ lông: Không chỉ là một loại rau giải nhiệt, lá mơ lông còn có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn nhờ hoạt chất Paederin và tinh dầu Sulfur Dimethyl Disulphide. Để giảm đau dạ dày nhanh bằng lá mơ lông, hãy uống nước lá mơ đun sôi hoặc hấp cách thủy lấy nước đều rất hiệu quả.
Thảo dược giảm đau dạ dày tương đối lành tính và an toàn nhưng vẫn có một số ít trường hợp dị ứng với chúng. Vậy nên, trước khi dùng cần sử dụng trước một lượng nhỏ để đánh giá phản ứng của cơ thể đối với dược liệu!

Dùng thuốc Tây qua sự tư vấn của bác sĩ

Dùng thuốc Tây qua sự tư vấn của bác sĩ 1
Thuốc Tây chỉ nên sử dụng khi có tham vấn từ bác sĩ

Ngoài các phương pháp trên thì sử dụng thuốc chính là giải pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên thuốc cần sử dụng dưới sự tư vấn của bác sĩ. Một số loại thuốc giảm đau dạ dày nhanh bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm Proton PPI (Omeprazol, Lansoprazol): Được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng trung hòa acid dịch vị, cải thiện nhanh triệu chứng đau dạ dày. Với cơ chế ức chế số lượng thụ thể tạo acid trên niêm mạc dạ dày, PPI làm giảm khả năng hoạt động của Enzyme bài tiết dịch vị. Tuy nhiên, thời gian sử dụng thuốc được khuyến cáo xa bữa ăn nên thuốc sẽ không hiệu quả với những cơn đau gần bữa ăn. Cần chú ý đến một số tác dụng phụ như hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy, phát ban,…
  • Thuốc kháng Histamin H2 (Cimetidin, Ranitidin): Có tác dụng ức chế hoạt động của thụ thể H2 nhằm giảm tiết acid và Pepsin dịch vị. Điều này góp phần giúp kìm hãm hình thành acid HCl, giảm cơn đau dạ dày một cách hiệu quả. Khi dùng thuốc cần lưu ý những tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt,…
  • Thuốc kháng Acid Antacid (Aluminium Hydroxide, Magnesium Carbonate): Hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất dạ dày mà không làm ảnh hưởng đến việc bài tiết dịch vị hay Pepsin. Cũng như PPI, Antacid không hiệu quả để giảm đau bất cứ lúc nào do được khuyến cáo dùng 1 – 3 giờ sau ăn và trước khi đi ngủ. Một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc gồm táo bón, dị ứng,…
Những loại thuốc kể trên chỉ được sử dụng khi qua thăm khám được bác sĩ chỉ định, người bệnh đã hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình. Nếu đau dạ dày nhưng chưa xác định được nguyên nhân thì tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc.

☛ Tham khảo thêm tại: Ccác loại thuốc đau dạ dày phổ biến

Đau dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ? 1
Bệnh nhân cần được thăm khám kịp thời khi xuất hiện một số dấu hiệu đáng lo ngại

Những phương pháp giảm đau tạm thời chỉ có công dụng giải quyết triệu chứng. Vì vậy, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt nhằm loại trừ các nguyên nhân có thể nhầm lẫn với đau dạ dày, đặc biệt là khi có một trong các triệu chứng như:

  • Đau bụng dữ dội, không đáp ứng với bất kỳ phương pháp giảm đau nào.
  • Thời gian đau bụng kéo dài hoặc cơn đau tái đi tái lại nhiều lần.
  • Khả năng ăn uống kém do hiện tượng đau dạ dày càng trở nên trầm trọng sau khi ăn. Bên cạnh đó, người bệnh còn thường xuyên chướng bụng, khó tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Buồn nôn, nôn là dấu hiệu thường gặp của các bệnh lý về đường tiêu hóa. Đặc biệt, nôn nhiều còn khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
  • Ợ hơi, ợ chua là triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, cần được thăm khám kịp thời để không làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa trên.
  • Nôn ra máu hay đi ngoài phân đen là dấu hiệu quan trọng của xuất huyết tiêu hóa mà người bệnh không nên chủ quan. Đây là một biến chứng thường gặp của viêm loét dạ dày, gây hoa mắt, choáng váng, chóng mặt,… nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Bình Vị Thái Minh – Giải pháp cải thiện cơn đau dạ dày

Bình Vị Thái Minh - Giải pháp cải thiện cơn đau dạ dày 1
Bình Vị Thái MInh được nhiều chuyên gia đánh giá cao về khả năng giảm đau dạ dày

Để hỗ trợ cải thiện những cơn đau dạ dày dai dẳng, người bệnh có thể tham khảo Bình Vị Thái Minh – một sản phẩm lành tính, an toàn cho mọi đối tượng. Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao, hiệu quả trong hầu hết các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản,…

Bình Vị Thái Minh là kết tinh của nhiều loại thảo dược quý với công dụng đáng kinh ngạc, được kể đến như:

  • Muscosave FG HIA được chiết xuất từ xương rồng Nopal và lá Oliu có khả năng tạo màng sinh học để bảo vệ niêm mạc tổn thương, tạo thời gian tự làm lành vết loét. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có khả năng chống viêm, giảm đau dạ dày một cách nhanh chóng.
  • Giganosin bào chế từ lá Dạ Cẩm và lá Khôi giúp trung hòa acid dịch vị, chống viêm, giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, hoạt chất này còn có hiệu quả ức chế vi khuẩn HP – một vi sinh vật gây ra hàng loạt vấn đề về dạ dày.
  • Thương Truật có khả năng sửa chữa các tổn thương trên bề mặt dạ dày, giảm tiết acid dịch vị từ đó khoảng trống để tái tạo tế bào.
  • Núc Nác có chứa Flavonoid với công dụng chống dị ứng, kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày dưới những tác động của acid dịch vị.

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo từ những dược liệu thiên nhiên, Bình Vị Thái Minh được đánh giá là sản phẩm có tính toàn diện: Vừa giảm acid dịch vị vừa bao che vết loét, cân bằng lại hệ thống tấn công – bảo vệ cho dạ dày. Đây chính là giải pháp tối ưu cho người bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Lời kết

Bài viết trên đây đã phần nào góp phần trả lời cho câu hỏi đau dạ dày làm gì, cũng như chia sẻ một số phương pháp hiệu quả ngay tại nhà. Chắc chắn rằng, những thông tin này sẽ giúp người bệnh chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh của mình!

Tham khảo thêm tại:

https://www.baosonhospital.com/meo-giam-dau-da-day-don-gian-va-hieu-qua-nhat

https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-da-day-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-s195-n17587

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...