#7 Món cháo tốt cho người đau dạ dày giúp tiêu hoá chắc khoẻ

Với người mắc bệnh đau dạ dày, những món ăn được nấu chín mềm rất tốt cho người bệnh nhất là món cháo. Những món mềm, nhừ như cháo khiến dạ dày không phải hoạt động co bóp quá nhiều, giúp cho các tổn thương trong dày dày mau lành hơn. Vậy đâu là các món cháo tốt nhất cho người đau dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Đau dạ dày ăn cháo lòng được không
Đau dạ dày ăn cháo lòng được không

Đau dạ dày ăn cháo tốt không?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày đang bị tổn thương, viêm loét. Bệnh đau dạ dày khiến người bệnh gặp khá nhiều khó khăn với hệ tiêu hóa vì dạ dày- bao tử là bộ phận tiêu hóa rất nhiều loại thực phẩm, gồm tất cả những thực phẩm: Cay, nóng, khó tiêu, cứng, nhiều chất… bởi nó có thể gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc khiến bệnh đau dạ dày có những chuyển biên nặng nề hơn.

Chính vì thế, việc dạ dày dung nạp những loại thực phẩm nào cũng là một trong những điều kiện quyết định đến quá trình điều trị và giảm triệu chứng tái phát của người bị đau dạ dày. Một trong những món ăn tốt nhất cho người bị đau dạ dày chính là những là thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Đây là những thực phẩm giúp giảm số lần co bóp mạnh của dạ dày trong quá trình phân hủy thức ăn. Ngoài ra, cháo là món dễ chế biến, có thể kết hợp được cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Dù có sử dụng cháo thường xuyên, người bệnh vẫn có thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất, đầy đủ nhất cần thiết cho quá trình tiêu hao năng lượng hằng ngày.

Sử dụng cháo hằng ngày còn giúp người bệnh nhẹ bụng, hạn chế được triệu chứng đày bụng, khó tiêu. Dạ dày dễ có bóp hơn và hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, nhẹ nhàng hơn

Một thông tin nữa bạn không thể bỏ qua với món cháo đó là: Cháo chứa nhiều tinh bột vì vậy nó có khả năng bao bọc niêm mạc dạ dày, nhất là khi dạ dày đang đang bị tổn thương. Món ăn này cũng giúp bão hòa lượng axit trong dạ dày từ đó hỗ trợ quá trình điều trị căn bệnh dạ dày đạt hiệu quả hơn.

Trên là những ưu điểm của cháo mà người bệnh nên thường xuyên ăn cháo để tốt cho dạ dày, cơ thể đầy đủ dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số món cháo tốt cho bệnh dạ dày bạn có thể tham khảo:

Đau dạ dày nên ăn cháo gì?

Đau dạ dày có nên ăn cháo không
Đau dạ dày có nên ăn cháo không

1.Cháo bí đỏ

Tác dụng của bí đỏ:

  • Trong bí đỏ có chứa hoạt chất chất Pectin, chúng giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa.
  • Ngoài ra bí đỏ còn giúp giảm các vết viêm loét dạ dày và đại tràng
  • Chống nhiễm trùng, ngăn ngừa vết loét trên đường ruột
  • Cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể

Có thể kết hợp bí đổ và đậu xanh nguyên vỏ đập dập để ấu cháo giúp thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi ngũ tạng.

Cách nấu cháo bí đỏ đơn giản bạn có thể áp dụng:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Đậu xanh: 200-300gr
  • Bí đỏ: 200gr
  • Gạo nếp: 100gr
  • Đường (có thể thêm một chút muối tùy khẩu vị).

Thực hiện:

  • Sơ chế và làm sạch các nguyên liệu: Bí đỏ gọt, bỏ hạt và rửa sạch, thái miếng vừa ăn
  • Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 2-3 giờ, mục đích để đậu nhanh nhừ, hoặc nếu không có thời gian bạn chỉ cần vo sạch rồi đem nấu cũng không sao, thời gian đậu nhừ sẽ lâu hơn 1 chút.
  • Gạo vo sạch để ráo nước
  • Cho đậu xanh và gaọ nếp vào nồi, cho nước ninh nhừ, khi nước sôi bạn hớt hết bọt cho nước trong.
  • Khi đậu xanh và gạo đã nhừ, cho bí đỏ vào ninh cùng. Nếu thích lúc ăn vẫn còn miếng bí thì chú ý đừng thời gian đừng để bí nát.
  • Khi cả bí và đậu xanh đều chín, nêm nếm đường và chút muối vừa miệng ăn, đun thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp .

2.Cháo hạt sen

Tác dụng của hạt sen:

  • Theo Đông y, hạt sen có tính bình, vị ngọt, thường được sử dụng để chữa trị các chứng mộng tinh, di tinh, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kích thích cảm giác ngon miệng, giúp ăn ngon, ngủ ngon.
  • Theo y học hiện đại hạt sen có chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm, làm lành nhanh chóng các vết loét hiệu quả, vì thế nó còn có tác dụng chống oxy hóa, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…Các chất chống oxy hóa có trong hạt sen sẽ giúp cho quá trình lành vết thương ở dạ dày được thuận lợi, nhanh hơn.
  • Không chỉ vậy, hạt sen còn cung cấp lượng chất xơ nhất định cho cơ thể từ đó có thể cải thiện tiêu hóa, phòng tiêu chảy, táo bón…

Cách nấu cháohạt sen cho người đau dạ dày:

Cách 1:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 30 gam
  • Hạt sen: 50 gam hạt sen (lưu ý: bạn nên bỏ tâm sen để loại bỏ vị đắng)
  • Đường trắng theo khẩu vị.

Cách thực hiện:

  • Gạo vo sạch, để ráo nước
  • Hạt sen rửa qua và ngâm nước khoảng 30 phút
  • Sau đó, đồng thời cả gạo và hạt sen vào trong nồi rồi ninh cho đến khi nhừ hẳn.
  • Khi đã thấy gạo và hạt sen đã mềm, nở đều thì có thể múc ra bát.
  • Bạn có thể thêm ít đường vào cho vừa ăn và nên thưởng thức khi cháo còn ấm.
Đau dạ dày ăn cháo được không
Đau dạ dày ăn cháo được không

Cách 2:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Hạt sen: 100g
  • Hồng xiêm non: 15g
  • Củ mài sấy khô: 50g
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Củ mài và hạt sen khô đem sấy khô tán mịn thành bột
  • Hồng xiêm non đem gọt vỏ và giã nát cho vào nồi đun cùng 2 bát nước. Khi nước sôi, lọc bã bỏ đi
  • Cho bột củ mài và hạt sen đã chuẩn bị vào nồi nước hồng xiêm vừa nấu và đun với lửa nhỏ
  • Đun và khuấy cho đến khi thấy hỗn hợp quánh sánh thì cho đường phèn vào, khuấy đều
  • Đến khi đường tan hết, đun thêm khoảng 3 phút nữa là có thể sử dụng.
  • Thường xuyên ăn loại cháo này để mang đến tác dụng tốt.

3.Cháo long nhãn

Tác dụng của cháo nếp long nhãn:

  • Trong Đông y, long nhãn thường được dùng để trị vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, suy nhược cơ thể..
  • Cháo long nhãn tức là gồm cả gạo nếp kết hợp cùng mang lợi rất nhiều công dụng tốt cho dạ dày bởi gạo nếp là thành phần tinh bột có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là khi dạ dày đang đang bị tổn thương.
  • Ăn cháo nếp long nhãn thường xuyên cũng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau dạ dày, ngoài ra nó còn giúp hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt hơn, tránh gây kích ứng đường ruột.

Cách nấu cháo long nhãn:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo nếp: 100g
  • Long nhãn nhục: 50g
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Gạp nếp đem vo và để ráo nước
  • Long nhãn rửa sơ qua, để ráo nước
  • Cho gạo nếp vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước và ninh nhừ. Cú đun sôi sau đó dùng muỗng khuấy nhẹ, vặn lửa nhỏ. Cứ đun như vậy trong khoảng 50 phút.
  • Đến khi gạo nếp nở hết chín mềm thì cho long nhãn đã chuẩn bị vào nấu cùng.
  • Bạn muốn sử dụng cháo sánh như thế nào thì tự chế nước theo ý thích và thêm đường phèn vào khuấy đều đun chừng thêm vài phút rồi có thể múc ra bát sử dụng
Ăn cháo có tốt cho dạ dày không
Ăn cháo có tốt cho dạ dày không

4.Cháo bắp cải tôm

Tác dụng của bắp cải và tôm

  • Trong bải bắp có chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U, hai loại vitamin này có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Ngoài ra chúng giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột, kháng viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
  • Tôm là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng như: Giàu canxi, omega – 3, đây là nguồn protein dồi dào, giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư… Tôm không chỉ tốt cho xương mà tôm còn rất tốt đối với những người bị bệnh tiêu hóa.

Cách nấu cháo tôm bắp cải cho người đau dạ dày:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 100g
  • Tôm: 100g
  • Gia vị, hành lá…

Cách thực hiện:

  • Gạo vo sạch, bắp cải rửa với nước muối cắt nhỏ, tôm làm sạch cũng cắt nhỏ.
  • Phi hành củ  cho thơm rồi cho tôm đã sơ chế lên xào chín sơ, bỏ riêng ra tô.
  • Cho gạo đã chuẩn bị vào nồi cùng nước ninh nhừ
  • Bỏ tôm đã xào cho vào quấy đều lên
  • Nêm gia vị vừa miệng rồi đun đến cháo sôi trở lại
  • Khi ăn, cháo múc ra bát và thêm gia vị, ít hành lá nếu thích là có thể sử dụng
Đau dạ dày có ăn được cháo trai không
Đau dạ dày có ăn được cháo trai không

 

5.Cháo đậu đỏ

Theo y học cổ truyền đậu đỏ có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc bài nung, chúng được dùng để trị nhiều bệnh thường gặp, như bệnh đường ruột: Đau dạ dày, tả, lỵ, đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra còn trị một số bệnh đường tiết niệu: tiểu ngắn, đỏ, tiểu buốt, dắt; bệnh gan, mật; hoặc mụn nhọt…

Theo y học hiện đại nghiên cứu, đậu đỏ có thể cải thiện chức năng tiêu hóa cũng như sức khỏe đường ruột. Bởi trong đậu đỏ giàu chất xơ hòa tan và tinh bột kháng đi qua ruột sẽ không tiêu hóa cho đến khi chúng tới ruột kết và làm thức ăn phục vụ lợi khuẩn. Lúc này, các acid béo chuỗi ngắn như butyrate sẽ được tạo ra và nó được cho là giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, đồng thời giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất chống oxy hóa cao có trong đậu đỏ còn có thể làm giảm viêm ruột và tăng cường chức năng tiêu hóa.

Cách nấu cháo đậu đỏ tốt cho người đau dạ dày:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Đậu đỏ: 50g
  • Lạc( đậu phộng): 50g
  • Gạo: 30g
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Lạc và đậu đỏ ngâm trong nước ấm khoảng 1 tiếng.
  • Sau đó vớt ra cho vào nồi và hầm nhừ
  • Khi đậu đỏ và lạcg đã chín nhừ thì thêm gạo vào để nấu tiếp.
  • Khuấy đều khi thấy các nguyên liệu đã chín kĩ mềm thì thêm đường phèn vào khuấy cho tan, vừa miệng thì múc ra bát ăn

6.Cháo thịt bằm gừng tươi

Bị viêm loét dạ dày nên ăn cháo gì
Bị viêm loét dạ dày nên ăn cháo gì

Tác dụng của gừng tươi:

  • Theo Đông y, gừng có vị cay, tính hơi ôn, vào các kinh phế, tỳ và vị. Gừng có tác dụng điều vị, tán hàn giải biểu, ôn phế chỉ khái, ôn trung chỉ tả, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa. Chính vì thế, gừng được dùng cho các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau bụng nôn ói tiêu chảy, đau bụng do ngộ độc.
  • Ngoài ra gừng còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hoá dễ dàng, chống được đầy hơi.

Cách nấu cháo thịt bằm gừng tươi tốt cho người đau dạ dày:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 100g
  • Thịt lợn bằm: 100g
  • Gừng tươi: 10g
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Thịt lợn rửa sạch, bằm nhỏ
  • Gừng rửa sạch đập dập, thái nhỏ
  • Gạo vo sạch cho vào hầm nhừ, nếu có nước xương ninh thì cho vào cháo càng ninh cùng gạo càng tốt
  • Khi cháo nhừ, cho thịt bằm đã chuẩn bị vào khuấy đều lên, đun sôi thêm 5-10 phút
  • Nêm gia vị, gừng, vừa miệng rồi đảo đều rồi tắt bếp.

7.Cháo gạo nếp táo đỏ

  • Trong y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Theo y học hiện đại, trong táo đỏ có các hoạt chất: Phenolic, flavonoid, polysaccaride, axit triterpenic, hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao. 50% lượng cacbohydrate có trong trái cây đến từ chất xơ, có lợi và giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp làm mềm tốc độ di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Hoạt chất Polysaccharide củng cổ niêm mạc ruột, cải thiện các triệu chứng liên quan đã được áp dụng thí nghiệm trên chuột.

=> Chính vì thế chiết xuất từ táo đỏ giúp sức khỏe niêm mạc dạ dày và ruột tăng lên , giảm các tổn thương do loét, chấn thương góp phần phát triển vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tiêu hóa phát triển.

Cách nấu cháo táo đỏ gạo nếp tốt cho bệnh đau dạ dày:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo nếp: 50g
  • Táo đỏ: 10 quả
  • Đường, muối tùy thích

Cách thực hiện:

  • Táo đỏ rửa sạch cho vào nồi ninh với nước khoảng 10 phút
  • Cho gạo nếp đã vo sạch vào ninh cùng táo đỏ cho nhừ
  • Có thể cho muối hoặc đường theo sở thích, neemcho vừa miệng
  • Múc ra bát ăn khi còn nóng

7.Cháo gạo nếp táo đỏ 1

Người đau dạ dày ăn cháo cần lưu ý điều gì?

Ngoài sử dụng những món cháo tốt cho bệnh đau dạ dày kể trên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Chế độ ăn uống khoa học

  • Người bệnh nên kiêng bia, rượu, thuốc lá, các loại nước ngọt có ga
  • Hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều gia vị, các món chế biến sẵn, món đông lạnh nhiều chất bảo quản
  • Người bệnh đau dạ dày nên ăn nhiều các loại rau xanh như xà lách, cải bẹ xanh, rau mồng tơi, rau ngót… Chúng không chỉ nhiều chất xơ mà còn có nhiều công dụng tốt cho tiêu hóa.
  • Ngoài ra người bệnh nên ăn đa dạng món và thường xuyên thay đổi để cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng nhất cho cơ thể.
  • Không nên ăn quá khuya

Chế độ sinh hoạt khoa học

  • Nên tập thói quen ăn uống đúng giờ giấc, không được bỏ bữa.
  • Khi ăn nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no vì nó sẽ khiến dạ dày căng phồng và tiết ra nhiều axit gây hại hơn.
  • Người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày, ăn từng chút một
  • Nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng đồng hồ để tránh dạ dày phải làm việc quá sức
  • Nên uống đủ nước ấm mỗi ngày, nên uống ngụm nhỏ một, tránh uống quá nhiều 1 lúc
  • Sau khi ăn người bệnh nên hoạt động nhẹ nhàng

Lưu ý khi chế biến cháo cho người đau dạ dày

  • Tránh nấu cháo với những loại thực phẩm cứng, nhiều gân sụn như: sụn gà, sụn bò, thịt bò có nhiều gân… Đây là những thực phẩm dù ninh lâu cũng khó có thể nhừ, vì thế nên khi ăn sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa của dạ dày.
  • Khi chế biến cháo cho người đau dạ dày nên hạn chế sử dụng cùng các nguyên liệu như lạp xưởng, cải chua, thịt nguội, dưa muối, kim chi… Bởi chúng đều là các thực phẩm khó tiêu sẽ ảnh hưởng đến dạ dày đang suy yếu.
  • Nên ăn khi cháo vừa nấu xong, ăn khi ấm là tốt nhất, ạn chế ăn cháo khi để qua đêm
  • Chú ý không nên ăn cháo cùng với những loại thực phẩm chế biến sẵn như: Chả lụa, giò, lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích… Bởi đây là những loại thực phẩm có thể gây khó tiêu và chứa rất nhiều muối.
  • Nên kết hợp cháo với các loại dầu: Đầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu vừng,… khi nấu cháo. Bởi đây là những loại dầu có thể giúp các món cháo thơm ngon hơn lại vừa giúp giảm tiết axit trong dịch vị trong dạ dày hiệu quả.
  • Người bị đau dạ dày có thể ăn cháo mặn hoặc ngọt tùy theo khẩu vị. Tuy nhiên, khuyến cáo bệnh nhân nên cho thêm một chút đường vào trong món cháo khi nêm nếm gia vị để món cháo có hương vị thơm ngon hơn. Đồng thời, khi ăn cháo có đường cũng giúp ích tốt hơn trong việc giảm tiết axit có trong dạ dày.

Bình vị Thái Minh- Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, hệ tiêu hóa khỏe hơn

Trên đây là một số món cháo người bệnh đau dạ dày nên ăn tốt cho bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, bạn cần đi khám bác sĩ để biết tình trạng bệnh đến đâu, để bác sĩ có phương án phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh tình trạng bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.

Người bệnh có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày được rất nhiueef người tin dùng bởi tính an toàn và lành tính.
Trong số đó, Bình vị Thái Minh được các chuyên gia đánh giá cao nhờ cơ chế điều trị chuyên sâu và vượt trội.

Bình vị Thái Minh- Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, hệ tiêu hóa khỏe hơn 1

Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...