Đau dạ dày quằn quại từng cơn có nguy hiểm không?

Đau dạ dày là một trong những tình trạng nhiều người gặp phải, nó khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên có những người lại gặp tình trạng đau dạ dày quằn quại và quặn từng cơn. Vậy, đau dạ dày quằn quại và đau dạ dày quặn từng cơn có nguy hiểm không? Cần phải làm gì để có thể giảm tình trạng này? Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp trả lời câu hỏi.

Đau dạ dày quằn quại từng cơn có nguy hiểm không? 1

Thế nào là đau dạ dày quằn quại ?

Đau dạ dày quằn quại, đau quặn từng cơn là tình trạng các cơn đau dạ dày trở lên dữ dội thi thoảng nổi lên từng cơn âm ỉ xuất hiện trong thời gian dài. Khi đó, người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, quằn quại, đau quặn từng cơn mệt mỏi, toát mồ hôi.

Nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày quằn quại, đau quặn từng cơn thường là những nguyên nhân phổ biến:

  • Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn những thực phẩm không tốt cho dạ dày, ăn uống không hợp vệ sinh.
  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Hay thức khuya, căng thẳng thần kinh, stress.
  • Ăn uống không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn Hp.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi.

Đau dạ dày quằn quại có nguy hiểm không?

Các cơn đau dạ dày quằn quại, đau quặn từng cơn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng, tuyệt đối không nên chủ quan. Khi chú ý đến tình trạng đau, tình trạng sức khỏe của cơ thể sẽ giúp bạn tìm ra cách điều trị kịp thời phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.

Khi gặp các cơn đau dạ dày ở mức này, người bệnh nên đi thăm khắm ở các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất.

Đau dạ dày quằn quại có thể cảnh báo các bệnh sau

Ngoài ra, trầm trọng hơn cả là tình trạng đau dạ dày dữ dội từng cơn có thể là dấu hiệu biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm có thể kể đến như:

Viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, sưng và chảy máu. Khi này, lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn và hình thành lên những cơn đau quằn quại, dữ dội. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm:

  • Buồn nôn
  • Ợ hơi
  • Đầy bụng, chướng bụng, sôi bụng.
  • Đi ngoài phân lỏng nát…

Viêm loét dạ dày 1

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng phần ruột thừa bị viêm, nó nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Khi có những tác động lên phần ruột thừa đó, những cơn đau sẽ trở nên quằn quại, dữ dội từng cơn. Nó có thể gây ra những hệ quả xấu nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm ruột thừa:

  • Nôn, buồn nôn
  • Cơn đau xuất hiện vùng dưới bên phải của bụng và càng đau hơn khi dùng tay ấn vào. Cơn đau có thể xuất hiện phía trên rốn, lan rộng ra khu vực dưới bên phải của bụng. Ngoài ra khi ho, hắt hơi, hít thở sâu cơn đau nhói có thể mạnh hơn.
  • Nếu để ý kĩ sẽ thấy vùng bụng bị sưng.
  • Sốt nhẹ
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, không thể trung tiện
  • Khi ăn mất cảm giác ngon miệng.

U nang buồng trứng

Mỗi người phụ nữ bình thường có hai buồng trứng hình quả hạnh nằm hai bên tử cung. U nang buồng trứng là những túi chứa đầy dịch ở trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Nhiều chị em phụ nữ có u nang buồng trứng nhưng kích thước khá nhỏ và không gây ảnh hưởng hay khó chịu nào, và tồn tại suốt đời của họ. Tuy nhiên một số u nang gây ra triệu chứng nặng, có thể đe dọa tính mạng.

Bình thường, u nang buồng trứng chỉ được phát hiện khi đi khám phụ khoa, siêu âm hoặc qua kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng:

  • Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh
  • Đau bụng, căng tức vùng bụng dưới
  • Đau thắt lưng, xương chậu hoặc vùng đùi
  • Khó khăn khi đi tiểu tiện, địa tiện
  • Đau khi quan hệ tình dục.

U nang buồng trứng là bệnh lý không ít chị em phải chịu đựng. Bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chính vì vậy khi có cơn đau, chị em nên hết sức chú ý, đi khám phụ khoa định kỳ, kết hợp với siêu âm là biện pháp phòng ngừa quan trọng.

U nang buồng trứng 1

Rối loạn vận động túi mật hoặc đường mật

Hiện tượng rối loạn vận động mật là biểu hiện cảnh báo một trong số bệnh như viêm đường mật, sỏi mật, viêm túi mật, viêm tụy cấp hoặc mạn tính hoặc cũng do nhiều rối loạn tiêu hóa khác. Rối loạn vận động túi mật hoặc đường mật là tình trạng dịch mật không thể đi xuống tá tràng giúp tiêu hóa thức ăn gây giảm chức năng hoạt động của dạ dày và gây ra các triệu chứng như:

  • Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu,
  • Xuất hiện các cơn đau quặn gan,
  • Đau dữ dội vùng hạ sườn phải an ra sau lưng và lên vai phải, đôi khi đau lan sang cả vùng thượng vị nên dễ nhầm tưởng là đau dạ dày hoặc đau do sỏi mật gây ra.

Xuất huyết tiêu hóa

Theo các bác sĩ, chuyên gia bộ môn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng,… Đây cũng chính là triệu chứng báo hiệu của một bệnh lý nguy hiểm, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến máu trong dạ dày có thể chảy ra liên tục và gây nên tình trạng thiếu máu, chóng mặt, hạ huyết áp, sốc, thậm chí tử vong.

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa:

  • Nôn ra máu màu nâu sẫm, hơi đỏ, lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng.
  • Đi đại tiện phân đen nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm.
  • Tùy theo mức độ mất máu, người bệnh sẽ có triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, vật vã, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít…

Khi nghi ngờ có những dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cũng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư khá phổ biến của đường tiêu hóa. Đây hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng, có thể gây tử vong.

Bệnh ở giai đoạn mới chớm thì hầu như không có bất cứ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Sụt cân đột ngột
  • Ợ chua, ợ nóng
  • Đau bụng dữ dội
  • Xuất huyết tiêu hóa.

Hầu hết các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày đều dễ bị nhầm lẫn với các bệnh dạ dày khác. Chính vì vậy, người bệnh thường chủ quan và bỏ qua giai đoạn sớm của ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày 1

Triệu chứng đau dạ dày dữ dội từng cơn có thể là bao hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn khá nguy hiểm. Khi người bệnh có triệu chứng này hoặc có bất cứ dấu hiệu nào đáng ngờ, nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và làm các xét nghiệm và có phác đồ điều trị phù hợp và kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau dạ dày quằn quại, đau quặn từng cơn thường thuyên giảm nhanh khi người bệnh thay đổi lối sống, cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, với một số trường hợp, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như đã nói ở trên và cần can thiệp điều trị bằng phác đồ y tế trong thời gian sớm nhất. Chính vì thế, người bệnh nên đến trung tâm y tế phòng khám chuyên khoa khi có các triệu chứng dưới đây:

  • Đau dạ dày quằn quại, đau quặn dữ dội từng cơn kèm theo cơn đau lan đến toàn bộ ngực, vai và ổ bụng
  • Có triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
  • Đi cầu ra phân đen
  • Đau đầu, hạ huyết áp, choáng
  • Nôn ói liên tục ra dịch có máu tươi hoặc bã cà phê
  • Cân nặng sụt nhanh, cơ thể suy nhược.

Những việc cần làm sau khi cơn đau dạ dày qua đi

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh 1

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tối hoạt động của dạ dày, hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm áp lực lên dạ dày, điều hòa hoạt động bài tiết axit và cải thiện các triệu chứng khó chịu.

Để giảm tình trạng đau dạ dày quằn quại, đau quặn từng cơn, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học theo nguyên tắc dưới đây:

  • Nên thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm đặt lên hàng đầu
  • Hạn chế dùng các thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản
  • Tránh xa các chất kích thích: Bia, rượu, nước ngọt có ga, cà phê….
  • Nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giúp trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày như rau xanh, ngũ cốc, nước lọc, các loại đậu, đậu bắp, khoai lang,…
  • Nên ăn uống đúng giờ, đủ bữa, tránh ăn quá no cũng như để bụng quá đói
  • Không nên ăn sát giờ đi ngủ và vận động mạnh sau khi ăn
  • Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, không quá nhiều dầu mỡ.

Xem tham khảo: Những thực đơn mà người bệnh dạ dày nên áp dụng

Chế độ sinh hoạt khoa học

Chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý giúp cơ thể người bệnh tăng hệ miễn dịch, phòng ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, khó tiêu, giảm cơn đau dạ dày… Giúp dạ dày hoạt động trơn tru hơn. Chính vì vậy, người bệnh có thể thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học theo gợi ý dưới đây:

  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, một người bình thường cần đảm bảo thời gian ngủ từ 6-8 tiếng/ ngày.
  • Không nên thức khuya bởi nó có thể khiến dạ dày co bóp quá mức và tăng tiết axit.
  • Nên có thói quen thể dục thể thao hằng ngày phù hợp với sức khỏe bởi thói quen lười vận động khiến cơ thể ì trệ, tăng cân khó kiểm soát và gây rối loạn nhu động ruột. Hoạt động thể dục thể thao còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, điều chỉnh cân nặng và duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Tránh xa khói thuốc bởi khói thuốc có thể gây rối loạn cơ vòng thực quản và hoạt động co bóp của dạ dày.

Mẹo giúp giảm đau dạ dày đơn giản tại nhà

Mẹo giúp giảm đau dạ dày đơn giản tại nhà 1
Các loại nước từ mật ong giúp giảm cơn đau dạ dày hiệu quả

Song song với những phương pháp cải thiện tình trạng đau dạ dày từng cơn ở trên, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo dưới đây để cải thiện các cơn đau dạ dày:

Sử dụng trà mật ong

Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng mật ong như thế nào, bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin về: Tác dụng của mật ong với bệnh về dạ dày

Cách thực hiện trà mật ong:

  • Mật ong nguyên chất: 1 thìa cà phê
  • Bỏ vào cốc nước ấm 70ml
  • Khuấy đều và uống vào sáng sớm khi chưa ăn gì hoặc buổi tối trước khi đi ngủ

Dùng trà bạc hà

Bạc hà có chứa  hoạt chất Menthol giúp giảm đau tại chỗ. Tinh dầu trong lá bạc hà còn cải thiện tình trạng buonf nôn, căng thẳng và giúp điều hòa nhu động ruột. Khi người bệnh có triệu chứng đau dạ dày có thể thực hiện cách pha trà bạc hà dưới đây:

  • 4-5 lá bạc hà rửa sạch và cho vào bình
  • Rót nước vừa đun sôi và đậy nắp ủ 5-7 phút
  • Rót ra cốc và thưởng thức, có thể thêm 1 thìa mật ong để tăng vị thơm ngon nếu thích.

Uống trà gừng tươi

Gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt: Giảm khí, đầy hơi, khó tiêu và giảm nhanh các cơn đau đồng thời kháng viêm hiệu quả.

Cách pha trà gừng

  • Gừng rửa sạch
  • Thái vài lát mỏng ( có thể đập dập)
  • Cho vào cốc và chế thêm 200ml nước, đậy nắp để vài phút
  • Khi uống có thể cho thêm 1 thìa cà phê mật ong
  • Nên uống vào buổi sáng trước khi ăn, trước khi đi ngủ khoảng 1 tháng

Hoặc cách khác:

Có thể ngâm 1 lát gừng tươi khi bị đau dạ dày cũng giúp người bệnh cải thiện mức độ đau, giảm cảm giác buồn nôn và đắng miệng.

Mẹo giúp giảm đau dạ dày đơn giản tại nhà 2

Chườm nóng

Chườm nóng là biện pháp đơn giản giúp giảm đau bởi nhiệt độ nóng sẽ có tác dụng kích thích máu lưu thông tới vùng bụng, làm thư giãn và giảm co thắt vùng bụng. Hơi nóng cũng  làm phân tán cơn đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc túi sưởi, hoặc chai thủy tinh, hay có thể dùng muối, gạo rang lên rồi bọc trong lớp vải
  • Đặt dụng cụ chườm lên vùng dạ dày bị đau trong vài phút, rồi di chuyển chai nước hoặc túi chườm quanh vùng bị đau đều đặn giúp hơi nóng được lan tỏa ra khắp vùng bụng, giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Không nên để cố định vật chườm quá lâu tại một chỗ để tránh da bị bỏng rát. Nếu ban đầu nhiệt độ của vật chườm quá nóng, bạn có thể lót thêm khăn hoặc vải giảm nhiệt.
  • Thực hiện liên tục cho đến khi bạn thấy chai nước hoặc túi chườm hết nóng thì dừng lại.

Lưu ý:

  • Trong lúc chườm nóng, người bệnh có thể nằm thư giãn, nghe nhạc để có thể giải tỏa căng thẳng, sự căng cứng của cơ thể giúp làm giảm cơn đau nhanh hơn.
  • Không nên mặc quần áo phong phanh hoặc nằm phòng quá lạnh vì điều đó có thể làm quá trình lưu thông máu bị chậm lại.

Massage bụng

Massage bụng là biện pháp đơn giản nhất giúp hỗ trợ tích cực trong việc giảm đau dạ dày và giúp cho dạ dày tránh co bóp quá mức. Ngoài ra việc massage bụng còn là phương pháp giúp kích thích hoạt động tiêu hóa của nhu động ruột, giảm sự tích tụ các chất độc hại ở dạ dày và tăng cường hoạt động của dạ dày.

Hướng dẫn cách massage bụng

  • Nằm ngửa hoặc ngồi đứng thật thoải mái
  • Đặt 2 bàn tay đặt chồng lên vào vị trí bụng
  • Xoa nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ
  • Dùng một lực vừa đủ để ấn lên bụng (không quá mạnh nhưng cũng không được quá nhẹ).
  • Thực hiện đều tay và liên tục từ 10 – 15 phút hoặc thực hiện cho đến khi bụng ấm hơn.
  • Để việc massage được phát huy tối đa tác dụng, người bệnh cũng có thể sử dụng một số tinh dầu được chiết xuất từ lá bạc hà, gừng, sả, lá khuynh diệp,…

Lưu ý:

Các bạn có thể đồng thời cùng với massage là sử dụng biện pháp bấm huyệt bằng cách: Dùng ngón tay cái ấn một lực vừa đủ vào vị trí bị đau, nếu cảm thấy cơn đau giảm xuống thì nên tiếp tục ấn vào. Đến khi thấy cơn đau dịu xuống hẳn thì có thể tiếp tục xoa bóp và massage bụng như bình thường. Lưu ý ở bước này chỉ thực hiện khi cơn đau xuất hiện với cường độ mạnh và khiến người bệnh đau đớn.

Bình vị Thái Minh hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả

Trong trường hợp người bệnh muốn tìm kiếm những giải pháp nhằm kiểm soát các cơn đau dạ dày một cách hiệu quả thì Bình Vị Thái Minh chính là một lựa chọn hoàn hảo. Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng bởi các chuyên gia hàng đầu, được đánh giá cao về tác dụng với người đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng…

Bình vị Thái Minh hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả 1

Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Trên đây là những thông tin tổng hợp một số nguy hiểm do bệnh đau dạ dày ra và biện pháp điều trị. Với trường hợp sử dụng biện pháp giúp giảm đau tại nhà mà không mang lại hiệu quả, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ  thăm khám và đề xuất phương hướng điều trị phù hợp. Nếu còn những thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1800.6397 để được tư vấn từ các dược sĩ chuyên môn cao.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...