9 Món ăn trị trào ngược dạ dày hiệu quả!

Người bệnh trào ngược dạ dày thường xuất hiện triệu chứng nuốt nghẹn, khó nuốt như có cục chèn ở họng, ban đêm đau rát vùng ngực khó ngủ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Song song với việc tuân thủ phương pháp điều trị, bạn có thể tuân thủ chế độ ăn uống và áp dụng một số món ăn giúp trị trào ngược dạ dày dưới đây nhé.

9 Món ăn trị trào ngược dạ dày hiệu quả! 1

Thế nào là trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược acid dạ dày là hiện tượng dịch vị trong dạ dày bao gồm: acid, dịch mật và thức ăn… bị trào lên thực quản. Khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản và các cơ quan hệ hô gây ra triệu chứng khó chịu và đặc biệt có thể gây biến chứng. Các chất trào ngược có thể đi vào khoang miệng ở vùng hầu họng, thanh quản hoặc phổi.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học
  • Chế độ sinh hoạt không điều độ
  • Stress, căng thẳng kéo dài
  • Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích.

☛ Chi tiết hơn: Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người trào ngược dạ dày

Chế độ ăn uống đặc biệt là thức ăn có ảnh hưởng lớn tới dạ dày. Để cải thiện triệu chứng của bệnh, chúng ta cần chú ý tìm hiểu trào ngược dạ dày ăn gì tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những nguyên tắc cần thiết trong việc xây dựng chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày.

  • Uống đầy đủ nước, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây cùng nước lọc, tuy nhiên chọn lựa loại trái cây ít tính acid và không nên uống quá nhiều.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm có tính trung hòa giúp giảm lượng acid trong dạ dày
  • Tránh ăn những loại đồ ăn nhiều gia vị gây tăng tiết acid hoặc kích thích co thắt thực quản
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa để bổ sung cho cơ thể đủ dưỡng chất và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Một số món ăn trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Trào ngược dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa. Vì thế, chế độ ăn uống không những ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh mà nó có thể là tác nhân gây ra bệnh nếu chúng ta sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa. Để hỗ trợ điều trị và phòng tránh các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày, bạn có thể ăn những món theo gợi ý dưới đây:

1. Cháo yến mạch

1. Cháo yến mạch 1

Yến mạch là thực phẩm quen thuộc của rất nhiều người bởi yến mạch giúp cung cấp nhiều chất xơ, hấp thụ acid dịch vị trong dạ dày và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như chứng ợ hơi, ợ nóng. Chú ý, chế biến yến mạch dưới dạng lỏng, nhuyễn để giúp hạn chế tình trạng làm việc quá công suất và cải thiện khả năng tiêu hóa.

Bạn có thể chế biến cháo yến mạch theo hướng dẫn dưới đây:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1/2 bát con yến mạch xay nhuyễn,
  • 2 cốc sữa 500ml,
  • 150gam tôm.

Cách thực hiện:

  • Tôm bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ
  • Đun sôi sữa rồi cho bột yến mạch vào, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay khoảng 10 phút
  • Lấy bơ và dầu ô liu phi hành cho thơm lên, bỏ tôm vào phi, xào cho săn cùng gia vị đầy đủ.
  • Cho tôm xào vào cùng yến bạch, đảo đều và nêm lại cho vừa miệng, đun thêm khoảng 10 – 15 phút và múc ra bát ăn khi còn nóng.

2. Cháo tía tô

2. Cháo tía tô 1

Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, mùi thơm, giúp giải độc, hàn khí được mọi người coi như “thần dược” trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa và các bệnh lý liên quan khác.

Nghiên cứu cũng chỉ ra lá tía tô có chứa Tanin, Axit Alpha-linolenic, Aldehyde, các chất chống oxy hóa mạnh …giúp kháng viêm, tiêu diệt các gốc tự do, ngăn ngừa các biến chứng và chống trào ngược dạ dày. Đặc  biệt, hoạt chất Flavonoid, Axit Rosmarinic trong lá tía tô còn giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tăng cường khả năng đóng mở của cơ vòng thực quản dưới, ngăn ngừa tình trạng trào ngược.

Bạn có thể nấu cháo và thêm lá tía tô như một loại gia vị giúp tăng hương vị thơm ngon hơn theo cách dưới đây:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 bát gạo nếp và gạo tẻ
  • 200gr thịt nạc
  • 1 nắm lá tía tô

Cách thực hiện:

  • Gạo vo sạch, cho vào nồi ninh cho nhừ, nếu cạn có thể thêm nước
  • Thịt nạc băm nhỏ xào qua cho ngấm mắm muối cho vào ninh cùng gạo
  • Khi cháo thịt đã nhuyễn, nêm lại cho vừa miệng
  • Lá tía tô rửa thật sạch, ngâm qua một lượt nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo và thái sợi nhỏ.
  • Cháo chín múc ra bát và thêm tía, khấy đều tô cháo và thưởng thức
  • Nên ăn cháo tía tô 3 – 4 lần/tuần để cải thiện các triệu chứng trào ngược aicid dạ dày.

3. Cháo gà đậu xanh

3. Cháo gà đậu xanh 1

Khoa học đã chỉ ra rằng, trong một số loại đậu, nhất là đậu xanh có chứa nhiều amino acid rất tốt cho người bị mắc bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày bởi đậu xanh giúp kích thích tiêu hóa và ổn định dạ dày.

Bạn có thể nấu cháo gà đậu xanh vừa bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ ngăn ngừa trào ngược dạ dày.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1/2 con gà
  • 1 củ gừng
  • Gạo nếp và gạo tẻ mỗi loại 50 gr
  • Đậu xanh còn cả vỏ 100gr
  • Hành lá, gia vị, nêm

Cách thực hiện:

  • Thịt gà rửa sạch, để nguyên, cho vào nồi nước cùng gừng cắt mỏng, nấu sôi.
  • Gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh vo sạch, cho ra rổ, để ráo nước.
  • Khi thấy nước thịt gà sôi, cho gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh vào nồi, nấu cùng nhỏ lửa khoảng 5 phút.
  • Gắp thịt gà ra, để nguội, xé thành miếng nhỏ, bỏ xương. Nồi cháo gà đậu xanh tiếp tục nấu nhỏ lửa trên bếp cho mềm.
  • Cuối cùng, cho thịt gà xé nhỏ lại vào nồi. Thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, nêm cho vừa miệng đun cháo thịt gà đậu xanh thêm 5 phút.
  • Tắt bếp, múc cháo gà đậu xanh ra tô, rắc hành lá cắt nhỏ lên trên và ăn ngay cho nóng nhé

3. Gừng ngâm giấm

3. Gừng ngâm giấm 1

Theo nhiều nghiên cứu, gừng có chứa nhiều Oleoresin, Tecpen cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm, trung hòa axit dịch vị, đầy hơi, khó tiêu, trào ngược. Bạn có thể sử dụng gừng trị trào ngược dạ dày theo cách đơn giản dưới đây:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1/2 kg gừng tươi,
  • 250ml giấm,
  • 50 – 100g đường
  • 1 lọ thủy tinh có nắp đậy

Cách thực hiện:

  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút và vớt ra cho ráo nước.
  • Cho 250ml giấm vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi sôi thì thêm đường khuấy cho tan hết thì tắt bếp cho giấm nguội
  • Cho lượng gừng đã chuẩn bị vào bình thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đã đun vào cho ngập và đậy kín.
  • Đem gừng giấm bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần thì mang ra ăn liên tục trong vài ngày để giảm trào ngược dạ dày.

5. Lạc hầm

5. Lạc hầm 1

Lạc giàu chất chống oxy hóa, magie, phospho, đồng, vitamin E, B, PP,… tốt cho sức khỏe. Hoạt chất p-coumaric acid và beta-sitosterol có trong lạc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư dạ dày. Ngoài ra, lạc còn chứa chất béo có lợi và tinh bột giúp thúc đẩy quá trình bài tiết axit dịch vị, hạn chế trào ngược, thu nhỏ vết loét trong niêm mạc dạ dày.

Dưới đây là cách chế biến lạc:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lạc 70g
  • Nồi áp suất hoặc nồi đất

Cách thực hiện:

  • Cho 70g lạc đem ngâm nước khoảng 1-2 giờ cho lạc nở
  • Cho vào nồi, đổ nước ngập hầm nhỏ lửa khoảng 4 tiếng
  • Nếu cạn có thể thêm nước và hầm nhỏ lửa trong 4 tiếng.
  • Mỗi tuần, bạn có thể ăn lạc 2-3 lần.

6. Măng tây xào thịt bò

6. Măng tây xào thịt bò 1

Theo nghiên cứu, măng tây có nồng độ pH từ khoảng 7 – 7.5, đây là một thực phẩm có lợi đối với bệnh dạ dày bởi chúng có khả năng kiềm hóa, kiểm soát tốt nồng độ acid dịch vị dạ dày, rất tốt trong điều trị trào ngược dạ dày. Bạn có thể kết hợp măng tây với thịt bò để bổ sung dinh dưỡng mà rất tốt cho bệnh trào ngược dạ dày như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt bò thăn: 200g
  • Măng tây: 1/2 kg

Cách thực hiện:

  • 200g thịt bò thăn rửa sạch, thái mỏng ướp với dầu ăn, muối, đường, và tỏi bằm khoảng 20 phút
  • Măng tây cắt phần gốc già, rửa sạch, ngâm nước muối loãng và cắt thành từng đoạn dài khoảng 5-7cm đem luộc trần qua nước sôi
  • Cho dầu ăn vào chảo rồi phi thơm tỏi băm, xào thịt bò nhanh tay với lửa lớn. Khi thịt bò săn lại thì cho ra đĩa, phần nước ngọt tiết ra vẫn để lại trong chảo.
  • Cho tiếp măng tây vào xào, nêm nếm gia vị vừa miệng. Khi măng gần chín thì cho thịt bò vào và xào đều tay thêm 2 phút thì tắt bếp cho ra đĩa thưởng thức

7. Cá chép hấp gừng

7. Cá chép hấp gừng 1

Trong gừng có chứa các hoạt chất như Methadone, Tecpen, Zingiberol… Những chất này có tác dụng trung hòa axit trong dịch vị, giảm thiểu tình trạng ợ hơi, buồn nôn, trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, cá có ít acid, chất béo và nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể chọn các loại cá cá hồi, cá chép, cá ngừ và nên tránh chế biến bằng cách chiên rán nhiều dầu mỡ để hạn chế trào ngược dạ dày nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cá chép 1 con: 1 – 1,5 kg
  • Gừng: 5g
  • Sả: 2 củ
  • Hành, thì là, gia vị…

Cách thực hiện:

  • Cá chép đem rửa sạch, bỏ vẩy rồi khứa phần thân. Gừng đem rửa sạch, thái thành sợi nhỏ. Hành, sả, thì là rửa sạch, cắt khúc.
  • Ướp cá với gia vị nêm, nhớ chà sát gia vị bên trong cá. Cho vào bụng cá 1/2 lượng gừng và hành tím băm, cùng với sả đập dập.
  • Cho cá vào khay và cho vào nồi hoặc chảo có độ lớn đủ chứa cá, thêm hành lá thì là, gừng cắt sợi, lên trên bề mặt cá.
  • Tiến hành hấp cách thủy khoảng 40 phút cho cá chín là có thể thưởng thức.

8. Bông cải xanh xào tôm

8. Bông cải xanh xào tôm 1

Bông cải xanh có chứa nhiều chất xơ có lợi và vitamin C, A, Fe, Zn,… giúp chống oxy hóa, cải thiện tình trạng miễn dịch, ngừa táo bón, khó tiêu, đầy bụng,… Ngoài ra, bông cải xanh còn có khả năng cung cấp Sulforaphane giúp ức chế vi khuẩn Hp và giảm tối đa tác hại của chúng đối với dạy dà, ngăn ngừa trào ngược dạ dày.

Bạn có thể chế biến món ăn giàu dinh dưỡng và giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày theo cách sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

1 bông cải xanh

Tôm: 300gr

Cách thực hiện:

  • Bông cải xanh rửa sạch, sắt thành từng nhánh nhỏ, tôm đã sơ chế sạch sẽ, bóc sạch vỏ.
  • Đun sôi nước để trần bông cải khoảng 3 phút, vớt ra để ráo nước
  • Cho 2 muỗng dầu ăn vào xào tôm cùng gia vị cho cho chín tái rồi cho tiếp bông cải xanh, đảo đều trên bếp thêm khoảng 3 phút, nêm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp, bày ra đĩa và thưởng thức.

9. Sữa chua

9. Sữa chua 1

Ngoài những món ăn trên, sữa chua cũng là món ăn không thể thiếu với người đang mắc chứng trào ngược dạ dày. Sữa chua có tính kiềm sẽ trung hòa được lượng acid dư thừa hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả và giúp làm lành nhanh các tổn thương trên lớp niêm mạc thực quản do dịch vị acid khi trào ngược gây ra. Ngoài ra, nguồn lợi khuẩn Probiotic trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột ức chế vi khuẩn có hại tác động vào dạ dày và giảm các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, trào ngược dạ dày hiệu quả.

Vì vậy, để tốt cho tiêu hóa và ngăn ngừa trào ngược dạ dày,  bạn nên bổ sung từ 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Lưu ý, không nên ăn sữa chua khi bụng đói.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Kết hợp với Bình Vị Thái Minh đẩy lùi tình trạng trào ngược

Song song với việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày như Bình Vị Thái Minh.

Kết hợp với Bình Vị Thái Minh đẩy lùi tình trạng trào ngược 1

Bình Vị Thái Minh được sản xuất lại Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh. Đây là một trong số những nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP được đầu tư trên dây chuyền công nghệ hiện đại được chứng nhận đạt GMP của Cục An toàn Thực phẩm. Trường Đại học Y Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị của Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Thái Minh trên bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng. Kết quả cho thấy sản phẩm đáp ứng tốt đối với hai bệnh lý dạ dày này.

Đây là sản phẩm duy nhất có chứa bộ đôi hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin đem lại hiệu quả rất tốt cho người trào ngược, viêm loét dạ dày. Do Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự yên tâm tuyệt đối cho người sử dụng cùng công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về dạ dày như:

  • Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ tháo rỗng, từ đó giảm hiện tượng trào ngược.
  • Đối với thực quản: Bao vết loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thực thực quản

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Trên đây là những món ăn giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, bạn cần đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp kết hợp với việc ăn uống lành mạnh mỗi ngày, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống và điều trị dứt điểm tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe có thể xảy ra.

Cập nhật lúc: 17/04/2024
Loading...