#Phân biệt trào ngược dạ dày gây đau tim & đau ngực tim
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng xảy ra khi cơ thắt thực quản đóng không hoàn toàn, khiến dịch dạ dày, thức ăn, đồ uống trào ngược lên thực quản, có thể gây ra các triệu chứng hoặc biến chứng trên thực quản và ngoài thực quản.
Có một triệu chứng mà người trào ngược dạ dày thực quản thường gặp phải là chứng đau ngực. Tuy nhiên đau ngực có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau tim.
Nếu các cơn đau tim là một trường hợp khẩn cấp cần điều trị ngay vì có thể đe dọa tính mạng, thì đau ngực do trào ngược dạ dày lại không quá nguy hiểm như vậy. Do đó, nhận ra được sự khác biệt giữa đau ngực do đau tim và đau ngực do trào ngược dạ dày là điều cần thiết.
Trong bài viết này, chúng tôi chúng tôi sẽ phân tích về các triệu chứng đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản và các cơn đau ngực do tim. Phân biệt rõ 2 triệu chứng này sẽ giúp bạn đánh giá đúng bệnh và có hướng xử lý phù hợp.
Mục lục
Vị trí của thực quản
Trong hệ thống tiêu hóa, các bộ phận lớn có thể kể đến bao gồm: Thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn. Như vậy thực quản chính là một trong những cơ quan cơ quan đầu tiên của hệ thống tiêu hóa tiếp nhận thức ăn từ miệng.
Cấu tạo thực quản là một ống cơ rỗng, nối thẳng từ họng xuống với dạ dày, có chức năng đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Đây cũng là một trong những bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa.
Sơ lược về đường đi của thực quản
- Thực quản dài khoảng 25 – 30cm, chiều rộng trung bình 1.5 đến 2cm.
- Ở cổ, đoạn thực quản dài khoảng 3cm, chạy song song và nằm sau khí quản.
- Đến ngực, thực quản dài khoảng 20cm, nằm phía sau và bên trái của tim, phía trước trước là động mạch chủ ngực.
- Sau khi đi qua ngực, thực quản xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, tại đây nối với dạ dày, đoạn bụng có độ dài khoảng 2cm.
- Vì nằm ở vị trí như vậy nên khi có một vấn đề ở thực quản có thể dẫn đến một cơn đau ở ngực, dễ nhầm lẫn với một số bệnh ở cơ quan khác, chẳng hạn như tim hoặc mạch máu.
Thực quản sẽ làm nhiệm vụ đẩy thức ăn, nước uống dần dần xuống dạ dày. Khi ăn, các cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thanh quản sẽ đưa thức ăn từ miệng xuống thực quản.
Ống cơ thực quản gồm có 2 lớp cơ ôm sát nhau đó là lớp cơ vòng nằm phía trong và cơ dọc nằm bao phía ngoài. Khi có phản xạ nuốt thức ăn, hai lớp cơ này sẽ giãn ra và thực hiện nhiệm vụ đẩy thức ăn xuống dạ dày.
Những thức ăn dạng lỏng, nhão sẽ rơi không xuống dạ dày. Những thức ăn đặc hơn sẽ di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn.
Phân biệt trào ngược dạ dày gây đau tim với đau ngực tim
Khi phân biệt đau ngực do tim hay do trào ngược tại thực quản, bạn cần xem xét các yếu tố sau:
- Vị trí của cơn đau?
- Thời gian cơn đau xảy ra?
- Tính chất, cường độ của cơn đau? (ví dụ đau âm ỉ, đau dạng đè nén, đau thắt ngực…).
- Đau có hướng lan đến các vị trí khác hay không?
- Các triệu chứng khác kèm theo? (ví dụ ợ chua, ợ nóng, buồn nôn…).
- Có yếu tố nào giúp bạn giảm đau hay làm bạn đau nhiều hơn hay không?
Thông thường, một cơn đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản hay do tim đều xảy ra tại trung tâm, cảm giác nằm sâu trong lồng ngực, sau xương ức.
Tuy nhiên, đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản là do acid từ dạ dày trào ngược lên, kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây đau. Còn một cơn đau ngực do tim hay do mạch máu xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho cơ tim bị tắt nghẽn.
Một cơn đau ngực do tim sẽ được mô tả rất nặng, chẳng hạn như đau đột ngột sau khi gắng sức, khi xúc động mạnh. Cảm giác đau quặn thắt ngực, đau như có một vật nặng đè ép lên ngực, bóp chặt ngực,… Trong khi đó, cơn đau do trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu có xu hướng nhẹ nhàng hơn, đau chủ yếu kèm theo nóng rát ngay dưới bề mặt da.
Đau do tim thường sẽ lan ra sau lưng, hoặc lan lên vai và mặt trong cánh tay trái, lan lên hàm. Khi nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng và tránh xúc động mạnh hay sử dụng một loại thuốc ngậm dưới lưỡi được bác sĩ kê đơn sẽ giảm đau.
Các triệu chứng kèm theo của cơn đau tim có thể là khó thở, nhịp tim không đều, chóng mặt hoặc đau đầu. Trong khi đau do trào ngược thường khu trú tại một vị trí của thực quản, có nghĩa là nó không lan sang các vị trí khác.
Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản cụ thể gồm triệu chứng tại thực quản và triệu chứng ngoài thực quản, như là:
Triệu chứng của bệnh trào ngược tại thực quản
Đau, nóng rát vùng sau xương ức
Do acid từ dạ dày trào ngược lên, kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây đau.
Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
Là dấu hiệu sớm và rõ rệt nhất khi bị trào ngược dạ dày. Từ ổ bụng, dạ dày bạn sẽ có cảm giác nóng ran lên đến cổ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn khiến hơi, dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ợ hơi, ợ chua và làm nóng rát vùng thượng vị. Hay xuất hiện cùng nhau nhất là sau bữa ăn hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước.
Đắng miệng
Nếu trào ngược có kèm theo dịch mật sẽ gây ra hiện tượng đắng miệng. Người bệnh còn có hơi thở có mùi khó chịu.
Nuốt khó hoặc đau khi nuốt
Do không được điều trị kịp thời nên axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản khiến vùng bị trào ngược này dần sưng phù, càng ngày càng nghiêm trọng sẽ gây ra cảm giác như vướng cái gì ở cổ, lâu dần đoạn thực quản hẹp đi sẽ gây khó nuốt.
Buồn nôn hoặc nôn, ăn không ngon
Triệu chứng này rất dễ gặp ở người mắc trào ngược dạ dày, thường xuất hiện khi ăn no, nằm ngay khi ăn hoặc thậm chí cả khi đói. Càng đáng nói hơn, những người hay bị say tàu xe, sau sóng khi mắc trào ngược dạ dày thực quản sẽ dễ bị nôn ói hơn những người khác vì cơ thắt thực quản vốn dĩ đã yếu.
Triệu chứng ngoài thực quản
Ho mạn tính, khàn tiếng: do axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản làm thanh quản sưng tấy dẫn đến khàn tiếng và ho kéo dài. Trong khi đó,chúng có thể tràn vào phổi do hít sặc gây nên tình trạng viêm phổi.
Hen suyễn: Thường xuất hiện vào ban đêm, đây cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh.
Mòn răng do trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra, người bệnh có thể bị ho mãn tính, viêm phổi, viêm phế quản, nguyên do đều là axit dịch vị, dịch tiêu hóa trào ngược lâu ngày gây nên.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cảnh báo các triệu chứng trào ngược dạ dày có thể bạn gặp phải
Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Một lời khuyên được đưa ra trong tình huống này là bạn nên đi khám sớm tại phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh, có kế hoạch điều trị sớm, tránh những biến chứng xấu cho sức khỏe.
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ của bạn sẽ kết hợp các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thích hợp.
Lâm sàng: các triệu chứng sớm của bệnh như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, đau và nóng rát ngực,…Bạn sẽ cần nhớ lại và nêu lại rõ ràng với bác sĩ khám bệnh.
Về việc dùng cận lâm sàng để chẩn đoán, bạn sẽ được bác sĩ cân nhắc đưa ra một số phương pháp thích hợp. Nhìn chung có một số phương pháp để chẩn đoán bệnh như sau:
Theo dõi pH thực quản trong 24 giờ: Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, ghi chép lại số lần bị trào ngược, số lần xảy ra khi nằm hoặc ở tư thế thẳng, có thể liên quan đến nhật ký triệu chứng.
Nội soi dạ dày: Bác sĩ sử dụng đặt một ống mỏng được trang bị đèn và camera đưa từ miệng hoặc mũi xuống cổ họng của người bệnh, để kiểm tra bên trong thực quản và dạ dày. Trong quá trình nội soi, bác sĩ của bạn cũng có thể lấy luôn mẫu mô để sinh thiết để tìm các biến chứng khác như bệnh Barrett thực quản.
Đo áp lực thực quản: có thể nói là đo áp lực thực quản khi nó hoạt động, phương pháp này được sử dụng để đánh giá về chức năng của cơ thắt thực quản.
Chụp X-quang có cản quang của hệ thống tiêu hóa trên: Bạn sẽ được thăm khám, sau đó cho uống một loại chất cản quang, chất này sẽ bao phủ trọn mặt trong hệ thống tiêu hóa trên gồm thực quản, dạ dày và một phần ruột non.
Khi chụp X quang, tia X sẽ đi xuyên qua cơ thể, cho ra hình bóng của cơ quan mà tia X rọi qua. Tuy nhiên chất cản quang bạn vừa nuốt sẽ cho bạn thấy rõ hơn lớp bóng hay những thương tổn sẵn có của bộ phận mà chất này tráng qua.
Ngoài ra còn có thể chẩn đoán bằng cách điều trị thử với thuốc đặc trị (thuốc PPI) trong vòng 4 tuần.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Khám chữa trào ngược dạ dày ở đâu tốt?
Nên làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc được bác sĩ chuyên khoa kê đơn, bạn cũng cần thay đổi lối sống giúp kiểm soát được bệnh thậm chí có thể phòng ngừa mắc lại hay đối với các trường hợp nhẹ hoặc chưa mắc bệnh.
Về thói quen ăn uống
- Ăn chậm, nhai kỹ giúp nghiền nát thức ăn nhỏ ra sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa hơn.
- Ăn tối sớm, tránh ăn tối muộn có thể khiến thức ăn ở lâu trong dạ dày, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa acid và thực quản do dạ dày phải tiết acid để tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn: Vì những thực phẩm này có nhiều chất bảo quản không tốt cho dạ dày và thực quản,
- Sử dụng rượu bia điều độ: Là những tác nhân không tốt với cơ thể, đặc biệt với người bệnh bị trào ngược dạ dày sẽ khiến bệnh nặng thêm.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng gì?
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Khi ngủ nên nâng cao đầu giường (15 cm) và tránh nằm ngay sau khi ăn, tránh cúi đầu thấp liên tục, nên thay đổi tư thế làm việc. Tránh mặc quần áo quá chật.
- Các thuốc gây giãn cơ thắt thực quản dưới (như các thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế kênh calcium, diazepam, các thuốc ngủ,…) nếu bạn phải sử dụng thì cần được bác sĩ tư vấn kĩ càng.
- Giữ cân nặng hợp lý: nghiên cứu cho thấy giảm can sẽ làm giảm thời gian tiếp xúc của acid dạ dày với thực quản, làm giảm các triệu chứng trào ngược.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ tinh thần thoải mái.bỏ thuốc lá
- Tuân thủ điều trị tốt, uống thuốc đúng giờ, đúng liều.
Lời kết
Tóm lại, triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản tuy đơn giản nhưng đôi khi lại rất dễ nhầm lẫn. Khi có một trong các dầu hiệu trên, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để hỗ trợ cho việc điều trị đem lại kết quả tốt nhất.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 15 mẹo khắc phục trào ngược dạ dày tại nhà