Có trị dứt điểm được trào ngược dạ dày hay không?

Chào bác sĩ! Tôi năm nay 35 tuổi, gần đây tôi hay bị ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi và có cảm giác nóng rát, vướng nghẹn tức vùng bụng. Đi khám được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày. Tôi có uống thuốc bác sĩ kê, khi uống thuốc thì thấy đỡ, ăn uống thoải mái một chút thì các triệu chứng của bệnh lại tái phát. Tôi rất mệt mỏi và khó chịu. Bác sĩ cho tôi hỏi, bệnh trào ngược dạ dày này có trị dứt điểm được không? Đâu là cách để loại nó ra khỏi cuộc sống? Tôi cảm ơn!

Hoàng Khánh (Đông Anh- Hà Nội)

 

Trả lời

Chào ban! Trước hết, cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi về mục hỏi đáp của dadaykhoe.vn. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin gửi đến bạn những thông tin dưới đây.

Hiểu về bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các dịch dạ dày gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi.. trào ngược lên thực quản. Bình thường, khi chúng ta ăn uống, thức ăn từ miệng, xuống thực quản, tại đây cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Khi mắc trào ngược dạ dày thực quản thì dịch dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,.. Lý giải cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là do: Cơ thắt thực quản bị yếu, cơ chế đóng mở bất thường dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Từ đó,  dung dịch axit từ dạ dày sẽ làm tổn thương đường niêm mạc của thực quản, dẫn tới viêm. Ngoài ra, có các nguyên nhân khác như :
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng viêm không Steroid
  • Thường xuyên sử dụng bia, rượu, chất kích thích, thuốc lá, cà phê
  • Do thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn quá no, quá đói, ăn những thực phẩm khó tiêu, nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng...
  • Mắc các bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành...Hoặc một số bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày... cũng có thể gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Do thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng
  • Do thời kì mang thai, thai nhi to chèn ép lên đường tiêu hóa
  • Do stress, mệt mỏi, lo âu kéo dài.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh trào ngược dạ dày có thể điều trị khỏi được. Nếu bị trào ngược dạ dày mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống cùng với thay đổi thói quen sinh hoạt thì hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần cần tuân thủ làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thay đổi lối sống lành mạnh hơn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và đúng cách sẽ sớm cải thiện tình trạng. Đó là đối với trường hợp cấp tính, nếu mãn tính, bệnh nhân cần có sự can thiệp của các phương pháp y khoa. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tổn thương, mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian điều trị trào ngược khác nhau. Tốt nhất, khi có triệu chứng, người bệnh nên điều trị sớm thì bệnh nhanh khỏi hơn. Bởi khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, việc điều trị khá khó khăn và dễ gây những biến chứng nguy hiểm như: hẹp thực quản, ung thư thực quản, viêm loét thực quản khiến người bệnh đau đớn, tức ngực, khó nuốt thức ăn. Về câu hỏi có trị dứt điểm được bệnh trào ngược dạ dày không của anh Khánh thì: đây là một căn bệnh có thể chữa khỏi được, nhưng cũng rất dễ tái phát. Rất nhiều người cũng giống anh, sau khi chữa khỏi căn bệnh thì lại buông thả và ăn uống thiếu khóa học làm bệnh lý tái phát. Trào ngược dạ dày thực sự là một căn bệnh dễ tái phát. Vì vậy lời khuyên của chúng tôi là sau khi chữa khỏi, anh Khánh nên nghe theo các lời khuyên về ăn uống, sinh hoạt và điều trị dưới đây.

Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh trào ngược dạ dày. Ngoài ra, nó còn là tác nhân gây ra bệnh nếu chúng ta sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế để phòng tránh và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây: Nên
  • Ăn nhiều các loại thực phẩm giúp hấp thụ tốt dịch vị thừa trong dạ dày như: bột mì, bột yến mạch, từ đó chống trào ngược hiệu quả.
  • Bổ sung các loại họ đậu bao gồm: đậu xanh, đậu nành, đậu đen có thể giúp trung hòa dịch vị axit nhờ chứa nhiều chất xơ và amino axit.
  • Ăn các loại thịt gia cầm trắng như: thịt lợn, thịt gà...
  • Không thể bỏ qua các loại rau xanh, nhất là các loại rau họ cải giúp giảm viêm loét và trung hòa acid dịch vị: cải bắp, cải bó xôi,
  • Bổ sung trái cây tươi như: đu đủ, táo, việt quất, bơ, chuối, thanh long... giúp cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể và cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng ở của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nên kiêng
  • Không nên ăn những loại đồ ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ khiến đầy bụng, khó tiêu vì nó khiến tình trạng trào ngược dạ dày thêm nặng nề
  • Tránh những loại thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng
  • Tránh những thực phẩm lên men chua, các loại đồ muối và mặn vì nó làm acid trong dạ dày nhiều hơn dễ gây viêm loét dạ dày và làm căng thẳng tình trạng trào ngược.
  • Kiêng bia, rượu, thuốc lá và chất kích thích vì gây tăng tiết HCl và pepsine giúp gia tăng yếu tố tấn công dạ dày.
☛ Tham khảo: Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng rất quan trọng. Bạn có thể lưu ý một số thói quen sinh hoạt sau đây:
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn là ăn ít bữa lớn.
  • Nên ăn chậm, nhai kĩ, khi ăn nên tập trung không nói chuyện để tránh khí trào vào dạ dày gây ợ hơi.
  • Khi ăn xong không nên vận động hay nằm ngay
  • Ngủ đủ giấc, nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya.
  • Có thói quen thể dục thể thao phù hợp với thể trạng để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Tránh mặc quần áo ôm, bó sát, đặc biệt là tại vùng eo có thể gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản,...
  • Nên giữ tinh thần thoải mái, tươi vui, lạc quan có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Đặc biệt, không tự ý sử dụng thuốc và lạm dụng thuốc điều trị.
  • Khi ngủ, nhớ nằm đầu cao 15 cm so với chân để hạn chế triệu chứng trào ngược
☛ Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng bên nào?

Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày

Nếu bạn băn khoăn bị trào ngược dạ dày phải làm sao, bạn có thể dùng những bài thuốc dân gian như sau. 1.Sử dụng gừng Theo nghiên cứu, gừng có chứa những chất làm trung hòa axit dạ dày như Methadone, Tecpen,… làm giảm tình trạng đầy hơi, trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng vừa phải, không nên dùng quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong Sử dụng gừng:
  • 1 củ gừng đem rửa sạch, thái lát, đập dập
  • Cho vào cốc hãm cùng 1 cốc nước nóng khoảng 50-60 độ C
  • Sau khoảng 5-10 phút, cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống
  • Nên sử dụng hằng ngày để thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.
2. Dùng mật ong Trong mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm tình trạng viêm loét và làm lành vết thương. Không chỉ vậy, sử dụng mật ong đều đặn còn giúp nồng độ pH trong dịch vị dạ dày được cân bằng, giúp loại bỏ axit dư thừa trong dạ dày. Cách sử dụng mật ong:
  • Pha 1-2 thìa cà phê mật ong cùng 1 cốc nước ấm khoảng 50-60 độ C
  • Khuấy đều uống từng ngụm nhỏ
  • Hoặc có thể dùng mật ong ngâm cùng nghệ tươi thái lát
  • Ăn hằng ngày
3. Dùng nghệ Trong nghệ có chứa hoạt chất curcurin giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn cản tiết axit, ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Cách sử dụng nghệ:
  • Nghệ rửa sạch, xay lấy nước và đun sôi để nguội rồi uống sau bữa ăn
  • Mỗi ngày có thể uống khoảng 7 lần.
  • Nếu xay nhiều bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh.
4. Dùng chuối xanh Chuối xanh có tác dụng kích thích sản sinh màng nhầy để bảo vệ niêm mạc, không cho những vi khuẩn có hại tấn công dạ dày vì vậy rất tốt cho bệnh trào ngược dạ dày Cách sử dụng chuối xanh như sau:
  • Rửa sạch chuối xanh rồi cắt thành lát, phơi khô.
  • Tán thành bột mịn rồi bảo quản trong bình thủy tinh.
  • Mỗi ngày hòa khoảng 10 -15g bột chuối với nước ấm hoặc mật ong.
  • Thực hiện bài thuốc 2 lần/ngày.
5. Dùng lá trầu không Trong lá trầu không chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp làm lành những vết viêm loét, kiểm soát axit trong dạ dày. Cách sử dụng lá trầu không như sau:
  • Cách 1: Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Cho vào nồi nấu khoảng 15 phút rồi dùng nước đó uống đều đặn mỗi ngày.
  • Cách 2: Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Nhai sống 1-2 lá trầu không mỗi ngày là cách chữa trào ngược dạ dày rất tốt.
☛ Tham khảo đầy đủ: 15 mẹo khắc phục trào ngược dạ dày

Sử dụng thuốc Tây y chữa trào ngược dạ dày

Ngoài những cách dân gian trên, nếu bạn băn khoăn bị trào ngược dạ dày phải làm sao thì có thể tham khảo một số loại thuốc Tây điều trị  trào ngược dạ dày thực quản. Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng, có thể đem lại kết quả điều trị nhanh chóng, tiện lợi, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Sau khi thăm khám, tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc và liệu trình điều trị phù hợp. Một số nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay là:
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột bao gồm các loại thuốc phổ biến như Metoclopramid, Sulpirid Domperidon,…
  • Thuốc ức chế Proton: Omeprazol, Pantoprazol, Esomeprazol,…
  • Thuốc tạo màng ngăn thực quản – dạ dày: Dimeticol, Axit Alginic,…
  • Thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới: Metoclopramide, Cisapride,…
  • Thuốc trung hòa acid: Maalox, Gastropulgite,…
  • Nhóm thuốc dạ dày không cần kê đơn: Gaviscon, Yumangel,…
Nội dung về các thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phương pháp phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày

Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được lựa chọn, đây là phương pháp được bác sĩ đưa ra khi người bệnh đã áp dụng điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt nhưng tình trạng trào ngược dạ dày không được cải thiện, thậm chí còn nặng hơn. Một số trường hợp cần phải phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày bao gồm:
  • Giãn cơ nối giữa dạ dày và thực quản,
  • Axit trào ngược gây viêm loét dạ dày dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa trên,…
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng phẫu thuật
  • Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản (phẫu thuật fundoplication)
  • Phẫu thuật nội soi xuyên miệng
  • Thủ thuật Stretta
  • Phương pháp khâu nội soi (sử dụng hệ thống Bard EndoCinch)
  • Phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới (Linx)

Bình Vị Thái Minh – Giải pháp dành cho người bị trào ngược dạ dày

Ngoài những gợi ý về các biện pháp chữa trào ngược dạ dày như đã trình bày, bạn còn có một sự lựa chọn hợp lý và hiệu quả khác đó chính là Bình Vị Thái Minh. Đây là một sản phẩm tiên phong trong việc phối hợp bộ đôi hoạt chất Mucosave FG kết hợp với Giganosin, cùng các loại thảo dược lành tính khác.
  • Mucosave FG: Có tác dụng như một lớp màng sinh học bao phủ lên bề mặt các vết thương trên niêm mạc dạ dày- thực quản, bảo vệ khỏi tổn thương và tạo thời gian để chúng tự phục hồi.
  • Giganosin: Giúp trung hòa lượng acid trào ngược lên vùng thực quản, giảm bớt chứng ợ chua, ợ hơi ở người trào ngược. Đồng thời có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt.
Bình Vị Thái Minh được nghiên cứu vô cùng bài bản với cơ chế giúp bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, đây có thể được xem là một là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện. Cụ thể:
  • Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, từ đó giảm hiện tượng trào ngược.
  • Đối với thực quản: Bao bọc vết loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như: viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thư thực quản.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi đến anh Khánh, nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.
Loading...