Những tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày thực quản

Những tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày thực quản 1

Ngày nay có rất nhiều loại thuốc bao gồm cả kê đơn và không kê đơn được sử dụng cho người bệnh dạ dày, trảo ngược… Tuy nhiên, việc quá lạm dụng thuốc không bao giờ là tốt. Tại bài viết này, chúng tôi quyết định chia sẻ các thông tin về tạc dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày để bạn đọc có những cân nhắc đúng đắn hơn mỗi khi sử dụng.

Một số loại thuốc chữa trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay

Trong xã hội hiện đại số người mắc bệnh trào ngược dạ dày không hiếm, trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc, bác sĩ có thể cho bạn vài lời khuyên về những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà khi bệnh mới chớm ở thể nhẹ. Sau đó các biện pháp này nếu không có hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc ức chế bơm Proton: Esomeprazol, Pantoprazol, Omeprazol,…
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Sulpirid Domperidon, Metoclopramid,…
  • Thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới: Cisapride, Metoclopramide,…
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày: Gastropulgite, Maalox,…
  • Thuốc tạo màng ngăn dạ dày – thực quản: Axit Alginic, Dimeticol,…
  • Nhóm thuốc dạ dày không cần kê đơn: Yumangel, Gaviscon,…

Tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày thường gặp

Đa phần các loại thuốc trào ngược dạ dày đều an toàn và có thể sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp những tác dụng phụ của thuốc bao gồm:

1. Thuốc ức chế bơm Proton

Công dụng:

Đây là loại thuốc có khả năng làm giảm sản xuất axit bằng cách ngăn chặn các enzym trong dạ dày sản sinh ra axit. Khi axit trong dạ dày tăng sinh quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Chính vì thế, khi giảm tăng sinh axit dạ đay bằng thuốc ức chế bơm Proton sẽ ngăn được các vết loét nặng thêm, đồng thời hỗ trợ cải thiện nhanh quá trình làm lành lại những tổn thương ở dạ dày.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Phát ban, nổi mề đay.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Đau bụng.
  • Đau đầu.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.

1. Thuốc ức chế bơm Proton 1

Tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm Proton có thể gây đau bụng

Trường hợp người bệnh lạm dụng thuốc trong thời gian dài và dùng quá liều có thể gây ra những nguy cơ xấu đến sức khỏe như:

  • Hạ huyết áp và tăng nguy cơ bị đau tim.
  • Cơ thể giảm khả năng hấp thu Vitamin B12.
  • Khả năng loãng xương cao xương giòn dễ gãy ở vùng hồng, cột sống hoặc cổ tay.
  • Nhiễm khuẩn Clostridium Difficile ruột kết.

2. Thuốc giảm sản xuất axit dạ dày

Công dụng:

Thuốc giảm sản xuất axit dạ dày có công dụng làm giảm các cơn đau khi bị trào ngược dạ dày, thực quản. Thường thì các loại thuốc này sẽ có hiệu quả trong khoảng 1 giờ sau khi sử dụng. Tác dụng giảm đau của thuốc này có thể kéo dài từ 8-12 giờ đồng hồ.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Co thắt dạ dày.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Đau đầu.
  • Buồn ngủ.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay.

Các tác dụng phụ ít gặp:

  • Chóng mặt.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Rụng tóc.
  • Khó ngủ.

Những tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Nhịp tim bất thường.
  • Vàng da.
  • Viêm thận kẽ.
  • Mẫn cảm hoặc có phản ứng quá mức sau khi sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc giảm axit dạ dày khá nhiều. Vì thế, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn sử dụng đúng cách nhất.

3. Thuốc kháng axit

Công dụng:

Thuốc kháng axit là loại thuốc có khả năng hỗ trợ trung hòa axit dạ dày hiệu quả. Thông thường các loại thuốc này hoạt động nhằm ngăn chặn sự tăng tiết axit dạ dày dư thừa để hạn chế các tình trạng về dạ dày như:

  • Khó tiêu khiến người bệnh bị đầy hơi, chướng bụng.
  • Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi.
  • Trào ngược dạ dày, thực quản.

Tác dụng phụ:

Đây là loại thuốc gây ít tác dụng phụ nhất, người bệnh thường chỉ gặp tác dụng phụ do sử dụng thuốc sai với hướng dẫn của bác sĩ thì có thể gặp hiện tượng như:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Sỏi thận.
  • Thay đổi trạng thái tinh thần hoặc về tâm lý.
  • Táo bón.

Hơn thế nữa, nếu bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng axit có chứa aspirin thì cần trao đổi với bác sĩ ngay nếu bạn nằm trong 3 trường hợp sau:

  1. Thường xuyên sử dụng bia rượu và trong trường hợp mỗi ngày người bệnh uống từ 3 ly đồ uống chứa cồn trở lên.
  2.  Người bệnh trên 60 tuổi.
  3. Người có tiền sử viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.

4. Tác dụng phụ của thuốc điều hòa nhu động ruột

Công dụng:

Là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc tăng cường chuyển động cơ thắt thực quản và dạ dày. Thuốc điều hòa nhu động ruột có khả năng kích thích nhu động ở ruột và tăng co bóp, từ đó giúp làm giảm chứng trào ngược dạ dày một cách hiệu quả.

Tác dụng phụ có thể gặp phải:

  • Mệt mỏi.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Tiêu chảy.
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Đau đầu.
  • Khô miệng.

4. Tác dụng phụ của thuốc điều hòa nhu động ruột 1

Tác dụng phụ của thuốc điều hòa nhu động ruột có thể xuất hiện mẩn ngứa, nổi mề đay

5. Thuốc tạo màng ngăn dạ dày – thực quản

Công dụng:

Đây là một loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc có tác dụng tạo ra màng ngăn giữa thực quản và dạ dày bằng một lớp gel mỏng. Thuốc cũng có khả năng trung hòa hàm lượng axit dư thừa trong dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh được sự bào mòn từ dịch vị acid dư thừa.

Một số tác dụng phụ thường gặp:

  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Phản xạ hơi chậm hơn so với bình thường.
  • rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh.
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Buồn nôn, nôn trớ.
  • Ho kèm theo khó thở
  • Đau đầu.

6. Thuốc trào ngược dạ dày không kê đơn

Công dụng:

Một số loại thuốc chữa trào ngược dạ dày không kê đơn có khả năng làm giảm nhanh những triệu chứng trào ngược dạ dày khó chịu ở người bệnh như: khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng. Do đó, các loại thuốc này cũng thường được người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày nào để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp:

  • Bị sốc phản vệ do người bệnh bị dị ứng với thuốc.
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Co thắt phế quản.

Thuốc trào ngược dạ dày thực quản – Sử dụng lâu có an toàn?

Thuốc trào ngược dạ dày thực quản - Sử dụng lâu có an toàn? 1

Ngoài việc hiểu về tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày, người bệnh cũng cần nắm rõ được những rủi ro nếu sử dụng thuốc lâu dài để có biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân. Một số rủi ro có thể gặp phải nếu lạm dụng thuốc trào ngược dạ dày bao gồm:

Mật độ xương thấp, giòn xương: 

Nếu người bệnh sử dụng lâu dài thuốc ức chế bơm Proton có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp. Cụ thể là xương giòn, yếu, dễ gãy đặc biệt là ở phần cổ tay và hông.

Ung thư thực quản: 

Khi người bệnh sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn lâu dài có thể dẫn đến tăng nguy cơ ung thư biểu mô ở tuyến thực quản.

Vì thế, lời khuyên dành cho người bệnh là tuyệt đối không tự mua thuốc về uống, tất cả những loại thuốc nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp nhất với thể trạng bệnh của mình. Sau khi thăm khám cần uống thuốc tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Tránh những rủi ro không mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trào ngược dạ dày

  • Cần đi khám bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc điều trị nào.
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống đúng giờ, đúng liều lượng. Không tự ý tăng hoặc giảm liều.
  • Sau khi uống thuốc theo đơn, nếu người bệnh gặp quá nhiều tác dụng phụ. Cần trao đổi ngay với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp hơn.

Bên cạnh lưu ý khi sử dụng thuốc người bệnh cũng nên:

  • Thường xuyên luyện tập thể chất nâng cao sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất, tránh những đồ ăn gây hại cho dạ dày.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu, bia và thức uống có cồn, có gas,…
  • Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya, mỗi ngày ngủ đủ ít nhất từ 7-8 giờ đồng hồ.

➤ Nên đọc: 15 loại thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Bình Vị Thái Minh – Ngăn trào ngược, khỏe dạ dày

Để phòng và tránh gặp phải những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc dạ dày, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ cải thiện chứng trào ngược dạ dày, được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Bình Vị Thái Minh là sản phẩm duy nhất có chứa bộ đôi hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin đem lại hiệu quả rất tốt cho người trào ngược, viêm loét dạ dày.

Bình Vị Thái Minh - Ngăn trào ngược, khỏe dạ dày 1

Với cơ chế bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, xử lý bệnh từ gốc, Bình Vị Thái Minh là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện. Do Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự yên tâm tuyệt đối cho người sử dụng cùng công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về dạ dày như:

  • Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ tháo rỗng, từ đó giảm hiện tượng trào ngược.
  • Đối với thực quản: Bao vết loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thực thực quản

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo: https://vietmecgroup.com/thuoc-tri-trao-nguoc-da-day.html

Cập nhật lúc: 17/04/2024
Loading...