Gợi ý thực đơn tốt cho người viêm loét dạ dày
Ai cũng biết thực đơn ăn uống cho người viêm loét dạ dày là vô cùng quan trọng bởi chế độ dinh dưỡng đóng góp một phần rất quan trọng việc hỗ trợ và điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xây dựng một bữa ăn hiệu quả để hỗ trợ và điều trị căn bệnh này. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn tốt cho người mắc viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo nhé.
Mục lục
Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người viêm loét dạ dày
Việc đầu tiên khi lên một thực đơn cho người viêm loét dạ dày, chúng ta cần xem xét đến nguyên tắc lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh viêm loét dạ dày. Đâu là những nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết đồng thời cũng đáp ứng được yếu tố không làm tăng axit dịch vị và hạn chế được các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày xuất hiện.
Nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu
Nhóm vitamin, khoáng chất là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong mỗi cơ thể, nhất là đối với người mắc viêm loét dạ dày. Bởi viatamin và khoáng chất góp phần thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương của niêm mạc dạ dày nhanh hơn.
- Viatmin A: Có trong các loại rau củ quả có màu đỏ, thực phẩm: gan, trứng…
- ViatminB: Có trong ngũ cốc, các loại rau xanh
- VitaminC: Có trong các loại quả ổi, cam, dứa, cà chua, đu đủ…
- VitaminE: Có trong ngũ cốc, cà chua…
Nhóm tinh bột
Nhóm tinh bột là nhóm thực phẩm quen thuộc hằng ngày, tuy nhiên với những người viêm loét dạ dày nếu không có cách sử dụng đúng sẽ khiến bệnh tình ngày một trầm trọng hơn. Với người mắc viêm loét dạ dày nên lựa chọn những món ăn chế biến trực tiếp như cơm mềm, cháo. Và không nên ăn những món ăn được chế biến từ tinh bột lên men như bún, phở.
Nhóm chất xơ
Việc bổ sung chất xơ là không thể thiếu nếu muốn hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và cải thiện tiêu hóa và giảm viêm dạ dày. Ngoài ra nó còn giúp hạn chế những trở ngại trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên khi bổ sung nhóm chất xơ, người bệnh nên chọn lựa những loại rau củ tươi và còn non, bởi những loại rau củ đã già chất xơ thường sẽ cứng, điều này làm cho lớp niêm mạc của hệ tiêu hóa bị tổn thương khi co bóp thức ăn.
Các loại thực phẩm được khuyên dùng đó là trái cây, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, đậu lăng, đậu Hà Lan. Những thực phẩm giàu chất xơ với lượng dinh dưỡng vừa đủ để tăng cường sức khỏe dạ dày.
Nhóm chất đạm
Với những người mắc viêm loét dạ dày, protein là một trong những nhóm dưỡng chất rất cần thiết, chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày- tá tràng nên thường xuyên sử dụng những thực phẩm giàu protein như: Trứng, thịt lợn nạc, ức gà…Ngoài ra khi chế biến nên nấu kĩ, chín nhừ 1 chút để khi thức ăn nạp vào dạ dày sẽ không phải hoạt động quá nhiều, quá trình tiêu hóa thức ăn được nhẹ nhàng hơn.
Ức gà tăng cường protein cần thiết cho người bệnh viêm loét dạ dày
Nhóm chất béo
Thông thường bệnh viêm loét dạ dày cần hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán. Tuy nhiên bạn có thể lựa chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc từ dầu thực vật thay vì sử dụng mỡ động vật, bởi dầu thực vật có tác dụng chữa lành các tổn thương của dạ dày nhanh hơn. Người bệnh không thể kiêng nhóm thực phẩm chất béo tuyệt đối vì sẽ khiến cơ thể bạn thiếu hụt chân dinh dưỡng. Chính vì vậy, người bệnh cần bằng trong chế độ ăn để đảm bảo lượng chất béo được cung cấp đủ cho cơ thể mỗi ngày.
☛ Xem thêm thông tin: Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì?
Gợi ý thực đơn cho người viêm loét dạ dày trong 1 tuần
Thời gian/ thứ | 7h | 11h | 17h | 8h |
Thứ 2 | Cháo thịt lợn nạc: 1 bát tô | Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con
Chả lá lốt Rau cải xanh luộc Trứng gà luộc: 1 quả |
Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con
Giá đỗ xào đậu Thịt nạc lợn luộc Bắp cải luộc |
200ml sữa đậu nành |
Thứ 3 | Soup khoai tây hầm ức gà: 1 bát | Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con
Cá chép rán Rau bắp cải luộc Nấm xào thịt gà |
Cơm tẻ nấu nát: 1 bát
Thịt bò xào cần tỏi Giò lụa Rau muống luộc |
Chè sen nấu đường phèn |
Thứ 4 | Xôi lạc 1/2 bát con
100ml sữa hạt |
Cơm tẻ nấu nát 1 bát con
Thịt gà luộc Canh bí ngô nấu sườn Rau súp lơ xanh luộc |
Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con
Tôm hấp Giò lụa xào nấm hương, súp lơ Canh củ sen hầm móng giò |
Bánh quy:50g/ Sữa chua 1 hộp nhỏ |
Thứ 5 | Cháo gà nấm hương: 1 bát tô | Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con
Khoai tây hầm cà rốt, xương sườn Củ cải luộc Thịt nạc lợn luộc |
Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con
Tôm rang Rau bắp cải luộc Trứng gà ốp 1 quả |
Ổi: 200g |
Thứ 6 | Bánh trưng: 200g | Cơm tẻ nấu nát 1 bát con
Đùi gà luộc Đậu bắp xào nấm Canh sen hầm móng giò |
Cơm tẻ nấu nát
Thịt vai lợn luộc Trứng gà luộc Rau cải xào. |
Sữa hạt |
Thứ 7 | Bánh mì, cốc sữa | Cơm nát:1 bát con
Cá quả hấp sả Đậu phụ sốt cà chua Rau xu xu luộc. |
Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con
Thịt băm sốt cà chua Giò lợn Bí đao luộc. |
Hoa quả mềm: Thanh long, hồng xiêm |
Chủ nhật | Soup bí đỏ thịt lợn | Cơm tẻ nấu nát: 1 bát
Thịt bò kho nhừ Tôm hấp Canh khoai tây hầm cà rốt. |
Cơm tẻ nấu nát
Thịt băm viên nấm hấp Rau cải luộc Trứng rán thịt |
|
Xem thêm: Viêm dạ dày uống sữa được không?
Lưu ý khi chế biến thức ăn cho người viêm loét dạ dày
Ngoài việc lựa chọn những nhóm thực phẩm tốt cho người mắc viêm loét dạ dày, người bệnh cũng cần chú ý đến cách chế biến thức ăn trước khi được dung nạp vào dạ dày cũng là vấn đề cần lưu ý bởi nó không chỉ hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa, mà còn giúp hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non dễ dàng hơn.
- Với những người mắc bệnh về tiêu hóa, nhất là bệnh viêm loét dạ dày, thức ăn cần được nghiền nát hoặc thái nhỏ nấu mềm trước khi đưa vào dạ dày. Bởi khi nấu mềm sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị giúp vận tải đồ ăn qua dạ dày mau chóng hơn.
- Nên ăn thức ăn ngay sau khi vừa nấu xong và tốt nhất nên sử dụng lức món ăn ấm nóng bởi thức ăn ở nhiệt độ này dễ được tiêu hóa và tiếp thu, không gây kích thích cho dạ dày. Những thức ăn nấu bị nguội lạnh khi vào dạ dày sẽ khiến bao tử co bóp mạnh hơn, những thức ăn quá nóng sẽ dễ khiến niêm mạc dạ dày bị xung huyết .
- Không nên nấu đồ ăn quá đặc hay quá khô bởi men tiêu hóa không thấm vào thực phẩm để tiêu hóa hết được. Ngoài ra thức ăn quá lỏng men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi. Bởi thế, thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100-200ml nước (canh hoặc nước khác).
- Khi ăn, người bệnh cần phải nhai kỹ, ăn chậm để hạn chế quá trình làm việc của dạ dày.
- Không nên ăn quá no mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để hạn chế sự quá tải của dạ dày, và việc chia nhỏ bữa sẽ có tác dụng trung hòa axit dịch vị.
- Khi chế biến nên hạn chế những món nêm gia vị cay nóng, nhiều gia vị.
Lời khuyên từ chuyên gia
Phòng ngừa và khắc phục điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng chế độ ăn uống là rất tốt, song chưa đủ. Để người bệnh có thể khắc phục bệnh toàn diện và lâu bền người bệnh cần sử dụng các bài thuốc tác động vào căn nguyên gây bệnh.
Nhận biết được điều này, các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh đã tiến hành nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình vị Thái Minh với các thành phần thảo dược viên nén tiện dùng và hiệu quả.
Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:
- Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
- Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
- Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.