Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Chế độ ăn rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng dạ dày, tá tràng. Việc chọn lựa đúng những loại thực phẩm nạp vào cơ thể, giúp vết viêm loét dạ dày mau lành cũng như ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày nặng hơn, hạn chế những biến chứng của bệnh. Dưới đây là tổng hợp thông tin về bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cho bệnh nhanh khỏi.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi? 1

Chế độ ăn ảnh hưởng đến bệnh viêm loét dạ dày thế nào?

Dạ dày là bộ phận tiêu hóa có chức năng dự trữ thức ăn để tiêu hóa dần, ngoài ra dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và giúp tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non. Cơ chế sinh bệnh viêm loét dạ dày chủ yếu là tăng tiết axit, chính vì vậy, một chế độ ăn tốt sẽ giúp làm giảm tiết dịch axit, giảm tác dụng tiết axit dạ dày lên niêm mạc dạ dày hoặc làm hạn chế những kích thích có hại trong dạ dày, để dạ dày được nghỉ ngơi và các vết tổn thương viêm loét được mai lành.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng khá nhiều tới bệnh viêm loét dạ dày bởi, khi khối lượng thức ăn được đưa vào dạ dày sẽ thông qua nhai, nghiền thức ăn và thức ăn được hấp thụ ở ruột non. Muốn tiêu hóa hấp thu thức ăn hiệu quả và tốt nhất thì cần lưu ý:

  • Cần nhai kĩ thức ăn, ăn chậm, ăn từ từ
  • Thức ăn cần nấu chín, ninh nhừ
  • Không nên ăn quá nhiều canh cùng cơm bởi sẽ khiến chúng ta không nhai kĩ thức ăn
  • Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa để trung hòa axit, tránh căng dạ dày dễ kích thích tăng tiết axit
  • Ăn xong không nên vận động mạn, chạy nhảy hay lao động nặng
Xem tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày để có phương pháp phòng ngừa bệnh: TẠI ĐÂY

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Thực phẩm giàu vitamin

  • Các thực phẩm tuy giàu vitamin rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên với người mắc viêm loét dạ dày tá tràng không phải thực phẩm nào giàu vitamin cũng tốt cho bệnh. Người bệnh viêm loét dạ dày ưu tiên những loại thực phẩm như:  Rau củ, các loại họ đậu, các loại thực phẩm giàu vitamin như những rau củ non đặc biệt họ cải (Cải bắp, củ cải, rau cải) có chứa vitaminU giúp chóng làm lành các vết loét. Chế biên các loại rau củ mềm dạng như súp hoặc luộc.
  • Ngoài ra trong cải xanh có chứa hợp chất isothiocyanate sulforaphane, đây là hợp chất có tác dụng diệt khuẩn HP. Ngoài ra, isothiocyanate sulforaphane còn giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường đề kháng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Bổ sung nước đầy đủ

  • Nước là thành phần trông thể thiếu bởi nó giúp thanh lọc cơ thể. Với những người mắc viêm loét dạ dày, những triệu chứng của bệnh như: Ợ chua, ợ nóng, mệt mỏi, buồn nôn càng cần bổ sung nước. Chính vì vậy, ngườ bệnh nên bổ sung đầy đủ nước từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Có thể bổ sung thêm các loại nước ép, trà thảo dược để ngăn ngừa các triệu chứng khó tiêu và giúp tăng sức đề kháng. Có thể bổ sung thêm trà xanh giúp kháng viêm, giảm đau và ngăn ngừa chứng đầy hơi khó tiêu cho dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì? 1

Bổ sung nước và các loại nước ép giúp tăng đề kháng, giảm đau và giảm đầy hơi khó tiêu ở dạ dày

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Nhóm các loại thực phẩm giàu tinh bột được xếp trong nhóm hỗ trợ chức năng bọc hút niêm mạc tránh khỏi axit, dịch vị tiết ra, ngăn ngừa tổn thương ở vết loét. Cụ thể những thực phẩm nhiều tinh bột cần phải kể đến: Bánh mì, khoai, sắn, các loại gạo nếp, cơm, cháo…Các loại thực phẩm này giúp tráng, bao bọc và dịu bớt các dịch tiết trong dạ dày làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

Thực phẩm ít chất xơ

Bình thường chất xơ rất tốt cho tiêu hóa bởi chất xơ giúp loại bỏ những cặn bã và làm sạch hệ tiêu hóa. Tuy nhiên với những người mắc viêm loét dạ dày, chất xơ cũng có thể khiến dạ dày làm việc nhiều hơn, dễ gây xây xát vùng viêm loét dạ dày bị tổn thương trước đó. Chính vì vậy, với những người mắc viêm loét dạ dày, cần bổ sung lượng chất xơ vừa phải giúp dạ dày làm việc dễ chịu hơn nhé.

Những loại thực phẩm chứa flavonid

Các loại thực phẩm chứa Flavonid có tác dụng ngăn cản vi khuẩn Hp phát triển bởi Flavonid có chứa chất oxy hóa cao. Flavonid có nhiều trong các loại thực phẩm như: Rau cần tây, táo, hành tây và các loại quả như: Việt quất, anh đào. Người bệnh viêm loét dạ dày nên sử dụng những loại thực phẩm chứa flavonid thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn Hp sinh sôi và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát.

Các loại thực phẩm chứa protein và chất béo thực vật

Các thực phẩm giàu chất béo thật vật và có chứa protein cũng khá cần cho người mắc viêm loét dạ dày bởi chúng giúp kháng viêm và hỗ trợ tiêu hóa cho người bệnh. Ngoài ra người bệnh cũng cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng đề tăng sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe mạnh

  • Các chất béo thực vật: Dầu ô liu, bơ, sữa, cá hồi… chứa omega 3 giúp kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa
  • Protein trong dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít), hỗ trợ tiêu hóa: Cá đánh bắt từ tự nhiên, thịt từ động vật ăn cỏ.

Tuy nhiên, những loại này chỉ nên dùng với số vừa phải bởi đây là những loại thực phẩm có tính chất khó tiêu đầy bụng.

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì? 2

Những loại thực phẩm giàu protein giúp kháng viêm và hỗ trợ tiêu hóa

Bệnh viêm loét dạ dày nên kiêng gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn thì chú ý những loại thực phẩm cần tránh sẽ giúp hạn chế bệnh viêm loét dạ dày tái lại và có kết quả cao trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Thực phẩm, đồ uống có chất kích thích

  • Thức ăn nhiều gia vị góp phần ảnh hưởng đến tình trạng dạ dày không nhỏ, chính vì vậy muốn bệnh nhanh khỏi, người bệnh nên loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày: Các món ăn nhiều gia vị, cay nóng, dầu mỡ chiên xào …bởi nó sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng quá trình bài tiết dịch vị của dạ dày và triệu chứng bệnh dễ tái phát
  • Kiêng các đồ uống có tính axit cao như vị chua: Nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành.
  • Loại bỏ các loại đồ uống có cồn bởi nó làm tăng nồng độ axít trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm.
  • Tránh các loại thức uống có gas bởi khí ga sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.

Bệnh viêm loét dạ dày nên kiêng gì? 1

Đồ ăn nhiều gia vị cay nóng sẽ khiến viết loét dạ dày khó lành

Các loại thực phẩm khó tiêu hóa

Người bị viêm loét dạ dày sẽ chọn các thức ăn thanh đạm, mềm, dễ tiêu hóa chính vì thế nên sẽ tránh các thực phẩm như: Thịt, trứng, các thức ăn chứa hàm lượng đạm cao, dầu mỡ động vật,…sẽ ảnh hưởng đến dạy dày.

Các thức ăn không phù hợp, gây tổn thương niêm mạc

  • Tránh xa những loại thực phẩm thời gian tiêu hóa lâu như: Rau muống, mướp, bí đỏ,…Các loại thịt chứa nhiều gân,..sẽ gây tổn thương niêm mạc làm dạ dày bị đau.
  • Hạn chế các loại thực phẩm muối chua, lên men: Dưa muối, cà muối sẽ làm niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng
  • Không nên sử dụng những loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích)
  • Không dung nạp những loại thực phẩm cứng bởi nó gây cọ sát niêm mạc dạ dày: Thịt chiên giòn, thịt nhiều gân sụn, rau củ quả khô, măng…. Đây là những loại thức ăn khó tiêu hoá chúng dễ làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.

Những lưu ý khi chế biến thức ăn cho người viêm loét dạ dày

Cách chế biến  thực phẩm cũng ảnh hưởng khá nhiều đến hệ tiêu hóa người bệnh bởi vì nếu thức ăn quá lạnh hay quá nóng hoặc quá đặc quá cứng sẽ khiến các cơ dạ dày co bóp mạnh hơn bởi vậy:

  • Nên chế biến thức ăn cần thái nhỏ, nghiền nát sẽ giảm được kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày được nhanh chóng và dễ dàng hơn
  • Không chế biến thức ăn quá đặc hay quá lỏng bởi nếu quá đặc thì các men tiêu hóa khó thấm vào thức ăn, nếu thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và hệ tiêu hóa sẽ kém đi. Bởi vậy, người bệnh cũng không nên vừa ăn vừa uống quá nhiều nước. Hoặc nếu cần nên uống nước ngoài bữa ăn
  • Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn quá lạnh khiến dạ dày phải co bóp quá nhiều, còn thức ăn quá nóng làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn. Nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu từ 40-50 độ C.

Xem thêm thông tin: Bệnh viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?

Bình vị Thái minh điều trị viêm loét dạ dày – ngăn ngừa tái phát

Sử dụng Bình vị Thái Minh giúp ngăn ngừa và hỗ trợ viêm loét dạ dày. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – Nhà máy đạt chuẩn GMP. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ những thảo dược nổi tiếng rất tốt cho dạ dày như: GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi), Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu), cao núc nác, cao thương truật. Chính vì vậy ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Bình vị Thái minh điều trị viêm loét dạ dày - ngăn ngừa tái phát 1

Như vậy Bình vị Thái Minh giúp:

  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, hạn chế hiện tượng trào ngược acid dạ dày
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi.

Nếu cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc hoặc:

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...