Các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả 1

Bên cạnh việc điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc tây thì nhiều người còn tìm hiểu cách chữa viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc dân gian. Ưu điểm của những bài thuốc này là có nguyên liệu dễ kiếm, áp dụng tại nhà đơn giản.  Để hiểu hơn về các bài thuốc nam điều trị ra sao, các bạn có thể tìm hiểu cụ thể từng bài thuốc qua thông tin dưới đây nhé.

Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là những tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này gây ra bởi các dịch vị của tiêu hóa có tính axit tiết ra từ dạy dày bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh khi tiếp xúc với thức ăn hoặc dịch vị dạ dày.

Bình thường nếu những vết loét nhỏ viêm trợt hang vị dạ dày thì có thể tự lành nếu bệnh nhân thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống. Tuy nhiên, đối với những vết loét dạ dày lớn và sâu  kèm theo những triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân không kịp thời điều trị, thì bệnh có thể có diễn biến nặng hơn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày 1

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày ở mỗi người là khác nhau, có những người gặp tình trạng khó tiêu, đau bụng hoặc có rất ít sự khó chịu và khó nhận ra bởi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu chính của bệnh mà bạn có thể tham khảo:

Đau vùng thượng vị

  • Đau bụng là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau tập trung ở vùng thượng vị và thường kéo dài âm ỉ hoặc là kéo dài từng cơn kèm theo cảm giác nóng rát.
  • Cơn đau có thể xuất hiện vào lúc bụng đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài vài phút đến vài tiếng đồng hồ và có tính chất theo chu kỳ thường hay tái phát

Đầy hơi, ợ chua

  • Người bệnh có cảm giác khó chịu ở dạ dày và có triệu chứng: Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng đầy hơi, ợ rát họng vì axit trong dạ dày tăng cao
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn nao

Rối loạn tiêu hóa

  • Người bệnh viêm loét dạ dày rất dễ rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc táo bón bởi hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến tình trạng chán ăn, mệt mỏi

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp

Thuốc nam trị viêm loét dạ dày có hiệu quả không?

Ưu điểm 

  • Cây thuốc nam quanh nhà dễ tìm, giá thành rẻ
  • Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam an toàn, lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ.
  • Có thể áp dụng cho mọi bệnh nhân, không cần thăm khám

Nhược điểm:

  • Các bài thuốc nam có nguồn gốc tự nhiên nên có tác dụng chậm, vì vậy người bệnh cần phải kiên trì lâu dài mới có kết quả
  • Chỉ hiệu quả khi bị loét nhẹ, tức là mới có triệu chứng viêm loét
  • Nếu nhận biết không đúng bệnh mà cứ theo điều trị sẽ mất thời gian và công sức, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng thuốc Nam chỉ nên áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu, loét nhẹ tức là khi mới bắt đầu có những biểu hiện đau tức thượng vị  Khi bệnh tiến triển nặng, vết loét sâu, rộng gây các triệu chứng như đau bụng dữ dội, ơ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, mất ngủ, khó tiêu…ảnh hưởng đến sinh hoạt, thì những dược chất trong các cây thuốc Nam chưa đủ để khắc phục những tình trạng này. Lúc này người bệnh cần thăm khám chuyên sâu để các chuyên gia, bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị bệnh phù hợp hơn.

Các bài thuốc nam trị viêm loét dạ dày

1. Chữa viêm loét dạ dày từ lá khôi tía

1. Chữa viêm loét dạ dày từ lá khôi tía 1

Lá khôi tía hay còn gọi là đơn tướng quân, đây là cây thuốc nam được rất nhiều người biết đến với rất nhiều tác dụng nhất là trị viêm loét dạ dày. Trong lá khôi tía có hoạt chất tanin và glucosid có tác dụng làm trung hòa giảm nồng đô acid trong dạ dày, khi acid dịch vị dạ dày giảm sẽ hạn chế sự bào mòn niêm mạc, làm cho các tế bào niêm mạc phục hồi nhanh chóng.

Ngoài ra lá khôi tía còn có tác dụng đặc biệt hơn là làm se lành vết thương, kích thích lên da non nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng. Cách dùng lá khôi tía chữa bệnh viêm loét dạ dày như sau:

Chuẩn bị:

  • Lá khôi tía: 80g
  • Khổ sâm: 12g
  • Rau diếp hoang ( bồ công anh ): 40g

Chế biến:

  • Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước
  • Đun đến khi sủi và vặn nhỏ lửa liu riu tầm 10 phút và chắt nước uống

Cách dùng:

  • Chia lượng nước chắt ra thành nhiều phần uống trong ngày
  • Nên hãm nước chắt trong ấm giữ nhiệt bởi uống ấm có tác dụng tốt hơn

2. Cây nha đam trị viêm loét dạ dày

2. Cây nha đam trị viêm loét dạ dày 1

Theo y học cổ truyền, cây nha đam có tính kháng viêm tiêu độc, sát khuẩn và giúp thanh nhiệt cơ thể, kích thích tiêu hóa trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, cây nha đam chứa vitaminE, C,B và các loại axitamin có tính oxy hóa, xoa dịu kích ứng và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tấn công của axit và vi khuẩn HP

Chuẩn bị:

  • 1 lá nha đam tươi

Chế biến và dùng:

  • Rửa sạch lá nha đam và gọt vỏ
  • lấy phần rượt của lá nha đam đem xay nhuyễn hoặc dầm nát
  • Pha phần nha đam đó với nước uống trước bữa ăn khoảng 30 phút

3. Củ nghệ vàng trị viêm loét dạ dày

Nghiên cứu đã chỉ ra, củ nghệ có rất nhiều tác dụng trong lĩnh vực làm đẹp, ẩm thực, chữa những bệnh về tiêu hóa như dạ dày, ruột…  Bởi trong củ nghệ có chứa hàm lượng curcumin nhiều hơn so với các nguyên liệu tự nhiên khác. Các hàm lượng hóa học trong củ nghệ vàng giúp chống lại tình trạng viêm loét dạ dày bằng cách ức chế quá trình viêm, giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, kích thích dạ dày tiết ra chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc đang bị tổn thương.

Người bệnh hay những người có triệu chứng về các bệnh dạ dày, đường ruột được khuyến khích thường xuyên sử dụng nghệ vàng trong những món ăn hằng ngày để cải thiện những triệu chứng bệnh về tiêu hóa đồng thời phòng ngừa ung thư.

Dưới đây là bài thuốc của củ nghệ vàng trị viêm loét dạ dày:

Chuẩn bị:

  • 1 củ nghệ tươi hoặc có thể thay nghệ tươi bằng 1 thìa cafe bột nghệ
  • Mật ong: 2 thìa

Chế biến:

  • Nếu là nghệ tươi: Giã nát 1 củ nghệ hòa hòa thêm 1 cốc nước đun sôi để nguội. Trộn đều hỗn hợp và vắt lấy nước, bỏ thêm mật ong hòa tan và uống
  • Nếu là bột nghệ thì đơn giản hơn, hòa lẫn bột nghệ và mật ong đã chuẩn bị với 200ml nước và dùng luôn

Cách dùng:

Mỗi ngày nên uống đều 2 lần sáng tối để có hiệu quả tốt nhất

Chú ý:

  • Những phụ nữ mang thai không nên dùng bột nghệ hoặc nghệ để điều trị viêm loét dạ dày
  • Những người mắc bệnh về sỏi thận, túi mật hoặc chuẩn bị làm phẫu thuật cũng không nên dùng nghệ để điều trị

4. Điều trị viêm loét dạ dày với lá mơ lông

4. Điều trị viêm loét dạ dày với lá mơ lông 1

Lá mơ lông hay còn được gọi là lá mơ tam thể, chúng có chứa nhiều sulfur dimethyl disulphit- loại hoạt chất có công dụng tương tự như kháng sinh, giúp ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh trong dạ dày. Không chỉ vậy, lá mơ lông còn có tác dụng giảm đau, tiêu độc, giảm phù nề ở niêm mạc dạ dày. Sử dụng lá mơ lông sẽ cải thiện được những triệu chứng của bệnh như: Ợ nóng, ợ chua, ăn không tiêu, đi ngoài, đau rát vùng thượng vị…

Chuẩn bị:

  • Lá mơ lông: 20-30g

Chế biến:

  • Lá mơ lông rửa sạch, để ráo nước
  • Bỏ máy xay sinh tố say nhuyễn với chút nước
  • Lọc lấy nước uống

Cách dùng:

  • Uống trước khi ăn, nếu khó uống thêm 1 chút muối
  • Ngày uống 1-2 lần tùy vào triệu chứng nặng nhẹ của bệnh

5. Cây lược vàng trị viêm loét dạ dày

Theo phân tích và nghiên cứu về cây lược vàng, các nhà khoa học đã chỉ ra trong cây lược vàng có nhiều hoạt chất sinh học như: Steroid hay flavonoid. Đây là những hoạt chất có tác dụng tương tự như một loại thuốc kháng viêm giúp làm lành các tổn thương trong dạ dày và giúp giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày như: Đau bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát…

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lược vàng: 2-3 g

Chế biến:

  • Rửa sạch lược vàng và để thật ráo nước
  • Thái nhỏ cho vào bình ủ
  • Đổ ngập nước đun sôi để nguội và ủ trong khoảng 10-12 tiếng.

Cách dùng:

Rót uống nhiều lần trong ngày

6. Chữa viêm loét dạ dày từ cây dạ cẩm

6. Chữa viêm loét dạ dày từ cây dạ cẩm 1

Từ những năm 1962, các bác sỹ ở bệnh viện Lạng Sơn đã dùng Dạ cẩm điều trị thử nghiệm cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày và nhận thấy người bệnh giảm đau, bớt ợ chua và làm se vết loét rất hiệu quả, nên Dạ cẩm còn được mệnh danh là thuốc chữa dạ dày “thần kỳ” của người Lạng Sơn.

Dựa trên kinh nghiệm của người Lạng Sơn, tác giả Lại Quang Long năm 2002 tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã nghiên cứu cho thấy Dạ cẩm có tác dụng chống viêm tốt trên cả tình trạng viêm cấp và mạn tính của bệnh viêm loét dạ dày. Kết quả cho thấy Dạ cẩm làm giảm 32,35% tình trạng viêm dạ dày cấp tính và giảm 27,57% tình trạng viêm dạ dày mãn tính, giảm tình trạng đau tới 56,9%.Quá trình viêm được khống chế, người bệnh không còn cảm thấy đau âm ỉ, bứt rứt do vết loét dạ dày gây ra.

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

Nước sắc dạ cẩm:

  • Dạ cẩm đã phơi và sấy khô: 30-35gr
  • Bỏ vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước
  • Đun sôi và để lửa liu riu 15-20 phút
  • Chắt ra uống, có thể uống nóng hay nguội

Lưu ý:  Nếu cảm thấy khó uống, có thể thêm 1-2 thìa mật ong để giảm vị đắng. Nên uống 3 lần/ 3 bữa1 ngày, uống sau ăn 30 phút

Làm cao dạ cẩm:

  • Dạ cẩm khô hoặc tươi rửa sạch
  • Cho vào nồi đun với nước cùng đường kính và mật ong vừa đủ
  • Đun các nguyên liệu trên khi các thành phần hòa quện với nhau thành cao
  • Thời gian đun có thể mất vài ngày

Làm bột dạ cẩm và cam thảo:

  • Chuẩn bị dạ cẩm và cam thảo khô: 5 kg dạ thảo, 1 kg cam thảo
  • Xay mịn 2 loại dược liệu trên trộn đều với nhau
  • Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần 10-15gr  hòa với nước và uống
  • Nếu thấy khó uống có thể pha thêm chút đường

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày

Mặc dù sử dụng các bài thuốc nam điều trị viêm loét dạ dày là rất tốt, không có tác dụng phụ, tuy nhiên để giúp đẩy nhanh tính hiệu quả của các bài thuốc nam, người bệnh cần lưu ý:

  • Tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh: Không bia rượu, thuốc lá, tránh thức khuya và thần kinh căng thẳng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn chín, uống sôi, bổ sung đầy đủ nước và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ vì nó chỉ khiến bệnh viêm loét dạ dày thêm trầm trọng.
  • Có thể sử dụng những bài thuốc nam cùng các đơn thuốc Tây y hay không, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thầy thuốc trước khi dùng.

Chữa viêm loét dạ dày bằng các loại thuốc nam tuy có hiệu quả, nhưng công đoạn chuẩn bị khá phức tạp, không phải ai cũng có thời gian để tìm mua nguyên liệu đảm bảo, kiên trì sắc thuốc, uống liên tục được như vậy. Chưa kể nếu sắc thuốc hoặc bảo quản không đúng cách thì không những không có tác dụng mà còn khiến tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn.

Để khắc phục những nhược điểm trên mà vẫn tận dụng được ưu điểm của từng cây thuốc nam, các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh đã tiến hành nghiên cứu quy trình chiết xuất phối hợp các hoạt chất từ các dược liệu quý giữa khoa học hiện đại của phương Tây và Y học cổ truyền Việt Nam thành công thức hoàn chỉnh được ứng dụng và phát triển thành sản phẩm Bình Vị Thái Minh. Sản phẩm mang đến giải pháp mới: An toàn – Hiệu quả cho người bị viêm loét và trào ngược dạ dày.

Bình Vị Thái Minh giải pháp cho người viêm loét dạ dày, thực quản hiệu quả

Bình Vị Thái Minh giải pháp cho người viêm loét dạ dày, thực quản hiệu quả 1

Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược tốt cho dạ dày bao gồm:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
  • Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Như vậy Bình vị Thái Minh giúp:

  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, hạn chế hiện tượng trào ngược acid dạ dày
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...