Bị trào ngược dạ dày phải làm sao? Khắc phục thế nào?

Trào ngược dạ dày (GERD) là bệnh lý đang ngày càng phổ biến. Bệnh thường diễn biến âm thầm, dai dẳng, dễ tạo tâm lý chủ quan cho người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những tổn thương nặng nề, khó chữa. Do đó, việc biết các dấu hiệu của trào ngược dạ dày và chữa trị từ sớm sẽ giúp bạn tránh gặp phải những biến chứng của bệnh.

Triệu chứng cảnh báo trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày (tên viết tắt: GERD) là tình trạng dịch vị, thức ăn, hơi… trào ngược lên miệng hoặc thực quản. Bệnh gây ra các tổn thương ở viêm mạc thực quản, thanh quản hoặc khoang miệng.

Triệu chứng cảnh báo trào ngược dạ dày 1
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Người bệnh trào ngược dạ dày thường có những biểu hiện để nhận biết như sau:

  • Ợ chua, ợ hơi: khi có quá nhiều khí dư thừa trong dạ dày, sinh ra do sự tăng tiết acid dịch vị, phân huỷ thức ăn từ đó tạo ra khí, lượng khí sau đó sẽ được đưa lên thực quản gây hiện tượng ợ hơi.
  • Buồn nôn: xảy ra khi có một lượng dịch vị trào ngược lên thực quản, kích thích cổ họng khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nhất là khi ngủ vào ban đêm nếu tư thế nằm ngủ không phù hợp.
  • Đau vùng thượng vị: là triệu chứng phổ biến trong bệnh trào ngược dạ dày, nguyên nhân do hệ thần kinh ở thực quản bị kích thích khi acid dạ dày trào ngược. Cơn đau thường xảy ra lúc bạn đói hoặc ăn quá no, sử dụng rượu bia, đồ uống có gas…
  • Khó nuốt: nguyên nhân do niêm mạc thực quản bị tổn thương, dẫn đến viêm, phù nề và hẹp thực quản. Vì vậy, người bệnh sẽ gặp khó khăn và đau khi nuốt.
  • Các triệu chứng khác: bệnh nhân trào ngược dạ dày còn có thể gặp các triệu chứng khác như: ho, đầy hơi, đắng miệng, khó thở, viêm thanh quản…

Bệnh nếu không có các giải pháp điều trị, lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề như: viêm phế quản, viêm phổi, barrett thực quản… và thậm chí là ung thư thực quản.

Các biểu hiện của trào ngược dạ dày khá dễ nhận biết, nếu phát hiện một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần có các biện pháp khắc phục tình trạng bệnh tại nhà và nên đi khám để được điều trị kịp thời. Vậy bạn cần làm gì để giảm bớt tình trạng trào ngược dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cảnh báo các triệu chứng khi bị trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược dạ dày cần làm gì?

Trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến ai cũng có thể gặp, các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần. Vì vậy, việc điều trị bệnh để làm thuyên giảm các triệu chứng là rất cấp thiết. Nếu bạn có các triệu chứng nhẹ, không xảy ra thường xuyên thì có thể áp dụng một số phương pháp được đưa ra dưới đây để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày nặng thêm

Đứng, ngồi thẳng

Bạn không nên nằm hay ở tư thế cúi gập người ngay sau khi ăn no, điều này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra trào ngược do có áp lực lên dạ dày. Dạ dày với cấu trúc hình chữ J, nằm ở vùng thượng vị bên trái nên nếu nằm ngay sau khi ăn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vị trào ngược lên thực quản, dẫn đến nóng rát vùng thực quản, ợ hơi, ợ chua… Vì vậy, người bệnh cần chú ý giữ cơ thể ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng sau bữa ăn.

Uống nước lọc hoặc nước muối ấm

Uống nước là biện pháp đơn giản nhất để ngăn hiện tượng trào ngược dạ dày. Nước lọc có mức pH trung tính (xấp xỉ 7), nên khi uống nước lọc sẽ làm trung hòa lượng acid dư thừa trong dịch vị, từ đó loại bỏ nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày. Uống 1 cốc nước ngay khi có dấu hiệu trào ngược sẽ giúp bạn giảm bớt hiện tượng này một cách nhanh chóng.

Uống nước lọc hoặc nước muối ấm 1
Nước lọc là giải pháp nhanh chóng đẩy lùi trào ngược dạ dày

Ngoài ra, bạn có thể cho thêm muối vào một cốc nước ấm để uống. Muối sẽ giúp cơ thể được cung cấp thêm chất điện giải và các khoáng chất khác, rất có lợi trong điều trị trào ngược dạ dày. Lưu ý, nên hòa tan lượng muối và nước vừa đủ (1 – 2 thìa muối pha với 300ml nước), uống quá nhiều nước có để dẫn đến mất cân bằng chất khoáng và điện giải, đây cũng là nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày tái phát.

Massage huyệt trung quản để giảm trào ngược dạ dày

Huyệt trung quản là huyệt nằm ở vị trí xương mỏ ác (phần cuối của xương ức), gần với cơ co thắt thực quản. Việc massage huyệt trung quản sẽ giúp bạn giảm hiện tượng đau dạ dày, cũng như giúp làm giảm các yếu tố gây kích ứng dạ dày tiết acid dẫn tới hiện tượng trào ngược.

Massage huyệt trung quản để giảm trào ngược dạ dày 1
Vị trí massage huyệt trung quản để ngăn trào ngược dạ dày

Cách thực hiện như sau:

  • Xác định được vị trí của huyệt trung quản – hay xương mỏ ác (xem ở hình trên)
  • Dùng ngón tay nhấn giữ vào ví trí của huyệt trung quản
  • Massage nhẹ nhàng, lặp lại động tác này vài lần
  • Khoảng 5-10 phút, bạn sẽ xuất hiện tình trạng ợ hơi, sau đó tình trạng trào ngược dạ dày sẽ thuyên giảm
Bên cạnh đó, một vài phương pháp chữa trào ngược dạ dày từ dân gian cũng có thể giúp ích cho bạn. Các bài thuốc này đã được rất nhiều người áp dụng và thấy được hiệu quả giảm trào ngược rõ rệt.

Chữa trào ngược dạ dày bằng tinh bột nghệ

Thành phần của củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng tiêu viêm, chống loét và bảo vệ thành dạ dày rất tốt. Curcumin với cấu trúc là polyphenol, do đó có thể ngăn chặn sự tổng hợp của hợp chất gây viêm PGI2. Bên cạnh đó, nó còn có đặc tính kháng khuẩn, làm giảm nồng độ acid trong dạ dày.

Chữa trào ngược dạ dày bằng tinh bột nghệ 1
Tinh bột nghệ là bài thuốc dân gian phổ biến điều trị trào ngược dạ dày

Củ nghệ tươi được chế biến thành tinh bột nghệ để sử dụng, giúp người bệnh dễ dàng hấp thụ curcumin dễ dàng hơn. Kết hợp uống cùng với mật ong vừa giúp tăng công dụng chữa trào ngược dạ dày, vừa giúp bạn dễ uống hơn.

Cách dùng hỗn hợp tinh bột nghệ, mật ong chữa trào ngược dạ dày cũng rất đơn giản. Bạn cần pha 2 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong trong một cốc nước ấm là có thể dùng được ngay. Uống đều đặn từ 1-2 cốc mỗi ngày để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

☛ Tham khảo thêm tại: Bí quyết chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ hiệu quả

Chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa

Ngoài công dụng là một thức uống thơm ngon, giúp giải nhiệt, cung cấp nước, điện giải thì nước dừa cũng là giải pháp cho người bệnh mắc trào ngược dạ dày.

Chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa 1
Nước dừa có công dụng rất tốt trong chữa trào ngược dạ dày

Nước dừa có chứa các thành phần như: vitamin B, C, nguyên tố vi lượng như: canxi, magie, kali… và các loại enzyme rất có lợi cho đường tiêu hóa cũng như bệnh trào ngược dạ dày. Các enzyme này có tính kháng khuẩn cao, giúp chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh (vi khuẩn HP gây bệnh viêm loét dạ dày). Ngoài ra, nước dừa còn có tính kiềm, giúp trung hòa lượng acid dư thừa có trong dạ dày.

Bạn có thể sử dụng trực tiếp nước dừa hoặc kết hợp với tinh bột nghệ để tăng hiệu quả chữa trào ngược dạ dày.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa hiệu quả không?

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam (lô hội)

Cây nha đam có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm. Đặc biệt, là 2 hoạt chất anthraquinon và glucomannan, giúp ngăn chặn sự tấn công các gốc tự do, ngăn các tổn thương viêm loét tiến triển trong trường hợp bạn bị viêm loét thực quản do trào ngược dạ dày.

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam (lô hội) 1
Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam (lô hội)

Ngoài ra, chất xơ có trong nha đam giúp giảm kích thích nhu động ruột, từ đó giảm hiện tượng tăng tiết acid dịch vị ở dạ dày, ngăn tình trạng ợ hơi, ợ chua.

Cách thực hiện:

  • Nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ, ngâm trong nước muối để loại bỏ phần nhớt
  • Xay nhuyễn để tạo thành một hỗn hợp gel mịn
  • Cho vào lọ đựng và bảo quản trong tủ lạnh
  • Sử dụng 2 lần/ ngày, có thể sử dụng trực tiếp hoặc kết hợp với mật ong, nước dừa, tinh bột nghệ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi

Trong lá ổi chứa một số hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm loét như: flavonoid, tannin pyrogalic, saponin… Ngoài ra, acid maslinic có trong lá ổi cũng là một tác nhân giúp chống lại vi khuẩn HP rất hiệu quả.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi 1
Lá ổi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng lá ổi:

  • Lấy lá ổi non rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra, để ráo.
  • Thái nhỏ lá ổi, rồi cho vào nồi, trộn đều với khoảng 200g gạo lứt.
  • Thêm 500ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa
  • Lọc bỏ phần bã, lấy phần nước để uống, sử dụng nước còn ấm.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Tía tô là loại lá không còn xa lạ với chúng ta, lá có có mùi thơm đặc trưng, tính ấm, vị hơi cay. Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất như: quercetin, acid rosmarinic, vitamin C… có tác dụng chống viêm, giúp niêm mạc thực quản và dạ dày mau lành, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày một cách nhanh chóng.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô 1
Tía tô là bài thuốc dân gian trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể ăn trực tiếp lá tía tô với muối trắng hoặc nấu nước lá tía tô để uống. Dùng ngay khi có hiện trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua…
  • Ngoài ra, bạn có thể ăn cháo với lá tía tô, vừa là bài thuốc giải cảm dân gian, vừa có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày.
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày ở trên rất đơn giản và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, do có hàm lượng dược chất còn thấp, các vị thuốc trên chỉ nên áp dụng khi bạn có các triệu chứng bệnh còn nhẹ. Khi có các triệu chứng nặng, có khả năng dẫn đến biến chứng nguy hiểm thì bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay để các bác sĩ có thể điều trị bệnh kịp thời.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ ngay?

Khi gặp các triệu chứng như: ợ hơi liên tục, ho nặng, nôn, nuốt đau, nôn ra máu, phân sẫm màu (hệ quả của chảy máu đường tiêu hóa), đau dữ dội vùng thượng vị… thì bạn cần đến ngay các cơ sở, phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám kịp thời. Tránh để tình trạng kéo dài, có thể dẫn đến các biến chứng khó lường.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh của bạn, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh việc thăm hỏi về các triệu chứng, thói quen sinh hoạt của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm về bệnh trào ngược dạ dày như:

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ ngay? 1
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có liệu trình điều trị bệnh chính xác nhất
  • Nội soi dạ dày: kỹ thuật này sẽ giúp kiểm tra xem bạn có các tổn thương ở niêm mạc thực quản và dạ dày hay không. Từ đó, bác sĩ có thể tìm ra được nguyên nhân của bệnh như: viêm loét dạ dày thực quản do dư thừa acid, giãn cơ co thắt thực quản…
  • Xét nghiệm acid dịch vị: xét nghiệm giúp theo dõi, xác định acid dạ dày trào ngược lên thực quản vào thời điểm nào trong ngày và trong bao lâu.
  • Đo áp lực thực quản: xét nghiệm giúp đo các cơn co thắt thực quản trong quá trình đưa thức ăn xuống dạ dày, đánh giá xem thực quản có hoạt động bình thường hay không.
  • Chụp X-quang: kỹ thuật chụp X-quang hệ thống tiêu hóa trên giúp bác sĩ đánh giá hình ảnh của thực quản, dạ dày, tá tràng… tuy nhiên xét nghiệm này không có nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán trào ngược dạ dày.

Sau khi đã xác định tình trạng bệnh, dựa vào các triệu chứng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị cho bạn, bên cạnh đó là những lời khuyên về việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống. Các thuốc điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc trung hòa acid dạ dày: là các muối hydroxyd, carbonat, phosphat… có công dụng làm giảm lượng acid dạ dày nhanh chóng, tránh kích thích co bóp dẫn đến trào ngược dạ dày.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: có tác dụng ức chế với thụ thể histamin H2 tại tế bào thành của dạ dày, từ đó ức chế tiết acid dịch vị.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): có tác dụng ức chế sự hoạt động của H+, K+, ATPase, từ đó ức chế bài tiết HCl ở dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh: sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, trong trường hợp bạn nhiễm vi khuẩn HP
  • Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản: dùng khi bạn bị rối loạn chứng năng cơ co thắt thực quản dẫn đến dịch vị dễ dàng trào ngược lên thực quản.

Tuy nhiên, nếu việc điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả thì bác sĩ có thể sẽ cân nhắc việc can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thắt cơ vòng thực quản nhằm ngăn chặn trào ngược dạ dày một cách hiệu quả hơn.

Một số lưu ý cho người bệnh trào ngược dạ dày

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh đã nêu trên, người bệnh cũng cần phối hợp điều trị bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt nhằm giúp giảm thời gian điều trị, cũng như tình trạng diễn biến của bệnh.

Một số lời khuyên lời khuyên của chuyên gia dành cho người mắc trào ngược dạ dày:

  • Tránh ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ăn chậm rãi và nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Tránh sử dụng các đồ uống có cồn, rượu bia, nước uống có gas, cà phê…
  • Không hút thuốc lá, do nicotin trong thuốc lá làm giảm khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản.

Bên trên là các nguyên nhân gây tăng acid dịch vị dạ dày, dẫn tới hiện tượng trào ngược diễn ra thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn cần có một số thay đổi trong sinh hoạt như:

  • Không nên nằm ngay sau ăn, chỉ nên nằm khi đã ăn xong từ 1 – 2 giờ.
  • Không nên thức quá khuya do có thể ảnh hưởng đến các hormone có trong dạ dày.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái hoặc nằm ngửa có gối kê đầu cao hơn từ 15 – 20 cm. Do dạ dày có hình chữ J, nằm lệch sang bên trái nên ở tư thế nằm như trên sẽ giúp hạn chế dịch vị trào ngược lên thực quản và cổ họng.
  • Tránh bị ảnh hưởng tâm lý, áp lực, stress nặng nề.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, cần giảm cân nếu bạn bị béo phì, do lượng mỡ thừa ở bụng có thể gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản, dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.

☛ Tham khảo thêm tại: 15 mẹo khắc phục trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

Bình Vị Thái Minh – giải pháp cho trào ngược dạ dày thực quản

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa cũng là điều vô cùng quan trọng. Một giải pháp 100% đến từ thiên nhiên, rất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày – đó là sản phẩm Bình Vị Thái Minh.

Trên thị trường hiện nay, sản phẩm Bình Vị Thái Minh có chứa bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin, đã được nghiên cứu lâm sàng mang lại tác dụng cải thiện tốt cho những người viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản. Với cơ chế bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, xử lý bệnh từ gốc, Bình Vị Thái Minh là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện.

Bình Vị Thái Minh - giải pháp cho trào ngược dạ dày thực quản 1
Bình Vị Thái Minh – giải pháp cho trào ngược dạ dày thực quản

Sản phẩm được chiết suất 100% từ thiên nhiên nghiên, với các nghiên cứu khoa học bài bản, sản xuất trên dây chuyền thiết bị tự động hóa hiện đại của Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh – đơn vị sản xuất Dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại tác dụng bền vững, lâu dài.

Vì vậy, Bình Vị Thái Minh là giải pháp an toàn và hiệu quả, đã được kiểm chứng có tác dụng trong việc cải thiện viêm loét, trào ngược dạ dày, giúp trung hòa acid dịch vị, từ đó giảm hiện tượng trào ngược dạ dày. Bên cạch đó, sản phẩm còn có công dụng giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như: viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản… hay nguy hiểm hơn là ung thư thực quản.

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài 1800 6397 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Tham khảo:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17019-gerd-or-acid-reflux-or-heartburn-overview
  2. https://www.healthline.com/health/gerd

 

 
Cập nhật lúc: 05/07/2024
Loading...