Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em những điều bạn cần biết
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là bệnh rất phổ biến do nhiều nguyên nhân ra như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Bệnh nếu không được điều trị trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Để hiểu hơn về bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ và cách xử lý kịp thời, mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Thế nào là viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em?
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em còn được gọi là: bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, cúm dạ dày. Đây là tình trạng viêm dạ dày cấp trên niêm mạc đường tiêu hoá. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bởi hệ miễn dịch còn yếu. Mức độ của bệnh thường khác nhau, từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng, biểu hiện như: Nôn ói, tiêu chảy, phân toàn nước, đau bụng. Bình thường, bệnh có thể tự khỏi sau 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp do trẻ nôn ói và tiêu chảy quá nhiều, gây mất nước nặng, sốc và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ?
Theo các chuyên gia, các trường hợp viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ chủ yếu là do virus (chiếm khoảng 70%). Ngoài ra còn do nhiễm vi khuẩn và các ký sinh trùng gây nên. Cụ thể:
Viêm dạ dày ruột cấp do virus
Theo các chuyên gia, virus Rota được xem là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ. Ngoài virus Rota còn có một số loại virus như: norovirus, adenovirus, astrovirus,…Virus Rota có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp, chúng rất dễ lây vì vậy thường tạo ra các ổ dịch đặc biệt là những khu dân cư, trường học, bệnh viện..
Khi cơ thể đã nhiễm các loại virus trên thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể miễn dịch với chúng và sau này ít có nguy cơ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bệnh mắc virus đã điều trị khỏi bệnh mà vẫn có khả năng lây truyền virus cho người khác.
Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn
Viêm dạ dày ruột cấp do vi khuẩn lây lan qua đường ăn uống là chủ yếu nhất, chủ yếu là từ nguồn nước và thực phẩm bởi các vi khuẩn và độc tố do vi khuẩn sinh ra. Những loại thực phẩm dễ nhiễm virus nhất là: thực phẩm chưa nấu chín kĩ, thực phẩm sống, gia cầm, hải sản, trứng, trái cây, sữa chua tiệt trùng,…
Đôi khi thực phẩm nấu chín kĩ, tiêu diệt vi khuẩn nhưng độc tố mà chúng sản sinh ra vẫn còn đọng lại và kết quả là gây ngộ độc thực phẩm. Nếu thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, để ở nhiệt độ phòng trong vài giờ thì chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng và tăng nguy cơ nhiễm trùng dạ dày ruột khi ăn phải thức ăn này.
Những loại vi khuẩn gây ra viêm dạ dày ruột là: Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Campylobacter,…trong đó Escherichia coli, Campylobacter là phổ những loại phổ biến nhất.
Do kí sinh trùng
Giun, sán và một số sinh vật đơn bào như: Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Cryptosporidium,…là những loại kí sinh trùng hay gây ra viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em. Con đường lây lan phổ biến của những loại này là thông qua thức ăn và nước uống.
Do độc tố
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ me có thể do các độc tố. Một số loại độc tố có trong các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày: một số loại nấm, hải sản, nước hoặc thực phẩm nhiễm asen, chì, du lượng thuốc bảo vệ thực phẩm trong rau củ quả…
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ bao gồm:
- Thuốc điều trị viêm dạ dày chứa magie
- Thuốc kháng sinh
- Một số thuốc hoá xạ trị
- Thuốc điều trị suy tim Digoxin trong
- Thuốc điều trị ký sinh trùng
- Thuốc điều trị táo bón
Trong các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp, mất nước và nhiễm toan chuyển hoá được đánh giá là những triệu chứng thường gặp nhất. Bạn có thể bù nước và điện giải cho bé, không cần dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em?
Bình thường, các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ sẽ xuất hiện sau từ 1-3 ngày kể từ khi có các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ. Các triệu chứng của bệnh ở mỗi trẻ khác nhau tùy theo thể trạng, khả năng miễn dịch mà biểu hiện bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em có những biểu hiện dưới đây:
Đau thắt bụng
Triệu chứng đau thắt bụng ở trẻ khi bị viêm dạ dày ruột cấp cha mẹ thường lẫn với các cơn đau bụng thông thường. Khi trẻ đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần trước hoặc sau khi ăn. Vị trí đau trên rốn hoặc quanh rốn, các cơn đau bụng thường diễn ra về đêm, âm ỉ kéo dài và dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng tiêu biểu của viêm dạ dày ruột cấp. Với trẻ nhỏ, trẻ được xem bị tiêu chảy khi số lần đi ngoài gấp đôi bình thường hoặc đi tiêu chảy từ 3 lần trở lên/ ngày. Dấu hiệu của phân nhiều nước, có thể kèm nhầy, mủ, máu trong phân. Hầu hết các biểu hiện ở mức độ vừa và khỏi trong vòng vài ba ngày, đôi khi kéo dài đến cả tuần.
Nôn mửa, chán ăn
Nôn mửa, chán ăn là một trong những triệu chứng chính bị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ, thường là ở các bé dưới 2 tuổi. Trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc có lẫn máu, triệu chứng này kéo dài khoảng hơn 1 ngày. Do nôn kèm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên trẻ thường chán ăn và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé bị kém đi dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm tăng cân.
Sốt
Trẻ sốt cao, nếu cha mẹ không chú ý và có biện pháp hạ nhiệt kịp thời, trẻ có thể bị co dật.
Mất nước nặng
Trường hợp nôn và đi ngoài và sốt cao kéo dài khiến trẻ có nguy cơ đối mặt với mất nước nặng. Biểu hiện mát nước nặng ở trẻ cha mẹ cần chú ý:
- Miệng khô
- Ít đi tiểu
- Tay, chân lạnh
- Khi khóc ít nước mắt
- Da khô, nhăn nheo hoặc nhợt nhạt
- Mắt trũng và / hoặc thóp lõm
Khi trẻ có những dấu hiệu này, cha mẹ nên cho đi trẻ đi khám ngay để tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ khi nào cần đi khám bác sĩ?
Bé bị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ thông thường tự khỏi sau 3-4 ngày, những triểu chứng đi ngoài, tiêu chảy và nôn sẽ tự biến mất sau vài ngày, cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé tại nhà. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ có biểu hiện nặng cần sự can thiệp của bác sĩ. Dưới đây là một số dấu hiệu ở trẻ, cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám:
Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi có các biểu hiện sau thì cha mẹ hãy đưa bé đi bệnh viện ngay:
- Trẻ cao không dứt, sốt trên 38 độ C
- Trẻ có các bệnh lý: đái đường, bệnh tim, trẻ có tiền sử sinh non thiếu tháng.
- Trẻ tiêu chảy, nôn nhiều kèm bỏ ăn
- Trẻ nôn nhiều, nôn ra máu, ra dịch xanh, vàng từ 3 ngày trở lên, không thể uống hay ăn bất cứ thứ gì
- Đau bụng dữ dội
- Tiêu chảy lẫn máu từ 3 ngày trở lên
- Sốt cao, ngủ nhiều, lơ mơ
- Tay chân lạnh, da nhợt nhạt, cứng cổ, nổi phát ban
- Xuất hiện các triệu chứng mất nước nghiêm trọng: Môi khô, da nứt nẻ, thóp lõm, ít tiểu.
- Trẻ có tiền sử mắc bệnh viêm dạ dày cấp, có hệ miễn dịch yếu, hoặc mắc bệnh về thận, bệnh viêm ruột,…
Điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho trẻ
Điều trị mất nước và điện giải
Triệu chứng tiêu chảy, nôn và sốt của viêm dạ dày ruột cấp khiến cho trẻ bị mất nước. Vì vậy truyền dịch là cách giúp bù nhanh các thành phần dinh dưỡng, chất điện giải, nước bị mất trong cơ thể, giúp trẻ bù nhanh các dưỡng chất cần thiết, ổn định tim mạch cũng như giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Thông thường, mất khoảng 4 giờ để truyền dịch cho trẻ. Sau đó, trẻ sẽ được theo dõi và đánh giá lại. Bên cạnh truyền tĩnh mạch, trẻ có thể được bổ sung dịch qua đường uống. Với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, chỉ cần cho trẻ bú nhiều hơn và không cần sử dụng thêm các biện pháp bù nước khác.
Sử dụng men tiêu hoá
Sử dụng men tiêu hóa có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm bớt vi khuẩn có hại và giảm viêm cho trẻ. Một số vi sinh vật trong men vi sinh như lactobacillus (trong sữa chua) có tác dụng giảm tiêu chảy sau 1-2 ngày.
Tuy nhiên, sử dụng men vi sinh chỉ có tác dụng hỗ trợ viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ chứ không giúp điều trị bệnh nếu bệnh tiến triển nặng hơn.
Sử dụng thuốc điều trị
Trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng thể, đặc biệt đo nhiệt độ, đánh giá tình trạng mất nước, phản ứng thành bụng,…Với trường hợp viêm dạ dày ruột cấp mức độ nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà với việc bù nước và điện giải chống mất nước cho bé.
Để xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin liên quan như: Các triệu chứng xuất hiện khi nào? Sử dụng thực phẩm trước khi bị bệnh, trẻ tiếp xúc môi trường như nào… Ngoài ra, bác sĩ yêu cầu cho trẻ làm một số xét nghiệm: máu, phân. Phác đồ điều trị đưa ra phụ thuộc vào nguyên nhân mức độ bệnh của trẻ. Trường hợp bé bị mất nước nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc như:
- Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid ( chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi)
- Thuốc chống nôn, giảm nôn: chẳng hạn như Ondansetron, Metoclopramide để giúp giảm nôn ở trẻ. Thường được dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
- Thuốc kháng sinh: chỉ trong trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn và triệu chứng ở nên nghiêm trọng mới được dùng chúng.
- Thuốc điều trị kí sinh trùng: metronidazole và nitazoxanide dùng trong trường hợp viêm dạ dyaf ruột do nhiễm ký sinh trùng
Lưu ý: Sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho trẻ thường không cần thiết, bởi đôi khi chúng phản tác dụng và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, nó có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột trẻ. Chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp viêm dạ dày ruột nặng, được xác định nguyên nhân là do vi khuẩn và sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp
Chế độ ăn uống an toàn cho trẻ
- Nên chọn lựa những nguồn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho trẻ
- Thức ăn cho trẻ cần nấu chín kỹ, tránh gây đầy bụng, tiêu chảy và loại bỏ các loại vi khuẩn khiến.
- Nguồn nước uống cho trẻ thật đảm bảo, cần đun sôi để nguội.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước để bù chất điện giải và khoáng bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Bạn cũng có thể thay bằng sữa mẹ với các trẻ còn đang trong độ tuổi sơ sinh.
- Các món ăn cho trẻ nên chế biến dưới dạng, loãng và nhiều chất dinh dưỡng dễ tiêu như súp, cháo, cơm nhão
- Với các thực phẩm chưa đạm như thịt, cá, tôm nên băm nhỏ và nấu nhừ, kĩ sẽ giúp dạ dày và đường ruột của bé dễ dàng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng trong tình trạng đang bị tổn thương.
- Không nêm nên quá nhiều gia vị vào trong thức ăn cho trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp bởi sẽ khiến niêm mạc đường ruột của bé bị kích ứng và làm tăng tiết axit dạ dày.
- Không nên ăn đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga bởi chúng gây khó tiêu và làm tăng nặng các triệu chứng khó chịu cho bé.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên để bé ăn quá no để giảm gánh nặng lên đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng buồn nôn, nôn ói mà vẫn đảm bảo cơ thể bé vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian bị bệnh.
- Nên cho trẻ ăn những thức ăn ấm, tránh ăn thức ăn quá nóng bởi thức ăn khi còn nóng có thể khiến dạ dày của trẻ bị tổn thương nặng hơn, thức ăn quá nguội để lâu bên ngoài môi trường dễ khiến vi khuẩn phát triển
- Theo dõi, ghi chép lại thực đơn hằng ngày của trẻ để tránh sử dụng các thực phẩm trẻ từng bị dị ứng trong thực đơn của bé.
☛ Tham khảo thêm tại: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì
Thực hiện chế độ sinh hoạt tốt cho trẻ
- Thường xuyên vệ sinh, rửa tay và vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ
- Nhà cửa, đồ đạc, đồ chơi cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát
- Nên dùng riêng đồg ăn, bát đũa, cốc chén cho trẻ.
- Cho trẻ có không gian nghỉ ngơi rộng rãi, thoải mái. Tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như trường học, nhà trẻ, công viên,… để hạn chế sự lây lan của bệnh.
Lưu ý:
Nên cho trẻ nhỏ vắc xin rotavirus khi được 2 đến 3 tháng tuổi để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Theo dõi triệu chứng và chăm sóc trẻ
Trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp bị mất nước do nôn và tiêu chảy quá nhiều, chính vì vậy, nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc trẻ là bù lại dịch đã mất.
- Với trẻ bú mẹ hoặc uống sữa, nên tiếp tục cho trẻ bú như bình thường nhiều lần. Với trẻ lớn hơn, bổ sung ăn cháo, thực phẩm loãng, uống nhiều nước
- Trẻ bị sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt như paracetamol dạng nước uống hoặc đặt hậu môn với liều duy nhất trung bình là 10-15ml/kg theo cân nặng của con bạn, uống 3-4 lần/ngày.
- Có thể bổ sung dung dịch bù nước và điện giải như Oresol, Hydrite dạng gói cho trẻ em. Bạn hòa tan một gói với 200ml nước uống hoặc theo chỉ định của bác sỹ. Cho trẻ uống theo nhu cầu cho đến khi trẻ ngừng tiêu chảy hoặc nôn. Tuy nhiên, cho trẻ uống theo nhu cầu và hướng dẫn đến khi trẻ ngừng nôn, tiêu chảy.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ và cách điều trị, chăm sóc và phòng ngừa. Hy vọng, qua thông tin chúng tôi cung cấp, cha mẹ sẽ có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống mà không theo đơn hay chỉ định của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ, hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.