Tất tần tật về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh có tỉ lệ mắc khá cao trong nhóm bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể hiểu rõ và có thái độ đúng đắn với căn bệnh mình đang gặp phải. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp cho người bệnh có cái nhìn tổng thể từ nguyên nhân, triệu chứng tới chẩn đoán và điều trị bệnh.
Mục lục
- Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
- Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
- Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
- Các phương pháp chẩn đoán bệnh
- Hậu quả của bệnh nếu không được điều trị đúng cách
- Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
- Bình Vị Thái Minh hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Dạ dày là cơ quan của hệ tiêu hóa có vai trò chứa thức ăn, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị, hấp thu một phần rất nhỏ chất dinh dưỡng. Tá tràng là đoạn đầu của ruột non có liên quan mật thiết với dạ dày.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc bị bào mòn chủ yếu do acid dịch vị, để lộ ra các lớp dưới niêm mạc.
Có khoảng 95% vết loét ở tá tràng, 60% tại dạ dày và bờ cong nhỏ bị loét chiếm tới 25% trong các trường hợp.
Bệnh diễn ra thầm lặng trong một thời gian dài, với các triệu chứng không rõ ràng khiến cho người bệnh chủ quan không thăm khám. Cho đến khi tình trạng viêm loét đã nặng thì đi kèm với đó là những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)
Trong môi trường acid của dạ dày hầu như chỉ có vi khuẩn HP là tồn tại được trong khi đa số các loạt vi khuẩn khác bị tiêu diệt.
Sở dĩ chúng tồn tại và gây hại được là do HP sở hữu những cơ chế tinh vi khi xâm nhập và qua mặt được cơ quan miễn dịch của cơ thể bao gồm có:
- Quá trình sống HP tiết ra các men urease bám trên bề mặt vi khuẩn, men này có khả năng trung hòa acid dịch vị nên giúp bảo vệ vi khuẩn.
- Urease gây ra nhiều phản ứng ở lớp chất nhầy khiến cho độ bám dính, tính keo của lớp nhầy bị giảm đi đáng kể. Từ đó, chúng chui qua các lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và tiến vào sâu hơn.
- Khả năng bám dinh vào niêm mạc dạ dày HP có khả năng xâm nhập vào trong tế bào niêm mạc và nhân lên đáng kể.
- Ngoài ra, chúng tiết độc tố góp phần gây viêm loét dạ dày tá tràng. Có khoảng 1% số người nhiễm HP có nguy cơ ung thư.
Hầu hết mọi người đều có vi khuẩn HP sinh sống trong dạ dày, nhưng với mỗi cơ địa, thói quen ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc… khác nhau thì HP gây hại ở mỗi người lại khác nhau.
Do lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau
Thuốc kháng sinh, giảm đau đều là những loại thuốc thông dụng trong quá trình điều trị nhiều bệnh lý.
Dùng thuốc kháng sinh quá liều, không đúng chỉ định… làm tổn hại cả những hệ vi khuẩn tốt trong dạ dày và đường tiêu hóa. Trong khi HP khó bị tiêu diệt và có phần phát triển trội hơn về sau.
Thuốc giảm đau đặc biệt là nhóm NSAIDs được sử dụng khá phổ biến để giảm đau, hạ sốt, chống viêm thì tác dụng không mong muốn của chúng là làm giảm tiết dịch dạ dày. Lớp chất nhầy bị tái tạo chậm, nếu dùng liều cao và kéo dài sẽ gây viêm loét.
Đặc biệt, khi người bệnh hoặc thầy thuốc không hiểu rõ mà tự ý phối hợp 2 hoặc nhiều loại NSAIDs với nhau thì tác dụng trên lại càng mạnh, hậu quả lại càng nặng.
Yếu tố tâm lý, stress
Những người hay bị căng thẳng, stress kéo dài… sẽ có tác động lên thần kinh trung ương. Khi đó cơ thể tiết ra nhiều hóa chất trung gian có bản chất là catecholamin và các cytokin gây viêm.
Các chất này có tác dụng co mạch, làm giảm tưới máu tới mô, nội tạng. Dạ dày là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng, do đó làm giảm tiết dịch, kém nhu động để đẩy thức ăn xuống ruột.
Sau một thời gian, các triệu chứng do viêm loét dạ dày sẽ dần xuất hiện thường xuyên và trở nặng nếu không được điều trị kịp thời.
Nhóm người có thói quen thức đêm, làm việc quá khuya, làm ca đêm…thường gây mệt mỏi, rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Cũng là một trong những yếu tố gây viêm loét dạ dày.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Các loại đồ ăn mà khi sử dụng nhiều sẽ gây hại cho dạ dày như: Đồ ăn cay nóng, thức ăn thô cứng, thực phẩm được muối sẵn, đồ lên men không hoàn toàn… đều làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến pH của acid.
Thói quen bỏ bữa, ăn uống không khoa học, không nhai kỹ… làm đảo lộn hoạt động của dạ dày.
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Triệu chứng viêm loét dạ dày khá đa dạng, không phải lúc nào cũng đầy đủ triệu chứng. Mà đôi khi chỉ thoáng qua, không điển hình khiến cho người bệnh chủ quan.
Đau bụng trên rốn
Hay còn gọi là đau bụng thượng vị, cơn đau thường xuất hiện trước hoặc sau bữa ăn từ 30 phút tới 1 tiếng. Khi mà sinh lý cơ thể là tiết thêm dịch vị chuẩn cho bữa ăn sắp tới hoặc nhào trộn thức ăn.
Cơn đau diễn ra liên tục, âm ỉ, hay trội lên những con đau nhỏ. Người bệnh thường ôm bụng, gập người xuống để giảm đau.
Trong cơn đau có thể đi kèm mặt trắng, xanh tái, đổ mồ hôi nhiều. Bình thường cơn đau sẽ hết sau 10-15 phút.
Với những người bệnh lâu năm thì cơn đau xuất hiện dày hơn, thời gian kéo dài hơn. Làm cho người bệnh thực sự khó chịu và đảo lộn cuộc sống, công việc.
Đầy bụng khó tiêu, buồn nôn
Thức ăn khi vào dạ dày sẽ ở lại đây từ 2-5 tiếng tùy theo từng loại. Tại đây, dạ dày sẽ nghiền nát, nhào trộn thức ăn với acid dịch vị, hấp thu một số ít các chất.
Do dạ dày bị viêm loét nên mỗi đợt nhu động nhào trộn, người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn. Cơ thể sẽ phản ứng để ức chế quá trình trộn thức ăn để giảm đau. Thức ăn sẽ ở lại dạ dày lâu hơn, lên men sinh ra khí.
Người bệnh sẽ có cảm giác khó tiêu, buồn nôn, nôn khan, hoặc đầy bụng, luôn có cảm giác chướng bụng.
Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị
Quá trình tiêu hóa ở dạ dày quá lâu, làm cho vi khuẩn phát triển len men trên thức ăn, sinh ra khí…bay ngược lên miệng gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua.
Khi acid trào ngược lên sẽ bám vào niêm mạc thực quản, gây bỏng khi đó người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát thượng vị và sau xương ức.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa có thể là tiêu chảy hoặc táo bón. Quá trình tiếp xúc với acid dịch vị là để chuẩn bị cho những bước tiêu hóa và hấp thu thức ăn tại ruột non, nếu quá trình này không tốt, thức ăn sẽ không được tiêu hóa tốt, nhanh chóng bị đào thải và gây tiêu chảy.
Thức ăn ở lại lâu hơn tại các vị trí của đường tiêu hóa sẽ bị hấp thu nước, gây ra hiện tượng táo bón kéo dài.
Cả 2 chứng rối loạn này làm cho người bệnh dạ dày tá tràng hay bị sút cân, gầy ốm, thiếu những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì người bệnh cần phải được thăm khám, hỏi bệnh và làm các xét nghiệm được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Các bước chẩn đoán bệnh bao gồm:
Hỏi bệnh và các yếu tố liên quan
Người bệnh sẽ phải kể lại các triệu chứng mà buộc phải tới khám như: đau bụng, ơ hơi, ợ chua, nóng rát sau xương ức, kém ăn, gầy sút cân…
Các bệnh lý mà phải sử dụng thuốc giảm đau kéo dài, dùng corticoid, thuốc kháng sinh.
Thói quen sinh hoạt hằng ngày, cách ăn uống, làm việc ban đêm, thức khuya nhiều.
Bác sĩ cũng sẽ quan tâm tới những người khác trong gia đình có chế độ sinh hoạt, ăn uống, tiền sử có vi khuẩn HP để chỉ định xét nghiệm đúng đắn.
Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định một số xét nghiệm như: Công thức máu, sinh hóa máu…để đánh tình trạng bệnh.
Nội sọi thực quản, dạ dày tá tràng
Đây được cọi là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác nhất bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Người bệnh sẽ được làm giảm đau qua gây mê hoặc không, bác sĩ sẽ luồn ống thông có camera và đèn nội soi từ miệng xuống tới tá tràng.
Qua từng vị trí, người ta sẽ đánh giá các dấu hiệu tổn thương như: vị trí loét, bờ ổ loét, đáy ổ loét, kích thước, số lượng, hiện tượng chảy máu, lấy mẫu làm test HP…chụp lại hình ảnh.
Từ đây, có thể kết luận được người bệnh có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không.
Test vi khuẩn HP
Đây là một dạng xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây viêm loét, bởi có HP hoặc không thì thái độ điều trị sẽ khác nhau.
Các phương pháp test HP gồm có:
- Test qua hơi thở: Người bệnh được uống thuốc chuyên dùng cho máy test và sau đó là lấy hơi thở qua máy. Phương pháp này cho kết quả nhanh và chính xác.
- Test qua phân: Mẫu phân sẽ được thu thập tại nhà và đưa đến cơ sở y tế, sau khi được xử lý hóa chất sẽ cho kết quả sau 90 phút.
- Qua nội soi dạ dày: Lấy mẫu nhỏ dạ dày nghi ngờ để xét nghiệm.
- Test kháng thể HP trong máu: Khả năng dương tính giả cao, khó đánh giá mức độ bệnh và hiệu quả điều trị.
Hậu quả của bệnh nếu không được điều trị đúng cách
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một loạt các biến chứng như sau:
Thủng dạ dày, chảy máu dạ dày
Quá trình ăn mòn của acid dịch vị bắt đầu từ niêm mạc,các lớp dưới niêm mạc, mạch máu cho tới lớp cơ. Khi đã ăn mòn tới lớp cơ thì nguy cơ thủng dạ dày là rất lớn.
Nếu có lỗ thủng ở dạ dày, thức ăn và dịch tiêu hóa sẽ tràn ra qua lỗ thủng, gây nhiễm trùng ổ bụng nặng nề.
Các mạch máu bị tổn thương từ đơn giản đến phức tạp. Người bệnh thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen, nặng hơn là có máu tươi. Gây thiếu máu trầm trọng, có thể dẫn tới truy mạch, tiên lượng rất xấu.
Barret thực quản
Acid dịch vị trào ngược qua thực quản sẽ gây bỏng niêm mạc thức quản, tổn thương các mô, tế bào.
Khi thực quản và cơ thể có phản ứng sửa chữa và thay thế các tế bào bị tổn thương sẽ tạo sự thay đổi về màu sắc và thành phần của tế bào lót, đặc biệt ở vùng thấp của thực quản Do quá trình tiếp xúc kéo dạ và lặp đi lặp lại.
Barret thực quản rất khó chẩn đoán cho đến khi nội soi dạ dày hoặc nội soi tiêu hóa khác phát hiện ra. Hậu quả của tình trạng này là ung thư thực quản.
Ung thư dạ dày thực quản
Quá trình viêm loét dạ dày diễn ra trong một thời gian dài, tạo thành các ổ loét ở niêm mạc đến các lớp khác ở dạ dày, gây viêm mạn tính.
Các tế bào mới được sản xuất ra nhằm thay thế tế bào đã mất đi, với việc phải thay mới tế bào liên tục dễ gây dị sản, loạn sản tế bào, dẫn tới phát sinh các tế bào đột biến.
Đây chính là những thay đổi của tiền ung thư ở tế bào niêm mạc, nhanh chóng tiến triển thành tế bào ung thư nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Viêm loét dạ dày tá tràng có căn nguyên là vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ hình thành ung thư dạ dày từ 2 đến 6 lần.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
Phương pháp dùng thuốc
Một số nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:
Nhóm thuốc kháng acid: Giúp trung hòa một phần acid dịch vị, từ đó giảm đau và bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày khỏi bị ăn mòn.
Đại diện một số thuốc như: thuốc chứa magie, thuốc chứa nhôm, thuốc kết hợp cả 2 loại
Nhóm thuốc ức chế bơm Proton: Tác dụng chậm hơn nhóm kháng acid, nhưng lại cho khả năng ức chế tiết acid mạnh.
Một số thuốc thuộc nhóm này: Omeprazole, Lasoprazole, Pantoprazole, Esomeprazole…
Nhóm kháng thụ thể H2: Cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, tác dụng giảm tiết acid tốt ngay cả khi bị kích thích (khi ăn, caffein, insulin…)
Vài thuốc trong nhóm như: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatindin…
Thuốc bọc niêm mạc dạ dày: Giúp tạo thêm lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày, một số tiêu diệt vi khuẩn HP, kích thích tiết Prostagladin làm lành tổn thương…
Đại diện một số thuốc: Bismuth, Sulcrafate, Prostagladin…
Điều trị viêm loét dạ dày khi có kết quả HP dương tính:
- Thuốc ức chế proton kết hợp kháng sinh Clarithromycin và Amoxicillin
- Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton kết hợp Levofloxacin và Amoxicillin
- Ức chế bơm proton, Metronidazole, Tetracycline và Bismuth
- Ức chế bơm proton, Clarithromycin, Amoxicillin và Tinidazol
Phương pháp không dùng thuốc
Bao gồm có một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt như:
- Điều chỉnh thói quen ăn uống đúng bữa, hạn chế ăn mặn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ muối chua, thực phẩm mốc, ôi thiu…
- Tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ khi dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, coritcoid dài ngày…
- Chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh thức khuya, stress, căng thẳng…
- Tham khảo một số bài thuốc như: mật ong kết hợp với nghệ, gừng tươi, cam thảo, lá khôi tía…
Kết hợp tốt giữa 2 phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc trên sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Bình Vị Thái Minh hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Bình Vị Thái Minh là sản phẩm được chiết xuất từ các dược liệu trong tự nhiên, kết hợp cùng với những phụ gia tá dược. Trên công nghệ sản xuất hiện đại, đạt chuẩn của nhà máy Thái Minh.
Thành phần chi tiết của sản phẩm bao gồm:
- GIGANOSIN (có trang Dạ Cẩm và Lá Khôi): Tác dụng trung hòa, giảm tiết acid dịch vị, chống viêm tốt,…nên làm giảm hiện tượng trào ngược, ngăn ngừa viêm loét. Đặc biệt Giganosin còn ức chế vi khuẩn HP. Lá Khôi là vị thuốc chữa đau dạ dày trong dân gian có tác dụng giảm tính acid của dịch vị.
- Mucosave FG HIA (từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): với tính kháng viêm, chống oxy hoa, hạ mỡ máu, chống tiểu đường, kích thích làm lành vết thương. Đặc biệt Polysaccarit từ lõi thân xương rồng có khả năng bao phủ bề mặt tế bào niêm mạc tới 57%.
- Cao Núc Nác: Được sử dụng để chữa viêm loét dạ dày, ợ hơi, ở chua, rối loạn tiêu hóa, ngăn trào ngược dạ dày.
- Thương Truật: Bổ dạ dày, trợ tiêu hóa, chữa viêm loét và trào ngược hiệu quả.
- Kẽm Gluconat giúp phục hồi tế bào niêm mạc bị tổn thương.
Từ những thành phần và công dụng tuyệt vời trên Bình Vị Thái Minh là một lựa chọn tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Bài viết vừa rồi đã giúp cho người bệnh có được cái nhìn tổng quát về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Hy vọng rằng đó sẽ những thông tin hữu ích để quý người bệnh có thể bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình.
Nếu bạn đọc còn bất ký câu hỏi nào khác, hãy gọi cho chúng tôi theo số: 1800.6397 Để được các chuyên gia giải đáp.