Đau thượng vị kèm buồn nôn, đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày, nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng đau thượng vị kèm buồn nôn, đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì không phải ai cũng biết? Dưới đây là một số thông tin về đau thượng vị kèm buồn nôn mà bạn có thể tham khảo.

Đau thượng vị kèm buồn nôn, đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì? 1

Triệu chứng đau thượng vị buồn nôn

Triệu chứng đau thượng vị buồn nôn nếu xuất hiện một lần và có thể tự khỏi thì người bệnh không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau thượng vị kèm buồn nôn xuất hiện thường xuyên thì người bệnh cần chú ý và có sự can thiệp của y tế.

khi triệu chứng đau thượng vị kèm buồn nôn người bệnh không xác định được nguyên nhân kèm theo dấu hiệu giảm cân đột ngột tức là bệnh đang chuyển sang mức độ nghiêm trọng cần bác sĩ thăm khám, đánh giá và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đau thượng vị buồn nôn tưởng chừng đơn giản, không gây đau đớn nhiều tuy nhiên nó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận và sức khỏe của người bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ đau khác nhau và người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng như: Rối loạn tiêu hóa, cụ thể như ợ hơi, đầy bụng, táo bón, buồn nôn hoặc cũng có thể tiêu chảy,…

☛ Tham khảo chi tiết tại: Triệu chứng thường gặp khi bị đau thượng vị

Đau thượng vị buồn nôn đi ngoài là bệnh gì?

1. Ngộ độc thực phẩm

Đau bụng thượng vị kèm buồn nôn đi ngoài có thể xuất phát từ nguyên nhân do ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: Do nhiễm khuẩn đặc biệt là khuẩn Salmonella, Do dung nạp những thực phẩm có chứa nhiều chất hóa học gây độc hoặc bản thân thực phẩm có chứa chất độc,..

Nếu người bệnh chẳng may bị ngộ độc thực phẩm, sau khi ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trước đó có thể trong vài phút hoặc vài giờ hoặc một ngày sau, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như: Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc có thể có kèm theo máu. Không chỉ vậy, triệu chứng đau bụng thượng vị buồn nôn xảy ra do ngộ độc thực phẩm là điều rất dễ xảy ra.

Triệu chứng của đau thượng vị kèm buồn nôn do ngộ độc:

  • Đau bụng vùng trên rốn, dưới xương ức.
  • Cơn đau quặn thắt
  • Cơn đau dữ dội kèm theo nôn thức ăn, nôn ra dịch lỏng.
  • Cơn đau có thể được thuyên giảm khi người bệnh đã nôn hết ra ngoài.

Khi gặp trường hợp có những triệu chứng trên, người bệnh không nên chủ quan, hãy đi khám khi có triệu chứng đau thượng vị buồn nôn xảy ra, tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm ở mức độ nặng có thể gây tử vong.

➤ Xem thêm thông tin về bệnh: Đau thượng vị đi ngoài có nguy hiểm không?

1. Ngộ độc thực phẩm 1

2. Mắc giun sán

Thông thường, khi mắc giun sán  thường có biểu hiện đau bụng xung quanh vùng rốn, tuy nhiên đôi khi người bệnh cũng gặp phải triệu chứng đau thượng vị và gây nôn. Nguyên nhân bởi giun chui vào ống mật và gây tắc nghẽn dẫn đến đau. Nếu chẳng may bị giun, ngoài triệu chứng đau thượng vị buồn nôn, bệnh nhân thường gặp phải các chứng rối loạn đại tiện, thiếu máu, nổi mề đay và gầy ốm,… Chứng giun sán này không chỉ gặp ở trẻ em mà chúng còn xuất hiện cả ở người lớn. Chính vì thế người bệnh cần chú ý.

3. Bệnh lý viêm dạ dày cấp tính và mãn tính

Tình trạng đau thượng vị kèm buồn nôn cũng thường hay gặp ở bệnh lý viêm dạ dày cấp tính, thậm chí những người bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính vẫn có thể xuất hiện biểu hiện này. Biểu hiện đau vùng thượng vị và buồn nôn xuất hiện thường xuyên hay không còn tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ban đầu, triệu chứng đau vụng thượng vị buồn nôn có thể xảy ra với tần suất thấp, một vài lần trong tuần.

Triệu chứng ban đầu kèm theo người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trong thời gian ngắn với các biểu hiện như: Ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn,.. Những triệu chứng này đến và đi đột ngột.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì những triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể xanh xao và sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

4. Bệnh lý về ruột thừa

Thông thường, đau ruột thừa do viêm thường gây khó chịu, đau nhức ở vùng bụng dưới. Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu đau ruột thừa bằng cách cảm nhận cơn đau. Bình thường cơn đau do viêm ruột thừa thường khởi phát âm ỉ ngay tại vùng rốn rồi lan dần xuống 1/4 bên bụng dưới phía bên phải vùng hố chậu, đau liên tục hoặc đau tăng dần lên. Tuy nhiên, một trong những biểu hiện về bệnh lý ruột thừa mà ít ai biết đó là đau thượng vị buồn nôn. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức trên vùng rốn và song song với tình trạng đó là hiện tượng nôn. Vì vậy, nếu thấy triệu chứng đau thượng vị kèm theo nôn, các bạn nên đến cơ sở để được bác sĩ chẩn đoán.

5. Bệnh lý về gan

5. Bệnh lý về gan 1

Nguyên nhân đau thượng vị buồn nôn cũng là biểu hiện của một số bệnh lý về gan và mật. Đa số những trường hợp mắc bệnh về gan, mật như: Viêm gan, u gan, áp xe gan, các bệnh lý về sỏi mật, polyp túi mật,… thường có nguy cơ đau thượng vị cao hơn những người mắc bệnh khác. Ngoài ra, các triệu chứng đau nhức ở vùng thượng vị, người bệnh cũng thường xuyên có triệu chứng nôn mửa gây ra rất nhiều khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh.

6. Mắc bệnh lý về tim

Thông thường, đau thượng vị kèm buồn nôn rất ít khi do vấn đề tim mạch, tuy nhiên, rất ít khi chứ không phải không thể xảy ra, chính vì vậy người bệnh không nên chủ quan bởi biểu hiện này xuất hiện có thể do thiếu máu cơ tim hoặc oxy không được vận chuyển đến tim kịp thời gây đau thắt vùng thượng vị kèm theo nôn.  Chính vì vậy, nếu bạn gặp phải biểu hiện đau thượng vị buồn nôn, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán, tránh trường hợp suy tim hoặc nhồi máu cơ tim,… ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Biến chứng của đau thượng vị buồn nôn

Đau thượng vị buồn nôn là triệu chứng bệnh lý tưởng như đơn giản và không nguy hiểm, có thể giảm nhanh sau đó. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này diễn biến lặp đi lặp lại nhiều lần và không được điều trị kịp thời để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh nó lại trở lên hết sức nguy hiểm. Một số biến chứng phức tạp của bệnh đau thượng vị buồn nôn có thể kể đến:

Viêm phúc mạc:

Viêm phúc mạc là một màng như lụa trải bên trong thành bụng và phủ các cơ quan trong bụng – thường gây ra bởi sự nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Viêm phúc mạc có thể là hậu quả của bất kỳ sự vỡ (hay thủng) hoặc có thể là biến chứng của tình trạng bệnh lý khác. Người bệnh bị viêm phúc mạc cấp tính với biểu hiện đau và sốc có thể hồi phục lại được nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh có thể trầm trọng hơn và gây căng cứng bụng.

Biến chứng của đau thượng vị buồn nôn 1

Cách xử lý khi bị đau thượng vị buồn nôn

Cách nhanh nhất để giảm đau và phòng ngừa đau thượng vị buồn môn, đi ngoài chính là thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Ngoài ra nên căn chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi sẽ giúp kiểm soát và khắc phục các triệu chứng đau thượng vị buồn nôn.

Giảm đau tạm thời bằng các giải pháp tại nhà

Khi bị đau thượng vị kèm buồn nôn, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau để khắc phục tạm thời cơn đau:

  • Uống nước muối ấm: Pha muối với nước ấm với tỷ lệ 1:10 và uống 1 cố nhỏ sẽ giúp làm dịu các cơn co thắt bất thường ở vùng thượng vị.
  • Chườm ấm: Khi bị đau bụng vùng thượng vị bạn cũng có thể thực hiện cách sử dụng túi chườm ấm từ 10-20 phút trực tiếp lên vùng thượng vị. Phương pháp này sẽ có tác dụng làm thư giãn các cơ ở dạ dày và thực quản từ đó giảm cơn đau.
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc được nhiều nghiên cứu ghi nhận là có khả năng làm giãn cơ ở thực quản, giúp trung hòa acid dạ dày và hạn chế tình trạng trào ngược. Vì vậy, bệnh nhân có thể uống 1 cốc trà hoa cúc ấm có thể giúp làm giảm hiện tượng đau thượng vị kèm buồn nôn, ợ hơi và khó chịu. Nếu không có trà hoa cúc có thể thay thế bằng trà gừng cũng có tác dụng giảm đau bụng thượng vị dạ dày.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần có một chế độ ăn uống khoa học và tuân thủ theo nguyên tắc ăn chính là cách giúp bạn thoát khỏi bệnh và chấm dứt nhanh triệu chứng do đau thượng vị buồn nôn gây ra. Người bệnh có thể tham khảo một số món ăn nên hay không nên dưới đây:

Nên:

  • Bổ sung các nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid vào khẩu phần ăn chính là cách tốt nhất giúp làm giảm độ acid chứa trong dạ dày giúp hạn chế tổn thương cho niêm mạc dạ dày:  Mật ong, bột nghệ, bắp cải hoặc các loại rau xanh có tính kiềm, các loại củ nhiều tinh bột,…
  • Các món: Cháo hầm, soup, phở, miến hoặc sữa tươi,… là các loại thực phẩm mềm dễ tiêu hóa, bạn có thể nấu cho người thân đang bị bệnh đau thượng vị dạ dày buồn nôn, giúp làm sạch dạ dày, cải thiện bệnh đáng kể.
  • Bổ sung những thực phẩm có tính mát như: Xà lách, bí đao, nước ép bắp cải, nước rau má, hoặc nước mía hay sắn dây cũng đều giúp giảm các triệu chứng nóng rát, ợ hơi do bệnh gây ra.
  • Nếu bị đau thượng vị buồn nôn do căng thẳng, chè hạt sen hay đậu phộng nấu thành món ăn chính là giải pháp tốt giúp bạn giảm đau hiệu quả.
  • Khi bị đau có thể uống một tách trà gừng ấm để giảm đau vì trà gừng có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả.
  • Bổ sung thêm một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe và dạ dày như: Rau xanh, trái cây…
  • Nên ăn uống đủ bữa, đúng bữa và chia bữa ăn thành phần nhỏ cũng là cách hiệu quả để giảm đau thượng vị buồn nôn, điều hòa được lượng axit trong dạ dày.

Không nên:

  • Không ăn quá nhanh, quá nhiều bởi như vậy sẽ khiến dạ dày sẽ hoạt động nhiều hơn, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
  •  Hạn chế một số thực phẩm nhiều gia vị cay, nóng như ớt, tỏi, mù tạt….
  • Tránh xa bia rượu, bia, chất kích thích mà thay vào đó, nên uống nhiều nước và uống nước ép hoa quả.
  • Tránh xa thói quen hút thuốc lá là điều nên làm khi cơn đau thượng vị buồn nôn xuất hiện.
  • Nên kiêng thực phẩm chứa nhiều gia vị chua, bởi đây chính là tác nhân gây viêm loét và đau thượng vị.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo gây khó tiêu cho dạ dày.

Xem tham khảo thông tin về chế độ ăn uống của người đau thượng vị tại: Đau thượng vị nên ăn gì? Kiêng gì để giảm đau nhanh chóng

Giảm đau tạm thời bằng các giải pháp tại nhà 1

Tăng cường vận động

Tập thể thao thường xuuyeen giúp cho khí huyết lưu thông, đẩy máu đi nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Ngoài ra, luyện tập còn giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài và quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả đẩy lùi bệnh tật, nhất là những bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng.

Việc tập luyện thể thao phù hợp giúp nhu động ruột và chức năng co bóp của dạ dày hoạt động tốt hơn. Các bạn có thể tham gia các bộ môn thể thao yêu thích từ 30 phút mỗi ngày như: Bơi lội, đạp xe, chạy bộ hoặc yoga,…

Hạn chế stress

Theo nghiên cứu, stress là yếu tố khiến cho tinh thần mệt mỏi dẫn đến việc điều tiết nhiều hormone lo lắng cortisol, sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn thông thường gây đau thượng vị buồn nôn. Chính vì thế, cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc, hạn chế căng thẳng thần kinh sẽ giúp bạn có tâm lí thư thái, thoải mái. Bạn có thể tham gia lớp thiền định, yoga hoặc một vài trờ chơi giải trí nào đó để giúp não bộ thoải mái và thư giãn hơn để hệ tiêu hóa của bạn được thả lỏng và phục hồi sau khi tổn thương.

Sử dụng thuốc kháng acid

Đau thượng vị kèm buồn nôn bởi nguyên nhân lượng acid trong dạ dày được sản sinh quá nhiều. Chính vì thế sư dụng những nhóm thuốc kháng acid như Y-Yumangel hoặc Phosphalugel giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày và đẩy lùi cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra những loại thuốc kháng acid này còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh hiện tượng axit bào mòn niêm mạc gây nên lở, loét, xuất huyết dạ dày.

Trước khi sử dụng những nhóm thuốc để điều trị đau thượng vị buồn nôn bệnh nhân phải chắc chắn nguyên nhân gây đau thượng vị buồn nôn là do bệnh lý liên quan đến dạ dày thì bạn mới được phép sử dụng để tránh gây những phản ứng, tác dụng phụ không mong muốn.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Người bệnh cần định kì đi thăm khám lại bởi thăm khám định kì giúp  phát hiện ra bệnh từ sớm, đồng thời hiểu rõ nguyên nhân đau bụng thượng vị kèm buồn nôn và có biện pháp điều trị phù hợp mang lại hiệu quả nhất. Đây cũng chính là cách tốt nhất có thể kiểm soát bệnh, bởi bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đau thượng vị buồn nôn bằng Bình vị Thái Minh

Với mong muốn tìm được giải pháp hỗ trợ giảm đau bụng thượng vị một cách an toàn và hiệu quả, các chuyên gia ở viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam đã nghiên cứu nhiều năm để cho ra đời sản phẩm Bình Vị Thái Minh được phối hợp từ những nguyên liệu thiên nhiên như: Dạ cẩm, lá khôi, xương rồng, lá ô liu, cao thương truật, cao núc nác…được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ các bệnh lý tiêu hóa, dạ dày.

Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đau thượng vị buồn nôn bằng Bình vị Thái Minh 1

Bình vị Thái Minh là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – Nhà máy đạt chuẩn GMP. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ những thảo dược nổi tiếng rất tốt cho dạ dày như:

  • GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi),
  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu),
  • Cao núc nác,
  • Cao thương truật.

Sản phẩm mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện:

  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua

Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng trong điều trị viêm loét dạ dày, đây là sự kết hợp giữa thành phần MUCOSAVE và các vị dược liệu quý của Việt Nam như Dạ cẩm, lá khôi, Thương truật, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...