Viêm loét dạ dày thể nhiệt là gì?

Viêm loét dạ dày thể nhiệt là một cách gọi của y học cổ truyền, đề cập đến những người hay ăn những thực phẩm cay nóng, nghĩ ngợi lo âu, âm hư dẫn tới thể nhiệt uất kết gây viêm loét dạ dày. Nhiều người có hỏi chúng tôi về viêm loét dạ dày thể nhiệt là gì? Các phương pháp điều trị ra sao? Trong bài viết dưới đây, dadaykhoe.vn sẽ giải đáp vấn đề này như sau:

Viêm loét dạ dày thể nhiệt là gì? 1

Thế nào là viêm loét dạ dày thể nhiệt?

Trong Đông y, viêm loét dạ dày được chia ra làm 2 thể: thể nhiệt và thể hàn. Tuy nhiên, thể nhiệt thường gặp hơn thể hàn. Viêm loét dạ dày thể nhiệt hay còn được gọi là viêm loét dạ dày vị nhiệt, vị hoả.

Nguyên nhân sinh bệnh lý này là do ăn nhiều thức ăn cay nóng mà sinh ra nhiệt. Bên cạnh đó, còn do vi khuẩn xâm nhập vào làm cho vị khí nhiệt,  sinh ra chứng viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày thể nhiệt là hiện tượng tích nhiệt bên trong cơ thể, nóng trong ảnh hưởng đến tỳ vị (dạ dày) gây viêm loét dạ dày, đau thượng vị kèm nóng rát.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thể nhiệt

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thể nhiệt 1

Chứng vị nhiệt trong đông y hay còn được gọi là chứng vị hỏa, bệnh sinh ra do nhiều nguyên nhân:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều thức ăn cay nóng, thường xuyên ăn những thực phẩm khó tiêu, dầu mỡ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của tì vị, ngũ chí quá cực hóa hỏa mà sinh ra nhiệt.
  • Ăn uống không điều độ ảnh hưởng đến tỳ vị: như ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn quá nhiều đồ béo, ngọt, mặn đều làm ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị, làm khí cơ bị trở trệ dẫn đến đau dạ dày.
  • Do vi khuẩn xâm nhập, lây lan qua đường ăn uống, sinh hoạt, chúng đi vào niêm mạc dạ dày gây viêm loét.
  • Tinh thần bất an, tâm lý căng thẳng, can mộc quá vượng khắc tỳ thổ ảnh hưởng đến công năng vận hóa thủy cốc của tỳ, làm ảnh hưỏng đến công năng tiêu hoá.

Triệu chứng của viêm loét dạ dày thể nhiệt

Triệu chứng của viêm loét dạ dày thể nhiệt 1

Người bệnh viêm loét dạ dày thể nhiệt thường có biểu hiện:

  • Đau nóng, rát bỏng vùng thượng vị, đau rát thường lệch sang phải. Người bệnh có cảm giác cồn cào thượng vị cả khi đói hoặc vừa ăn no.
  • Ợ chua, ợ nóng, rát cổ, khi ăn một chút sẽ thấy dễ chịu hơn.
  • Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, ăn uống kém, ăn nhanh no.
  • Hôi miệng, đắng miệng, khô miệng, khát nước.
  • Lưỡi đỏ, rêu vàng, chân răng sưng đau và mạch sác mà hữu lực.
  • Đại tiện táo bón.

Điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ dày thể nhiệt

Để điều trị viêm loét dạ dày thể nhiệt, dưới đây là một số bài thuốc chữa vị nhiệt theo đối chứng trị liệu:

Sử dụng bài thuốc Đông y

1. Bài thuốc thanh vị tán gia giảm

Sử dụng bài thuốc Đông y 1

Bài thuốc trị chứng: đau lâm râm thượng vị, nóng, xót, cồn cào.

Công dụng của bài thuốc: Thanh vị, lương huyết, dưỡng âm, chỉ huyết… Trị chứng đau thượng vị do tích nhiệt răng, vị hỏa răng lợi viêm sưng chảy máu, miệng khô lưỡi ráo. Khi vị nhiệt được thanh, vị âm được tư dưỡng, nhờ đó mà đầy đủ bớt nóng xót, đại tràng bớt táo khó, giúp tỳ sinh huyết mà huyết hậu thiên đầy đủ, các chứng vị nhiệt miệng khô khát, cầu táo khó tự giảm.

Thành phần nguyên liệu:

  • Đương quy: 12g,
  • Hoàng liên: 12g,
  • Sinh địa: 20g,
  • Đơn bì: 20g,
  • Thăng ma: 6g.

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên đem tán bột, cho vào bát lớn, cho từ từ mật ong ra trộn đều.
  • Viên thành những viên nhỏ bằng hạt ngô.
  • Mỗi lần uống 10 – 15 viên, ngày uống 2 lần vào 2 bữa ăn.
  • Hoặc đem sắc, chia làm 2 – 3 lần uống. Nên uống khi còn ấm.

Lưu ý: Những người viêm loét dạ dày thể nhiệt bị lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu, tỳ vị hư hàn không nên dùng.

2. Bài thuốc sinh địa bát vật gia giảm

Sử dụng bài thuốc Đông y 2

Sinh địa – Vị thuốc quen thuộc trong chữa viêm loét dạ dày thể nhiệt

Bài thuốc dùng trị chứng trung tiêu vị nhiệt: Đi cầu táo bón, gầy, sút cân, có bệnh tiểu đường.

Công dụng của bài thuốc: Thanh vị, dưỡng âm, giáng hỏa… trị chứng vị nhiệt âm hư hỏa vượng. Khi vị nhiệt được thanh, vị âm được tư dưỡng, các chứng thượng vị nóng cồn cào, chứng liên quan vị nhiệt đều giảm…

Thành phần nguyên liệu:

  • Sinh địa: 30g,
  • Đơn bì: 16g,
  • Hoài sơn: 16g,
  • Mạch môn: 14g,
  • Tri mẫu: 12g,
  • Hoàng cầm: 10g,
  • Hoàng bá: 12g,
  • Hoàng liên: 10g.

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên đem tán bột mịn, cho ra bát lớn.
  • Cho dần dần mật ong vào, vừa đảo đều tay, nhào cho bột quyện
  • Viên thành từng viên nhỏ như hạt ngô.
  • Uống mỗi lần 10 – 15 viên.
  • Ngày uống 2 lần.
  • Nếu sắc thì chia thành 2 – 3 bát uống vào các buổi trong ngày, nên uống khi còn ấm.

Lưu ý: Không dùng bài thuốc cho người chứng hư hàn, an lạnh, đi ngoài tiêu chảy, tay chân lạnh.

3. Bài thuốc thanh nhiệt cứu âm tiễn gia giảm

Sử dụng bài thuốc Đông y 3

Nhân sâm – vị thuốc trong chữa viêm loét dạ dày thể nhiệt

Bài thuốc trị chứng triệu chứng: Đi cầu táo bón, da khi nổi mụn, nóng nhiệt, gầy gò.

Công dụng của bài thuốc: Giúp thanh nhiệt sinh tân, nhuận tràng thông tiện… Trị chứng vị nhiệt cầu táo khó, miệng khô, môi khô nứt, miệng lở, chứng can nhiệt, da khô, nổi mụn nhọt, đau dây thần kinh tam thoa.

Thành phần nguyên liệu:

  • Sinh địa: 20g,
  • Tri mẫu: 12g,
  • Thạch cao: 14g,
  • Thiên hoa phấn: 14g,
  • Mạch môn: 12g,
  • Nhân sâm: 10g,
  • Xích thược: 12g,
  • Đơn bì: 12g,
  • Kim ngân: 12g,
  • Liên kiều: 12g.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc trên đem rửa qua một lượt nước.
  • Cho vào nồi sắc cùng 1,5 lít nước.
  • Đun sủi rồi vặn lửa nhỏ liu riu đến khi cạn còn 3 bát nước.
  • Chia làm 3 phần uống 3 lần/ ngày.
  • Nên uống khi còn ấm.

Lưu ý: Không dùng bài thuốc thanh nhiệt cứu âm tiến gia giảm cho người chúng vi hàn lạnh bụng, đi ngoài, tiêu hoá chậm.

Dùng phương pháp châm cứu

Dùng phương pháp châm cứu 1

Để chữa viêm loét dạ dày bằng phương pháp châm cứu, người thực hiện sẽ tiến hành tác động vào các huyệt: trung quản, nội quan, túc tam lý, vị du. Tại 4 huyệt này, bác sĩ đều dùng đến phép nâng ấn tả (tức là nâng mạnh, ấn nhẹ) lưu kim trong vòng 30 phút. Liệu trình điều trị là cứ cách một ngày châm một lần cho đến khi các triệu chứng này không còn.

Lưu ý: Để bảo đảm an toàn, người bệnh cần đến các cơ sở chữa trị uy tín, có đội ngũ chuyên môn và kỹ thuật đúng tiêu chuẩn để điều trị.

Dùng phương pháp bấm huyệt

Dùng phương pháp bấm huyệt 1

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm loét dạ dày đang ngày càng được nhiều người lựa chọn vì chúng có tác dụng lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa, từ đó có thể giảm nhanh các cơn đau do viêm dạ dày gây ra.

Tuỳ theo triệu chứng của viêm loét dạ dày mà bác sĩ sẽ lựa chọn các vị trí bấm huyệt khác nhau:

  • Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng: Bấm huyệt trung quản – giữa nối từ mũi ức đến rốn, trên rốn 4 đốt ngón tay.
  • Buồn nôn, nôn, ợ hơi ợ chua: Bấm huyệt thượng quản – đường trắng giữa bụng, trên rốn 5 đốt ngón tay.
  • Đau bụng, tiêu chảy: Bấm huyệt thiên xu –  từ rốn đo sang ngang 2 đốt ngón tay .
  • Viêm loét dạ dày, lo âu, hồi hộp, mất ngủ: Bấm huyệt quan nguyên – trên đường trắng giữa bụng, từ rốn đo xuống 1,5 đốt ngón tay.
  • Đau bụng, táo bón, kiết lị: Bấm huyệt hợp cốc – khép chặt ngón tay trỏ và ngón cái huyệt tại chỗ cơ nổi cao nhất.
  • Đau co thắt dạ dày, acid dịch vị tăng cao: Bấm huyệt nội quan – cách lằn chỉ cổ tay 2 đốt ngón tay, chính giữa cổ tay.

Sử dụng thuốc Tây y

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp Đông y, châm cứu, bấm huyệt, người bệnh viêm loét dạ dày có thể sử dụng thuốc Tây để điều trị. Một số thuốc Tây y thường được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng acid: Actapulgite, Maalox,… giúp làm trung hòa acid dịch vị, làm giảm nhanh triệu chứng.
  • Nhóm kháng thụ thể H2 (Anti H2): Ranitidin, Cimetidin… giảm cả bài tiết dịch vị cơ bản và dịch vị kích thích.
  • Nhóm ức chế bơm Proton (PPI): Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole… có tác dụng giảm tiết acid dịch vị tốt nhất.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc:  Sucralfate, Bismuth có tác dụng tạo lớp nhầy bọc niêm mạc, kích thích sự bài tiết Prostaglandin nội sinh tại niêm mạc dạ dày, tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat.
  • Các kháng sinh tiêu diệt H.pylori: Amoxicillin, Metronidazol/tinidazol, Clarithromycin, Levofloxacin… giúp ức chế tổng hợp protein hoặc làm rối loạn quá trình tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn.

bên cạnh đó, có thể bác sĩ kê thêm một số loại thuốc giúp giảm co thắt, giảm đau, an thần như: Sulpirid, Diazepam…

Lưu ý: Sử dụng một số loại thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày có thể gây ra những phản ứng phụ như chóng mặt, buồn nôn, hoặc khiến vết loét nặng hơn. Vì vậy, người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo kê đơn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, không lạm dụng hay bỏ dở giữa chừng để tránh gây kháng thuốc khiến việc điều trị khó khăn cho lần sau.

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh 1

Theo nguyên nhân gây viêm dạ loét dạ dày thể nhiệt như chia sẻ ở trên. Người bệnh cần hết sức lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa và điều trị bệnh và giảm bớt tổn thương cho dạ dày bằng một số gợi ý dưới đây:

Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chú ý nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi rau củ như: chuối, táo,… giúp tăng cường vitamin, chất xơ tránh táo bón, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết axit, trung hòa axit trong dạ dày.
  • Ăn đầy đủ các bữa trong ngày, ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa cũng như không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Tránh ăn đêm, ăn quá gần giờ đi ngủ.
  • Nên chế biến các món ăn mềm, nhừ, dễ tiêu như: súp, cháo, canh giúp hệ tiêu hóa giảm áp lực.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều gia vị chua, cay, nhiều dầu mỡ chiên rán…
  • Tránh sử dụng chất kích thích, bia, rượu, cà phê, thuốc lá.
  • Nên ăn các loại thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn như sữa chua, thức uống lên men giúp phục hồi tổn thương và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Có thói quen ăn chậm, nhai kĩ giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh hơn.

Chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Sau khi ăn tránh hoạt động mạnh, vận động nhẹ nhàng giúp kích thích hoạt động ở đường ruột, tạo điều kiện cho các phản ứng trao đổi chất hiệu quả hơn.
  • Tạo thói quen vận động thể thao hợp lý giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài.

☛ Tham khảo thêm tại: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Sử dụng Bình Vị Thái Minh

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm Bình Vị Thái Minh ngăn trào ngược, giảm viết loét dạ dày.

Sử dụng Bình Vị Thái Minh 1

Bình Vị Thái Minh là kết tinh của nhiều loại thảo dược khác nhau, đặc biệt là hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin mang đến hiệu quả toàn diện:

  • Giganosin được chiết xuất từ lá Dạ Cẩm và lá Khôi với công dụng cân bằng axit dịch vị, giảm đau nhanh chóng, chống viêm để ngăn ngừa triệu chứng tái phát.
  • Mucosave kết hợp từ xương rồng Nopal và lá Oliu tạo nên màng sinh học để bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng thời gian làm lành và phục hồi của tế bào. Mặt khác, hoạt chất này còn có khả năng chống viêm, giảm đau một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Thương Truật và Núc Nác đều là những thảo dược lành tính với công dụng chống viêm, sửa chữa các tổn thương trên bề mặt dạ dày, hỗ trợ làm lành vết loét.

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo từ những dược liệu thiên nhiên, Bình Vị Thái Minh được đánh giá là sản phẩm có tính toàn diện: Vừa giảm axit dịch vị vừa bao che vết loét, cân bằng lại hệ thống tấn công – bảo vệ cho dạ dày. Đây chính là giải pháp tối ưu cho người bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…

BÌNH VỊ THÁI MINH đã được Bộ Y Tế cấp phép và hiện đang được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc có thêm thông tin về viêm loét dạ dày thể nhiệt và một số bài thuốc điều trị. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì cũng như muốn tư vấn về sản phẩm, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...