Phương pháp điều trị khi có vi khuẩn HP trong dạ dày?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản thậm chí ung thư dạ dày. Vậy có vi khuẩn HP trong dạ dày nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP là gì? 1
HP là vi khuẩn duy nhất sống được tại dạ dày

Con vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter Pylori, một trực khuẩn Gram âm sinh sống và phát triển trong chất nhầy của dạ dày. Để có thể tồn tại được ở môi trường acid khắc nghiệt, HP có khả năng tiết ra enzyme Urease – chất kiềm giúp trung hòa dịch vị. Bên cạnh đó, trực khuẩn này còn ức chế quá trình tổng hợp chất nhầy, khiến cho niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với acid.

Do làm mất cân bằng giữa yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ, vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu trong bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản và ung thư dạ dày. HP có thể lây truyền một cách dễ dàng thông qua đường tiêu hóa nên các thành viên trong gia đình rất dễ mắc phải. Chính vì thế, việc kiểm soát vi khuẩn HP là vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của cộng đồng.

Tại sao có vi khuẩn HP trong dạ dày?

Tại sao có vi khuẩn HP trong dạ dày? 1
Tỷ lệ nhiễm HP ở nước ta tương đối cao

Test HP dương tính là xét nghiệm khẳng định vi khuẩn HP trong dạ dày. Nghiên cứu vào năm 2001 của bác sĩ Vương Tuyết Mai và cộng sự đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm H.Pylori tại Việt Nam là 75.2% ở người khỏe mạnh.

HP là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống tại dạ dày, tiết Urease để biến đổi Ure thành Amoniac và Bicarbonat – khu vực thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của chúng. Không chỉ vậy, vi khuẩn HP còn di chuyển nhờ lông roi một cách linh hoạt giúp tránh acid dịch vị đồng thời chống lại nhu động của dạ dày.

Ở môi trường tự nhiên, H.Pylori chỉ sống được một thời gian nhất định trong đất, nước, không khí nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm cao. Nếu không xử trí gì, vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ tồn tại mãi và có khả năng gây bệnh khi sinh sản một lượng đủ lớn.

Dấu hiệu khi có vi khuẩn HP trong dạ dày

Có đến 80% người nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng và biến chứng. Tuy nhiên, nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến triển do H.Pylori, gồm:

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị 1
Đau thượng vị là dấu hiệu thường gặp khi nhiễm vi khuẩn HP

Đau vùng thượng vị là một triệu chứng sớm và phổ biến ở những người nhiễm vi khuẩn HP. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, nóng rát vùng giữa xương ức và cơ hoành, có thể lan sang hai bên mạn sườn thậm chí ra sau lưng.

Cơn đau thường âm ỉ, có tính chu kỳ và tăng lên khi dạ dày rỗng. Điều này khiến cho người bệnh cực kỳ khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần.

Ợ hơi ợ chua

Ợ hơi ợ chua 1
Ợ hơi, ợ chua gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt

Không kết thúc nhanh như ợ hơi sinh lý, ợ hơi, ợ chua trong khi dạ dày có vi khuẩn HP diễn ra trong thời gian dài, vài phút thậm chí lên đến vài giờ mà không cải thiện. Tình trạng này diễn ra do trực khuẩn làm rối loạn acid cũng như hệ vi sinh khiến cho thức ăn không được tiêu hóa kỹ, đọng lại và sinh hơi.

Hiện tượng ợ hơi, ợ chua tống dịch vị, thức ăn và vi khuẩn ra ngoài qua đường miệng, giải phóng áp lực tại dạ dày. Tuy nhiên, những triệu chứng kể trên còn kèm theo chướng bụng, khó tiêu do ứ hơi, ứ khí khiến cho bệnh nhân vô cùng khổ sở.

Đầy hơi, chướng bụng

Thức ăn ứ đọng tại dạ dày không được tiêu hóa hết cộng thêm thức ăn mới được thêm vào khiến cho lượng khí dư thừa ngày càng lớn. Nếu khí không thoát ra được bằng đường miệng, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đầy hơi, căng chướng ở bụng kéo dài.

Triệu chứng này sẽ càng trầm trọng nếu sử dụng đồ ăn cay nóng, thức uống có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ… Đặc biệt, đầy hơi và chướng bụng còn diễn ra ngay trong lúc đói làm cho người bệnh mất cảm giác thèm ăn, sợ phải ăn.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở trong bụng hay trong cuống họng, có xu hướng tống thức ăn từ trong dạ dày ra ngoài môi trường. Có vi khuẩn HP trong dạ dày là nguyên nhân làm mất cân bằng acid, khiến cho acid vẫn tăng tiết ngay cả trong lúc đói. Điều này khiến cho nhu động dạ dày rối loạn kèm theo thức ăn ứ đọng lâu ngày gây triệu chứng buồn nôn, nôn.

Một số triệu chứng khác

Bên cạnh những dấu hiệu khó rõ ràng về đường tiêu hóa, vi khuẩn HP còn ảnh hưởng đến toàn trạng của bệnh nhân. Chính vì tình trạng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, buồn nôn… người bệnh trở nên mệt mỏi, ăn uống thiếu ngon miệng. Qua thời gian sẽ dẫn đến suy nhược, sụt cân và giảm hệ thống miễn dịch một cách đáng kể.

Không chỉ vậy, vi khuẩn HP còn gây tổn thương niêm mạc dạ dày làm mất ‘yếu tố nội’ – thành phần gắn kết với Vitamin B12 tại đoạn cuối hồi tràng. Điều này khiến cho hồng cầu không thể trưởng thành, dẫn đến hội chứng thiếu máu gồm da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, móng tay giòn, dễ gãy…

Biến chứng khi có vi khuẩn HP trong dạ dày

Vi khuẩn HP gây ra bệnh gì? Với người nhiễm HP mà không điều trị, nguy cơ hình thành bệnh loét dạ dày – tá tràng là 10 – 20%, tỷ lệ tiến triển thành ung thư dạ dày là 1 – 2%. Mặt khác, vi khuẩn này còn là nguyên nhân của một số căn bệnh như:

Trào ngược dạ dày thực quản

Như đã phân tích ở trên, để sống được trong môi trường acid khắc nghiệt, HP tiết ra enzyme Urease làm mất cân bằng dịch vị đồng thời tổn thương niêm mạc dạ dày. Chính vì thế, thức ăn không được tiêu hóa triệt để nên ứ đọng lại và sinh hơi.

Lượng khí dư thừa đè nén lên dạ dày kích thích lỗ môn vị mở ra, tống thức ăn và dịch vị ra ngoài môi trường qua đường miệng. Đây là hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản, nếu không điều trị có thể dẫn đến loét thực quản, ung thư thực quản…

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng 1
H.Pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng

Khi vi khuẩn HP dạ dày tồn tại và sinh sản trong thời gian dài sẽ tấn công và phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Điều này khiến cho niêm mạc dạ dày tiếp xúc trực tiếp với acid dịch vị, dần bị ăn mòn gây ra những vết trầy xước, thậm chí vết loét.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm đau âm ỉ, từng cơn vùng thượng vị. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày.

Xuất huyết tiêu hóa

Nếu hiện tượng viêm loét dạ dày – tá tràng không được điều trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu dần vào lớp cơ, nơi tập trung hệ thống mạch máu dày đặc. Xuất huyết tiêu hóa không chỉ gây thiếu máu cho các tế bào mà nghiêm trọng hơn còn dẫn đến sốc mất máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết tiêu hóa là cơn đau bụng đột ngột, dữ dội, đổ mồ hôi lạnh, huyết áp tụt… cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức!

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày 1
Thủng dạ dày là một cấp cứu nguy hiểm cần được xử lý kịp thời

Thủng dạ dày là một biến chứng nặng nề gây ra bởi vi khuẩn HP do làm tổn thương hoàn toàn vách dạ dày. Lỗ thủng nếu không bị bịt kín sẽ khiến cho dịch vị, thức ăn và vi khuẩn tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.

Dấu hiệu nhận biết thủng dạ dày bao gồm đau bụng dữ dội, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, bụng cứng như gỗ… Đây chính là một cấp cứu nội khoa cần được can thiệp nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.

Ung thư dạ dày

Ở người có vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư gấp 6 – 10 lần so với người bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do H.Pylori gây viêm dạ dày mạn tính, hình thành các tổ xơ, sẹo hóa. Đây là những tổn thương dễ chuyển dạng tế bào dẫn đến ung thư dạ dày.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày Hp là bệnh gì?

Khi nào cần điều trị HP dạ dày?

Khi nào cần điều trị HP dạ dày? 1
Cần thăm khám ngay khi có triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP

Nếu kết quả test HP dương tính cũng không nên quá lo lắng bởi hơn 80% trường hợp không có triệu chứng và không gây ra các bệnh lý về dạ dày. Ngược lại, nếu nhiễm HP kèm theo một trong những dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa thì bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị theo phác đồ.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hình thành bệnh có thể kể đến như giới tính, tuổi tác, chế độ sinh hoạt, thói quen dùng thuốc…

Phương pháp diệt HP trong dạ dày

Nguyên tắc để điều trị vi khuẩn HP là loại bỏ vi khuẩn đồng thời chữa lành những tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, cần kiểm soát sinh hoạt để ngăn ngừa lây lan và giảm thiểu sự tiến triển của H.Pylori. Người bệnh cần lưu ý bao gồm:

Điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà 1
Vận động đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch

Để giảm thiểu nguy cơ tái phát cũng như lây lan bệnh, người có vi khuẩn HP trong dạ dày cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học với những thói quen như:

  • Ăn chín, uống sôi, chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa mỗi ngày
  • Ưu tiên lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, bắp cải, ớt chuông, dứa, táo…
  • Hạn chế sử dụng đồ uống kích thích, có gas hay thực phẩm làm đầy dạ dày như thịt đỏ, nội tạng động vật…
  • Vận động đều đặn và nhẹ nhàng 30 phút với tần suất 3 – 5 ngày mỗi tuần giúp nâng cao miễn dịch của cơ thể
  • Kiểm soát căng thẳng, làm việc có kế hoạch bởi stress cũng là một nguyên nhân gây tiết dịch vị

Chi tiết: Bị vi khuẩn HP ăn gì kiêng gì

Dùng thuốc

Test HP dương tính đi kèm nhiều triệu chứng của bệnh cần được dùng thuốc theo phác đồ, bao gồm:

  • Kháng sinh (Metronidazol, Tinidazol…) có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP cực kỳ hiệu quả. Bác sĩ có thể phối hợp nhiều loại kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị. Cần chú ý một số tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
  • Thuốc ức chế Proton PPI (Omeprazole, Lansoprazole…) giúp giảm tiết acid dịch vị, cân bằng yếu tố tấn công và bảo vệ. Khi sử dụng cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn gồm buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng…
  • Bismuth là thuốc có công dụng bao che vết loét, bảo vệ niêm mạc tổn thương dưới tác động của acid. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như táo bón, phân có màu đen…

Đợt điều trị đầu tiên sẽ kéo dài trong bốn tuần và buộc người bệnh phải thăm khám lại để bác sĩ đánh giá hiệu quả ban đầu. Nếu vi khuẩn vẫn chưa bị tiêu diệt cần thêm ít nhất một loại kháng sinh khác để tăng cường trị liệu.

Những loại thuốc kể trên đều có hiệu quả sinh học cao, kèm theo một vài tác dụng không mong muốn. Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo lời dặn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hay thêm thuốc để đạt được kết quả tốt nhất!

Bình Vị Thái Minh hỗ trợ diệt vi khuẩn HP

Bình Vị Thái Minh hỗ trợ diệt vi khuẩn HP 1
Bình Vị Thái Minh được chiết xuất 100% từ nguyên liệu tự nhiên

Để đẩy mạnh quá trình điều trị vi khuẩn HP, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng Bình Vị Thái Minh bên cạnh dùng thuốc Tây. Được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất, sản phẩm đạt được nhiều hiệu quả đáng kinh ngạc nhờ các hoạt chất như:

  • Giganosin chiết xuất từ lá Khôi và lá Dạ Cẩm có khả năng trung hòa dịch vị, giảm tiết acid dạ dày. Không chỉ vậy, đây còn là hoạt chất ‘vàng’ với khả năng ức chế vi khuẩn HP – ngăn ngừa sự hình thành và tiến triển của bệnh dạ dày.
  • Mucosave bào chế từ xương rồng Nopal và lá cây Oliu giúp chống viêm, giảm tiết acid, tạo được màng chắn bảo vệ niêm mạc tổn thương.
  • Thương Truật và Núc Nác là hai loại thảo dược quý có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng, tăng cảm giác thèm ăn.

Ngoài ra, Bình Vị Thái Minh còn nhận được nhiều sự đánh giá tốt từ khách hàng nhờ ba cơ chế tác động toàn diện:

  • Trung hòa acid dịch vị, góp phần ngăn ngừa hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản cũng như viêm loét dạ dày.
  • Tạo màng chắn bao che vết loét, giúp các tế bào tổn thương có thời gian để tự chữa lành và phục hồi.
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày giúp người bệnh giảm thiểu đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…

Lời kết

Bài viết trên đây đã một phần nào giúp người bệnh có vi khuẩn HP trong dạ dày hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Hi vọng là, những thông tin trên sẽ giúp mỗi người có ý thức nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, bạn đọc có thể gọi theo số hotline: 1800.6397 để được các chuyên gia tư vấn.

Cập nhật lúc: 17/04/2024
Loading...