Trào ngược dạ dày HP là bệnh gì? Triệu chứng, cách chữa trị
Trào ngược dạ dày là một tình trạng bệnh lý rất phổ biến hiện nay, đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là do vi khuẩn HP. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này cũng như cách điều trị bệnh dứt điểm trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Trào ngược dạ dày có vi khuẩn HP là gì?
- Triệu chứng nhiễm bệnh
- Biến chứng của trào ngược dạ dày có HP
- Các phương pháp chẩn đoán bệnh
- Trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP có chữa khỏi được không?
- Điều trị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP
- Trào ngược dạ dày HP nên ăn gì?
- Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày do HP
- Xem video mẹo chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Trào ngược dạ dày có vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter pylori – một loại vi khuẩn Gram (-) có trong dạ dày người. Nhờ cấu trúc đặc biệt mà loại vi khuẩn này có thể tồn tại và phát triển tốt trong môi trường acid mạnh như dịch vị dạ dày. Khi xét nghiệm acid dịch vị trào ngược lên thực quản cho kết quả dương tính với HP, chẩn đoán bệnh nhân bị trào ngược dạ dày HP.
So với trào ngược dạ dày đơn thuần, trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thường khó điều trị hơn và dễ để lại những biến chứng với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng lại không rõ rệt, chỉ khi xét nghiệm dương tính với HP mới có thể chẩn đoán ra.
Là nguyên nhân chính, tuy nhiên HP tồn tại trong dạ dày không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra trào ngược dạ dày. Bệnh lý này cộng hưởng với rất nhiều nguyên nhân như thói quen sinh hoạt không lành mạnh của bạn như: ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều chất kích thích,…
Triệu chứng nhiễm bệnh
Triệu chứng lâm sàng của trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP gây ra rất giống dấu hiệu trào ngược dạ dày thông thường, bạn sẽ không thể phân biệt nếu không làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
Một số dấu hiệu bệnh có thể kể đến như:
- Đầy hơi, khó chịu, hay ợ chua
- Đau bụng, khó tiêu
- Đau âm ỉ, nóng ran vùng thượng vị
- Chán ăn, buồn nôn
- Các triệu chứng khác như: đau rát cổ họng, mất tiếng,…
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ: khó ngủ, dễ thức giấc, hay ho khan, đau thắt vùng ngực.
Biến chứng của trào ngược dạ dày có HP
Trào ngược dạ dày thông thường sau khi được điều trị dứt điểm, hầu như không để lại hậu quả nào. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh gây ra bởi vi khuẩn HP sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn, có thể kể đến như:
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày sẽ gây tổn thương các mô, thành cơ quan, ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày. Cùng với sự co bóp nhào trộn, trào ngược acid lên thực quản sẽ khiến lớp niêm mạc tổn thương, từ đó dẫn đến hiện tượng viêm loét. Ngoài ra, vi khuẩn HP còn kích thích dạ dày gia tăng tiết acid dịch vị, khiến tình trạng tồi tệ hơn.
- Viêm loét thực quản: Acid được lớp niêm mạc dạ dày tiết ra, cùng với dịch vị có vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Tình trạng trào ngược lên thực quản kéo dài, lượng acid dịch vị có thể ăn mòn, gây tổn thương đến thực quản, rồi dẫn đến viêm loét. Vi khuẩn HP thúc đẩy quá trình tiết acid ở dạ dày, gây biến chứng loét thực quản.
- Xuất huyết dạ dày: là tình trạng tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày, khi lớp niêm mạc bị bào mòn, gây vỡ mạch máu. Chảy máu ở dạ dày là biến chứng nguy hiểm, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
- Ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp xung quanh: Những khu vực xung quanh thực quản rất dễ bị ảnh hưởng như thanh quản, hầu,… người bệnh rất dễ mắc các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, đau rát họng, viêm phế quản,…
Tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh không còn muốn ăn uống, rất dễ rơi vào trạng thái khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Thông thường thì những thăm khám triệu chứng lâm sàng ban đầu chỉ đưa ra chẩn đoán trào ngược dạ dày. Để phát hiện có vi khuẩn HP hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn những phương pháp khám chuyên sâu hơn, như:
- Nội soi dạ dày: Khi tiến hành nội soi dạ dày và thực quản ở người bệnh, sẽ cho thấy những hình ảnh về sự tổn thương ở các cơ quan hay dư thừa acid dịch vị, kèm theo sinh thiết mô sẽ kết luận được trào ngược dạ dày có HP hay không.
- Test HP qua hơi thở: Đây là cách làm thông dụng và đơn giản nhất để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn HP. Khi thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ được uống thuốc urea, sau đó bác sĩ sẽ lấy hơi thở và đem đi xét nghiệm.
- Xét nghiệm phân: Vi khuẩn HP không chỉ khu trú trong dạ dày mà còn có thể tồn tại trong phân, nhờ theo thức ăn đào thải ra ngoài. Khi phát hiện trong phân có vi khuẩn HP thì chắc chắn có HP trong dạ dày.
- Xét nghiệm máu: Tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện loại kháng thể của HP.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Khám chữa trào ngược dạ dày ở đâu tốt?
Trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP có chữa khỏi được không?
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý khó chữa dứt hoàn toàn, vi khuẩn HP trong dạ dày hoàn toàn có thể tiêu diệt . Khi loại bỏ hết HP trong dạ dày, tình trạng tổn thương dạ dày của bạn sẽ giảm đi, khiến hiện tượng trào ngược ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam tình trạng tái nhiễm vi khuẩn HP cũng tương đối cao
Điều trị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP
Để điều trị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thường là dùng thuốc tây theo đơn được kê. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với các cách dân gian tại nhà như một biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Sử dụng thuốc tây
Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc kháng sinh và thuốc khắc phục các triệu chứng gặp phải.
- Kháng sinh: Là loại thuốc luôn được chỉ định để điều trị các bệnh dạ dày có mặt của vi khuẩn HP, có thể kể đến như Tinidazole, Amoxicillin, Clarithromycin,… Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể được kê 2 loại kháng sinh kết hợp.
- Kháng Histamine H2: Vi khuẩn HP có khả năng kích thích tiết nhiều acid dịch vị dạ dày. Loại thuốc này có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin để gắn vào thụ thể H2 ở thành tế bào dạ dày. Từ đó, ngăn chặn sản sinh dịch vị, giúp tình trạng trào ngược được kiểm soát tốt hơn.
- Thuốc ức chế bơm proton: hay còn gọi là PPI, có tác dụng tương tự như Kháng Histamine H2. Tuy nhiên khi sử dụng PPI có gây ra các tác dụng phụ như gây loãng xương, giòn xương, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Cần cân nhắc đối tượng, độ tuổi để chỉ định dùng loại thuốc này.
- Thuốc kháng acid: Như tên gọi, công dụng của loại thuốc này là trung hòa acid, chấm dứt tình trạng ợ chua, buồn nôn, đầy bụng ngay tức thì. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này sẽ gây giảm hiệu quả sử dụng của các thuốc khác, nên cần sử dụng giãn cách vài giờ để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Điều trị tại nhà
Ngoài việc thực hiện uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng các cách sau để hỗ trợ điều trị tại nhà:
- Nghệ và mật ong: từ lâu đã được xem là bài thuốc dân gian chữa các bệnh lý về dạ dày rất hữu hiệu. Sử dụng một lượng vừa đủ uống vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ợ chua, đầy bụng rất tốt.
- Trà gừng: Gừng có mặt trong rất nhiều bài thuốc đông y, có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả. Kết hợp trà gừng, mật ong uống vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cải thiện các vết viêm loét và tiêu diệt vi khuẩn HP.
Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại trà hoa, trà thảo mộc có tác dụng thư giãn, điều hòa cơ thể, giải tỏa căng thẳng, stress sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách khắc phục trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả
Trào ngược dạ dày HP nên ăn gì?
Một chế độ ăn nghiêm ngặt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, đặc biệt là trong thời gian sử dụng thuốc là cực kỳ cần thiết.
- Giảm bớt trong khẩu phần ăn các loại thức ăn làm tăng bài tiết dịch vị dạ dày như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ nhiều gia vị,…
- Nên sử dụng các thực phẩm có khả năng trung hòa acid như bánh mì, hoa quả (đặc biệt là dưa hấu), yến mạch,…
- Ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều vitamin từ các loại rau như súp lơ, măng tây, cần tây,…
- Nên ăn lòng trắng trứng gà, không nên ăn lòng đỏ trứng gà.
- Bổ sung sữa chua: Trong sữa chua chứa rất nhiều men vi sinh, có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cần chú ý ăn sữa chua khi no, không nên ăn khi dạ dày rỗng.
- Không nên ăn các loại thực phẩm như: đu đủ xanh, các loại quả chua (cam, chanh, cóc,…) thực phẩm lên men sống (kim chi, dưa muối,…)
- Không nên sử dụng bia rượu, nước uống có gas, thuốc lá, cafe,…
Lưu ý:
- Nên duy trì ăn uống điều độ, đúng giờ, chia nhỏ nhiều bữa trong ngày để giảm áp lực nhào trộn lên dạ dày. Ngoài ra nên ăn tối sớm, cách thời gian đi ngủ vài giờ.
- Khi ngủ nên sử dụng gối chống trào ngược.
- Kết hợp chơi thể thao lành mạnh, điều hòa cơ thể cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, không nên thức quá khuya, dậy quá muộn.
- Súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý để tránh viêm nhiễm vùng họng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi
Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày do HP
Thấu hiểu được những khó khăn, mệt mỏi của bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Bình Vị Thái Minh.
Đây là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh lý trào ngược dạ dày. Có thành phần thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính cho người dùng, được bào chế dưới dạng viên nén rất tiện dụng.
Bình Vị Thái Minh chứa các thành phần từ thiên nhiên, như:
- Mucosave FG HIA: 1 dược chất có nguồn gốc từ Xương rồng Nopal và Oliu, có tác dụng ngăn sự bào mòn của acid dịch vị lên niêm mạc dạ dày nhờ tạo lớp bao bọc, từ đó giúp phục hồi lớp niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ giảm đau tức thì hiệu quả.
- Giganosin: Có tác dụng điều hòa tiết dịch vị ở dạ dày, trung hòa lượng acid dạ dày, ngăn hiện tượng trào ngược và hỗ trợ làm lành các vết loét.
- Thương Truật: Giúp hỗ trợ điều tiết acid dịch vị dạ dày, cải thiện các triệu chứng và giảm đau.
- Núc nác: mang 5 loại flavonoid, giúp làm giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ chua, cải thiện khả năng tiêu hóa.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Bình Vị Thái Minh cũng như giải đáp các thắc mặc về bệnh trào ngược dạ dày HP, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397. Các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên một cách chính xác, nhanh chóng nhất.
Xem video mẹo chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3481226/
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/diagnosis-treatment/drc-20361959