Đau dạ dày kèm chướng bụng, đầy hơi khó tiêu thì phải làm sao?

Đau dạ dày kèm theo chướng bụng đầy hơi khó tiêu sau khi ăn là một hội chứng gây đau và khó chịu ở vùng thượng vị và ít có tổn thương của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Hiện tượng này thường lành tính, ít nguy hiểm nhưng làm cho người bệnh khó chịu gây ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Vậy bạn nên làm gì khi bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu? Hãy cùng Dadaykhoe.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đau dạ dày kèm chướng bụng, đầy hơi khó tiêu thì phải làm sao? 1

Nguyên nhân gây đau dạ dày kèm đầy hơi, chướng bụng

Thức ăn sau khi vào hệ thống tiêu hóa sẽ được các dịch vị ở dạ dày tiêu hóa và hấp thu ở ruột non sau khoảng 3-5 giờ. Nếu sau khi ăn quá 5h mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa hết sẽ làm bạn cảm thấy chướng bụng đầy hơi, ậm ạch.

Biểu hiện của chứng đầy hơi, chướng bụng là ợ hơi nhiều lần, ợ chua, nóng rát vùng ngực, có thể buồn nôn hoặc nôn, bụng tức nặng ở phía trên vùng thượng vị, ậm ạch, khó chịu, đau râm ran, có thể kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón… Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực sau khi ăn.

Đa số nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi là do thói quen ăn uống không tốt, như ăn quá no, quá nhiều những thực phẩm khó tiêu, ăn nhanh nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no xong đã nằm ngay hoặc vừa ăn vừa xem tivi, mạng internet. Ngoài ra, chướng bụng đầy hơi còn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Đau dạ dày kèm đầy hơi, chướng bụng do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày luôn bị đầy thức ăn và thức ăn bị giữ lại ở dạ dày quá lâu, xuống ruột chậm nên việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn.
  • Do rối loạn tiêu hóa (loạn khuẩn) khiến cho dạ dày không không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng thức ăn ở dạ dày, thức ăn bị lên men và sinh hơi, đầy bụng
  • Ngoài ra chứng đau bụng dạ dày kèm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu cũng có thể do bệnh nhân đang mắc một số bệnh như bệnh gan như viêm gan, sỏi trong gan, áp xe gan, xơ gan, sỏi túi mật hay viêm, tắc đường dẫn mật.
  • Hoặc những người bị stress, thần kinh căng thẳng hoặc dùng một số thuốc để điều trị bệnh suy tuyến giáp trạng, tăng huyết áp, chữa bệnh trầm cảm… cũng có thể bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Nguyên nhân gây đau dạ dày kèm đầy hơi, chướng bụng 1
Nguyên nhân gây đau dạ dày chướng bụng đầy hơi thường do thói quen ăn uống

Làm thế nào để khắc phục đau dạ dày chướng bụng, đầy hơi

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, nếu đầy hơi, chướng bụng là nguyên nhân do thói quen ăn uống, sinh hoạt thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bệnh sẽ thuyên giảm khi bệnh nhân thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, kèm theo các mẹo giảm chướng bụng, đầy hơi tại nhà

Tuy nhiên, nếu đau dạ dày kèm đầy hơi, chướng bụng diễn ra thường xuyên và kéo dài làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức, sút cân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh nghiêm trọng hơn như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, viêm gan, xơ gan… Khi đó, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cụ thể nhằm tìm ra nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.

Có rất nhiều cách để ngăn chặn chứng khó tiêu và cải thiện toàn bộ sức mạnh của hệ tiêu hóa, sau đây là một số cách được cho là có hiệu quả nhất để giảm chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu tại nhà

Massage bụng

Sử dụng phương pháp massage bụng có tác dụng rất tốt trong việc giúp dạ dày được thư giãn dạ dày, giảm sự tích tụ khí và chất lỏng trong bụng, kích thích nhu động ruột co bóp và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

  • Bạn nằm tư thế thoải mái nhất, thả lỏng người thư giãn.
  • Nếu có thể sử dụng dầu massage cho vào lòng bàn tay, xoa 2 bàn tay cho ấm
  • Bạn khép sát các ngón tay lại, đặt bàn tay ngang ngay sát dưới rốn. Sau đó ấn nhẹ và xoa tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ liên tục trong 3 phút. Sau đó đổi chiều xoa và lặp lại động tác tương tự.
Massage bụng 1
Massage làm vùng bụng ấm lên, giúp giảm chướng bụng, đầy hơi hiệu quả

Chườm nóng

Khi chườm nóng sẽ có tác dụng kích thích lưu thông máu trong ruột, giảm các cơn đau bụng âm ỉ do hiện tượng đầy hơi, chướng bụng gây ra. Bnaj có thể sử dụng cách chườm nóng bằng cách:

  • Bạn lấy một chai nước nóng hoặc dùng túi chườm, đổ thêm nước nóng khoảng 50 độ C
  • Đặt lên vùng bụng bị đau, bị chướng hơi, để 1-2 phút và lăn qua lăn lại khu vực bạn muốn chườm.
  • Nếu dùng khăn thì bạn sử dụng 1 khăn sạch, nhúng trong 1 chậu nước nóng, vắt cho ráo nước rồi đặt lên bụng. Khi khăn nguội lại bỏ ra nhúng vào nước nóng và tiếp tục chườm. Thực hiện khoảng 20 phút sẽ thấy dễ chịu hơn.
Chườm nóng 1
Chườm nóng à phương pháp giảm đau dạ dày đơn giản

Tập yoga

Ngoài các phương pháp trên, yoga cũng có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó chịu, nặng nề do chướng bụng đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể tập 1 số bài như sau:

Bài tập 1: Tư thế cánh cung

  • Người nằm úp người trên thảm, tay và chân duỗi thẳng thật thoải mái
  • Hai đầu gối gập lại và từ từ đưa phần thân lên trên, 2 tay giữ chặt lấy mắt cá chân tạo thành tư thế hình cánh cung
  • Hít thở sâu 5 nhịp rồi thả lỏng cơ thể
  • Cố gắng lặp lại động tác 10 lần

Bài tập số 2: Tư thế thả khí

  • Nằm ngửa trên sàn tập thật thoải mái
  • Co hai đầu gối lên, đồng thời đưa hai tay đan vào nhau ốm gối vào sát ngực
  • Đung đưa đầu gối qua trái rồi qua phải nhịp nhàng
  • Đưa người trở về tư thế ban đầu, nghỉ vài giây và lặp lại động tác trên thêm vài lần

Tập yoga 1

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian điều trị đau dạ dày chướng bụng, đầy hơi khó tiêu là biện pháp được rất nhiều người áp dụng. Bởi đây là những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ cũng như khá đơn giản, dễ thực hiện và chi phí khá rẻ.

Người bệnh đau dạ dày có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây:

1.Sử dụng tỏi

Các nghiên cứu khoa học đã chúng minh, trong tỏi có chứa hoạt chất allicin. Đây là một chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột, từ đó giúp giảm lượng khí do thức ăn sinh ra khi ở lâu trong dạ dày, đẩy lùi tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu.

Có nhiều cách sử dụng tỏi dưới đây mà bạn có thể lựa chọn áp dụng:

Cách 1:

  • Tỏi bóc sạch vỏ: 30-40g
  • Xay hoặ đập dập băm nát và trộn cùng đường phèn: 5-10g
  • Thêm chút nước khôi khuấy đều
  • Uống 2 lần/ ngày

Cách 2:

  • Củ tỏi đem nướng cả vỏ
  • Bọc qua 1 lớp gạc hoặc khăn mỏng đắp lên rốn
  • Chỉ vài phút là bạn sẽ thấy tình trạng bụng nhẹ nhàng hơn

Cách 3:

  • Tỏi: 15g bóc sạch vỏ
  • Ngâm cùng 10ml mật ong nguyên chất trong khoảng 3 tuần
  • Nếu bị đầy hơi bạn chỉ cần ăn 2-3 tép tỏi sau bữa ăn

Sử dụng các bài thuốc dân gian 1

2.Sử dụng tía tô

Theo Đông y lá tía tô là có vị cay nhẹ, mùi thơm đặc trưng và tính ấm có tác dụng giải uất, tán phong hàn, chống viêm, làm lành niêm mạc.

Theo Tây y, lá tía tô có chứa quercetin, acid rosmarinic,…có công dụng kháng viêm, sát trùng ở niêm mạc cơ quan tiêu hóa, điển hình như ở dạ dày, hỗ trợ khắc phục các triệu chứng như: Đau tức thượng vị, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản…

Cách dùng lá tía tô:

Cách 1:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi khoảng: 300g
  • Lá tía tô đem ngâm rửa sạch với nước muối loãng loại bỏ bụi bẩn rồi để ráo
  • Cho lá tía tô vào ấm đun cùng 500ml nước trên lửa nhỏ khoảng 10 phút
  • Bỏ phần bã và chắt  lấy nước uống nhiều lần trong ngày
  • Nên uống khi còn ấm và kiên trì áp dụng nhiều ngày liền để nhận được kết quả tốt

Cách 2:

  • Dùng 1 nắm lá tía tô: 300g
  • Đem rửa và ngâm với nước muối loãng để bỏ các bụi bẩn
  • Thái nhỏ tía tô và xay nhuyễn
  • Lọc lấy nước uống trong ngày

3.Sử dụng các loại trà bạc hà

Sử dụng các bài thuốc dân gian 2

Theo nghiên cứu khoa học, lá bạc hà có chứa menthol có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột và giúp giảm các khí hơi trong ruột rất tốt, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng khó tiêu.

Để trị chứng đầy hơi bằng lá bạc hà, người bệnh có thể thực hiện bằng cách:

Cách 1:

  • Dùng vài lá bạc hà đem rửa sạch
  • Cho vào ấm và hãm cùng 150ml nước sôi
  • Ngâm khoảng vài phút, có thể thái thêm 1-2 lát gừng tươi
  • Nên uống khi còn ấm

Cách 2:

Lá bạc hà đem rửa sạch, nhai sống và uống cùng 1 ly rượu táo mèo trong bữa ăn

Cách 3:

Có thể ăn lá bạc hà như 1 gia vị của món ăn, hoặc nước ép trái cây, sinh tố

4.Trà hoa cúc

Hoa cúc có đặc tính chống viêm tự nhiên tự nhiên rất tốt. Nó cũng giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột và giảm khí, hỗ trợ thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn.

Để chữa đau dạ dày, giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi  bạn có thể pha 1 cốc trà hoa cúc dùng nhâm nhi:

  • Dùng 2-3 bông cúc khô hoặc tươi cho vào ấm trà
  • Chế thêm nước sôi và đậy nắp lại khoảng 5-10 phút
  • Dùng khi còn ấm, kh dùng có thể cho thêm 1 thìa mật ong để tăng tính hiệu quả.
Sử dụng các bài thuốc dân gian 3
Trà hoa cúc cải thiện các triệu chứng ợ chua, ợ nóng

5. Trà gừng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, gừng có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, giúp dạ dày được làm trống nhanh hơn, tạo điều kiện cho khí di chuyển xuống ruột non, từ đó giúp bạn giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Không chỉ vậy, gừng còn có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, giảm đau dạ dày.

Có 2 cách trị đầy hơi bằng gừng như sau:

Cách 1:

  • Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái vài lát, đập dập rồi bỏ vào cố, chế thêm 100ml nước sôi
  • Đậy nắp trong 5-10 phút
  • Chắt lấy nước uống dần, có thể cho thêm 1 thìa mật ong để tăng tính hiệu quả

Cách 2:

  • Gừng dùng 1 thìa gừng đã cạo vỏ và băm nhuyễn
  • Cho vào 200ml nước đun sôi liu riu thêm 5 phút
  • Chắt lấy nước gừng và cho thêm 1 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh vào, quậy đều hỗn hợp. Chờ cho nguội bớt nhấp từng ngụm nhỏ.

6.Dùng mía và gừng

Như đã chia sẻ ở trên, gừng tươi có chứa shogaol và gingerol giúp tán hàn và điều trị các bệnh về tiêu hóa như: Đầy hơi, lạnh bụng, tiêu chảy, khó tiêu. Không chỉ vậy, gừng còn được sử dụng để chống viêm và kháng khuẩn nhanh cho người đau dạ dày. Nước mía có chứa vitamin A, E, kẽm và kali hỗ trợ làm lành vết thương,  trung hòa acid trong dạ dày khá tốt.

➤ Có thể bạn quan tâm:Các phương pháp chữa đau dạ dày hiệu quả

Phòng bệnh đau dạ dày, chướng bụng đầy hơi

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Điều đầu tiên cần lựa chọn những thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm
  • Người bệnh chướng bụng đầy hơi nên hạn chế những thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu như: Các sản phẩm từ sữa, bơ, các loại đậu, ngũ cốc, thực phẩm giàu carbohydrate khó tiêu, nhiều chất xơ,
  • Hạn chế những thức uống có ga, và chất kích thích: Bia, rượu, cà phê, thuốc lá
  • Hạn chế những thức ăn cay nóng, nhiều gia vị: Ớt, tiêu
  • Tránh xa những thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn nấu sẵn không đảm bảo
  • Hạn chế những thực phẩm đông lạnh, để lâu, có chất bảo quản
  • Tránh xa những loại đồ uống, thức ăn có tính axit cao: Chanh, xoài chua, cam chua…

Tha đổi chế độ sinh hoạt

  • Có thói quen cận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, … giúp khí trong cơ thể di chuyển tốt hơn và dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hạn chế tình trạng đầy bụng, chướng hơi
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya để tránh ảnh hưởng đến dạ dày đường ruột

Đau dạ dày kèm chướng bụng đầy hơi khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng đau dạ dày kèm chướng bụng, đầy hơi có thể tự khỏi sau 3-5 ngày nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm kèm theo những triệu chứng dưới đây bạn nên thăm khám bác sĩ để lựa chọn được chẩn đoán chính xác bệnh và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị
  • Tức ngực, khó thở
  • Buồn nôn, nôn có hoặc không có máu
  • Sút cân, mệt mỏi
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Màu sắc phân thay đổi, có máu trong phân
  • Sốt cao
  • Đau bụng dữ dội

Sử dụng Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Ngoài những phương pháp trên để điều trị đau dạ dày chướng bụng, đầy hơi khó tiêu và phòng ngừa bệnh đau dạ dày tái phát, bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình vị Thái Minh. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh giá cao về tác dụng vượt trội.

Sử dụng Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị đau dạ dày 1

Thành phần của 1 viên nén Bình vị Thái Minh gồm có:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): Tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin : Chiết xuất từ Dạ cẩm và lá Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
  • Thương truật : Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Chính vì sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày nên nó mang lại sự an tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Trên đây là toàn bộ thông tin đã giải đáp thắc mắc về bệnh đau dạ dày chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé.

 

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...