Các phương pháp chữa đau dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện nay, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như công việc, cuộc sống của người bệnh khiến chất lượng cuộc sống giảm sút rất nhiều. Vậy đâu là cách điều trị đau dạ dày hiệu quả nhất? Dưới đây là tổng hợp những phương pháp chữa đau dạ dày hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Đau dạ dày là gì?

Bộ phận dạ dày là một chiếc túi đựng thức ăn và nối thực quản với tá tràng. Dạ dày có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của cơ thể, bình thường nó có thể chứa được khoảng 1-1,5 lít. Khi dạ dày bị đau tức là bộ phận này gặp vấn đề, các niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, viêm loét nên dẫn tới những cơn đau âm ỉ gây khó chịu cho ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Tìm hiểu kĩ hơn về đau dạ dày tại:Thông tin bao quát về bệnh đau dạ dày

Nguyên nhân của đau dạ dày

Nguyên nhân của đau dạ dày 1

Đau dạ dày ở những giai đoạn đầu, cơn đau xuất hiện với tần suất ít và chúng ta thường chịu đựng và bỏ qua những cơn đau này. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho niêm mạc dạ dày tổn thương nặng hơn và biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng sau này. Vì thế, chúng ta không nên bỏ qua những giai đoạn đầu để điều trị, Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình của đau dạ dày mà chúng ta có thể loại bỏ:

Stress, căng thẳng, mệt mỏi:

Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột – giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Chính vì thế khi tâm lý không ổn định, mệt mỏi diễn ra thường xuyên có thể gây ra sự co thắt ở thực quản, làm tăng axit trong dạ dày của bạn gây ra chứng khó tiêu. Không chỉ vậy nó khiến dịch vị dạ dày sẽ tăng tiết acid HCl  gây ảnh hưởng đến hoạt động co bóp và điều tiết dịch vị trong dạ dày.

Vi khuẩn HP:

Sự tấn công của vi khuẩn HP cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra những cơn đau dạ dày.  Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua con đường ăn uống, đây là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống sót trong môi trường có lượng axit đậm đặc của bao tử. Vi khuẩn tại dạ dày sinh sống và tiết độc tố gây viêm nhiễm và làm teo thành niêm mạc dạ dày, chúng tấn công và tạo nên những ổ viêm loét trên thành dạ dày, thậm chí là chảy máu dạ dày.

Chế độ ăn uống:

Những thói quen ăn uống không khoa học: Ăn uống thất thường, ăn quá khuya, bỏ bữa, ăn đồ ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu,… khiến dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm nặng nề. Khi đó dịch vị axit trong dạ dày tiết ra thất thường bào mòn và gây tổn thương thành dạ dày.

Khói thuốc:

Khi hút thuốc hay hít khói thuốc thụ động nicotin sẽ xâm nhập vào cơ thể và kích thích sản sinh ra nhiều chất cortisol. Cortisol được gọi là hormone stress do nó thường được cơ thể tiết ra khi phải chịu đựng stress kéo dài. Cortisol tăng sẽ gây tiết acid dạ dày (HCI) và pepsin khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Vấn đề về tuyến giáp:

Trong cơ thể, tuyến giáp có chức năng sản xuất ra một loại hormone chi phối đến chức năng hoạt động của đường tiêu hóa. Khi hormone được sản xuất ra quá ít, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng đáng kể và cơn đau dạ dày cũng có thể xuất hiện từ đây.

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày 1

  • Có những cơn đau ở thượng vị, lúc âm ỉ, lúc đau dữ dội và có thể cơn đau có thể tăng dần nặng hơn
  • Xuất hiện cảm giác chướng hơi, đầy bụng, không tiêu hoá được, đây có thể triệu chứng đầu tiên khi bạn đau dạ dày ở mức độ nhẹ
  • Ợ chua, ợ hơi, có thể ợ ra dịch đắng như mật, đây là triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày do rối loạn tiêu hóa, thức ăn khó tiêu
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn bởi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng trong những trường hợp đau dạ dày nhẹ
  • Ợ hơi, ợ chua hoặc có thể ợ ra chất đắng như mật, do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Đây là một triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp ở các bệnh nhân. Nếu tự nhiên mà bạn bị ợ và chướng bụng liên tục xuất hiện bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra
  • Nôn ra máu thường là do bệnh viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày
  • Chảy máu tiêu hóa là triệu chứng nặng nhất của bệnh đau dạ dày
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện, giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Trường hợp bệnh nặng là sờ thấy khối u bất thường trước bụng và ấn vào có cảm giác đau

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày

Điều đầu tiên để phát hiện bệnh đau dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bệnh qua các triệu chứng của bệnh đau dạ dày:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Tùy vào biểu hiện từng cơn đau bác sĩ có thể chẩn đoán được về bệnh dạ dày
  • Ợ chua: Viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị. Ngoài ra, ợ có thể gặp ở các bệnh ngoài dạ dày như: suy gan, hội chứng bán tắc ruột.
  • Nôn và buồn nôn: Nôn và buồn nôn là biểu hiện của bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn bị, chảy máu dạ dày
  • Chảy máu: Có thể là một triệu chứng, có thể là một biến chứng của viêm dạ dày cấp do thuốc, ung thư dạ dày, loét dạ dày tá tràng, u lành dạ dày (polip, u mạch).
  • Triệu chứng thực thể: Trong cơn đau loét dạ dày – tá tràng thăm khám thấy: Điểm thượng vị ấn đau (loét dạ dày), điểm môn vị-hành tá tràng ấn đau (loét hành tá tràng), dấu hiệu óc ách lúc đói

Ngoài ra bác sĩ có thể tiến hành làm một số xét nghiệm khác để đưa ra kết luận chính xác:

  • X-quang
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP
  • Xét nghiệm pepsinogenI, II trong huyết thanh
  • Xét nghiệm gastrin

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày 1

Các phương pháp điều trị đau dạ dày

Bên cạnh việc phát hiện  các triệu chứng của bệnh đau dạ dày và cách xử lý đúng cách  thì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý cũng đóng vai trò rất quan trọng để bệnh nhân thoát khỏi bệnh đau dạ dày. Người bị đau dạ dày không nên ăn uống và sinh hoạt tùy tiện, nếu không bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy người bệnh đau dạ dày cần phải tuân thủ chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý sau đây:

Thay đổi lối sống

Chế độ sinh hoạt

  • Nên có chế độ ngủ nghỉ hợp lý, không nên làm việc quá sức
  • Duy trì ngủ 8 tiếng mỗi ngày đặc biệt là không thức quá khuya, không dậy quá sớm, có giấc ngủ trưa ngắn để tối được dễ ngủ.
  • Nên hạn chế áp lực, stress, lo lắng trong thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt để cơ thể được thoải mái không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Thói quen ăn uống

  • Nên có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe
  • Ăn uống đủ chất để có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng trong ngày, bữa ăn cần đủ chất như protein, lipit, vitamin,…
  • Nên chọn thời điểm uống nước, tốt nhất nên uống lúc sáng sớm ngủ dậy và uống nước trước khi ăn 1h là tốt nhất cho cơ thể. Không nên uống quá nhiều nước cũng không tốt sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và ảnh hưởng tới tiêu hóa thức ăn.
  • Người bị đau dạ dày nên chú ý cách ăn chậm rãi, nhai kĩ, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn đảm bảo sự hạn chế làm việc của dạ dày khi đã bị tổn thương. Điều này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.
  • Lựa chọn những đồ ăn lành mạnh cho cơ thể là điều không thể bỏ qua với người đau dạ dày, để đảm bảo dạ dày được chăm sóc tốt nhất.
  • Hạn chế sử dụng những đồ sống, lạnh, và các thực phẩm gây kích thích như chanh, xoài chua,.. bởi những thực phẩm này chứa nhiều axit sẽ tác động xấu đến niêm mạc dạ dày, khiến cho bệnh ngày càng nặng thêm.
  • Nên ăn uống đúng giờ, đúng cách nếu không muốn bệnh ngày càng nặng:  Mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 5 tiếng, không để dạ dày quá đói cũng không quá no.
  • Nên ăn trước 7h tối và đi ngủ trước 10h đêm là hợp lý nhất cho sức khỏe của người đau dạ dày.

Thay đổi lối sống 1

Dùng thuốc

Phương pháp dùng thuốc điều trị đau dạ dày thường được bác sĩ chỉ định và kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, người bệnh trước khi sử dụng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách. Ngoài ra dưới đây là một số loại thuốc điều trị đau dạ dày thường được bác sĩ chỉ định mà bạn có thể tham khảo:

  • Nhóm thuốc điều trị axit dạ dày: Nhóm thuốc này có tác dụng giúp giảm hoặc trung hòa axit dạ dày.
  • Nhóm thuốc kháng axit: Nhóm thuốc này giúp kháng axit, trung hòa axit dạ dày và có thể giúp giảm đau.
  • Thuốc ức chế histamin H2: Khi sử dụng những nhóm thuốc kháng axit không mang lại hiệu quả cao, bác sĩ có thể bổ sung một số loại thuốc khác giúp làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày… (Lưu ý chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua sử dụng).
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton: Các loại thuốc nào giúp giảm axit bằng cách chặn các hành động của bơm trong các tế bào tiết axit của dạ dày.
  • Các loại thuốc để điều trị vi khuẩn HP: Hầu hết sử dụng sự kết hợp của hai loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn, và các chất ức chế bơm proton làm giảm đau đớn và buồn nôn, chữa viêm dạ dày và có thể làm tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.

Lưu ý:

Việc sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh đau dày nên dựa theo nguyên nhân gây bệnh, nếu nguyên nhân gây bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc, bệnh nhân đau dạ dày và mọi người không nên sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi mà chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp điều trị đau dạ dày tại nhà

Sau đây là một số mẹo giúp giảm đau dạ dày, bạn có thể tham khảo và áp dụng để giảm cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa uy tín để được điều trị đúng cách.

Phương pháp điều trị đau dạ dày tại nhà 1

Sử dụng các loại trà

Trà gừng:

  • Gừng rất tốt cho sức khỏe, giúp chữa bệnh trong đó có bệnh đau dạ dày. Gừng có công dụng rất tốt với bệnh tiêu hóa: Giảm khí, đầy hơi, chuột rút và khó tiêu trong khi cũng hỗ trợ ruột hoạt động tốt. Ngoài ra nó còn giúp giảm nhanh cơn đau, kháng viêm loét hiệu quả.
  • Pha trà gừng bằng cách thái vài lát gừng mỏng hãm trong nước sôi khoảng 5 phút để tinh chất gừng tan ra trong nước và khi uống có thể cho thêm mật ong. Nên uống trà gừng mỗi ngày vào mỗi buổi sáng trước khi ăn và trước khi đi ngủ khoảng 1 tháng sẽ thấy công dụng rõ rệt.

Trà bạc hà:

  • Theo nghiên cứu bạc hà có vị the, tính hàn, mùi thơm mát giúp giảm stress, thư giãn đầu óc cho người hay mệt mỏi,giãn cơ ruột và giảm cơn đau dạ dày co bóp rất tốt.
  • Pha trà bạc hà bằng cách ngâm vài lá bạc hà đã được nghiền nát với nước nóng trong 7-10 phút để tinh dầu bạc hà được ngấm vào nước. Rồi chắt lấy nước uống, nếu không có lá bạc hà tươi ta cũng có thể dùng lá trà khô. Nên uống trà bạc hà vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy để đánh thức tinh thần sảng khoái và kích thích dạ dày, tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu.

Trà cam thảo:

  • Cam thảo là một vị thuốc Đông y có hương vị ngọt, hơi đắng nhưng dễ uống. Nó có tác dụng giúp chữa lành vết loét dạ dày, giảm các triệu chứng như đau dạ dày, buồn nôn và khó tiêu – một tình trạng gây khó chịu cho dạ dày và ợ nóng và tránh dạ dày bị co thắt.
  • Có thể pha trà cam thảo 1 vị hoặc pha hãm cùng trà xanh trong vài phút là có thể chắt nước uống. Tuy nhiên nếu muốn uống cùng trà xanh không nên uống tầm tối vì dễ gây mất ngủ. Với trà cam thảo pha 1 vị thì có thể uống vào sáng và tối, ngày hai lần, kiên trì khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Trà hoa cúc:

  • Trà hoa cúc là loại trà được rất nhiều người yêu thích không chỉ vì trà thơm ngon vị ngọt nhẹ dễ uống, giúp an thần mà còn có tác dụng trị đau dạ dày bởi nó giúp giảm các cơn đau, tránh tình trạng đầy hơi, ợ chua khó chịu. Có thể uống trà hoa cúc thường xuyên để phòng ngừa bệnh đau dạ dày tái phát cùng các triệu chứng khó chịu
  • Dùng vài bông cúc khô hãm với nước nóng vài phút rồi chắt lấy nước uống. Có thể cho thêm 1 thìa mật ong uống để tăng tác dụng. Nên sử dụng trà hoa cúc liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh giảm rõ rệt

Trà gạo

  • Trà gạo cũng là loại được khá nhiều người sử dụng để điều trị đau dạ dày bởi trà gạo có vị thanh, mát, cung cấp lượng tinh bột vừa phải giúp bao tử không bị đau và luôn thấy no khi cần thiết.
  • Có thể sử dụng gạo trắng bình thường và gạo lứt để pha. Với gạo trắng thì nên rang vàng cho thơm rồi cho vào bình hãm cùng nước đun sôi. Với gạo lứt thì nên ngâm qua nước cho mềm rồi mới cho vào bình hãm. Tốt nhất là nên pha trà gạo lứt là tốt nhất.
Xem tham khảo thông tin chữa đau dạ dày: Chữa đau dạ dày bằng nghệ mật ong tốt thế nào?

Massage bụng

Massage bụng 1

  • massage bụng là phương pháp đơn giản nhất giúp bạn cải thiện nhanh triệu chứng khó chịu khi cơn đau dạ dày tái phát mà ai cũng có thể làm được. Massage bụng giúp cho hoạt động của dạ dày trở nên ổn định hơn và kích thích được khả năng hoạt động của dạ dày.
  • Sử dụng chút dầu ấm hoặc các loại tinh dầu xoa bóp rồi xoa lên vùng bụng, xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ, lặp đi lặp lại khoảng 10 phút sẽ thấy cơn đau giảm đi đáng kể

Tập hít thở sâu

  • Hít thở đúng cách cũng là cách đơn giản để giảm các cơn đau bởi khi chúng ta hít thở sâu sẽ giúp kích thích quá trình co thắt của dạ dày, giảm thiểu các chất axit dư thừa có trong dạ dày.
  • Đầu tiên người bệnh nên ngồi thẳng thoải mái, hai tay đặt ở bụng, sau đó từ từ hít một hơi thật sâu bằng mũi, tiếp tục giữ khí trong bụng từ 3 – 5 giây, sau đó từ từ thở chậm ra bằng đường miệng. Động tác vừa rồi nên lặp lại nhiều lần trong ngày với thời lượng khoảng 13 – 15 phút mỗi lần.

Đau dạ dày khi nào cần đi khám

Nếu sau khi áp dụng các phương pháp giảm đau dạ dày tại nhà mà cơn đau vẫn không thuyên giảm và xuất hiện các triệu chứng sau thì bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị

  • Bạn bị đau bụng dữ dội hoặc cơn đau kéo dài vài ngày
  • Bạn bị buồn nôn và sốt trong vài ngày
  • Phân bạn có máu
  • Đau khi đi tiểu
  • Máu trong nước tiểu
  • Bạn không thể đi đại tiện, đặc biệt nếu bạn đang bị nôn mửa
  • Bạn đã bị chấn thương ở bụng trong những ngày trước khi cơn đau bắt đầu
  • Chứng ợ nóng không thuyên giảm khi dùng thuốc không kê đơn hoặc kéo dài hơn 2 tuần.

Sử dụng Bình vị Thái Minh giúp hệ tiêu hóa khỏe

Những phương pháp chữa đau dạ dày trên có thể áp dụng và đem lại hiệu quả, tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian để có thể áp dụng những mẹo chữa bệnh đó. Ngoài ra nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy chúng ta cần phải lựa chọn cho mình hướng điều trị chuyên sâu và toàn diện hơn. Một trong những cách chữa đau dạ dày hiệu quả , bệnh nhân có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình vị Thái Minh.

Sử dụng Bình vị Thái Minh giúp hệ tiêu hóa khỏe 1

Đây là sản phẩm của Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh nghiên cứu sản xuất và phân phối rộng khắp cả nước.

Thành phần chính của sản phẩm:

  • Giganosin: nguồn gốc từ dạ cẩm và lá khôi.
  • Mucosave FG HIA: nguồn gốc từ cây xương rồng và lá oliu.
  • Các loại cao Núc nác, Thương truật,…
  • Tá dược vừa đủ.

Công dụng của sản phẩm:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày nhờ điều tiết lượng acid dịch vị, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương do quá trình trào ngược gây ra.
  • Cải thiện các triệu chứng như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,…

Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem đến cho bạn những gợi ý về các phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Còn thêm những thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1800.6397 để được tư vấn từ các dược sĩ chuyên môn cao.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...