Đau dạ dày nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì?

Rau xanh và trái cây tươi chứa nhiều chất xơ là phần không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều chất xơ – đặc biệt là chất xơ không hòa tan trong một số loại rau củ sẽ gây kích ứng niêm mạc nghiêm trọng cho người bị đau dạ dày. Vậy, bị đau dạ dày nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì? Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây.

Đau dạ dày nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì? 1

Theo các chuyên gia tiêu hóa, ngoài việc phòng ngừa, điều trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc, người bệnh cũng nên thiết lập chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt để giảm thiểu tái phát bệnh. Việc bổ sung rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày là không thể thiếu. Bởi rau xanh chứa hàm lượng vitamin, chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, với hệ tiêu hóa rau xanh luôn là loại thực phẩm được khuyên dùng. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng tốt, có một số loại rau lại chứa một lượng lớn carbohydrate, chất xơ không hòa tan gây khó tiêu, đầy hơi, không tốt cho dạ dày.  Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, người bệnh đau dạ dày có thể lựa chọn một số loại rau dưới đây:

Đau dạ dày nên ăn rau gì?

Đau dạ dày nên ăn rau gì? 1

1. Rau càng cua

Rau càng cua có nhiều tác dụng hỗ trợ chữarất nhiều bệnh, trong đó có bệnh dau dạ dày bởi:

  • Theo Y học cổ truyền, Rau càng cua có tính sinh tân, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, vì vậy nó hỗ trợ cải thiện nhiều triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu khá hiệu quả.
  • Rau càng cua đặc tính kháng khuẩn mạnh, loại bỏ các vi khuẩn đường ruột, khuẩn E.Coli, tụ cầu vàng và giúp kiểm soát stress oxy hóa.

2. Rau mồng tơi

Mồng tơi là loại rau khá quen thuộc trong đời sống người Việt. Theo Đông y, trong mồng tơi có chất nhầy khá tốt cho niêm mạc và giúp chống viêm dạ dày,  kích thích nhu động ruột, nhuận trường tốt, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, trơn tru hơn, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, rau mồng tơi còn giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thễ, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ, cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu và táo bón.

Bên cạnh đó, rau mồng tơi chứa ít calo và chất béo nhưng lại chứa một lượng lớn các vitamin A, C, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ giúp làm giảm các cơn đau dạ dày.

2. Rau mồng tơi 1

3. Rau súp lơ

Trong rau súp lơ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C, K, E, chất xơ, indole-3-carbinol, protein, glucoraphanin… hỗ trợ chữa đau dạ dày hiệu quả:

  • Vitamin C có trong rai súp lơ có tác dụng giảm viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Hàm lượng chất xơ dồi dào trong súp lơ giúp thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hỗ trợ, điều trị phòng ngừa chứng táo bón, khó tiêu.
  • Ăn súp lơ thường xuyên còn giúp thúc đẩy quá trình sản sinh Sulforaphane – đây là một trong những hợp chất giúp ngăn chặn sự phát triển của HP gây viêm loét dạ dày.
Chú ý: Súp lơ xanh có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống hai loại rau này. Vì vậy, tốt nhất người đau dạ dày nên nấu chín kĩ súp lơ xanh trước khi ăn.

4. Rau thì là

  • Rau thì là rất giàu chất xơ, vitamin C, A đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid giúp giảm viêm, làm giảm cơn co thắt dạ dày, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Ngoài ra, rau thì là có chứa Polyacetyle có tác dụng trong việc chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn rất tốt cho người đau dạ dày hay viêm loét dạ dày, ăn thì là thường xuyên có thể cải thiện được tình trạng dạ dày tăng tiết axit gây ra triệu chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Trong Đông y thường dùng thì là để điều trị các chứng tiêu chảy, kiết lị bởi thì là có khả năng loại bỏ độc tố trong hệ tiêu hóa, hạn chế sự phát triển của gốc tự do trong cơ thể.

4. Rau thì là 1

5. Rau tía tô

Trong cây tía tô có chứa một hàm lượng lớn chất Tannin và Glucosid có tác dụng: Chống viêm, làm nhanh lành các vết viêm loét hiệu quả và hạn chế tăng tiết dịch vị acid bên trong dạ dày đang bị tổn thương.

Ngoài ra, tía tô còn có chứa tinh dầu gồm terillaldehyd, limonen, dihydrocumin và các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm có khả năng làm giảm các cơn đau dạ dày thực quản.

6. Rau bắp cải

6. Rau bắp cải 1

Ngiên cứu gần đây đã chỉ ra, trong bắp cải có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, nhất là vitamin U- đây là chất có tác dụng chống viêm loét dạ dày tá tràng, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit trong dịch vị.

Lưu ý: Do tính chất của vitamin – U dễ phân hủy ở nhiệt độ cao, nên bạn chỉ nên ăn rau bắp cải tươi bằng cách chế biến nước ép bắp cải, salad bắp cải, bắp cải cuộn thịt để giữ lại tối đa hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

7. Rau cải bẹ xanh

  • Theo các chuyên gia dinh dướng trong rau cải bẹ xanh có chứa hàm lượng lớn các vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C, axit nicotic, albumin có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.
  • Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong rau cải bẹ có tác dụng cải thiện chứng táo bón, trợ nhu đường ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa.  Vitamin c trong rau cải bẹ xanh giúp chóng viêm, tăng cường sức đề kháng.
  • Rau cải bẹ xanh còn giúp kiểm soát lượng acid trong dạ dày tiết ra và giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn rau cải bẹ khi được nấu chín để tránh tình trạng sinh khí, chướng bụng đầy hơi nhé.

8. Rau cần tây

8. Rau cần tây 1

Trong rau cần tây có chứa lượng chất xơ dồi dào và các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu như A, C, K, canxi, magie, photpho… giúp ngăn ngừa vết loét, bổ sung lượng nhầy lên lớp lót dạ dày, kiểm soát lượng axit dịch vị và cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, cần tây còn chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chống viêm như flavonoids, volatile, alkaloids, tannins…rất tốt cho bệnh đau đau dạ dày. Sử dụng cần tây hằng ngày giúp cải thiện nhanah các triệu chứng trào ngược, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, sưng viêm dạ dày,…

Bạn có thể sử dụng cần tây bằng cách chế các món như xào thịt, món trộn, món canh hoặc nước ép hoa quả.

9. Rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn được gọi là rau bina có chứa nhiều chất xơ và Cellulose giúp cải thiện chức năng đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Với những người dau dạ dày, ăn rau chân vịt hằng ngày giúp tăng nhu động ruột, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, giúp ngăn ngừa triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Bên cạnh đó, rau chân vịt còn giúp làm sạch đường ruột, ngăn ngừa máu dạ dày, nôn ra máu khi bệnh nặng.

10. Rau dền

10. Rau dền 1

Tương tự như nhiều loại rau khác, rau dền chứa nhiều vitamin và chất khoáng hữu ích cho cơ thể, ngăn ngừa táo bón như sắt, canxi, vitamin E, chất xơ. Đây cũng là loại rau ăn phù hợp với những người bị đau dạ dày nhờ tác dụng tăng cường khả năng hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày và các hệ cơ quan khác.

Nhờ hàm lượng chất xơ cùng lượng vitamin E dồi dào rau dền có khả năng ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón một cách hiệu quả, từ đó hệ tiêu hoá cũng được hoạt động tích cực hơn.

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ rau dền chữa các căn bệnh liên quan tới dạ dày ở giai đoạn vừa và nhẹ, bệnh nhân có thể tìm hiểu và áp dụng. Mỗi tuần, chúng ta nên ăn rau dền khoảng 2-3 lần để nhận được những lợi ích tốt nhất của nó.

11. Rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có tính mát giúp giải nhiệt giúp cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, theo y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, trong rau ngót có chứa các loại vitamin B1, B2,  B6, canxi, magie, kali. Chính vì vậy, rau ngót rất tốt, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hoá và những bệnh nhân bị đau dạ dày.

Lưu ý: Tuyệt đói không nên sử dụng rau ngót cho phụ nữ có thai, bởi rau ngót gây co thắt tử cung.

12. Đậu rồng

12. Đậu rồng 1

  • Trong quả đậu rồng có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp kích thích hệ tiêu hóa, rất phù hợp cho các đối tượng có vấn đề về nhuận tràng, đường ruột, bị táo bón, loãng xương, trẻ nhỏ bị suy nhược cơ thể.
  • Thành phần hoạt chất gluxit, protit có trong đậu rồng có khả năng tiết chất nhầy bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ đường ruột, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết dạ dày, chống viêm loét dạ dày, đồng thời, giúp mang lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Ngoài ra, một số thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, B1, B5, B6, các chất khoáng như sắt, chất xơ cũng đặc biệt hữu ích đến sức khỏe nói chung.

13. Măng tây

Măng tây bao gồm nguồn vitamin P, C, mannan, arginine dồi dào và hàm lượng chất xơ phong phú giúp gia tăng dịch nhầy bao bọc niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của axit.

Đặc biệt, theo Đông y, măng tây có tính bình, mát nên cũng có lợi trong việc xoa dịu cơn đau và trung hòa tốt lượng acid dư thừa trong dạ dày.

14. Rau diếp cá

Rau diếp cá có chứa hàm lượng vitamin A, B1, B2, vitamin C, vitamin K… dồi dào cùng các khoáng chất như mangan, crom, magie, axit folic… giúp:

  • Thúc đẩy tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng chuyển hoá của gan, giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.
  • Tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày, chống viêm, ngăn ngừa sự hình thành viêm nhiễm mới ở dạ dày. Nhờ đó, giảm các triệu chứng viêm loét, phục hồi tổn thương ở dạ dày.
  • Rau diếp cá có tính mát, giúp thanh lọc, giải độc, cung cấp lượng chất xơ dồi dào để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày do tình trạng tăng dịch acid dạ dày.

14. Rau diếp cá 1

15. Lá mơ

Theo y học dân gian, lá mơ lông có tính mát, vị đắng, mùi hôi có tác dụng trong việc sát khuẩn và giải độc. Cũng chính những đặc tính đó, lá mơ lông giúp giảm tình trạng ăn uống khó tiêu, đầy hơi hiệu quả. Ngoài ra khi ăn lá mơ khi kèm với những món ăn sẽ giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả.

Theo y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, lá mơ có các thành phần chính là vitamin C, carotene, tinh dầu, và các protein giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm và trung hòa acid, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, điều hòa các hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đau dạ dày nên ăn gì?

Đau dạ dày không nên ăn rau gì?

Đau dạ dày không nên ăn rau gì? 1

Mặc dù rau xanh cung cấp nhiều loại vitamin, dưỡng chấ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có một số loại rau dưới đây không phù hợp với người đau dạ dày, bao gồm:

Các loại rau muối chua, lên men

Một số loại rau muối chua, lên men như cà, dưa muối… có khả năng kích thích sự tăng tiết dịch vị trong dạ dày. Mặc dù các loại rau muối chua cũng giúp bổ sung thêm vào hệ tiêu hóa một số vi sinh có lợi như acidophilus, lactobacillus,và plan-taru, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ruột kết, trĩ…tuy nhiên, các loại rau muối chua có nồng độ acid khá cao có thể khiến những tổn thương trong niêm mạc dạ dày lan rộng gây ra những biến chứng như chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày…

Các loại rau sống

Hầu hết các loại rau xanh đều mang lại giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho người mắc bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn khi đã được nấu chín kĩ. Theo nghiên cứu, rau sống dù đã rửa sạch bằng nước chuyên dụng vẫn có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%. Chính vì vậy, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, các loại rau sống như mùi, húng chó có chứa nhiều chất xơ dạng không hòa tan, có thể kích ứng niêm mạc dạ dày nếu dùng quá nhiều.

Các loại rau sống 1

☛ Tham khảo thêm tại: Đau dạ dày nên kiêng những gì để nhanh khỏi?

Những lưu ý với người đau dạ dày khi ăn rau

Chế độ ăn uống, bổ sung rau xanh hợp lý sẽ giúp người bệnh đau dạ dày cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn ăn rau sai cách có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có. Vì vậy, bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây:

  • Không chế biến các món rau luộc, nấu, xào quá lâu bởi nó sẽ khiến mất chất dinh dưỡng.
  • Các món rau sau khi chế biến nên ăn ngay để tránh làm lượng vitamin và chất dinh dưỡng bị hao hụt.
  • Tránh chế biến các món rau quá mặn, không tốt cho bệnh đau dạ dày
  • Nên thay đổi các loại rau thường xuyên để cơ thể được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất
  • Rau củ sau khi mua hoặc thu hoạch nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, bọc kĩ bằng màng bọc thực phẩm để giữi rau luôn xnah tươi và tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Nên lựa chọn rau sạch, rõ nguồn gốc, không chất bảo quản để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Ngoài ra, ngừi bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, vận động thể thao, thực hiện điều trị theo phác đồ bác sĩ để cỉa thiện tình trạng đau dạ dày một cách hiệu quả nhất.

Bình Vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Người bệnh đau dạ dày có thể tham khảo thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Thái Minh. Đây là sản phẩm được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên rất tốt cho dạ dày và mang lại an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Bình Vị Thái Minh là sản phẩm nghiên cứu khoa học, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của cơ quan kiểm nghiệm, đã được chứng minh có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng đau dạ dày. Kết quả sử dụng sản phẩm ở nhiều bệnh nhân cho thấy, sản phẩm giúp giảm đáng kể thời gian điều trị bệnh đau dạ dày, tình trạng bệnh nhanh chóng được phục hồi và ít tái phát bệnh.

Bình Vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị đau dạ dày 1

Sản phẩm mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện:

  • Trung hòa giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét
  • Bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược dạ dày, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua

Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng trong điều trị viêm loét dạ dày. Đây cũng là sự kết hợp giữa thành phần MUCOSAVE và các dược liệu quý của Việt Nam như: Dạ cẩm, lá khôi, khương truật giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh đau dạ dày và trào ngược dạ dày

Trên đây là tổng hợp một số loại rau đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá và một số loại rau người bệnh đau dạ dày cần tránh. Ngoài biết được bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì, tránh những loại rau gì, bạn cũng nên tập thể dục đều đặn, loại bỏ các thói quen xấu và sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ để nâng cao hiệu quả chữa trị. Hy vọng những thông tin trê  có thể giúp người bệnh xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị đau dạ dày.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...