Đau dạ dày

Đau vùng thượng vị về đêm làm sao để khắc phục

Triệu chứng đau thượng vị về ban đêm đó có thể là tín hiệu thông báo bạn đang gặp một số vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe…Vậy đau vùng thượng vị về đêm cảnh báo tình trạng gì?Cần khắc phục ra sao để thoát nhanh triệu chứng khó chịu này? Dưới đây là một số thông tin bạn không nên bỏ qua. Mục lụcThế nào là đau vùng thượng vị về đêm?Đau vùng thượng vị về đêm là dấu hiệu của bệnh lý nào?1.Viêm loét dạ dày tá tràng2.Viêm thực quản3.Trào ngược dạ dày thực quản4.Hội chứng ruột kích thích5.Bệnh về túi mật6.Bệnh viêm tụy cấp7.Mắc các bệnh về gan8.Hội chứng Zollinger-Ellison9.Ung thư dạ dàyKhắc phục tình trạng đau thượng vị về đêmĐau thượng vị về đêm mức độ nhẹĐau thượng vị về đêm mức độ nặngPhòng ngừa đau thượng vị về đêmChế độ ăn uốngThiết lập chế độ sinh hoạt khoa họcSử dụng sản phẩm thảo dược đẩy lùi triệu chứng đau bụng thượng vị Thế nào là đau vùng thượng vị về đêm? Đau vùng thượng vị về đêm là tình trạng tại vùng thượng vị (vị trí từ xương ức xuống rốn), giữa hai bên sườn, phần trên rốn. Cơn đau bụng thượng vị đôi khi kèm theo: Ợ hơi, ợ chua và  có dấu hiệu đau âm ỉ kéo dài và xảy ra vào ban đêm. Tùy từng trường hợp mà tình trạng đau thượng vị khác nhau có khi đau âm ỉ, đau dữ dội, đau quặn thắt khiến người bệnh không thể ngủ hoặc tỉnh giấc khi đang ngủ. Một số  dấu hiệu điển hình của đau bụng thượng vị về đêm có thể kể đến: Xuất hiện các cơn đau quặn thắt hoặc đau âm ỉ kéo dài Cơn đau tập trung phần dưới xương ức và vùng bụng, vị trí đau trên rốn Cơn đau xuất hiện kèm theo cảm giác nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, tức ngực. Thời gian cơn đau vùng thường vị thường xuất hiện là vào đêm từ 1-2 giờ sáng, khi dạ dày tiêu hóa hết thức ăn. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đau thượng vị là gì: vị trí đau, triệu chứng và cách điều trị Đau vùng thượng vị về đêm là dấu hiệu của bệnh lý nào? 1.Viêm loét dạ dày tá tràng Là tình trạng tổn thương tại niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng gây viêm hoặc loét ở cơ quan này, biểu hiện là có các cơn đau về đêm được kích hoạt mạnh mẽ và đều đặn khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi khó chịu. Ngoài ra còn có các biểu hiện kèm theo: Đầy bụng, chướng hơi, cơ thể mệt mỏi buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, có thể sụt cân hoặc tăng cân bất thường, mất ngủ, ngủ không ngon giấc nhất là về đêm. Xem cụ thể hơn về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại bài viết: Tổng hợp thông tin về bệnh viêm loét dạ dày 2.Viêm thực quản Viêm thực quản là tình trạng lớp niêm mạc lót lòng thực quản bị tổn thương gây ra các triệu chứng như: Khó nuốt, đau họng, khàn tiếng, trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua đau thượng vị về đêm, cơn đau có thể lan tỏa đến ngực. Ngoài ra viêm thực quản cũng có triệu chứng trào ngược dạ dày khiến acid tác động vào các đầu mút sợi thần kinh của niêm mạc dạ dày và tạo ra những cơn đau dữ dội tại thượng vị nhất là chúng hay xuất hiện về đêm do ảnh hưởng của tư thế nằm ngủ. Những bệnh nhân mắc viêm thực quản dễ có nguy cơ biến chứng sang ung thư thực quản rất cao nếu không được điều trị đúng hướng. 3.Trào ngược dạ dày thực quản Nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản  chủ yếu là do lượng acid dịch vị tiết ra quá mức và đi ngược lên thực quản. Triệu chứng điển hình của bệnh: Ợ chua, ợ nóng rát vùng thượng vị từ dạ dày tới xương ức và lan lên cổ, buồn nôn, đau tức ngự. Những triệu chứng này xuất hiện nhiều về đêm, sau khi ăn no, và khi người bệnh cúi người. Triệu chứng chủ yếu về đêm nhiều bởi về đêm, ngay cả khi người bệnh ngủ dạ dày vẫn hoạt động co bóp và sẽ gây tiết ra một lượng acid dư thừa và có thể làm tăng khả năng trào ngược. Khi nằm, thực quản và dạ dày sẽ có vị trí ngang bằng nhau khiến acid dịch vị dễ dàng trào ngược về thực quản, kích thích tại các đầu mút sợi thần kinh và gây ra những cơn đau rát thượng vị về đêm vô cùng mệt mỏi. 4.Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là bệnh viêm đại tràng, đây là một dạng rối loạn phổ biến thường gặp ở ruột già. Bệnh thường xuất hiện những triệu chứng: Các cơn đau quặn thắt chướng bụng, đầy hơi, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, khi đi đại tiện thường có chất nhầy trong phân. Các cơn đau thường xuất hiện tại vùng hạ vị hay hố chậu trái. Tuy nhiên, những cơn đau này cũng có thể lan tỏa tới vùng thượng vị dạ dày vào ban đêm, khiến người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đại tiện hoặc sau hoặc đi ngoài không hết phân. Bệnh hội chứng ruột kích thích rất khó điều trị dứt điểm, chúng dễ tái nếu người bệnh không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt. 5.Bệnh về túi mật Bệnh về túi mật nguyên nhân gây ra có thể là do các loại vi khuẩn: Klebsiella spp., Escherichia coli, Enterobacter spp., enterococci và streptococci gây ra. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện đau vùng thượng vị thường âm ỉ và ngắt quãng, trong một số trường hợp nghiêm trọng chúng có thể đau liên tục và lan ra sau lưng và ngực. Một số biểu hiện khác bao gồm nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, vàng da, tiêu chảy, sốt cao, buồn nôn. Hiện tượng đau vùng thượng vị về đêm xuất hiện nhiều lần thì rất có thể người bệnh đã chuyển sang sỏi túi mật nguy hiểm. 6.Bệnh viêm tụy cấp Tuyến tụy có vị trí ngay cạnh ruột non và dạ dày, vùng thượng vị. Chính vì vậy, khi cơ quan này bị tổn thương chúng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới thượng vị và điển hình là xuất hiện những cơn đau về đêm. Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột và dữ dội sau bữa ăn, và có thể kéo dài lan ra phía sau lưng, hoặc cả hai bên hạ sườn. Viêm tụy cấp có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng như tắc ruột, áp xe não, hạ huyết áp, tổn thương phổi tim, thậm chí có thể liên quan đến các vấn đề về não nếu không được điều trị kịp thời. 7.Mắc các bệnh về gan Một số bệnh về gan cũng có triệu chứng đau thượng vị về đêm, nguyên nhân bởi khi gan có vấn đề bị sưng, ứ máu nên chèn ép. Một số triệu chứng của người mắc bệnh về gan: Da xanh vàng vọt, người ớn lạnh, sốt cao, đau tức khu vực gan dần dân lan rộng xuống phía vùng bụng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời khiến gan sưng to hơn có thể hình thành các ổ mủ tại đây và vỡ ra, làm viêm nhiễm toàn ổ bụng vô cùng nguy hiểm. Trường hợp gan trương phình làm vỡ ổ mủ có thể chèn ép lên tim, phổi gây khó thở và bội nhiễm nặng nề hơn. 8.Hội chứng Zollinger-Ellison Hội chứng Zollinger-Ellison là tình trạng các u bài tiết gastrin (u gastrin) xuất hiện làm tăng gastrin huyết và tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày. Triệu chứng điển hình của bệnh thường là đau thượng vị về đêm, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, ợ nóng, sụt cân nhanh. Hội chứng Zollinger-Ellison có thể phát sinh tại tuyến tụy, dạ dày tá tràng hay xuất hiện dưới dạng các hạch hympho. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến tụy hay dạ dày và gây ra các bệnh như viêm dạ dày tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản. 9.Ung thư dạ dày Một số bệnh như: Trào ngược dạ dày, viêm loét dạ này nếu không điều trị kịp thời, có thể bệnh nhân sẽ phải đối mặt với ung thư dạ dày. Khi trong dạ dày đã hình thành các khối u có thể tiến triển thành ác tính di căn đến các cơ quan khác và người bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao. ☛ Có thể bạn quan tâm: Đau quặn vùng thượng vị từng cơn có nguy hiểm không? Khắc phục tình trạng đau thượng vị về đêm Đau thượng vị về đêm mức độ nhẹ Những trường hợp đau thượng vị về đêm mức độ nhẹ, không phát sinh do bệnh lý, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc nghỉ ngơi cho cho phù hợp để khắc phục và phòng ngừa cơn đau. Ngoài ra để giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau thượng vị về đêm, người bệnh có thể áp dụng một số cách làm đơn giản ngay tại nhà bằng dưới đây: 1.Chườm ấm Biện pháp chườm ấm vùng thượng vị có thể mang lại hiệu quả rõ rệt và tức thì, bởi chườm ấm vùng đau thượng vị giúp cơ được thư giãn, làm xoa dịu tình trạng sưng và đau nhói ở thượng vị Lấy 1 túi chườm hoặc 1 chai thủy tinh có nắp đậy Đổ nước ấm khoảng 50 độ và đậy kín nắp Áp lên vị trí đau vùng thượng vị khoảng 15-20 phút 2. Uống nước gừng ấm Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, nồng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống buồn nôn và khắc phục các chứng đầy bụng, khó tiêu do gặp phải vấn đề về dạ dày.. Chính vì vậy để cải thiện tình trạng viêm và đau vùng thượng vị bạn có thể thực hiện theo cách đơn giản dưới đây: Gừng thái lát hoặc đập dập Bỏ vào cốc nước nóng và hãm khoảng 10-20 phút Uống nước gừng khi còn ấm 3.Uống nước mật ong ấm: Trường hợp những đối tượng đau thượng vị vào ban đêm do tổn thương niêm mạc dạ dày, người bệnh nên uống một cốc mật ong ấm trước khi đi ngủ. Các hoạt chất trong mật ong: viatmin, chống viêm và các khoáng chất sẽ giúp xoa dịu nhanh cơn đau ở thượng vị, làm giảm viêm và hỗ trợ làm lành vết thương. 1 cốc nước ấm 2 thìa cà phê mật ong Khuấy đều và uống 4.Uống trà bạc hà, trà hoa cúc Các tinh chất trong bạc hà và hoa cúc có tác dụng kích thích và làm giãn nở các cơ trơn ở thực quản dạ dày, chính vì vậy chúng có khả năng đẩy lùi cơn đau ở vùng thượng vị, giúp bệnh nhân cải thiện tốt bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế người bệnh nên uống trà bạc hà và trà hoa cúc vào buổi tối để làm giảm cơn đau thượng vị. Hãm 4-5 bông cúc khô hoặc lá bạc hà tươi hoặc khô vào 1 cốc nước hoặc ấm hãm trà Để 10-15 phút cho tinh chất tiết ra Uống vào mỗi tối để cải thiện tình trạng đau thượng vị và các bệnh về trào ngược dạ dày. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 12 Mẹo chữa chữa đau thượng vị dạ dày Đau thượng vị về đêm mức độ nặng Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoa khi cơn đau vùng thượng vị về đêm thường xuyên xuất hiện, đau đột ngột, đau nhói và dữ dội, mức độ đau tăng dần kèm theo biểu hiện khó thở, sốt, buồn nôn hoặc nôn ói, đột ngột sút cân, đau quặn vùng bụng, nôn ra máu, vàng mắt, vàng da, tiêu chảy nặng, có máu trong phân, cơn đau xảy ra trong thai kỳ. Nguyên nhân là do tình trạng đau vùng thượng vị có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Viêm tụy cấp, viêm loét dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, áp xe gan… Khi không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm hoặc tử vong. Tùy thuộc vào bệnh lý nguyên nhân và mức độ đau mà bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị thích hợp nhất. Trong suốt thời gian chữa bệnh, người bệnh cần chắc chắn tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm khắc phục bệnh lý. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý không sử dụng những loại thuốc không được chỉ định, thuốc không có nguồn gốc rõ ràng… Để tránh phát sinh những hậu quả không mong muốn.  Để biết chính xác hơn về tình trạng bệnh của mình, bạn nên tới bệnh viện để khám. Làm xét nghiệm, nội soi để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến đau vùng thượng vị về đêm và có cách điều trị đau thượng vị phù hợp. Phòng ngừa đau thượng vị về đêm Hầu hết các  nguyên nhân dẫn tới các bệnh về tiêu hóa đều liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút dễ mắc bệnh và bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh hay kiểm soát tình trạng bệnh tái phát người bệnh cần thiết lập lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống Nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, ăn uống đúng  giờ, đủ bữa. Uống nhiều nước, có thể tăng cường bằng các loại nước trái câu, nước ép rau củ. Ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm mất vệ sinh. Hạn chế những thực phẩm chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ Không nên ăn thức ăn quá khô cứng khiến dạ dày làm việc quá mức Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để hạn chế phát sinh tình trạng tăng tiết axit quá mức và trung hòa dịch vị dạ dày. Tăng cường bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và chất xơ tốt cho cơ thể. Hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng, thức ăn có vị chua, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn. Hạn chế dùng rượu bia và các chất kích thích. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học Nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý Hạn chế ăn trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ Sau khi ăn không nên vận động mạnh, tốt nhất chỉ nên đi bộ chậm. Nên ăn chậm, nhai kĩ, ăn những thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngàyẽ giúp đảm bảo các hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe hạn chế phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe. Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ để phát hiện các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau thượng vị nên ăn và kiêng ăn gì? Sử dụng sản phẩm thảo dược đẩy lùi triệu chứng đau bụng thượng vị Bình Vị Thái Minh – Ngăn trào ngược, lành vết loét dạ dày   Bình vị Thái Minh là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – Nhà máy đạt chuẩn GMP. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ những thảo dược nổi tiếng rất tốt cho dạ dày như: GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi), Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu), Cao núc nác, Cao thương truật. Chính vì vậy sử dụng Bình vị Thái Minh giúp ngăn ngừa và hỗ trợ các bệnh về dạ dày như đau thương vị dạ dày, viêm loét dạ dày. Ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Trung hòa, giảm acid dịch vị, hạn chế hiện tượng trào ngược acid dạ dày Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi. Nếu cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc hoặc: Chia sẻ

Mách bạn cách xử trí đau dạ dày buồn nôn hiệu quả

Ở nhiều người đau dạ dày, ngoài cảm giác đau thông thường, còn có các biểu hiện kèm theo khác như buồn nôn, đi ngoài. Những điểm khác biệt này gây không ít hoang mang, lo lắng cho người bệnh. Vậy đau dạ dày buồn nôn do đâu gây ra? Có nguy hiểm không? Và khắc phục như thế nào cho hiệu quả? Mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây. Mục lụcNguyên nhân gây đau dạ dày kèm theo buồn nôn, đi ngoàiĐau dạ dày kèm theo buồn nôn có nguy hiểm không?Đau dạ dày kèm theo buồn nôn khi nào cần gặp bác sĩ?Đau dạ dày và buồn nôn đi ngoài nên làm gì?Tự chăm sóc và áp dụng các cách làm đơn giản tại nhàĐiều trị dùng thuốcNên làm gì để phòng tránh đau dạ dày buồn nôn?Bình vị Thái Minh giảm đau dạ dày buồn nôn hiệu quả Nguyên nhân gây đau dạ dày kèm theo buồn nôn, đi ngoài Đau dạ dày kèm theo buồn nôn và đi ngoài là biểu hiện tương đối phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng trên như: Viêm niêm mạc dạ dày: Có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn HP, ăn thực phẩm ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh, tổn thương niêm mạc dạ dày (do uống nhiều rượu hoặc lạm dụng các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, aspirin). Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư. Xuất hiện vật cản trong đường ruột: Do kết dính mô sau phẫu thuật, viêm ruột thừa, ung thư. Rối loạn chức năng tiêu hóa: Do ăn uống khó tiêu, mắc hội chứng ruột kích thích. Đang trong thời kỳ mang thai, những thay đổi về sinh lý cũng có thể gây cảm giác buồn nôn, khó chịu. Người có vấn đề về hệ thần kinh trung ương, như đau nửa đầu, áp lực nội sọ,… Bị nhiễm trùng và viêm nhiễm tai trong. Bên cạnh các nguyên nhân trên, căng thẳng thần kinh, lo lắng và trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày kèm theo buồn nôn, đi ngoài. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau dạ dày sau bao lâu thì khỏi và có tự khỏi được không? Vi khuẩn Hp là một trong số những nguyên nhân gây đau dạ dày kèm theo buồn nôn, tiêu chảy. Đau dạ dày kèm theo buồn nôn có nguy hiểm không? Đau dạ dày kèm theo buồn nôn thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và dần biến mất sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số biến chứng, điển hình như mất nước hay thiếu máu. Cơ thể mỗi người chiếm tới ba phần tư là nước. Nước đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các phản ứng sinh hóa, tạo môi trường diễn ra các quá trình trao đổi chất, lưu thông máu, cân bằng hệ nước và điện giải,…Khi nôn mửa, đi ngoài liên tục, cơ thể mất lượng lớn nước, khiến các quá trình trên bị rối loạn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Chưa kể, nhiều trường hợp mất nước nặng, có thể dẫn đến sốc, hôn mê, thậm chí tử vong. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không? Đau dạ dày kèm theo buồn nôn khi nào cần gặp bác sĩ? Để sớm cải thiện tình trạng của bản thân và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng, ngay khi thấy bụng khó chịu và có một trong số các biểu hiện dưới đây, bạn nên tới cơ sở y tế để được y bác sĩ khám và tư vấn phác đồ phù hợp nhất. Nôn mửa thường xuyên, có thể có lẫn máu trong chất nôn. Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày chưa khỏi. Phân có lẫn máu (màu đen/sẫm màu). Đau ở ngực, cánh tay, cổ, hàm. Khó thở, khó nuốt. Sút cân không rõ nguyên nhân. Có biểu hiện của mất nước: Khát, khô miệng, nước tiểu sẫm màu, má, hốc mắt trũng sâu, cơ thể mệt mỏi. Khát nước là một trong các dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị mất nước. Đau dạ dày và buồn nôn đi ngoài nên làm gì? Tự chăm sóc và áp dụng các cách làm đơn giản tại nhà Đau dạ dày kèm theo buồn nôn có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu có biện pháp chăm sóc tốt, nghỉ ngơi và bổ sung nước hợp lý, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục hơn. Để tránh mất nước và tái thiết lập lại hệ cân bằng điện giải, bạn nên: Uống thêm nhiều nước. Uống các nước ion dành cho người tập thể thao, nước bù điện giải. Nước hoa quả. Dưới đây là một số mẹo đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để khắc phục tình trạng đau dạ dày kèm buồn nôn của bản thân: ➤  Chia thời gian ăn thành nhiều bữa: Việc này giúp dạ dày tiêu hóa thuận lợi hơn, giảm bớt khối lượng thức ăn tồn đọng, hạn chế cảm giác đầy bụng và buồn nôn hơn. ➤  Dùng gừng và bạc hà: Gừng và bạc hà theo y học cổ truyền đều có vị cay, tính ấm, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Tinh dầu có trong gừng và bạc hà không chỉ giúp bạn giải cảm, thư giãn tinh thần mà còn giúp xử trí tình trạng đầy bụng, chống nôn cực hiệu quả. Bạn có thể nhai sống một vài lá bạc hà hoặc cho gừng và bạc hà hãm thành trà uống mỗi sáng. ➤  Dùng nước soda: Với thành phần natri bicarbonat, nước soda có tác dụng trung hòa axit dịch vị dạ dày, làm tăng chỉ số pH, vừa giúp giảm các cơn đau dạ dày, vừa loại bỏ tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn do axit trào ngược. ➤  Muối pha nước ấm: Cũng gần giống như nước soda, bổ sung nước muối ấm giúp hạn chế ảnh hưởng của axit trong dạ dày, từ đó giảm buồn nôn hiệu quả. Tuy nhiên bạn lưu ý chỉ nên pha lượng muối nhỏ, loãng, tránh dùng quá nhiều muối hạt. ➤  Tinh bột nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong đã được sử dụng nhiều trong dân gian từ lâu đời nhờ hiệu quả trong điều trị các chứng đau dạ dày. Trong trường hợp đau dạ dày kèm buồn nôn, tinh bột nghệ và mật ong cũng đem lại tác dụng hữu hiệu. Các hoạt chất trong nghệ (điển hình là curcumin) và các chất kháng sinh tự nhiên trong mật ong giúp tăng cường sức khỏe dạ dày, đẩy nhanh quá trình tái tạo niêm mạc và hàn gắn vết loét, giúp phục hồi nhanh các tổn thương do viêm loét dạ dày, từ đó giảm dần các triệu chứng ợ hơi và buồn nôn. ➤  Chuyển sự tập trung sang việc khác: Nôn là hoạt động do co bóp bất thường trong hệ thống cơ của dạ dày, chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố thần kinh. Nếu bạn quá lưu tâm và lo lắng về nó, sẽ càng khiến tình trạng của bản thân thêm trầm trọng. Vì vậy, thay vì thường xuyên nghĩ ngợi về cảm giác buồn nôn, hãy chuyển sự tập trung sang việc khác (như làm việc, giải trí,…), có thể sẽ giúp bạn “lãng quên” nó tốt hơn. Nếu đã áp dụng tất cả các mẹo trên nhưng vẫn không giảm cảm giác buồn nôn, bạn có thể cần tự gây nôn để giảm bớt khó chịu và áp lực cho dạ dày. Sau khi nôn, lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày ít đi, chắc chắn bạn sẽ thấy ổn hơn, tình trạng buồn nôn sẽ bớt đi đáng kể. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau dạ dày nên ăn gì tốt? Điều trị dùng thuốc Nếu các biện pháp tự chăm sóc không đem lại hiệu quả, tình trạng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài vẫn tiếp tục sau một vài ngày, bạn nên đến cơ sở y tế để được y bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Sau khi chẩn đoán, tùy từng nhóm nguyên nhân và mức độ triệu chứng khác nhau, các bác sĩ có thể chỉ định các đơn thuốc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, có thể có một số loại sau đây: ➤ Các sản phẩm bù nước và điện giải: Nôn mửa và tiêu chảy làm mất đi lượng lớn nước trong cơ thể, khiến bạn mệt mỏi và có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng khác. Do đó, trước tiên, bạn sẽ được khuyên bổ sung thêm nước để cơ thể mau lấy lại sức, đưa các quá trình chuyển hóa, sinh lý trong cơ thể trở về trạng thái bình thường. ➤ Các thuốc chống nôn: Bên cạnh bù nước, bạn cũng cần phải giữ lại nước trong cơ thể và hạn chế tối đa các đợt nôn và đi ngoài. Các thuốc chống nôn giúp điều chỉnh nhu động ruột, hạn chế cảm giác buồn nôn, điều trị triệu chứng buồn nôn và ói mửa. ➤ Kháng sinh: Với những người bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP, cần dùng các phác đồ sử dụng kháng sinh để diệt HP. Hiện có nhiều phác đồ trị HP khác nhau, tùy thuộc vào từng tình trạng và mức độ kháng kháng sinh của người bệnh. Để nâng cao hiệu quả trị liệu, người bệnh cần đặc biệt tuân thủ dùng đúng liều, đúng thời gian như chỉ định của bác sĩ để tránh nhờn thuốc, bệnh tiếp tục tái phát sau này. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tìm hiểu chi tiết các loại thuốc đau dạ dày phổ biến hiện nay Nên làm gì để phòng tránh đau dạ dày buồn nôn? Viêm dạ dày và ngộ độc thực phẩm được cho là những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau dạ dày có kèm theo buồn nôn. Do đó, vệ sinh sạch sẽ chính là một trong số những cách phòng tránh hiệu quả nhất.  Để hạn chế nguy cơ bị đau dạ dày kèm buồn nôn, đi ngoài, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chế biến thực phẩm. Bảo quản, sơ chế, nấu thực phẩm đúng cách. Đun và hâm lại thức ăn kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Khử trùng, vệ sinh các bề mặt thường xuyên (bàn ăn, bếp, bát đũa, dụng cụ chế biến,…) Giặt quần áo, chăn màn định kỳ. Rửa tay thường xuyên và đảm bảo vệ sinh là biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày hữu hiệu. Hy vọng các thông tin trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách khắc phục tình trạng đau dạ dày buồn nôn. Hãy thường xuyên theo dõi những thay đổi bất thường của cơ thể để sớm nhận ra dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời bạn nhé. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau dạ dày nên làm gì cho đỡ đau? Bình vị Thái Minh giảm đau dạ dày buồn nôn hiệu quả Bên cạnh sử dụng các thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ, để tình trạng của bản thân mau chóng hồi phục hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ khác. Một trong số những sản phẩm được người bệnh tin dùng và đánh giá cao về chất lượng là Bình Vị Thái Minh. Được sản xuất tại Nhà máy công nghệ cao Thái Minh – đơn vị sản xuất dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam, Bình Vị Thái Minh mang nhiều ưu điểm, cả về thành phần và công nghệ bào chế, đem lại tác động toàn diện dựa trên cả 3 phương thức: Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua Bình Vị Thái Minh – Sản phẩm được ưa chuộng hàng đầu trong hỗ trợ các bệnh lý dạ dày. Để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh lý của bản thân và cách sử dụng Bình Vị Thái Minh, bạn vui lòng liên hệ theo số Hotline 1800 6397. Tham khảo thêm tại đây: https://www.medicalnewstoday.com/articles/325202 Chia sẻ

Loading...