Mách bạn cách xử trí đau dạ dày buồn nôn hiệu quả

Ở nhiều người đau dạ dày, ngoài cảm giác đau thông thường, còn có các biểu hiện kèm theo khác như buồn nôn, đi ngoài. Những điểm khác biệt này gây không ít hoang mang, lo lắng cho người bệnh. Vậy đau dạ dày buồn nôn do đâu gây ra? Có nguy hiểm không? Và khắc phục như thế nào cho hiệu quả? Mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đau dạ dày kèm theo buồn nôn, đi ngoài

Đau dạ dày kèm theo buồn nôn và đi ngoài là biểu hiện tương đối phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng trên như:

  • Viêm niêm mạc dạ dày: Có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn HP, ăn thực phẩm ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh, tổn thương niêm mạc dạ dày (do uống nhiều rượu hoặc lạm dụng các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, aspirin).
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư.
  • Xuất hiện vật cản trong đường ruột: Do kết dính mô sau phẫu thuật, viêm ruột thừa, ung thư.
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa: Do ăn uống khó tiêu, mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Đang trong thời kỳ mang thai, những thay đổi về sinh lý cũng có thể gây cảm giác buồn nôn, khó chịu.
  • Người có vấn đề về hệ thần kinh trung ương, như đau nửa đầu, áp lực nội sọ,…
  • Bị nhiễm trùng và viêm nhiễm tai trong.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, căng thẳng thần kinh, lo lắng và trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày kèm theo buồn nôn, đi ngoài.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau dạ dày sau bao lâu thì khỏi và có tự khỏi được không?

Nguyên nhân gây đau dạ dày kèm theo buồn nôn, đi ngoài 1
Vi khuẩn Hp là một trong số những nguyên nhân gây đau dạ dày kèm theo buồn nôn, tiêu chảy.

Đau dạ dày kèm theo buồn nôn có nguy hiểm không?

Đau dạ dày kèm theo buồn nôn thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và dần biến mất sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số biến chứng, điển hình như mất nước hay thiếu máu.

Cơ thể mỗi người chiếm tới ba phần tư là nước. Nước đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các phản ứng sinh hóa, tạo môi trường diễn ra các quá trình trao đổi chất, lưu thông máu, cân bằng hệ nước và điện giải,…Khi nôn mửa, đi ngoài liên tục, cơ thể mất lượng lớn nước, khiến các quá trình trên bị rối loạn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Chưa kể, nhiều trường hợp mất nước nặng, có thể dẫn đến sốc, hôn mê, thậm chí tử vong.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không?

Đau dạ dày kèm theo buồn nôn khi nào cần gặp bác sĩ?

Để sớm cải thiện tình trạng của bản thân và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng, ngay khi thấy bụng khó chịu và có một trong số các biểu hiện dưới đây, bạn nên tới cơ sở y tế để được y bác sĩ khám và tư vấn phác đồ phù hợp nhất.

  • Nôn mửa thường xuyên, có thể có lẫn máu trong chất nôn.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày chưa khỏi.
  • Phân có lẫn máu (màu đen/sẫm màu).
  • Đau ở ngực, cánh tay, cổ, hàm.
  • Khó thở, khó nuốt.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Có biểu hiện của mất nước: Khát, khô miệng, nước tiểu sẫm màu, má, hốc mắt trũng sâu, cơ thể mệt mỏi.
Đau dạ dày kèm theo buồn nôn khi nào cần gặp bác sĩ? 1
Khát nước là một trong các dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị mất nước.

Đau dạ dày và buồn nôn đi ngoài nên làm gì?

Tự chăm sóc và áp dụng các cách làm đơn giản tại nhà

Đau dạ dày kèm theo buồn nôn có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu có biện pháp chăm sóc tốt, nghỉ ngơi và bổ sung nước hợp lý, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục hơn. Để tránh mất nước và tái thiết lập lại hệ cân bằng điện giải, bạn nên:

  • Uống thêm nhiều nước.
  • Uống các nước ion dành cho người tập thể thao, nước bù điện giải.
  • Nước hoa quả.

Dưới đây là một số mẹo đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để khắc phục tình trạng đau dạ dày kèm buồn nôn của bản thân:

➤  Chia thời gian ăn thành nhiều bữa: Việc này giúp dạ dày tiêu hóa thuận lợi hơn, giảm bớt khối lượng thức ăn tồn đọng, hạn chế cảm giác đầy bụng và buồn nôn hơn.

➤  Dùng gừng và bạc hà: Gừng và bạc hà theo y học cổ truyền đều có vị cay, tính ấm, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Tinh dầu có trong gừng và bạc hà không chỉ giúp bạn giải cảm, thư giãn tinh thần mà còn giúp xử trí tình trạng đầy bụng, chống nôn cực hiệu quả. Bạn có thể nhai sống một vài lá bạc hà hoặc cho gừng và bạc hà hãm thành trà uống mỗi sáng.

➤  Dùng nước soda: Với thành phần natri bicarbonat, nước soda có tác dụng trung hòa axit dịch vị dạ dày, làm tăng chỉ số pH, vừa giúp giảm các cơn đau dạ dày, vừa loại bỏ tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn do axit trào ngược.

➤  Muối pha nước ấm: Cũng gần giống như nước soda, bổ sung nước muối ấm giúp hạn chế ảnh hưởng của axit trong dạ dày, từ đó giảm buồn nôn hiệu quả. Tuy nhiên bạn lưu ý chỉ nên pha lượng muối nhỏ, loãng, tránh dùng quá nhiều muối hạt.

➤  Tinh bột nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong đã được sử dụng nhiều trong dân gian từ lâu đời nhờ hiệu quả trong điều trị các chứng đau dạ dày. Trong trường hợp đau dạ dày kèm buồn nôn, tinh bột nghệ và mật ong cũng đem lại tác dụng hữu hiệu. Các hoạt chất trong nghệ (điển hình là curcumin) và các chất kháng sinh tự nhiên trong mật ong giúp tăng cường sức khỏe dạ dày, đẩy nhanh quá trình tái tạo niêm mạc và hàn gắn vết loét, giúp phục hồi nhanh các tổn thương do viêm loét dạ dày, từ đó giảm dần các triệu chứng ợ hơi và buồn nôn.

➤  Chuyển sự tập trung sang việc khác: Nôn là hoạt động do co bóp bất thường trong hệ thống cơ của dạ dày, chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố thần kinh. Nếu bạn quá lưu tâm và lo lắng về nó, sẽ càng khiến tình trạng của bản thân thêm trầm trọng. Vì vậy, thay vì thường xuyên nghĩ ngợi về cảm giác buồn nôn, hãy chuyển sự tập trung sang việc khác (như làm việc, giải trí,…), có thể sẽ giúp bạn “lãng quên” nó tốt hơn.

Nếu đã áp dụng tất cả các mẹo trên nhưng vẫn không giảm cảm giác buồn nôn, bạn có thể cần tự gây nôn để giảm bớt khó chịu và áp lực cho dạ dày. Sau khi nôn, lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày ít đi, chắc chắn bạn sẽ thấy ổn hơn, tình trạng buồn nôn sẽ bớt đi đáng kể.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau dạ dày nên ăn gì tốt?

Điều trị dùng thuốc

Nếu các biện pháp tự chăm sóc không đem lại hiệu quả, tình trạng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài vẫn tiếp tục sau một vài ngày, bạn nên đến cơ sở y tế để được y bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Sau khi chẩn đoán, tùy từng nhóm nguyên nhân và mức độ triệu chứng khác nhau, các bác sĩ có thể chỉ định các đơn thuốc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, có thể có một số loại sau đây:

➤ Các sản phẩm bù nước và điện giải: Nôn mửa và tiêu chảy làm mất đi lượng lớn nước trong cơ thể, khiến bạn mệt mỏi và có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng khác. Do đó, trước tiên, bạn sẽ được khuyên bổ sung thêm nước để cơ thể mau lấy lại sức, đưa các quá trình chuyển hóa, sinh lý trong cơ thể trở về trạng thái bình thường.

➤ Các thuốc chống nôn: Bên cạnh bù nước, bạn cũng cần phải giữ lại nước trong cơ thể và hạn chế tối đa các đợt nôn và đi ngoài. Các thuốc chống nôn giúp điều chỉnh nhu động ruột, hạn chế cảm giác buồn nôn, điều trị triệu chứng buồn nôn và ói mửa.

➤ Kháng sinh: Với những người bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP, cần dùng các phác đồ sử dụng kháng sinh để diệt HP. Hiện có nhiều phác đồ trị HP khác nhau, tùy thuộc vào từng tình trạng và mức độ kháng kháng sinh của người bệnh. Để nâng cao hiệu quả trị liệu, người bệnh cần đặc biệt tuân thủ dùng đúng liều, đúng thời gian như chỉ định của bác sĩ để tránh nhờn thuốc, bệnh tiếp tục tái phát sau này.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tìm hiểu chi tiết các loại thuốc đau dạ dày phổ biến hiện nay

Nên làm gì để phòng tránh đau dạ dày buồn nôn?

Viêm dạ dày và ngộ độc thực phẩm được cho là những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau dạ dày có kèm theo buồn nôn. Do đó, vệ sinh sạch sẽ chính là một trong số những cách phòng tránh hiệu quả nhất. 

Để hạn chế nguy cơ bị đau dạ dày kèm buồn nôn, đi ngoài, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chế biến thực phẩm.
  • Bảo quản, sơ chế, nấu thực phẩm đúng cách.
  • Đun và hâm lại thức ăn kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
  • Khử trùng, vệ sinh các bề mặt thường xuyên (bàn ăn, bếp, bát đũa, dụng cụ chế biến,…)
  • Giặt quần áo, chăn màn định kỳ.
Nên làm gì để phòng tránh đau dạ dày buồn nôn? 1
Rửa tay thường xuyên và đảm bảo vệ sinh là biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày hữu hiệu.

Hy vọng các thông tin trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách khắc phục tình trạng đau dạ dày buồn nôn. Hãy thường xuyên theo dõi những thay đổi bất thường của cơ thể để sớm nhận ra dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời bạn nhé.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau dạ dày nên làm gì cho đỡ đau?

Bình vị Thái Minh giảm đau dạ dày buồn nôn hiệu quả

Bên cạnh sử dụng các thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ, để tình trạng của bản thân mau chóng hồi phục hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ khác. Một trong số những sản phẩm được người bệnh tin dùng và đánh giá cao về chất lượng là Bình Vị Thái Minh. Được sản xuất tại Nhà máy công nghệ cao Thái Minh – đơn vị sản xuất dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam, Bình Vị Thái Minh mang nhiều ưu điểm, cả về thành phần và công nghệ bào chế, đem lại tác động toàn diện dựa trên cả 3 phương thức:

  1. Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày
  2. Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  3. Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua
Bình vị Thái Minh giảm đau dạ dày buồn nôn hiệu quả 1
Bình Vị Thái Minh – Sản phẩm được ưa chuộng hàng đầu trong hỗ trợ các bệnh lý dạ dày.

Để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh lý của bản thân và cách sử dụng Bình Vị Thái Minh, bạn vui lòng liên hệ theo số Hotline 1800 6397.

Tham khảo thêm tại đây:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325202

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...