Các nguyên nhân dẫn đến đau bụng vùng thượng vị

Theo thống kê, bệnh đau thượng vị phổ biến nhất là ở những người có độ tuổi từ 25 đến 35. Đây là một căn bệnh có thể khởi phát ở nhiều người, dù là nam hay nữ và nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu: Đau bụng, ợ hơi, buồn nôn, và một loạt triệu chứng khó chịu khác cho người bệnh. Vậy nguyên nhân gây đau bụng thường vị là gì? Các bạn tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.

Các nguyên nhân dẫn đến đau bụng vùng thượng vị 1

Thế nào là đau bụng vùng thượng vị?

Đau bụng vùng thượng vị là tình trạng đau tức từ dưới mũi xương ức đến vùng rốn và phần hai bên mạn sườn. Người bệnh có cảm giác đau nói, đau thắt, đau âm ỉ tại vùng thượng vị đó. Các cơn đau dữ dội có thể lan ra phía sau lưng của người bệnh. Chính vì cơn đau bụng thượng vị xác định vùng trên rốn và dưới xương sườn nên rất dễ bị nhầm lẫn với đau dạ dày, tuy nhiên đau thượng vị lại nguy hiểm hơn rất nhiều.

Người bị đau vùng thượng vị thường kèm theo các biểu hiện mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy:

  • Buồn nôn,
  • Chóng mặt,
  • Chán ăn
  • Khi chuyển động các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn
  • Đau khi ăn
  • Ợ nóng hoặc cảm giác nóng rát ở ngực
  • Có thể có trạng thái khó thở
  • Đau thượng vị kèm đi ngoài nhiều lần
  • Suy nhược cơ thể

Những triệu chứng của đau bụng thượng vị ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh, gây ra nhiều phiền toái không đáng có. Chính vì vậy, bất cứ ai cũng không nên chủ quan với căn bệnh này, tìm hiểu được nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là nguyên nhân gây ra bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng vùng thượng vị?

Hiện tượng đau bụng vùng thượng vị xảy ra với rất nhiều nguyên nhân, khi bạn đã nắm được một số nguyên nhân chính gây bệnh thì bạn cũng phần nào phòng ngừa được bệnh và đi kiểm tra sức khỏe sớm để điều trị được kịp thời:

1.Chứng khó tiêu

Khi bạn khó tiêu tức là tình trạng vùng thượng vị dạ dày bị trương phồng và căng tức kèm theo một loạt triệu chứng: Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng và buồn nôn….Trong dạ dày lúc này có chứa acid giúp tiêu hóa thức ăn nhưng nếu lượng acid trong dạ dày quá nhiều có thể gây kích ứng trong hệ tiêu hóa dẫn tới trạng thái đau bụng thượng vị.

Chứng khó tiêu có thể gây đau hoặc nóng rát vùng thượng vị. Chứng  khó tiêu phổ biến ở hầu hết mọi người, tuy nhiên tình trạng này có thể là dấu hiệu không dung nạp một số loại thức ăn.

2.Biến chứng của một số bệnh lý dạ dày

Một số bệnh lý về dạ dày cũng thường xuyên có triệu chứng đau bụng thượng vị vào ban đêm, ngoài ra mức độ đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Một số bệnh lý về dạ dày có thể kể đến:

Viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Đa số bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày tá tràng đều gặp phải tình trạng đau bụng vùng thượng vị. Nguyên do có thể liên quan đến nhiễm trùng vi khuẩn hoặc sử dụng một số loại thuốc chống viêm không chứa Steroid. Ngoài cảm thấy đau bụng vùng thượng vị, người bệnh còn gặp phải một số dấu hiệu: Buồn nôn, ăn uống nhanh no, mệt mỏi, uể oải….
  • Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh về tiêu hóa rất dễ gặp, bệnh nhân không được điều trị kịp thời dễ xảy ra biến chứng xuất huyết tiêu hóa gây nguy hiểm trầm trọng cho sức khỏe người bệnh, thậm chí tính mạng người bệnh cũng gặp nguy hại.

Viêm dạ dày:

Bệnh viêm dạ dày xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị viêm do nhiễm vi khuẩn Hp, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc có một số tổn thương khác liên quan đến dạ dày. Khi này dạ dày của người bệnh bị tổn thương rất nghiêm trọng, lớp niêm mạc dạ dày đang trong trạng thái viêm khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và đau tức thượng vị. Ngoài ra bệnh còn có dấu hiệu đi kèm: Buồn nôn và thậm chí là nôn ra máu.

Viêm dạ dày có thể tồn tại dưới hai dạng chính đó là bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh, được điều trị theo đúng phương pháp, liệu trình.

2.Trào ngược dạ dày

2.Trào ngược dạ dày 1

Nguyên nhân của trào ngược dạ dày là khi acid trong dạ dày ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày, được gọi là thực quản ây đau ở ngực và cổ họng đi kèm với đau vùng thượng vị . Biểu hiện cụ thể của chứng trào ngược dạ dày là: Chướng bụng đầy hơi khó tiêu, miệng có vị đắng, cảm giác nghẹn như có u ở ngực, ở cổ họng. Khi bị trào ngược dạ dày người bệnh thường cảm thấy chán ăn, sức khỏe giảm sút. Bệnh nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ mắc trào ngược thực quản.

3.Viêm thực quản

Viêm thực quản là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng vùng thượng vị rất phổ biến. Nguyên do bởi khi niêm mạc thực quản bị kích thích và viêm acid từ dạ dày lên thực quản, dị ứng, nhiễm trùng hoặc kích ứng mãn tính từ thuốc. Bệnh viêm thực quản nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến sẹo ở niêm mạc thực quản và tăng nguy cơ ung thư thực quản.

4.Phụ nữ khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai là nguyên nhân dẫn tới bệnh đau thượng vị bởi khi mang thai phụ nữ chịu áp lực khá lớn từ thai nhỉ hoặc sự gia tăng hormone trong thai kỳ. Cụ thể là do axit trào ngược và tử cung mở rộng dần gây ra tình trạng chèn ép lên các bộ phận chức năng, dẫn đến cơn đau.

Thai phụ cần theo dõi cẩn thận hiện tượng này. Bởi trong nhiều trường hợp, đây là triệu chứng tiền sản giật. Nếu không phát hiện và theo dõi đầy đủ, chúng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và cả thai nhi.

5.Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến bộ phận tiêu hóa nói chung và bệnh đau thượng vị nói riêng:

  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích, đồ uống có cồn: Bia, rượu, cà phê, thuốc lá trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến đau bụng thượng vị nhanh nhất. Khi cơ thể người bệnh sẽ ngưng tổng hợp prostaglandin, một hợp chất quan trọng giúp chống lại các vi khuẩn  gián tiếp dẫn tới tình trạng đau bụng thượng vị. Bởi khi ăn quá no, dạ dày sẽ hoạt động cật lựng để co bóp, tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt là trước khi đi ngủ, việc dạ dày co bóp tiêu hóa đồ ăn nhanh chóng sẽ gây áp lực lên vùng thượng vị, làm cơn đau thượng vị bộc phát.

5.Thói quen ăn uống 1

Phương pháp chẩn đoán đau thượng vị dạ dày

Như đã chia sẻ ở trên dau bụng thượng vị dạ dày bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Chính vì thế, để có thể chẩn đoán chính xác về bệnh, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cung cấp lịch sử y tế, mô tả các triệu chứng và thói quen sử dụng thuốc để hỗ trợ chẩn đoán. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần làm thêm một số xét nghiệm liên quan để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau. Một số các xét nghiệm được chỉ định như sau:

Nội soi dạ dày:

Nọi soi dạ dày giúp bác sĩ nhìn thấy được toàn bộ bên trong dạ dày, chính vì vậy, bác sĩ có thể đanh giá các vấn đề bên trong thực quản như viêm hoặc tăng trưởng quá mức. Ngoài ra nội soi dạ dày cũng có thể lấy mẫu mô để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm khi cần thiết.

Chụp X- quang:

Chụp X-quang  giúp bác sĩ quan sát tổng thể một số bộ phận bên trong ổ bụng như: Vùng thượng vị, thận, bàng quang và niệu quản để kiểm tra những bệnh lý liên quan

Kiểm tra chức năng tim:

Để kiểm tra xem tim có liên quan đến đau thượng vị hay không, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện điện não đồ hoặc xét nghiệm căng thẳng.

Xét nghiệm nước tiểu:

Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác nhận các rối loạn khác liên quan đến đường tiết niệu có thể dẫn đến đau vùng thượng vị.

Xét nghiệm máu:

Xét nghiệm máu nhằm xác định lượng máu bât thường để đánh giá nguyên nhân đau thượng vị, ngoài ra nó còn giúp đánh giá chức năng gan, tuyến tụy và tốc độ máu lắng để xác định tình trạng viêm trong cơ thể.

Có thể bạn quan tâm: Các phương pháp điều trị đau bụng thượng vị

Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu đau bụng thượng vị

Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu đau bụng thượng vị 1

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Với bệnh đau bụng thượng vị, chế độ ăn uống là liều thuốc hiệu quả giúp bạn bảo vệ sức khỏe cuả hệ tiêu hóa đồng thời ngăn chặn tình trạng dạ dày kích hoạt.

Nên:

  • Đảm bảo ăn chín uống sôi, thực phẩm hợp vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tuy nhiên tránh uống qua nhiều nước trước và sau khi ăn.
  • Nên ăn uống các bữa đầy đủ, không bỏ bữa sáng, không để bụng quá no cũng như quá đói
  • Bổ sung thêm thực phẩm nhiều rau xanh, giàu vitamin, các khoáng chất, chất xơ vào thực đơn hằng ngày để tránh áp lực co bóp lên dạ dày
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều vào 1 bữa
  • Nên duy trì chế độ ăn nhạt, không nên nêm nếm quá nhiều muối hay gia vị khi chế biến thức ăn.

Không nên:

  • Hạn chế ăn vặt hay ăn các loại đồ chế biến sẵn ở ngoài hàng quán.
  • Không ăn các món ăn sống, gỏi
  • Tránh ăn những loại thực phẩm đông lạnh, nhiều chất bảo quản
  • Tránh ăn vắt, ăn những loại thực phẩm bày bán lê đường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Hạn chế uống nước có ga hay những loại bia rượu có cồn, nhiều chất kích thích
  • Không ăn bốc, đồng thời tập thói quen vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi ăn.
  • Hạn chế ăn các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt, đồng thời tránh ăn nhiều đồ chua hay các loại trái cây có vị chua.
  • Không nên ăn quá khuya, ngay trước giờ đi ngủ và chú ý dùng bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 2 – 3 tiếng đồng hồ.

Tham khảo đầy đủ hơn thông tin tại bài viết: Đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

Để ngăn ngừa những dấu hiệu đau bụng thượng vị thì việc thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh là thói quen cần thiết giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giúp người bệnh có sức khỏe tổng thể tốt.

  • Nên phân chia thời gian và nghỉ ngơi thật hợp lý, tránh làm việc quá khuya và làm việc quá sức
  • Đảm bảo ngủ nghỉ đủ giờ hợp lý, nên có giấc ngủ đủ kéo dài 7-8 tiếng mỗi ngày
  • Nhanh chóng bỏ thói quen hút thuốc lá
  • Tập luyện hít thở sâu khoảng 15-30 phút mỗi ngày giúp tăng cường cơ thắt của dạ dày cũng như đường ruột và giảm áp lực và căng thẳng lên hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra hít thở sâu và dành thời gian nghỉ ngơi mỗi khi bị lâm vào các tình huống căng thẳng.
  • Lên kế hoạch đảm bảo có cân nặng vừa phải an toàn nhằm phòng ngừa bệnh đau dạ dày xuất hiện.

Không sử dụng thuốc Tây bừa bãi

Sử dụng thuốc tây ” vô tội vạ” cũng là một trong những nguyên nhânphổ biến khiến bạn đau thượng vị dạ dày. Chính vì thế mà người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng bất cứ một loại thuốc Tây nào. Để giảm thiểu tác dụng phụ mà thuốc Tây gây ra cho dạ dày, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để sử dụng, nhất là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid vì nso ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày của bạn
  • Nên dùng thuốc đúng liều lượng, tuân thủ thời gian uống theo chỉ định của bác sĩ
  • Không nên tự ý tăng liều hay uống theo cách mình muốn
  • Không nên uống thuốc khi bụng đói và nagy trước giờ đi ngủ nếu không được bác sĩ chỉ định
  • Nên uống thuốc với nước lọc để làm giảm tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Khi gặp các vấn đề bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh và kê thuốc cho phù hợp với cơ địa.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì?

Bình vị thái minh phòng ngừa đẩy lùi đau bụng thượng vị

Hiểu được nguyên nhân dẫn đến đau bụng vùng thượng vị phần nào chúng ta cũng có thể phòng ngừa bệnh đua bụng thượng vị xuất hiện. Lựa chọn một sản phẩm chiết xuất từ thảo dược cũng là lựa chọn giúp đẩy lùi triệu chứng đua thượng vị được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng. Chính vì thế, nhờ nghiên cứu rất tỉ mỉ và công phu các nhà khoa học đã đưa ra các dòng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vừa an toàn, lành tính, tiện dụng. Bình Vị Thái Minh là một trong những dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả đang được ưa chuộng nhất hiện nay.

Bình vị thái minh phòng ngừa đẩy lùi đau bụng thượng vị 1

Bình vị Thái Minh là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – Nhà máy đạt chuẩn GMP. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ những thảo dược nổi tiếng rất tốt cho dạ dày như:

  • GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi),
  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu),
  • Cao núc nác,
  • Cao thương truật.

Sản phẩm mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện:

  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua

Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng trong điều trị viêm loét dạ dày, đây là sự kết hợp giữa thành phần MUCOSAVE và các vị dược liệu quý của Việt Nam như Dạ cẩm, lá khôi, Thương truật, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...