Tổng hợp 10 nguyên nhân phổ biến gây bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là loại bệnh rất phổ biến hiện nay, gặp ở mọi đối tượng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang thể mãn tính và khó để điều trị dứt điểm được, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, từ đó phòng tránh bệnh hiệu quả.
Mục lục
- Triệu chứng nhận biết đau dạ dày
- Tổng hợp những nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày
- Do thói quen ăn uống thiếu khoa học
- Sử dụng rượu bia
- Do hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích
- Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)
- Do mắc phải các bệnh đường tiêu hóa
- Do tác dụng phụ của một số thuốc
- Cơ thể bị nhiễm lạnh
- Do bị stress, căng thẳng thần kinh
- Do cơ thể không dung nạp Gluten (bệnh Celiac)
- Một số nguyên nhân khác
- Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?
- Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày
- Bình Vị Thái Minh – Đồng hành cùng bạn chiến đầu với bệnh đau dạ dày
Triệu chứng nhận biết đau dạ dày
Đau dạ dày thường dễ bị mọi người nhầm lẫn với những cơn đau bụng thông thường, dẫn đến tâm lí chủ quan làm tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
Dưới đây là một số triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh đau dạ dày:
- Đau vùng thượng vị: Là những cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị của dạ dày, ngay giữa 2 bên xương sườn, trên rốn và dưới xương ức, cơn đau có thể đến bất cứ lúc nào nhưng thường vào lúc người bệnh ăn no.
- Buồn nôn và nôn ói: Khi bị đau dạ dày có thể kèm triệu chứng buồn nôn do lượng thức ăn bị trào ngược lên thực quản, sau khi nôn xong, cơn đau sẽ có xu hướng giảm bớt.
- Rối loạn tiêu hóa: Đây là triệu chứng quan trọng của bệnh đau dạ dày do hoạt động của dạ dày bị rối loạn dẫn đến việc đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua…
- Ngoài ra bệnh còn gây ra một số ảnh hưởng khác tới sức khỏe của bạn như: mất ngủ, sụt cân, lo âu…
➤Tìm hiểu chi tiết tại: 6 triệu chứng báo hiệu có thể bạn đang bị đau dạ dày
Tổng hợp những nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày
Do thói quen ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống là hoạt động thiết yếu hằng ngày, trực tiếp tác động đến sức khỏe mỗi người. Các chuyên gia đã nghiên cứu và khẳng định, thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh đau dạ dày.
Dưới đây là một số thói quen ăn uống không tốt mà mọi người hay mắc phải:
- Ăn uống không đúng giờ: Khi co bóp, dạ dày sẽ tiết dịch vị để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn uống đúng giờ, lượng dịch acid này sẽ bị dư ra, gây viêm loét thành niêm mạc dạ dày từ đó dẫn đến đau dạ dày.
- Ăn quá nhanh, không nhai kỹ, nuốt vội: Hoạt động nhai sẽ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Khi ăn quá nhanh khiến một lượng thức ăn thô phải tiêu hóa trực tiếp ở dạ dày, làm dạ dày phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày sẽ có hại.
- Ăn đêm, ngủ ngay sau khi ăn: Khiến dạ dày chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn, dẫn đến đầy bụng, dịch vị tiết ra nhiều hơn. Việc ăn khuya còn tăng nguy cơ béo bụng, tạo áp lực và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ co thắt dạ dày gây ra hiện tượng đau, trào ngược dạ dày…
- Ăn đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ làm tăng kích thích tiết acid ở dạ dày, khiến cơn đau dạ dày trầm trọng hơn.
Sử dụng rượu bia
Uống rượu bia làm tăng lượng acid trong dạ dày một cách nhanh chóng. Khi uống nhiều sẽ làm cho dạ dày của bạn bị tổn thương, kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến các cơn đau dạ dày, đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, ợ hơi, buồn nôn, nôn ói hay chán ăn.
Khi dạ dày đã có các tổn thương kéo dài, mà bạn vẫn tiếp tục sử dụng rượu bia thì thậm chí có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, thủng dạ dày… Nếu không có phương pháp điều trị cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Do hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích
Nicotin có trong thuốc lá và các chất kích thích làm co thắt mạch máu, ức chế dạ dày tăng tổng hợp prostaglandin, thúc đẩy bài tiết acid, gây tổn thương lớp nhày bảo vệ dạ dày (niêm mạc dạ dày).
Ngoài ra, nicotin còn kích thích sản sinh ra nhiều chất cortisol – một hormone cơ thể sinh ra khi bạn gặp phải tâm lí stress kéo dài. Cortisol làm tăng tiết acid dạ dày (HCI) và pepsin cũng sẽ dẫn đến việc làm tổn thương dạ dày, gây ra các cơn đau quằn quại cho người bệnh.
Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại xoắn khuẩn gram âm, chúng có khả năng lây nhiễm từ người sang người rất cao. Vi khuẩn HP sống và phát triển tốt trong môi trường acid, đặc biệt là niêm mạc dạ dày, vậy nên dạ dày là môi trường xâm nhập lý tưởng của chúng thông qua con đường ăn uống là chủ yếu.
Khi xâm nhập và phát triển quá mức, chúng tiết ra chất gây viêm (cytotoxin) làm tổn thương, phá hủy lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày. Từ đó lâu ngày sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm như đau, viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng hoặc xuất huyết dạ dày.
Do mắc phải các bệnh đường tiêu hóa
Một số trường hợp đau dạ dày là do mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như:
- Viêm loét dạ dày: là bệnh gây tổn thương viêm, tạo ra vết loét trên niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau dạ dày. Cơn đau thường xuất hiện sau khi người bệnh ăn no, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia…
- Trào ngược dạ dày (GERD): xảy ra khi lượng dịch vị vượt quá giới hạn bình thường, trào ngược lên thực quản. Kèm theo là hiện tượng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và cơn đau vùng thượng vị. Đây là bệnh mãn tính, sẽ nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.
- Bệnh Crohn: là tình trạng viêm nhiễm mô ruột mạn tính, ảnh hưởng đến đường tiêu hoá và gây đau, vị trí đau phổ biến là dạ dày. Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, suy nhược cơ thể…
- Ung thư dạ dày: gây xuất hiện các khối u ác tính ở dạ dày, có triệu chứng tương đồng với các bệnh đường tiêu hóa khác, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn, khó phát hiện ra bệnh. Thường chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn.
Do tác dụng phụ của một số thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, khi sử dụng các thuốc này nhiều ngày, có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày một cách nghiêm trọng. Đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và corticoid dạng uống.
Thuốc kháng sinh có tác dụng phụ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày, đầy hơi, chán ăn… Các thuốc NSAID và corticoid có cơ chế chống viêm thông qua việc ức chế tổng hợp prostaglandin – là chất có vai trò bảo vệ, phục hồi niêm mạc dạ dày.
Vậy nên, khi người bệnh quá lạm dụng các loại thuốc này có thể gây đau, viêm loét dạ dày. Khi sử dụng các thuốc điều trị bệnh, bạn cần tuân theo chỉ định, liều dùng của bác sĩ, dược sĩ.
Cơ thể bị nhiễm lạnh
Dạ dày dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ, đặc biệt là đối với người đã có tiền sử bệnh dạ dày. Khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ làm cơ thể gia tăng lượng histamin – là chất có trọng da dày, kích thích dạ dày bài tiết nhiều acid dịch vị hơn, dẫn đến việc làm tổn thương lớp nhầy bảo vệ ở niêm mạc dạ dày, từ đó gây viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
Do bị stress, căng thẳng thần kinh
Hệ tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột, giao với hệ thần kinh trung ương. Khi thần kinh bị căng thẳng, hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng làm giảm lưu lượng máu tới dạ dày, dẫn đến rối loạn ở các cơ quan tiêu hóa, bệnh dạ dày…
Hơn nữa, khi bạn gặp stress kéo dài có thể gây ra co thắt thực quản, làm tăng lượng acid trong dạ dày. Do đó, người bị trầm cảm, hay lo lắng, tâm lí bị ảnh hưởng lâu ngày sẽ dễ mắc các bệnh về dạ dày.
Do cơ thể không dung nạp Gluten (bệnh Celiac)
Bệnh Celiac, hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten, là một bệnh mà cơ thể bị dị ứng và không hấp thụ được với protein gluten (có trong các loại bột yến mạch, ngũ cốc…)
Khi người bệnh ăn thực phẩm có chứa gluten, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công và làm hỏng các mô của niêm mạc ruột non. Do đó, ruột non không thể hoạt động bình thường, không hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, dẫn đến việc bệnh nhân bị suy kiệt. Bệnh còn gây ra chứng đau dạ dày từ nặng đến nhẹ, kèm theo hiện tượng đầy bụng.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra các nguyên nhân chính đã kể trên, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày như:
- Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến điều hòa hệ nội tiết của cơ thể, dẫn đến tăng hoặc giảm tiết các hormone có tại dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày.
- Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân đau dạ dày đều có tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh. Tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày ở nhóm máu O cũng cao hơn so với bệnh nhân nhóm máu khác.
- Yếu tố nội tiết: Một số bệnh nội tiết cũng có thể ảnh hưởng đến lượng hormone có trong dạ dày như: bệnh Hashimoto, suy tuyến yên, thiểu năng cận giáp…
- Tiền sử bệnh lý có thể để lại các ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng đau dạ dày như các bệnh: hội chứng Zollinger-Ellison, cơ thể thiếu sắt, thiếu acid folic…
Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?
Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến nhưng rất nhiều người lại có tâm lý chủ quan, coi thường bệnh, chỉ nghĩ là đau bụng bình thường. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Nôn ói nhiều, thường xuyên sẽ làm cơ thể bị mất nước và gây rối loạn điện giải, mệt mỏi. Khi bệnh kéo dài không điều trị có thể chuyển sang thể mãn tính, kéo theo nhiều biến chứng như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn.
Ngoài ra, những cơn dạ dày thường xuyên còn ảnh hưởng đến cuộc sống, hiệu quả công việc và học tập. Đồng thời, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, ăn uống của người bệnh, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và khiến cơ thể dần gầy yếu, sút cân…
☛ Tham khảo thêm: Đau dạ dày nên làm gì cho đỡ đau?
Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là bệnh rất dễ mắc phải, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh tốt căn bệnh này thông qua việc tạo các thói quen sinh hoạt điều độ, không gây hại đến dạ dày và đường tiêu hóa như sau:
Hình thành thói quen ăn uống khoa học
Tạo cho bản thân thói quen ăn uống lành mạnh, đúng bữa là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn và đẩy lùi những cơn đau dạ dày:
- Ăn uống đúng giờ, bữa sáng nên ăn đầy đủ, nghỉ ngơi sau khi ăn, không nên ăn xong ngủ luôn.
- Ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất, cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ (có trong rau xanh) để hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Không nên ăn đồ ăn có sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ quá chua, quá mặn. Nên hình thành thói quen ăn nhạt sẽ rất tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh đúng theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ để tránh khả năng gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường, phải dừng sử dụng ngay và đi khám.
Hình thành lối sống lành mạnh
Ngoài những thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ, thì một lối sống lành mạnh là điều không thể thiếu trong phòng ngừa và điều trị bệnh đau dạ dày. Hình thành cho mình lối sống khoa học sẽ giúp hệ nội tiết hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường sức đề kháng, cũng như khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Ngủ sớm, ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ ngày), nên có giấc ngủ trưa.
- Tập thể dục không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, phòng tránh được rất nhiều loại bệnh khác.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, có thể tập các bài tập yoga nhẹ nhàng để xả stress.
Bình Vị Thái Minh – Đồng hành cùng bạn chiến đầu với bệnh đau dạ dày
Khi đã phát hiện mắc phải bệnh đau dạ dày, ngoài việc hạn chế các việc làm có hại cho sức khỏe, chúng ta cũng cần kết hợp với việc khám, điều trị và sử dụng các thực phẩm bổ sung để tăng hiệu quả, giúp bệnh mau lành.
Bình Vị Thái Minh là một trong những sản phẩm tốt trên thị trường hiện nay trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
- Sản phẩm có thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn mà vẫn mang lại hiệu quả hỗ trợ cao.
- Có chứa 2 hoạt chất Giganosin và Mucosave FG – nhập khẩu từ Ý, đã được nghiên cứu và chứng nhận mang lại tác dụng tích cực, giúp trung hòa lượng acid, tăng tốc độ tiêu hóa, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị sử dụng công nghệ cao, tại Nhà máy Công nghệ Thái Minh, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, an toàn, vệ sinh y tế.
- Sản phẩm có kèm theo hướng dẫn sử dụng chi tiết rõ ràng, bao bì in rõ nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng, an tâm khi sử dụng.
Bình Vị Thái Minh chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày, đã được nhiều người sử dụng và hài lòng, chứng nhận mang lại hiệu quả tốt.
Đau dạ dày là căn bệnh rất dễ mắc phải với cả người già và người trẻ tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống hằng ngày. Bài viết giúp ta nắm rõ nguyên nhân và cách phòng tránh để ta hiểu biết hơn về căn bệnh này, có thể phát hiện, điều trị sớm và hình thành những thói quen tốt cho sức khỏe bản thân.
Tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/abdominal-pain#location
- https://www.health.com/condition/digestive-health/27-causes-of-stomachaches-and-how-to-get-rid-of-each-one