Hiện tượng ợ hơi buồn nôn khó thở có nguy hiểm?

Hiện tượng ợ hơi buồn nôn khó thở kéo dài gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Làm thế nào để cải thiện sức khỏe? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Ợ hơi buồn nôn khi nào không phải do sinh lý?

Ợ hơi buồn nôn khi nào không phải do sinh lý? 1
Ợ hơi buồn nôn thường là dấu hiệu của bệnh lý

Ợ hơi, buồn nôn và khó thở là phản xạ của cơ thể trước những tác nhân kích thích, cụ thể như sau:

  • Ợ hơi là hiện tượng không khí từ bên ngoài vào cơ thể thông qua việc nhai nuốt. Khi lượng khí dư thừa gây áp lực tại dạ dày đủ lớn, cơ thể sẽ sinh ra phản xạ “ợ hơi” đẩy khí thừa từ dạ dày lên ống thực quản và ra ngoài thông qua đường miệng.
  • Buồn nôn là tình trạng khó chịu ở vùng bụng và cổ họng khiến cơ thể nôn nao, muốn tống tất cả thức ăn, dịch vị,… ra ngoài.
  • Khó thở là cảm giác khó khăn hoặc không thoải mái trong khi hít thở vì lượng khí oxy phục vụ cho việc hô hấp không đủ.

Ợ hơi đi kèm buồn nôn do nguyên nhân sinh lý thường do thói quen ăn quá nhanh, quá no và ăn phải đồ nhiều kích thích. Những thực phẩm dễ sinh hơi như rượu bia, đồ uống có gas,… cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó chịu như trên. Còn lại ợ hơi buồn nôn kèm khó thở thường là dấu hiệu của bệnh lý. Tình trạng này còn đi kèm với nhiều triệu chứng như khó thở, đau vùng thượng vị, chán ăn, sụt cân,… Chính vì thế, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Các bệnh lý gây ợ hơi buồn nôn khó thở

Hiện tượng ợ hơi buồn nôn kèm khó thở thường cảnh báo một số bệnh lý về đường tiêu hóa, có thể kể đến như:

Trào ngược dạ dày (GERD)

Trào ngược dạ dày (GERD) 1
Trào ngược dạ dày – thực quản là nguyên nhân hàng đầu gây khó thở

Trào ngược dạ dày (GERD) là một bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam. Người bị bệnh GERD sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như ợ hơi, buồn nôn do acid trào ngược từ dạ dày lên đường tiêu hóa trên.

Cơ chế của hiện tượng này là do hoạt động tiết acid dịch vị bị rối loạn, khiến cho thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày và sinh khí bất thường. Bên cạnh đó, trương lực cơ thắt thực quản giảm nên lượng khí dễ dàng thoát ra bên ngoài gây ợ hơi. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ làm cho niêm mạc đường tiêu hóa trên bị tổn thương, các đầu mút thần kinh tại đây trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều dẫn đến buồn nôn, đắng miệng, ho nhiều,…

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương do mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (acid dịch vị) và bảo vệ (chất nhầy). Khi các tổn thương lan rộng, vết loét sâu hơn thì hoạt động tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Lúc này, dạ dày sẽ tăng cường tiết acid đồng thời tăng tần suất co bóp nhằm phân hủy thức ăn tốt hơn. Cơ chế này có thể dẫn đến hiện tượng ợ hơi buồn nôn khó thở, thậm chí đau quặn vùng thượng vị,… gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) 1
Hội chứng ruột kích thích chiếm phần lớn các bệnh về đường ruột

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, là bệnh đường ruột phổ biến chiếm đến 5 – 20% dân số. Đây là căn bệnh rối loạn chức năng của ruột, khiến cho thức ăn không được hấp thụ hết gây nên tình trạng đầy hơi, nặng bụng.

Bên cạnh đó, những bất thường trong hệ tiêu hóa còn khiến cho ruột co bóp mạnh hơn, kết hợp cùng sự bất đồng tín hiệu giữa não và ruột khiến cho người bệnh buồn nôn, ợ hơi,…

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Lúc này, niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương nặng nề, các chức năng về tiêu hóa hầu như rối loạn. Điều này dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như ợ hơi buồn nôn, khó thở, đau vùng thượng vị, sụt cân, mệt mỏi,…

Không chỉ vậy, bệnh nhân ung thư dạ dày khi điều trị bằng hóa trị, xạ trị,… thì việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Người bệnh có thể sẽ không hấp thu thức ăn như bình thường mà phải sử dụng công cụ chuyên dụng để vận chuyển dưỡng chất trực tiếp xuống hệ tiêu hóa.

Ngoài những căn bệnh kể trên, tình trạng ợ hơi buồn nôn khó thở còn là dấu hiệu cảnh báo của ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết, thậm chí là những bệnh về tim mạch, hô hấp,… tuyệt đối không nên chủ quan!

Khi nào ợ hơi buồn nôn khó thở phải thăm khám gấp?

Khi nào ợ hơi buồn nôn khó thở phải thăm khám gấp? 1
Ợ hơi buồn nôn cần thăm khám bác sĩ khi gặp phải những dấu hiệu bất thường khác

Thông thường khi sử dụng quá nhiều thực phẩm khó tiêu như ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ,… hay đồ uống chứa nhiều khí như bia hơi, nước có gas,… thì sẽ dẫn đến hiện tượng ợ hơi. Đây là một biểu hiện sinh lý và có thể cải thiện mà không cần bất kỳ can thiệp nào. Tuy nhiên, khi ợ hơi kèm theo buồn nôn hay khó thở đều là dấu hiệu bệnh lý cần được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng.

Đối với những người bệnh ợ hơi buồn nôn khó thở lần đầu tiên có thể từ từ theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Thế nhưng, những triệu chứng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, xuất hiện thêm bất thường như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, mệt mỏi, đau quặn bụng,… thì hãy lập tức đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh làm mất thời gian vàng điều trị!

Giảm tình trạng ợ hơi buồn nôn khó thở bằng cách nào?

Ợ hơi buồn nôn kèm khó thở là nhóm các triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngoài việc tuân thủ sử dụng thuốc và điều trị theo bác sĩ chuyên khoa thì người bệnh cũng nên cải thiện tình trạng này tại nhà bằng các biện pháp như:

Sử dụng mẹo dân gian

Sử dụng mẹo dân gian 1
Trà gừng được thực hiện đơn giản nhưng có hiệu quả cao giảm ợ hơi buồn nôn

Một vài loại thảo dược quen thuộc có khả năng hỗ trợ làm lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày cũng như giảm thiểu tình trạng khó chịu cho người bệnh bao gồm:

  • Trà gừng với công dụng kiện tỳ, hành khí, loại bỏ chứng ợ hơi, đầy bụng một cách hiệu quả. Điều này cũng góp phần ngăn ngừa những triệu chứng như buồn nôn, khó thở do hỗ trợ làm lành tổn thương, chống viêm tối ưu. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 2 – 3 lát gừng thái mỏng, hãm cùng 100ml nước đun sôi trong 10 phút và sử dụng khi có triệu chứng. Có thể cho thêm đường phèn hoặc mật ong để dễ sử dụng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn!
  • Tía tô là một dược liệu quen thuộc có vị cay, tính ấm, rất tốt trong việc cải thiện tiêu hóa, giảm các triệu chứng ợ hơi buồn nôn, đầy bụng,… Hãy dùng một nắm tía tô giã nát, chắt lấy nước và uống sau bữa ăn. Ngoài ra, nấu cháo tía tô cũng là một cách đơn giản giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe!
  • Trà hoa cúc có khả năng điều hòa sự bài tiết dịch vị, tăng cường khả năng trương lực cơ ở thực quản nhờ hoạt chất Bisabolol. Chính vì thế, dùng trà hoa cúc sẽ giảm được tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, từ đó hạn chế ợ hơi, buồn nôn, khó thở giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

☛ Tham khảo thêm tại: 9 cách giảm nhanh ợ chua, ợ nóng

Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống 1
Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm áp lực cho dạ dày

Người bệnh bị ợ hơi, buồn nôn và khó thở cần có một chế độ ăn uống khoa học nhằm tăng cường miễn dịch, phục hồi tổn thương tốt hơn qua những lưu ý như sau:

Những điều nên làm

  • Luyện tập thói quen ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ ngày để tránh tạo áp lực lên dạ dày.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn giàu dinh dưỡng gồm thịt nạc, cá hồi, nấm,…
  • Tăng cường vitamin và chất xơ có nhiều trong rau bina, cải bắp, cà rốt, ớt chuông, táo, lê, dứa,…
  • Bổ sung men tiêu hóa tự nhiên từ sữa chua lên men giúp tăng cường lợi khuẩn, cân bằng lại hệ vi sinh vật tại đường tiêu hóa.

Những điều cần tránh

  • Sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, nước ngọt có nhiều đường.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm khó tiêu như ngũ cốc tinh chế, các loại đậu, nội tạng động vật,…
  • Dùng nhiều đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Thói quen hút thuốc lá.
  • Không tập trung trong bữa ăn, thường xuyên vận động mạnh ngay khi mới ăn xong.

Điều chỉnh thói quen sống

Điều chỉnh thói quen sống 1
Yoga là phương pháp nhẹ nhàng giúp nâng cao khả năng tiêu hóa

Song song với việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học thì thói quen lập thời gian biểu hằng ngày cũng rất cần thiết để thiết lập lối sống lành mạnh.

Đầu tiên, hãy tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày ít nhất 30 phút để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Những bài tập mà bệnh nhân ợ hơi buồn nôn có thể lựa chọn bao gồm đạp xe, đi bộ, bơi lội, yoga,… đều có tác dụng giảm áp lực ổ bụng, cải thiện triệu chứng khó chịu.

Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng trong việc điều trị bệnh lý tiêu hóa lâu dài. Hãy luôn giữ một thái độ sống tích cực, vui vẻ, tránh căng thẳng trong thời gian dài bởi điều này có thể giảm lượng acid dịch vị, ngăn ngừa tổn thương phát triển.

Sử dụng Bình Vị Thái Minh giúp giảm ợ hơi buồn nôn khó thở

Sử dụng Bình Vị Thái Minh giúp giảm ợ hơi buồn nôn khó thở 1
Bình Vị Thái Minh được nhiều người bệnh lựa chọn và tin dùng trong thời gian dài

Để tăng cường hiệu quả điều trị ợ hơi buồn nôn khó thở, người bệnh có thể lựa chọn Bình Vị Thái Minh – sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Không chỉ vậy, Bình Vị Thái Minh còn được chiết xuất từ 100% thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ và mang đến hiệu quả bền vững, lâu dài.

  • Giganosin là hoạt chất được tìm thấy trong lá Dạ Cẩm và lá Khôi với khả năng chống viêm, giảm acid, trung hòa acid dịch vị. Từ đó, những triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng,… cũng được cải thiện một cách rõ rệt. Đặc biệt, Giganosin còn có tác dụng ức chế vi khuẩn H.P – nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày.
  • Mucosave được chiết xuất từ xương rồng Nopal và lá Oliu giúp trung hòa dịch vị, đồng thời bao che vết loét để các tế bào tổn thương có thời gian tự chữa lành. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng mang đến nhiều tác dụng sinh học tuyệt vời như kháng viêm, chống oxy hóa, làm lành vết thương hiệu quả.
  • Núc nác và thương truật là những dược liệu quý được sử dụng từ thời xa xưa để điều trị viêm loét dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,… Ngoài ra, hai loại cao này còn có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng và hấp thu tốt hơn.

Nhờ những thành phần thiên nhiên với nhiều công dụng mạnh mẽ, Bình Vị Thái Minh mang đến cơ chế tác động toàn diện gồm:

  • Cân bằng acid dịch vị, chống viêm, giảm hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Giảm đau dạ dày, bao che vết loét và tạo nên những ‘khoảng trống’ để các tế bào có đủ thời gian để tự tái tạo và phục hồi.
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, ợ hơi và giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho người đang gặp phải tình trạng ợ hơi buồn nôn khó thở, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày. Chắc chắn rằng, kiến thức này sẽ phần nào giúp người bệnh bớt lo lắng, có được thông tin tổng quan về sức khỏe cũng như phương pháp điều trị hợp lý nhất!

Cập nhật lúc: 17/04/2024
Loading...