Đau dạ dày có nên ăn khoai lang?

Chào chuyên gia tư vấn! Tôi bị đau dạ dày nhưng rất thích ăn khoai lang luộc. Nhờ chuyên gia giải đáp đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? Nên chế biến thế nào cho tốt với người bị đau dạ dày như tôi. Cảm ơn chuyên gia nhiều!

Vũ Tuân (36 tuổi - Thái Bình)

Trả lời

  Xin chào bạn Vũ Tuân. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn dadaykhoe.vn xin trả lời chi tiết như sau:

Thành phần, lợi ích của khoai lang

Khoai lang có vị ngọt, tính bình là thực phẩm quen thuộc và có thể chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe. Thành phần trong 1 củ khoai lang có chứa tới 70% là nước,  Ngoài ra, các thành phần khác ở khoai lang có thể kể đến như canxi, chất xơ, vitamin, protein, potassium đều có tác dụng tốt cho người đang bị đau dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung. Khoai lang không chỉ tốt cho dạ dày mà còn giúp điều hòa huyết áp, ổn định tim mạch, chữa nhuận tràng, táo bón rất tốt tốt,… Cụ thể, công dụng của các thành phần ở khoai lang chữa đau dạ dày được biết đến như sau: Khoai lang có chứa hàm lượng lớn khoáng chất Beta-Caroten đóng vai trò như một chất chống oxy hóa tự nhiên có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa viêm loét dạ dày, giảm đau, tiêu viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày an toàn trước sự gây hại của các gốc tự do. Tinh bột chứa trong khoai lang sẽ tạo ra một lớp màng nhầy giúp bao bọc lớp niêm mạc dạ dày nhằm bảo vệ khỏi sự tấn công của dịch vị acid tiêu hóa. Các loại Vitamin chứa trong khoai lang giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế sự phát triển của những ổ viêm loét, phục hồi hiệu quả chức năng của hệ tiêu hóa. Từ đó giúp người bị đau dạ dày hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất từ thực phẩm. Khoai lang cũng chứa chất xơ dồi dào nên có tác dụng giúp trung hòa lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày, từ đó duy trì nồng độ PH ổn định. Chất xơ trong khoai lang bao gồm 2 loại:
  • Chất xơ hòa tan trong nước (thuộc dạng pectin): Chất xơ này tạo được một lớp dịch nhầy bao quanh niêm mạc dạ dày nhằm bảo vệ dạ dày tránh khỏi sự tấn công của dịch vị acid dư thừa.
  • Chất xơ không hòa tan trong nước (thuộc dạng lignin & cellulose): Đây là loại chất xơ trương nở giúp người bị đau dạ dày tăng cảm giác no lâu. Từ đó giảm bớt lượng thức ăn đưa vào giúp áp lực cho dạ dày khi phải hoạt động liên tục.

Đau dạ dày ăn khoai lang được không?

Theo như những thông tin về khoai lang và lợi ích của nó mà chúng tôi chia sẻ bên trên, chúng tôi xin trả lời rằng, khi bị đau dạ dày bạn có thể hoàn toàn ăn được khoai lang được. Bởi, trong khoai lang chứa nhiều tinh bột và các chất xơ, vitamin A, C, B6… tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng nhu động ruột, khiến dạ dày hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa chứng táo bón. Vì thế mà khoai lang không những hỗ trợ tiêu hóa tốt, mà còn có nhiều tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, điều hòa huyết áp… Trong thời gian điều trị bệnh đau dạ dày, bạn có thể ăn khoai lang với nhiều cách chế biến khác nhau như khoai lang luộc, khoai lang hầm xương, cháo khoai lang… Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý: Không nên ăn quá nhiều khoai lang vì có thể gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Tốt nhất lên ăn với lượng vừa đủ và ăn 2-3 lần trong tuần.

Những món ăn từ khoai lang tốt cho người đau dạ dày

Cách chế biến khoai lang cho người đau dạ dày khá đa dạng. Bạn có thể tham khảo 4 cách chế biến các món ăn từ khoai lang tốt cho người đau dạ dày như:

1. Chè khoai lang tốt cho người đau dạ dày

Chuẩn bị:
  • Khoai lang: 200 gram.
  • Bột năng.
  • Đường 300 gram.
  • Nước sạch: 500ml.
Cách thực hiện:
  • Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ rồi đem hấp chín.
  • Nghiền nát khoai lang, sau đó lăn cùng bột năng và vo tròn thành từng viên như bánh trôi.
  • Đun sôi 500ml nước rồi cho đường vào, sau đó thẻ khoai lang vào đun nhỏ lửa.
  • Đun đến khi nào viên khoai lang chín nổi lên thì tắt bếp và ăn nóng.

2. Khoai lang hầm sườn non tốt cho người bệnh đau dạ dày

Chuẩn bị:
  • Khoai lang: 200 gram.
  • Sườn non: 300 gram.
  • Hành, mùi cùng các loại gia vị cần thiết.
Cách thực hiện:
  • Khoai lang đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Sườn rửa sạch sau đó trần qua nước sôi để loại bỏ tạp chất.
  • Hành rửa sạch, băm nhỏ rồi phi thơm cùng dầu ăn, cho sườn vào xào cùng với một chút hạt nêm.
  • Thêm một lượng nước vừa đủ ăn vào nồi đun sôi kĩ nhỏ lửa khoảng 15 phút.
  • Thêm khoai vào đun thêm cho sườn và khoai chín mềm.
  • Nêm nếm gia vị vừa miệng. Sau đó thêm hành mùi đã thái nhỏ vào.
  • Nên ăn khi còn đang nóng ấm sẽ tốt hơn cho người bị đau dạ dày.

3. Khoai lang hấp

Chuẩn bị:
  • Khoai lang: 2-3 củ.
  • Nồi hấp: 1 chiếc.
  • Một chút nước sạch.
Cách thực hiện:
  • Khoai lang đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc ngắn vừa miệng.
  • Cho khoai vào nồi hấp cho đến khi khoai chín mềm là được.

4. Đau dạ dày nên ăn soup khoai lang

Chuẩn bị:
  • Khoai lang: 2 củ.
  • Nước hầm từ xương gà hoặc heo: 500ml.
  • Hành tây: 1/2 củ.
  • Bơ: 15 gram.
  • Bột thì là, tỏi băm, rau mùi, gia vị cần thiết.
Cách thực hiện:
  • Khoai lang rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt khúc hình vuông.
  • Hành tây gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
  • Đun chảy bơ trong nồi, cho hành tây cùng tỏi vào phi thơm.
  • Cho nước dùng và khoai vào đun kỹ cho đến khi khoai chín mềm. Dùng muôi đánh nhuyễn.
  • Thêm bột thì là cùng các loại gia vị vừa miệng, sau đó cho ra bát.
  • Rắc rau mùi băm nhỏ lên trên và thưởng thức khi còn nóng ấm.

Những lưu ý khi ăn khoai lang dành cho người bị đau dạ dày

Tuy khoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa và dạ dày. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý ăn khoai sao cho đúng giúp nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng đau dạ dày qua những vấn đề dưới đây.
  • Người bị đau dạ dày tuyệt đối không ăn khoai lang sống. Chỉ ăn khoai đã được chế biến chín kỹ.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ giúp tinh bột trong khoai lang được trộn đều với enzyme amylase chứa trong nước bọt sẽ giúp nâng cao hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh.
  • Nên lựa chọn loại khoai lang có màu sắc đậm: Cam, đỏ, tím bởi những loại này chứa chất chống oxy hóa cao hơn so với khoai lang có màu nhạt.
  • Mỗi ngày chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải từ 100-150 gram. Không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng đầy bụng, chướng bụng. Đặc biệt còn phát sinh hiện tượng ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tuyệt đối không ăn vỏ khoai lang bởi vỏ khoai lang chứa nhiều những đốm đen có thể chứa độc tố hoặc bị nhiễm khuẩn. Hãy gọt sạch vỏ khoai lang trước khi chế biến.
  • Không ăn khoai lang kèm với quả hồng. Do quả hồng có chứa pectin & tanin. Những hoạt chất này khi kết hợp với lượng đường tự nhiên chứa trong khoai lang sẽ trở thành một chất kết tủa gây hại cho dạ dày, tăng nguy cơ xuất huyết và viêm loét dạ dày.
  • Không nên ăn khoai lang khi bụng đang đói do khoai lang chứa lượng đường lớn. Nếu ăn khi bụng rỗng sẽ rất dễ bị tăng tiết dịch vị acid dư thừa khiến người bệnh bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ăn khoai lang vào buổi tối, bởi khoai lang chứa nhiều tinh bột sẽ khiến người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ tăng áp lực cho dạ dày phải hoạt động về đêm khiến tình trạng đau dạ dày về đêm nặng thêm.
Trên đây dadaykhoe.vn đã tổng hợp thông tin để giải đáp thắc mắc cho bạn Vũ Tuân về vấn đề đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Bạn hãy ăn khoai lang đúng cách để bảo vệ sức khỏe dạ dày của mình nhé! Cảm ơn bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe. 

Bình Vị Thái Minh - Đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe dạ dày

Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giảm đau dạ dày như Bình vị Thái Minh. Với sự kết hợp độc đáo của các dược liệu quý, mang lại tác động kép: trung hòa acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả. binh-vi-thai-minh Bình Vị Thái Minh là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của Việt Nam chứa bộ đôi thành phần GIGANOSIN (chiết xuất từ Dạ cẩm và lá khôi) và MUCOSAVE (chứa polysaccharit từ Xương rồng Nopal và polyphenol từ lá oliu, được nhập khẩu từ Châu Âu). Đây là hai thành phần quý và quan trong nhất trong sản phẩm có tác dụng vừa tạo lớp màng bao bảo vệ vết thương vết loét, vừa giúp chống viêm, giảm đau và trung hòa bớt lượng acid dư thừa. Do tạo được màng bao bao phủ vết thương và trung hòa acid nên các triệu chứng đau dạ dày được cải thiện khá nhanh, thường sau 2-3 ngày sử dụng. Vết thương được bảo vệ sẽ có thời gian trống để tự phục hồi. Bạn nên dùng Bình Vị Thái Minh với liều 4 viên trong 1 ngày, chia 2 lần và uống trước ăn 30 phút sau khoản 2-3 tuần là niêm mạc dạ dày sẽ săn se lại. Sau đó bạn có thể dùng duy trì trong 2-3 tháng để bệnh tình của mình ổn định nhé! Hiền Bình Vị Thái Minh được bày bán trong tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để mua sản phẩm, bạn có thể: BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.
Loading...