Viêm loét dạ dày uống thuốc gì?

Viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hóa phổ biến và có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vậy viêm loét dạ dày uống thuốc gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để nắm được thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả nhất.

Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày là những tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn bởi acid và pepsin dịch vị làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra.

Viêm loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra như: vi khuẩn HP, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm kéo dài, stress, lạm dụng chất kích thích, ăn uống sinh hoạt không hợp lý.

Bệnh viêm loét dạ dày hiện nay rất phổ biến và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu gặp ở đối tượng trong độ tuổi lao động, trung niên nhiều hơn do áp lực cuộc sống và công việc. Đây là bệnh có nguy cơ tái phát rất cao và điều này cũng gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị của bác sĩ. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bạn.

Viêm loét dạ dày là bệnh gì? 1
Viêm loét dạ dày là những tổn thương xảy ra trên lớp niêm mạc dạ dày

Viêm loét dạ dày có phải uống thuốc?

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh, cải thiện triệu chứng, phục hồi những tổn thương tại niêm mạc dạ dày cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Việc xác định xem người bị viêm loét dạ dày có cần phải uống thuốc không sẽ do bác sĩ quyết định. Dựa vào kết quả thăm khám, chẩn đoán tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất. Bên cạnh sử dụng thuốc để điều trị đạt kết quả tốt, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm như: công thức máu, xét nghiệm phân, nội soi dạ dày – thực quản,… sẽ được đưa ra thuốc điều trị phù hợp với từng vị trí đau, nguyên nhân gây bệnh cũng như cơ địa của bệnh nhân.

1. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng giảm bài tiết acid và pepsin dịch vị ở dạ dày. Bơm proton( H⁺ – K⁺ ATPase) là bơm có tác dụng vận chuyển ion H⁺ vào tác dụng với ion Cl⁻ ở thành tế bào của dạ dày để tạo nên acid hydrochloric. Khi bơm này bị ức chế sẽ làm giảm lượng H⁺ đi vào trong dạ dày giảm, từ đó sẽ làm giảm lượng acid trong dạ dày.

Đây là nhóm thuốc được coi là có tác dụng ức chế bài tiết acid nhanh và mạnh nhất.

1. Thuốc ức chế bơm proton 1
Nhóm thuốc giảm bài tiết acid nhanh và mạnh nhất

Thuốc trong nhóm này thường dùng là: Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol và Pantoprazol. Bởi vì được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột nên khi sử dụng cần lưu ý là không được làm vỡ viên thuốc (bẻ viên, nhai, nghiền,…) mà phải nuốt nguyên viên với một cốc nước đầy.

Thời gian sử dụng thuốc thích hợp là uống xa bữa ăn (trước khi ăn sáng hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ).

2. Thuốc kháng histamine H₂

Nhóm thuốc này cũng có tác dụng làm giảm bài tiết acid và pepsin dịch vị nhưng cơ chế của nhóm thuốc này khác với thuốc ức chế bơm proton. Thuốc kháng histamine H₂ có tác dụng cản trở sự gắn của histamine lên thụ thể H₂ nên kìm hãm sự tạo thành HCl, từ đó cũng làm giảm lượng acid trong dạ dày.

Nhóm này gồm có: Cimetidin, Famotidin, Ranitidin, Nizatidin.

2. Thuốc kháng histamine H₂ 1
Thuốc kháng histamine H₂

3. Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid)

Niêm mạc dạ dày bình thường sẽ được tái tạo lại ở nồng độ pH gần bằng 4. Thuốc trung hòa acid dịch vị có tác dụng đưa pH dạ dày về gần 4 tạo điều kiện cho việc tái tạo, tăng khả năng chống lại acid dịch vị.

Thông thường thuốc trung hòa acid dịch vị được dùng dưới dạng muối và hydroxyd của alumini và magnesi, bởi vì không hấp thu vào máu nên không có tác dụng toàn thân mà chỉ gây tác dụng tại chỗ. Thuốc có tác dụng nhanh nhưng ngắn nên chỉ được dùng để cắt cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng.

3. Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid) 1
Phosphalugel là thuốc kháng acid đang được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường thường dùng Gastropulgit và Phosphalugel. Nên sử dụng chúng sau bữa ăn 1-3 giờ hoặc dùng trước khi đi ngủ để tác dụng của thuốc được kéo dài hơn.

4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, băng bó ổ loét

Có tác dụng kích thích, tăng bài tiết chất nhầy, cải thiện chất lượng của chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid và pepsin dịch vị. Đồng thời, thuốc băng bó ổ loét có thể tạo thành một lớp màng bao lấy ổ loét và niêm mạc dạ dày giúp cho các ổ loét nhanh chóng hồi phục và không tạo thêm các ổ loét mới.

4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, băng bó ổ loét 1
Sucralfat với tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng

Thuốc thường dùng trong nhóm này là Sucralfat. Nó là phức hợp của nhôm hydroxyd và sulfat sucrose, khi gặp acid sẽ chuyển thành một lớp dính quánh bao lấy niêm mạc và ổ loét. Sử dụng sucralfat cần lưu ý dùng trước bữa ăn và trước khi đi ngủ, nó có thể làm giảm hấp thu của một số loại thuốc khi dùng cùng, do đó phải uống các thuốc này trước sucralfat 2 giờ.

5. Kháng sinh diệt Helicobacter Pylori (HP)

Hiện nay, vi khuẩn HP là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày ở rất nhiều người. Chúng sinh sống và phát triển trong niêm mạc dạ dày gây tổn thương dẫn đến viêm và loét. Có 3 nhóm kháng sinh đang được ưu tiên sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm HP:

  • Amoxicilin: thuộc nhóm beta – lactam, thuốc này rất nhạy cảm với vi khuẩn HP. Hoạt tính của thuốc phụ thuộc vào pH dịch vị.
  • Metronidazol: thuộc nhóm imidazole, kháng sinh này có khả năng tập trung nhiều ở niêm mạc dạ dày, có nồng độ cao trong chất nhầy và không bị ảnh hưởng bởi pH. Ngoài metronidazole thì còn có thể sử dụng các kháng sinh khác thuộc nhóm này: tinidazol và ornidazol.
  • Clarithromycin: là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, có phổ tác dụng rộng. Thuốc dễ hấp thu và có tác dụng tốt với vi khuẩn HP, có khả năng lan tỏa và thấm tốt vào niêm mạc dạ dày và đặc biệt không chịu ảnh hưởng của pH dịch vị.
5. Kháng sinh diệt Helicobacter Pylori (HP) 1
Kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm HP

Trong điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm HP, thông thường bác sỹ kê đơn sẽ phối hợp 2 kháng sinh với nhau và phối hợp thêm với một thuốc ức chế bơm proton để cho hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh thì cần lưu ý dùng đủ 7-10 ngày, nếu không thì hậu quả vi khuẩn kháng thuốc rất cao.

Tất cả các thuốc trên có thể đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng làm ngăn chặn và cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày gây nên. Từ đó, sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Việc sử dụng các thuốc tốt nhất là nên tuân theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia hoặc các bác sĩ. Ví dụ cụ thể: Bạn bị viêm loét dạ dày nguyên nhân do giảm tiết dịch dày mà lại sử dụng thuốc kháng vi khuẩn HP thì hầu như không có tác dụng điều trị

Ưu – Nhược điểm của thuốc chữa viêm loét dạ dày

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày giúp người bệnh cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh nhưng mỗi loại thuốc đều có những ưu – nhược điểm khác nhau. Người bệnh nắm nắm bắt rõ vấn đề này để kiểm soát tốt và thông báo cho bác sĩ ngay khi gặp những tác dụng phụ không mong muốn sau khi dùng thuốc.

Dưới đây là ưu – nhược điểm của một số loại thuốc chữa viêm loét dạ dày bạn nên biết:

1. Nhóm thuốc trung hòa dịch vị dạ dày

Ưu điểm: Công dụng giảm nhanh các cơn đau cùng triệu chứng ợ nóng đầy bụng, khó tiêu gần như biến mất sau khi dùng thuốc.

Nhược điểm: Tác dụng thuốc ngắn, thời gian chỉ khoảng 3 giờ sau khi uống thuốc. Do đó, loại thuốc này phải uống nhiều lần. Tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, táo bón,…

2. Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ưu điểm:

  • Tăng cường các yếu tố nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của dịch vị acid dư thừa.
  • Kích thích sự phát triển của các tế bào biểu mô trên bề mặt dạ dày.
  • Tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat tại niêm mạc dạ dày.

Nhược điểm: Dễ gây dị ứng, phát ban, táo bón, làm giảm hấp thu của các loại thuốc khác.

3. Thuốc kháng histamine H₂

Ưu điểm: Thuốc có giá thành rẻ, tác dụng nhanh chóng, tăng nhanh nồng độ pH trong niêm mạc dạ dày, có khả năng đạt hiệu quả ngay ngày đầu tiên sử dụng. Bên cạnh đó, chúng còn còn kiểm soát tốt dịch vị acid dư thừa vào ban đêm.

Nhược điểm: Khả năng ức chế dịch vị acid dư thừa yếu. Thuốc mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: vú to ở nam, suy thận, viêm gan,…

4. Nhóm ức chế bơm Proton

Ưu điểm: Ức chế acid mạnh mẽ, đây là nhóm thuốc có khả năng cao nhất trong việc kiểm soát dịch vị acid dư thừa.

Nhược điểm: Tác dụng phụ dễ khiến người bệnh bị đau đầu hoặc tiêu chảy.

5. Nhóm thuốc ức chế tăng tiết acid dạ dày

Ưu điểm: Hiệu quả điều trị lâu dài, mức độ giảm acid dịch vị dạ dày mạnh. Thuốc chỉ cần uống mỗi ngày 1 lần. Tạo điều kiện thuận lợi cho niêm mạc dạ dày phục hồi nhanh chóng.

Nhược điểm: Thuốc chứa nhiều tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn chức năng tiêu hóa, khô miệng, tăng men gan, đau đầu, chóng mặt. Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa tăng do thuốc có khả năng giảm mạnh nồng độ acid trong dạ dày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, khi sử dụng thuốc bạn cần chú ý một vài điều sau:

  • Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ về thời gian dùng thuốc, số lượng thuốc dùng trong ngày.
  • Không được bỏ dở thuốc. Đặc biệt khi sử dụng kháng sinh thì cần lưu ý dùng đủ 7-10 ngày, nếu không thì hậu quả vi khuẩn kháng thuốc rất cao.

Biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm loét dạ dày thì bạn cũng cần có một chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý nhằm giúp cho các triệu chứng của bạn nhanh chóng thuyên giảm và hạn chế viêm loét dạ dày tái phát.

Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học ảnh hưởng lớn tới việc điều trị viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày tái phát cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn:

  • Cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như: nghệ, mật ong, chuối, cá hồi…Các loại thực phẩm này giúp cho cơ thể dễ hấp thu bởi vì chúng chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp nhanh chóng làm lành vết thương.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no hoặc để bụng của bạn quá đói.
  • Ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt để làm giảm sự co bóp của dạ dày và tiết ra các acid dịch vị.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, các thức ăn có nhiều gia vị cay nóng bởi vì chúng sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị làm cho ổ loét bị tổn thương nhiều hơn.

☛ Tham khảo đầy đủ: Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm loét dạ dày đồng thời phòng tránh căn bệnh này tái phát như:

  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, làm tăng sức đề kháng để phòng tránh các bệnh tật.
  • Không thức quá khuya, ngủ đúng giờ giấc, mỗi đêm nên ngủ đủ từ 7-8 tiếng
  • Ăn đủ 3 bữa trong một ngày, đặc biệt không nên bỏ bữa sáng và tránh để tình trạng quá đói.
  • Tránh stress, tích cực tham gia các hoạt động giúp cho tinh thần thoải mái.

Bình vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Bình vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả 1
Bình vị Thái Minh – sản phẩm hỗ trợ viêm loét dạ dày hiệu quả

Bình vị Thái Minh là một sản phẩm dạng viên nén hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có hiệu quả bởi vì trong thành phần của nó có chứa:

  • Mucosave FG HIA – chất được chiết xuất từ xương rồng Nopal và lá Oliu có tác dụng tạo nên một lớp màng bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày thực quản giúp cho các tổn thương tự hồi phục. Đồng thời nó có tác dụng giảm đau, chống viêm một cách nhanh chóng.
  • Giganosin – chiết xuất từ cây Dạ cẩm và lá Khôi có tác dụng làm lành các vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Thương truật là dược liệu có tác dụng làm lành vết thương, vết loét trên niêm mạc và làm giảm bài tiết acid dịch vị.
  • Núc nác là một loại cây rất quen thuộc với mọi người dân. Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin, các chất này có tác dụng chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày và giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Với ưu điểm nổi bật là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng, khi sử dụng sản phẩm Bình vị Thái Minh người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau mà vẫn có được hiệu quả điều trị tốt.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Lời kết

Tuy hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày rất là cao và dễ tái phát nhưng không phải là không có phương pháp để điều trị dứt điểm. Để có được hiệu quả điều trị tốt nhất, việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia là rất quan trọng. Đồng thời, bạn cũng cần có các chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây viêm loét dạ dày.

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.healthline.com/health/gastritis
  2. https://www.healthline.com/health/gastric-and-duodenal-ulcers
  3. Bệnh học nội khoa tập 1, tập 2 – Đại học y Hà Nội

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...