Phác đồ điều trị đau dạ dày có vi khuẩn HP

Để điều trị đau dạ dày có vi khuẩn HP người bệnh cần có sự thăm khám cụ thể của bác sĩ để được chỉ định phác đồ điều trị chính xác nhất. Trong bài viết dưới đây, dadaykhoe.vn sẽ gửi đến các bạn phác đồ điều trị bệnh đau dạ dày có vi khuẩn Hp để bạn đọc có thể tham khảo.

Phác đồ điều trị đau dạ dày có vi khuẩn HP 1

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, đây là một loại vi khuẩn có hình xoắn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Sở dĩ loại vi khuẩn này có thể sống được ở môi trường acid trong dạ dày bởi là vì nó có thể tiết ra một loại enzyme là Urease giúp trung hòa acid trong dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn tiết các chất: Catalase, protease, đây là các ngoại độc tố có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp là gì? 1

Theo nghiên cứu, vi khuẩn Hp thường dễ tìm thấy ở hang vị, thân vị, vùng dị sản dạ dày ở tá tràng. Loại vi khuẩn này có thể phát triển trong lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng không bao giờ xuyên thủng niêm mạc cũng như xâm nhập vào tận tế bào.

Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn Hp thường băn khoăn lo lắng không biết vi khuẩn HP có gây ung thư không? Vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển, đó cũng là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư.

Vì vi khuẩn Hp có hình dạng xoắn ốc nên chúng dễ dàng tấn công vào niêm mạc dạ dày khiến cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mãn tính tiến triển và nó cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

Vi khuẩn hp gây đau dạ dày như thế nào?

Vi khuẩn Hp có thể gây viêm loét dạ dày bằng cách phá hủy lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày tá tràng, khi đó acid dạ dày có thể tiếp cận niêm mạc dạ dày. Vị trí ổ viêm loét thường gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Vết viêm loét không được điều trị hiệu quả dễ gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.

Khi nhiễm vi khuẩn Hp dễ khiến niêm mạc dạ dày viêm mãn tính. Tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm mãn tính lâu ngày thường gây giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày, thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột.

Viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột thường chiếm khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày. Vì vậy, khi điều trị loại bỏ vi khuẩn HP sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày chứ không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Thế nào là bệnh đau dạ dày?

Tại sao cần diệt vi khuẩn Hp?

Tại sao cần diệt vi khuẩn Hp? 1

Ung thư dạ dày

Như đã chia sẻ ở trên khi nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, các triệu chứng thường lặng lẽ nên khó phát hiện, đây cũng là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Điều trị vi khuẩn Hp giúp người bệnh ngăn ngừa những tổn thương cho dạ dày ở mọi lứa tuổi và cả với những người đã nhiễm khuẩn lâu năm. Ngoài ra tiêu diệt vi khuẩn Hp từ sớm còn giúp loại trừ những yếu tố hình thành tổn thương do ung thư dạ dày.

Khi nhiễm vi khuẩn Hp chuyển sang mãn tính, hệ thống bảo vệ chống lại acid dạ dày bị yếu đi và tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn Hp là rất cao. Vì thế, tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày tái diễn nhiều lần. Người bệnh dùng thuốc không đủ liệu trình, không theo hướng dẫn của bác sĩ dễ dẫn tới nhờn thuốc khiến vết viêm loét tái phát và dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng và hẹp môn vị.

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người bởi nó là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh đau dạ dày dai dẳng, khó điều trị và trở lên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, khi người bệnh mắc đau dạ dày có vi khuẩn Hp nên tuân thủ điều trị của bác sĩ và theo dõi bệnh chặt chẽ để biết tình trạng bệnh và phòng tránh lây lan cho người khác.

Các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn hp

Xét nghiệm vi khuẩn Hp là phương pháp duy nhất để có thể biết chính xác cơ thể người bệnh có tồn tại vi khuẩn này hay không? Y học hiện đại hiện nay có 4 phương pháp xét nghiệm đang được sử dụng để chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Tùy theo từng đối tượng bệnh và điều kiện cơ sở, chuyên môn của các cơ sở khám chữa bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp phù hợp để tiến hành xét nghiệm cho bệnh nhân.

Các phương pháp bao gồm:

1. Xét nghiệm máu chẩn đoán Hp

1. Xét nghiệm máu chẩn đoán Hp 1

Sử dụng phương pháp xét nghiệm máu bởi trong cơ thể người bệnh đau dạ dày có nhiễm vi khuẩn hp thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể kháng Hp có trong máu. Phương pháp xét nghiệm máu giúp định lượng kháng thể này có trong máu và đánh giá tình trạng nhiễm Hp. Phương pháp này được thực hiện khá nhanh và đơn giản nhưng giá trị chẩn đoán không cao bởi xét nghiệm có thể dương tính cả khi vi khuẩn Hp tồn tại trong đường ruột, trong miệng và xoang nhưng lại hoàn toàn không gây bệnh.

Ngoài ra, có một số trường hợp cho dù vi khuẩn Hp trong dạ dày đã bị tiêu diệt hết nhưng kháng thể kháng Hp vẫn có trong máu một một thời gian dài (một vài tháng tới 1 năm). Vì thế, không thể chỉ dựa vào xét nghiệm máu để chẩn đoán vi khuẩn Hp bởi nó dễ xảy ra dương tính giả.

2. Test chẩn đoán nhiễm Hp qua hơi thở (Urea Breath Test)

Chẩn đoán vi khuẩn Hp qua hơi thở là một trong những phương pháp dùng để xét nghiệm chính xác nhất, thuận tiện nhất cho việc theo dõi kết quả điều trị. Phương pháp này thường được khuyến khích sử dụng trên mọi đối tượng vì thời gian làm test khá nhanh, bác sĩ không cần thực hiện can thiệp, có thể dễ dàng áp dụng cho trẻ em. Test vi khuẩn HP bằng hơi thở rất hữu ích đối với những đối tượng đã điều trị vi khuẩn HP và cần đánh giá lại hiệu quả điều trị.

Có 2 dạng test vi khuẩn HP bằng hơi thở đang được áp dụng hiện nay:

  • Test hơi thở sử dụng bóng – bệnh nhân thổi vào thiết bị trông giống quả bóng.
  • Test hơi thở sử dụng thẻ – bệnh nhân thổi vào thiết bị giống như chiếc thẻ ATM.

Trước khi sử dụng phương pháp test chẩn đoán Hp qua hơi thở, người bệnh sẽ được uống 1 viên thuốc hoặc 1 dung dịch có chứa Urea gắn phân tử Carbon đồng vị C13 hoặc C14. Nếu có Hp trong dạ dày thì Hp sẽ tạo ra men urease và thủy phân Urea trong thuốc uống vào thành Amoniac và khí Carbonic.

Khí Carbonic với phân tử C13 hoặc C14 này được hấp thu vào máu và đào thải qua phổi. Người ta sẽ đo lượng C13 hoặc C14 thải ra trong hơi thở của người thử qua đó xác định được vi khuẩn Hp có hoạt động (sinh ra urease) trong dạ dày không.

2. Test chẩn đoán nhiễm Hp qua hơi thở (Urea Breath Test) 1

3. Xét nghiệm phân

Khi cơ thể người bệnh có vi khuẩn Hp trong dạ dày chúng sẽ được cơ thể thải đều đặn qua phân. Việc xét nghiệm phân để xác định vi khuẩn Hp bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang sẽ giúp phát hiện Hp một cách chính xác. Đây cũng là xét nghiệm được ưu tiên sử dụng trong đánh giá nhiễm khuẩn Hp gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Phương pháp xét nghiệm phân tương đối dễ làm, mang lại kết quả chính xác và chi phí không cao nhưng xét nghiệm trả kết quả chậm và việc lấy mẫu phân ít nhiều gây bất tiện cho cả người bệnh lẫn kỹ thuật viên.

4. Nội soi sinh thiết lấy mẫu xét nghiệm Hp

Phương pháp nội soi là phương pháp bác sĩ có thể quan sát được hình thái tổn thương tại dạ dày (quan sát được những ổ viêm, loét…). Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày qua ống thực quản và xác định vị trí loét. Tại đây bác sĩ lấy một mảnh mô bệnh tại vị trí tổn thương để làm xét nghiệm Clotest hoặc nuôi cấy vi khuẩn, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ tình trạng nhiễm khuẩn HP của bệnh nhân.

Ư điểm của phương pháp nội soi sinh thiết giúp bác sĩ không những chẩn đoán chính xác tình trạng đau dạ dày của bệnh nhân, mà còn đánh giá được mức độ của triệu chứng, vị trí gây tổn thương và đưa ra những phán đoán về diễn tiến của bệnh, cũng như lựa chọn phác đồ, thuốc điều trị phù hợp nhất.

Tuy nhiên, phương pháp nội soi cũng có nhược điểm là phải can thiệp nội soi nên bệnh nhân buộc phải làm thêm nhiều kỹ thuật thăm dò, xét nghiệm bổ trợ trước khi nội soi để bảo đảm an toàn như: nhịn ăn, xét nghiệm máu chảy, xét nghiệm đông máu cơ bản… nhất là những bệnh nhân lớn tuổi, nội soi có vẻ như là một dạng thủ thuật không hề dễ chịu.

Xem thêm: Xét nghiệm vi khuẩn Hp ở đâu, bao nhiêu tiền?

Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn HP mới nhất bộ y tế

1. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 1

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 1 là liệu pháp sử dụng liệu pháp trị liệu ba thuốc( 3 lần sử dụng thuốc).

  • Liệu pháp thường được áp dụng với những đối tượng bệnh nhân mới điều trị lần đầu và ở mức độ nhiễm khuẩn Hp mức nhẹ.
  • Thời gian áp dụng đối với phác đồ điều trị bậc 1 để có thể loại bỏ vi khuẩn từ 7-14 ngày.

Các liệu pháp được sử dụng theo cách sau:

Liệu pháp trị liệu lần 1

Tiêu chuẩn trị liệu 3:

  • Amoxicillin (2 viên/ ngày),
  • PPI (2 lần/ ngày),
  • Clarithromycin (2 viên/ ngày),

=> Chú ý nên dùng đều đặn trong vòng 7 -14 ngày.

Điều trị đồng thời:

  • Amoxicillin: dùng 2 viên/ ngày
  • Metronidazole:  sử dụng 2 viên/ ngày
  • PPI (2 lần/ ngày).

=> Chú ý dùng đều đặn trong 7-10 ngày.

Liệu pháp phối hợp: là liệu trình kép song song:

  • 7 ngày đầu: Dùng PPI: dùng 2 lần/ ngày và amoxicillin: 2 viên/ ngày
  • 7 ngày sau: Sử dụng PPI: dùng 2 lần/ ngàyamoxicillin: 2 viên/ ngày, metronidazole: 2 viên/ ngày và clarithromycin: 2 viên/ ngày.

Liệu pháp có bốn thuốc bismuth gồm:

  • PPI: 2 lần/ ngày,
  • Tetracycline: 4 viên/ ngày
  • Metronidazole: 2 viên/ ngày
  • Bismuth: 4 viên/ ngày

=> Nên dùng đều đặn trong 10-14 ngày.

1. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 1 1

Liệu pháp trị liệu lần 2:

Liệu pháp điều trị ba thuốc: Levofloxaci

Sử dụng: PPI: 2 lần/ ngày, Amoxicillin: 2 viên/ ngày, Levofloxacin: 1 viên/ ngày

=> Chú ý dùng liên tục trong vòng 10 ngày.

Liệu pháp điều trị bốn thuốc Bismuth:

PPI: 2 lần/ ngày, Tetracycline: 4 viên/ ngày, Bismuth: 4 viên/ ngày, Metronidazole: 2 viên/ ngày.

=> Chú ý dùng liên tục trong vòng 10- 14 ngày

Liệu pháp điều trị lần 3:

  • Trị liệu 4 thuốc với Levofloxacin gồm: Sử dụng Levofloxacin: 1 viên/ ngày, Bismuth: 4 viên/ ngày, PPI: 2 lần/ ngày, Amoxicillin: 2 viên/ ngày. Lưu ý: Dùng trong 10 ngày.
  • Trị liệu với thuốc có bismuth gồmPPI: 2 lần/ ngày,  Amoxicillin: 2 viên/ ngày, Levofloxacin: 1 viên/ ngày, Bismuth:4 viên/ ngày

Đánh giá phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 1

  • Ưu điểm: Với phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 1 bệnh nhân bị dị ứng Penicilin có thể áp dụng phác đồ này mà không lo tác dụng phụ.
  • Nhược điểm: Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 1 rất phổ biến tại các nước phát triển như Mỹ. Tuy nhiên tại Việt Nam, phác đồ này ít được sử dụng bởi vi khuẩn Hp kháng Metronidazole.

2. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2 là liệu pháp trị liệu sử dụng 4 thuốc để điều trị. Với liệu pháp này:

  • Đối tượng áp dụng là những bệnh nhân đã sử dụng phác đồ điều trị bậc 1 sử dụng 3 thuốc nhưng không mang lại hiệu quả hoặc mang lại kết quả nhưng không cao, khi này bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn bậc 2- dùng 4 thuốc.
  • Thời gian áp dụng thường kéo dài từ 10-14 ngày.

Các liệu pháp được sử dụng chia làm 2 loại: Có sử dụng Bismuth hoặc không sử dụng Bismuth.

Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth:

  • Amoxicillin: 2 viên/ ngày
  • PPI: 2 lần/ ngày
  • Clarithromycin: 2 viên/ ngày
  • Metronidazole: 2 viên/ ngày

Phác đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth:

Kết hợp Metronidazole (hay Tinidazole): 4 viên/ ngày, Tetracyclin: 4 viên/ ngày, PPI: 2 lần/ ngày

Hoặc:

Có thể thay PPI bằng Ranitidin 150mg: 2 lần/ ngày, Bismuth 120mg: 4 viên/ ngày.

Đánh giá phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2

  •  Ưu điểm: Với phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2 khắc phục được những thiếu sót của liệu pháp trị liệu bậc 1- 3 thuốc.
  •  Nhược điểm: Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2 có thể làm tăng khả năng kháng kép của vi khuẩn Hp và gây khó khăn cho việc nạp thuốc vì sử dụng quá nhiều thuốc khác nhau một lúc.

3. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kế tiếp

3. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kế tiếp 1

Đối tượng áp dụng: Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được xem là kế tiếp nhưng đôi khi có thể dùng ngay từ đầu với 2 liệu trình.

Các liệu pháp của liệu trình kế tiếp được sử dụng như sau:

Liệu pháp trị liệu đầu tiên: PPI: dùng 2 lần/ ngày, Amoxicillin: Sử dụng 2viên/ ngày.

Liệu pháp trị liệu tiếp theo: PPI: 2 lần/ ngày, Tinidazole: 2 viên/ ngày, Clarithromycin: 2 viên/ ngày

Tác dụng của một số lọai thuốc kháng sinh ở trên tiêu diệt vi khuẩn Hp:

  •  Amoxicilline: Có tác dụng ức chế tổng hợp vách tế bào, nó khá bền với Ph acid và hấp thu tốt ở dạ dày và niêm mạc ruột. Amoxicilline mà ở trong môi trường PH từ 5.5-7.5 thì hoạt tính của nó có thể tăng gấp 10- 20 lần.
  • Tetracycline: Loại thuốc này chưa có tài liệu nào ghi nhận sự kháng thuốc. Tetracycline hoạt động tốt trong môi trường acid và chúng hấp thu khá tốt ở niêm mạc dạ dày.
  • Metronidazole và Tinidazole: Đây là 2 loại thuốc có khả năng tập trung ở niêm mạc dạ dày, nồng độ cao nhất là ở trong chất nhầy dạ dày, chúng được bài tiết ở ruột và nước bọt. Metronidazole và Tinidazole là 2 loại thuốc không phụ thuộc vào nồng độ PH trong dạ dày.
  • Clarithromycine: Clarithromycine là thuốc hầu như ít gây tác dụng phụ, chúng là loại kháng sinh giúp ức chế tổng hợp prrotein ở vi khuẩn. Thuốc thấm tốt trong niêm mạc dạ dày và không bị ảnh hưởng bởi dịch vị.
  • Bismuth: Là loại thuốc đóng vai trò ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và củng cố thêm hàng rào phòng thủ niêm mạc dạ dày.

Kết quả điều trị được ghi nhận

Theo thống kê có khoảng 80-85% bệnh nhân khi áp dụng phác đồ điều trị trên đều giúp giảm nhanh triệu chứng nhiễm khuẩn Hp thông thường. Ngoài ra chúng ngăn chặn bệnh phát triển thêm và hạn chế khả năng tái phát của bệnh.

Tham khảo: Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi?

Lưu ý:

  • Người bệnh khi thực hiện các phương pháp điều trị vi khuẩn Hp trên nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Người bệnh nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, theo dõi bệnh tình và tiến triển của bệnh. Nếu không tuân thủ điều trị chặt chẽ dễ gây ra hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc và gây khó khăn trong điều trị.
  • Song song với việc áp dụng phác đồ điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để bệnh tình nhanh thuyên giảm.
  • Khi muốn dùng thêm thuốc hoặc dùng bất cứ loại thuốc nào nên có sự yêu cầu/ chỉ định của bác sĩ.
  • Người bệnh tuyệt đối không dùng các kit dạ dày chứa PPI, Tinidazole, Clarithromycin, để tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày.

Bình vị Thái Minh hỗ trợ trị đau dạ dày hiệu quả

Song song với việc sử dụng phác đồ điều trị đau dạ dày có vi khuẩn Hp bằng các loại thuốc Tây Y, người bệnh nên sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để nâng cao kết quả. Hiểu về nhu cầu đó của khách hàng, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Bình Vị Thái Minh. Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng từ các chuyên gia hàng đầu về tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.

Bình vị Thái Minh hỗ trợ trị đau dạ dày hiệu quả 1

Được sản xuất bởi đội ngũ nhà nghiên cứu tay nghề cao và quy trình sản xuất hiện đại, Bình Vị Thái Minh tự hào khi chứa cả 2 hoạt chất Giganosin, Mucosave cùng các vị thảo dược của Việt Nam như: Núc nác, Thương truật. Đây là những hoạt chất rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản.

Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Hiểu biết rõ về phác đồ điều trị bệnh đau dạ dày sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn và người thân trong việc điều trị bệnh và có phương pháp phòng ngừa. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...