Làm gì khi ho đờm do trào ngược dạ dày?
Hiện tượng ho có đờm, ho kéo dài không dứt xảy ra ở rất nhiều người và đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là cảm lạnh, cảm cúm thông thường, hay gặp vấn đề về phổi,…Nhưng cũng có thể là một trong những dấu hiệu bạn bạn ít nghĩ đến đó là do trào ngược dạ dày. Vậy tại sao trào ngược dạ dày lại có thể gây ho đờm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cơ chế của ho đờm do trào ngược dạ dày và đưa ra các triệu chứng cũng như cách điều trị để giúp bạn giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Mục lục
- Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hiện tượng ho đờm
- Triệu chứng nhận biết ho do trào ngược dạ dày
- Biến chứng có thể gặp
- Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
- Các phương pháp chẩn đoán
- Điều trị ho đờm do trào ngược dạ dày
- Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho
- Bình Vị Thái Minh – Ngăn trào ngược, lành vết loét dạ dày
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hiện tượng ho đờm
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý rất hay gặp, cho thấy đường tiêu hóa gặp vấn đề, khi thức ăn và acid dịch vị bị đẩy ngược lên thực quản, gây ra cảm giác buồn nôn, ợ chua, khó chịu ở người bệnh. Ngoài ra, tình trạng trào ngược kéo dài còn gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của bạn.
Trong các trường hợp bệnh nặng, acid dạ dày trào ngược lên vùng họng, thậm chí là mũi, gây rát, tổn thương lớp niêm mạc đường hô hấp và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khi phát hiện vi khuẩn xâm nhập, các tế bào biểu mô tại các cơ quan sẽ xảy ra phản ứng viêm, làm tiết ra chất nhầy đồng thời sinh ra đờm tại vùng họng và gây ho.
Triệu chứng nhận biết ho do trào ngược dạ dày
Hiện tượng ho có đờm không phải luôn đến từ nguyên nhân trào ngược dạ dày, tuy nhiên nếu bạn ho có đờm 2 tuần không khỏi mặc dù đã uống thuốc chữa ho thì có thể ho đờm do trào ngược dạ dày. Các triệu chứng ho đờm do trào ngược dạ dày sẽ có các dấu hiệu điển hình như sau:
- Ho có đờm đi kèm với đầy hơi, ợ chua, đau rát họng, vướng họng như có dị vật trong cổ họng.
- Hôi miệng, đắng miệng, hay buồn nôn, chán ăn.
- Tiết nhiều nước bọt.
- Nuốt nghẹn có thể đau tức ngực, đặc biệt là vùng dưới xương ức.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp
Biến chứng có thể gặp
Ho có đờm do trào ngược dạ dày đồng nghĩa rằng bệnh trào ngược dạ dày đã biến chuyển nặng, acid dạ dày trào ngược lên vùng họng. Lúc này, người bệnh cần tìm ra phương pháp điều trị hợp lý tránh để bệnh trở nặng thêm, khó chữa và gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp.
Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
- Viêm nhiễm vùng họng: Acid dịch vị trào ngược lên họng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển tại đây, gây tổn thương lớp niêm mạc. Đồng thời các cơn co sẽ càng làm cho vòm họng tổn thương nặng hơn, gây ra viêm họng và khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
- Ho mãn tính: Khi có đờm ở cổ sẽ khiến cho các hoạt động như: nuốt, nói chuyện, ăn uống,… gặp khó khăn, vướng víu, nên hay khiến bệnh nhân ho và có thói quen khạc nhổ đờm. Điều này sẽ càng khiến vòm họng tổn thương nhiều hơn và dễ dẫn đến nguy cơ ho mãn tính.
- Mắc chứng khó thở: Trào ngược lên thực quản có thể biến chứng hẹp thực quản, khiến người bệnh khó thở, khó nuốt.
- Viêm thực quản: Trào ngược lên thực quản lâu ngày sẽ khiến các lớp mô thực quản bị tổn thương, nhiều trường hợp nặng dẫn đến viêm loét. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng hẹp thực quản.
- Bệnh Barrett thực quản: Tình trạng trào ngược kéo dài và ngày càng xấu đi có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng Barrett – một căn bệnh hủy hoại thực quản nhanh chóng và trở thành ung thư thực quản.
Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Ho do trào ngược dạ dày đa phần là lành tính và không đáng quan ngại, tuy nhiên vẫn có các trường hợp xuất hiện các triệu chứng khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống như:
- Khó nuốt, khó thở, vướng víu khi nói chuyện, thậm chí khó mở miệng.
- Ù tai, đau tai.
- Sốt kèm theo phát ban, nổi mề đay.
- Đờm có màu vàng hoặc xanh hoặc có lẫn máu và tiết ra nhiều.
- Đau tức ngực thường xuyên.
Các phương pháp chẩn đoán
Các phương pháp thăm khám ban đầu chỉ bước đầu chẩn đoán được tình trạng bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng. Để đưa ra được những chẩn đoán xác thực, bác sĩ sẽ thăm khám chuyên sâu qua nội soi dạ dày hoặc siêu âm thực quản, vòm họng.
Qua các hình ảnh thu được về lượng dịch đờm ở vòm họng hay mũi, lượng acid dịch vị ở thực quản, bác sĩ có thể kết luận bạn bị ho có đờm do trào ngược dạ dày hay từ nguyên nhân khác.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Khám trào ngược dạ dày ở đâu tốt?
Điều trị ho đờm do trào ngược dạ dày
Tình trạng ho có đờm, ho mạn tính do trào ngược dạ dày cách điều trị dứt điểm là cần chữa khỏi trào ngược dạ dày. Tùy vào tình trạng bệnh và nhu cầu của người bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau như sau:
Điều trị bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc hay được chỉ định điều trị trào ngược dạ dày kèm theo ho có đờm:
- Thuốc kháng acid
- Thuốc chẹn H2
- Thuốc PPI
Các thuốc này có tác dụng kiểm soát sự sản sinh acid của các tế bào ở niêm mạc dạ dày và trung hòa bớt lượng acid dư thừa, đồng thời cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, ợ chua, buồn nôn, chán ăn,… và ngăn ngừa các biến chứng.
Điều trị bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y là giải pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị các bệnh về dạ dày nhờ tác dụng điều trị lâu dài, ít tái phát và không để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên chữa trào ngược dạ dày bằng đông y cho kết quả chậm nên cần kiên trì lâu dài.
Phẫu thuật
Đây là biện pháp cuối cùng trong điều trị trào ngược dạ dày, khi bệnh đã ở giai đoạn rất nặng và các phương pháp điều trị bằng thuốc đều không hiệu quả.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày
Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho
Ngoài các phương pháp điều trị trên, một thói quen sinh hoạt và ăn uống hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị tình trạng ho có đờm do trào ngược dạ dày.
Bạn cần tuân thủ một chế độ ăn nghiêm ngặt dành cho người mắc bệnh về dạ dày như:
- Kiêng ăn cay, nóng, các đồ khó tiêu, đồ nhiều gia vị.
- Ăn nhiều thực phẩm như men tiêu hóa, sữa chua. Do sữa chua có chứa nhiều men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa, tuy nhiên chỉ ăn khi no, không ăn khi dạ dày rỗng, chỉ nên ăn vừa đủ do nó có tính acid không tốt cho bệnh trào ngược dạ dày.
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và các loại vitamin,…
Thêm vào đó, bạn cần nắm những lưu ý sau để hỗ trợ hiện tượng ho có đờm:
- Súc miệng, rửa họng thường xuyên bằng nước muối sinh lí.
- Không khạc nhổ đờm vì dễ tổn thương họng.
- Không uống nước đá lạnh hoặc các đồ uống ướp lạnh.
- Giữ đủ ấm cổ họng để tránh bị ho.
Bình Vị Thái Minh – Ngăn trào ngược, lành vết loét dạ dày
Nhằm hỗ trợ điều trị cho người mắc cũng như phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày, rất nhiều sản phẩm từ thiên nhiên đã ra đời, trong đó có Bình Vị Thái Minh.
Bình Vị Thái Minh từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ quá trình điều trị trào ngược dạ dày rất hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh và được phân phối rộng khắp tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Với ưu điểm là có thành phần xuất phát từ thiên nhiên, Bình Vị Thái Minh chiếm trọn lòng tin của người dùng khi vừa giúp điều trị và phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày, vừa an toàn, lành tính và không gây nên tác dụng phụ.
Sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên nén nên rất tiện lợi khi sử dụng.
Thành phần chính gồm có:
- Giganosin: nguồn gốc từ dạ cẩm và lá khôi
- Mucosave FG HIA: nguồn gốc từ cây xương rồng và lá oliu
- Các loại cao Núc nác, Thương truật,…
- Tá dược vừa đủ
Các thành phần trên làm nên công dụng của sản phẩm:
- Giúp điều tiết lượng acid dịch vị, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trào ngược.
- Bao bọc, bảo vệ lớp niêm mạc khỏi những tổn thương khi trào ngược, giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
- Hỗ trợ các triệu chứng như ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn,…
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Hi vọng bài viết trên đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu có bất kì vướng mắc gì cần được tư vấn và giải đáp liên quan đến tình trạng ho có đờm do trào ngược dạ dày, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1800.6397 để nhận được những lời giải đáp tốt nhất từ các dược sĩ chuyên môn nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/gerd/coughing
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3740808/