Vi khuẩn Hp có tái phát không?

Vi khuẩn Hp có khả năng gây ra một số bệnh đường tiêu hóa, bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng và ít phổ biến hơn là ung thư dạ dày. Nhiều người đã từng điều trị bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp lo lắng không biết vi khuẩn Hp có tái phát không. Hiểu được nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát sẽ giúp người bệnh phòng ngừa tối đa nguy cơ nhiễm bệnh. Dưới đây là thông tin bạn có thể tham khảo.

Vi khuẩn Hp có tái phát không? 1

Tỷ lệ tái phát Vi khuẩn Hp!

Vi khuẩn HP có tên khoa học Helicobacter Pylori (H. Pylori) là xoắn khuẩn Gram âm, có kích thước khoảng 0,5-1×2,5 micromet. Đây là một trong số rất ít những loại vi khuẩn có khả năng sinh sống, tồn tại và phát triển trong môi trường acid của dạ dày con người. Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn Hp tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp trung hòa độ acid trong dạ dày.

Vi khuẩn Hp thường âm thầm hoạt động và lây lan, chúng không gây ra triệu chứng rõ ràng nên nhiều người bị nhiễm vi khuẩn Hp mà không hề hay biết. Thực tế, vi khuẩn Hp có thể gây ra một số bệnh về tiêu hóa như: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

Vậy, vi khuẩn Hp có dễ tái phát không? Khi người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp đã trải qua quá trình điều trị loại bỏ vi khuẩn Hp thành công thì người đó vẫn có khả năng tái nhiễm. Theo thống kê, có khoảng 25% bệnh nhân là người lớn đã bị tái nhiễm khuẩn Hp sau một năm điều trị thành công. Trẻ em từ 3 – 4 tuổi tỉ lệ tái nhiễm lên đến 55,4%.

Tình trạng tái nhiễm khuẩn Hp sẽ làm nguy cơ tái phát bệnh dạ dày tăng gấp 4 lần, gia tăng các biến chứng loét dạ dày – tá tràng lên tới 15 – 20%. Vì vậy, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị khuẩn Hp một cách triệt để.

Nguyên nhân khiến vi khuẩn Hp dễ tái phát

Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ tái phát vi khuẩn Hp, sau đây là một số nguyên nhân cần kể đến:

Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm cao

Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm rất cao nên chúng cũng rất dễ tái phát.  Vi khuẩn Hp lây lan theo các con đường chính dưới đây:

Tỷ lệ tái phát Vi khuẩn Hp!Vi khuẩn HP có tên khoa học Helicobacter Pylori (H. Pylori) là xoắn khuẩn Gram 1

  • Miệng- miệng:  Đường miệng – miệng dễ gây lây nhiễm vi khuẩn nhất. Vi khuẩn Hp tồn tại nhiều trong nước bọt, khoang miệng, răng… của người bệnh. Vì vậy, khi người bệnh dùng dung bát đũa, cốc chén, hôn… với người bình thường thì khả năng lây lan vi khuẩn Hp cũng khá cao.
  • Dạ dày – miệng:  Triệu chứng viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp là trào ngược dạ dày, ợ chua. Khi người bệnh hắt xì hoặc thở mạnh, tiếp xúc gần, vi khuẩn Hp từ đó mà lây lan tới những người ở cự ly gần.
  • Phân – miệng:  Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong thất thải của người bệnh. nếu vệ sinh không sạch sẽ sau khi đi vệ sinh sẽ vô tình giúp vi khuẩn phát tán lây lan. Bên cạnh đó, thói quen ăn đồ tái sống cũng có thể khiến bạn dễ dàng nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Một số nguồn lây khác: Ngoài các đường lây trên, vi khuẩn Hp còn có thể lây nhiễm qua: thiết bị y tế khám chữa bệnh như: dụng cụ nội soi tai mũi họng, dụng cụ nội soi dạ dày… Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp tồn tại trong môi trường có thể lây truyền qua tay hoặc lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi… khi chúng bám vào thức ăn và lây lan vi khuẩn.

☛ Xem chi tiết: Con đường lây lan của vi khuẩn Hp!

Vi khuẩn Hp sót lại sau quá trình điều trị

Vi khuẩn Hp có cơ chế tồn tại rất dai dẳng. Khi cơ thể gặp thuốc hay thay đổi môi trường sống, vi khuẩn Hp sẽ chuyển sang trạng thái “ngủ” để chờ cơ hội tái phát. Nguyên do khiến vi khuẩn Hp còn sót lại như sau:

  • Khi kết thúc đợt điều trị , dạ dày ổn định trở lại, tại đây dịch vị sẽ kích hoạt vi khuẩn Hp, chúng sẽ bắt đầu trạng thái hoạt động trở lại.
  • Vi khuẩn Hp trong trạng thái ngủ cũng vẫn có thể lan sang qua các con đường thức ăn, nước,… Ngoài ra, những trường hợp người bệnh kháng thuốc, vi khuẩn Hp không thể tiêu diệt được.
  • Một số loại thuốc diệt vi khuẩn Hp: kháng sinh, bismuth, thuốc ức chế tiết acid dạ dày… đều có khả năng diệt trừ Hp nhưng trong thời gian người bệnh dùng thuốc một lượng vi khuẩn HP vẫn tiếp tục đào thải ra bên ngoài qua phân.

Biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp tái phát

Để phòng ngừa vi khuẩn Hp tái phát, bạn nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:

Chế độ ăn uống

Tỷ lệ tái phát Vi khuẩn Hp!Vi khuẩn HP có tên khoa học Helicobacter Pylori (H. Pylori) là xoắn khuẩn Gram 2

Chế độ ăn uống có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình lây nhiễm vi khuẩn Hp, vì vậy, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến quá trình ăn uống. Ngoài đảm bảo các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và có khả năng chống lại vi khuẩn như:

  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, chế biến thực phẩm vệ sinh an toàn
  • Tăng cường bổ sung các loại rau củ quả: bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, củ cải, cà rốt, ớt chuông, cải xoăn, cải bó xôi, việt quất, mâm xôi, dâu đen, dâu tây, anh đào…
  • Bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn: sữa chua, kim chi, kefir…
  • Ngoài ra, có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược: mật ong, tỏi, cam thảo, nghệ, dầu olive…

Ngoài bổ sung các loại thực phẩm có lợi, người bệnh cũng cần hạn chế các thực phẩm có hại như:

  • Các loại đồ ăn nhiều gia vị cay nóng
  • Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Các loại đồ ăn nhiều acid như cam, chanh, thực phẩm muối chua lên men
  • Các loại thực phẩm tái, sống
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: bia, rượu bia, cà phê, nước uống có ga, chocolate…

Chế độ sinh hoạt

Tỷ lệ tái phát Vi khuẩn Hp!Vi khuẩn HP có tên khoa học Helicobacter Pylori (H. Pylori) là xoắn khuẩn Gram 3

Để hạn chế và phòng ngừa vi khuẩn Hp, trong sinh hoạt gia đình cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Các đồ dùng, dụng cụ ăn uống trong gia đình cần vệ sinh kĩ lưỡng
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, khu vệ sinh, nhà tắm, nhà cầu hàng ngày, sạch sẽ
  • Hạn chế các thói quen có thể làm lây nhiễm vi khuẩn Hp như: gắp thức ăn cho nhau, dùng chung bát đũa, cốc chén, đồ dùng cá nhân…
  • Hạn chế tiếp xúc tay ở những nơi dễ lây nhiễm như: cầu thang, bàn ăn, sử dụng cốc uống chung ở nơi công cộng.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh lý dạ dày, tá tràng do nhiễm Hp dương tính thì nên kiểm tra Hp cho các thành viên còn lại bởi tỉ lệ người mắc Hp của các thành viên trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày khá cao.

Phải làm gì khi khuẩn Hp tái phát?

Vi khuẩn Hp tái phát mà không gây ra bất cứ triệu chứng gì và người bệnh không thuộc nhóm nguy cơ cao ung thư dạ dày thì có thể không cần điều trị. Với những trường hợp tiền sử các bệnh về dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày có liên quan đến nhiễm khuẩn Hp thì việc điều trị là cần thiết.

Khi người bệnh dùng thuốc chống viêm trong thời gian dài như: aspirin, ibuprofen, naproxen, và các loại thuốc tương tự điều trị viêm khớp nên được xét nghiệm Hp và nếu bị nhiễm phải điều trị để tiêu diệt vi khuẩn.

Sử dụng thuốc điều trị

Tỷ lệ tái phát Vi khuẩn Hp!Vi khuẩn HP có tên khoa học Helicobacter Pylori (H. Pylori) là xoắn khuẩn Gram 4

Theo phác đồ điều trị, thuốc điều trị Hp được bác sĩ kê:

  • Thuốc ức chế bơm proton: omeprazole, esomeprazole, pantoprazole, rabeprazole, lansoprazole, dexlansoprazole giúp giảm tăng tiết acid dạ dày, làm lành nhanh các mô bị tổn thương do nhiễm trùng
  • Thuốc kháng sinh: Amoxicilline, Tetracycline, Metronidazole và Tinidazole, Clarithromycine, Bismuth giúp giảm nhanh triệu chứng nhiễm khuẩn Hp thông thường, đồng thời ngăn chặn bệnh phát triển và hạn chế tái phát của bệnh.
Trước khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc cũng như tăng giảm liều lượng sẽ khiến vi khuẩn không được diệt trừ hết, gây kháng thuốc, nhờn thuốc, khó điều trị hơn. Nếu người bệnh muốn dùng thêm thuốc hoặc các phương pháp hỗ trợ điều trị khác, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Theo dõi sau điều trị

Điều trị vi khuẩn HP cần sử dụng đầy đủ các loại thuốc bác sĩ kê trong thời gian khá dài (1-4 tuần) nên người bệnh dễ gặp các tác dụng phụ của thuốc trị HP như: mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, vị kim loại trong miệng, tiêu chảy, suy nhược cơ thể… Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh không nên tự ngưng sử dụng thuốc mà hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để được xử lý, tránh gián đoạn liệu trình điều trị.

Sau khi điều trị, nên ngưng sử dụng thuốc ít nhất 4 tuần. Làm các xét nghiệm vi khuẩn Hp: nội soi, xét nghiệm hơi thở hoặc tìm kháng nguyên trong phân để đánh giá vi khuẩn Hp đã chết chưa. Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong máu từ 1-2 năm, vì vậy không nên làm xét nghiệm máu bởi nó đưa về kết quả không chính xác.

☛ Tham khảo đầy đủ: Phác đồ điều trị đau dạ dày có vi khuẩn HP

Bình Vị Thái Minh cải thiện và phòng ngừa vi khuẩn Hp tái phát

Sản phẩm Bình Vị Thái Minh có chứa  bộ đôi hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin đem lại hiệu quả rất tốt cho người trào ngược, viêm loét dạ dày. Đặc biệt là hoạt chất hedyocapitelline và hedyocapitine. Các alkaloid này không chỉ thể hiện tác dụng giảm đau, chống viêm mà còn có tác dụng ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Helicobacter pylori (HP) ở nồng độ rất thấp.

Tỷ lệ tái phát Vi khuẩn Hp!Vi khuẩn HP có tên khoa học Helicobacter Pylori (H. Pylori) là xoắn khuẩn Gram 5

Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự yên tâm tuyệt đối cho người sử dụng cùng công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về dạ dày như:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày. Bình vị Thái Minh giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sau 1-2 lần sử dụng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

hoặc

Để đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...