Viêm dạ dày dạng nốt: nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Viêm dạ dày dạng nốt là một thể bệnh khá hiếm gặp của viêm dạ dày. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Viêm dạ dày dạng nốt là gì?

Viêm dạ dày dạng nốt là gì? 1
Hình ảnh viêm dạ dày dạng nốt qua nội soi và giải phẫu bệnh

Viêm dạ dày được định nghĩa là những tổn thương vi thể của niêm mạc dạ dày, hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tổ bảo vệ. Bệnh lý thường xảy ra khi chất nhầy ở niêm mạc dạ dày giảm tiết, không thể chống lại acid dịch vị.

Viêm dạ dày dạng nốt (viêm dạ dày thủy đậu) là một thể đặc biệt của viêm dạ dày, đặc trưng bởi tổn thương hình lỗ rốn, hình bầu giác tại niêm mạc. Bên cạnh đó, các tổ chức viêm phân tán ở niêm mạc dạ dày chứ không tập trung tại một chỗ nên rất dễ phát hiện thông qua hình ảnh nội soi hoặc phim cản quang.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày dạng nốt

Nguyên nhân gây viêm dạ dày dạng nốt 1
H. Pylori là nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày dạng nốt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày dạng nốt, bao gồm:

  • Nhiễm Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP): Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 75.2% người trưởng thành khỏe mạnh nhiễm vi khuẩn HP. H. Pylori gây ra những thay đổi tại dạ dày bằng việc giải phóng ra một số men và chất độc kích hoạt yếu tố miễn dịch, làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày gây viêm.
  • Sử dụng thuốc kéo dài gồm NSAID, Corticoid, Cocain… gây ra tình trạng dị ứng và dẫn đến viêm dạ dày dạng nốt.
  • Một số bệnh tiêu hóa mạn tính như nhiễm ký sinh trùng, viêm ruột cũng, u mạn hạt, Sarcoid,… khiến cho hệ thống mạch máu tại đây bị rối loạn, hậu quả là viêm dạ dày thủy đậu.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh như uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá, căng thẳng kéo dài,… khiến cho mạch máu bị co lại, tác động tới khả năng cung cấp máu cho dạ dày và làm giảm sức đề kháng của niêm mạc trước acid dịch vị.

Triệu chứng của viêm dạ dày dạng nốt

Triệu chứng của viêm dạ dày dạng nốt 1
Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến của viêm dạ dày

Viêm dạ dày dạng nốt có rất nhiều dấu hiệu giống với các căn bệnh về đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến một số triệu chứng điển hình như sau:

Ợ hơi, ợ chua

Người bị viêm dạ dày nói chung thường có hiện tượng khó tiêu do tổn thương lớp niêm mạc, dẫn đến cảm giác ợ hơi, ợ chua cực kỳ khó chịu. Triệu chứng này lại càng tăng sau khi ăn nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nôn, buồn nôn

Đi kèm với ợ hơi, ợ chua, bệnh nhân viêm dạ dày dạng nốt còn có thể xuất hiện tình trạng nôn, buồn nôn ngay cả khi no hoặc không ăn gì. Tổn thương tại niêm mạc dạ dày dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, tạo nên luồng kích thích lên trung tâm gây nôn để tống xuất thức ăn ra bên ngoài. Chính vì điều này, vào giai đoạn mạn tính, người bệnh rất dễ suy nhược cơ thể, xanh xao và ốm yếu.

Đau bụng vùng thượng vị

Đau bụng vùng thượng vị cũng là một dấu hiệu chỉ điểm của bệnh. Lớp niêm mạc tại dạ dày bị trầy, xước dẫn đến mất đi tấm chắn bảo vệ trước acid dịch vị. Cũng chính vì thế, dạ dày sẽ co bóp mạnh hơn để tăng khả năng chuyển hóa thức ăn gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau tăng khi ăn no hoặc khi đói.

Đây là những triệu chứng vô cùng phổ biến ở những bệnh nhân viêm dạ dày. Vậy nên, để phân biệt chính xác thể bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Viêm dạ dày dạng nốt có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày dạng nốt có nguy hiểm không? 1
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm dạ dày dạng nốt có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Hiện nay, tỷ lệ viêm dạ dày ngày càng tăng do chế độ sinh hoạt kém khoa học, lạm dụng thuốc giảm đau, hạ sốt khi không có chỉ định của bác sĩ… Căn bệnh tương đối lành tính nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chậm trễ và chủ quan trong điều trị thì viêm dạ dày dạng nốt có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Thủng dạ dày

Là một tình trạng cấp cứu khi người bệnh đột ngột đau bụng dữ dội, dạ dày co thắt mạnh mẽ thậm chí tụt huyết áp. Vết loét lâu ngày sẽ lớn dần gây tổn thương từng lớp sâu của dạ dày tạo lỗ thủng, dịch vị tràn khắp ổ bụng, cần được phẫu thuật nhanh chóng. Nếu đến muộn, bệnh nhân có thể viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết và ảnh hưởng đến tính mạng.

Hẹp môn vị

Hẹp môn vị là biến chứng thường gặp của viêm dạ dày dạng thủy đậu. Các triệu chứng sớm bao gồm đau bụng dữ dội, liên tục và kéo dài. Người bệnh cũng có thể gặp một số rối loạn về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…

Cơ chế gây ra biến chứng này là do acid dịch vị làm viêm lớp niêm mạc, lâu dần hình thành u cục làm chít hẹp môn vị – cửa ngõ vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non.

Ung thư dạ dày

Kết quả được nghiên cứu trên 57.930 người Thụy Sĩ năm 1965-1983 đã chỉ ra rằng, nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày trên những bệnh nhân viêm dạ dày cao gấp 1.8 lần so với người bình thường. Đây cũng chính là loại ung thư thường gặp nhất trong các bệnh ung thư của đường tiêu hóa.

Tình trạng viêm kéo dài có thể làm biến đổi cấu trúc tế bào, khiến chúng tăng sinh không kiểm soát và hình thành những khối u. Đặc biệt, những khối u ác tính có khả năng di căn đến nhiều cơ quan khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Điều trị viêm dạ dày dạng nốt như thế nào?

Viêm dạ dày dạng nốt cần được điều trị kịp thời, duy trì lâu dài cho từng đối tượng khác nhau. Một số phương pháp điều trị quan trọng mà người bệnh cần nhớ bao gồm:

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống 1
Một chế độ ăn hợp lý giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm dạ dày thủy đậu

Để giải quyết tận gốc tình trạng viêm dạ dày thủy đậu, bác sĩ cần hỏi bệnh và thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh. Đây cũng chính là chìa khóa để đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân, tránh tái phát bệnh trong tương lai.

Người bị viêm dạ dày dạng nốt nói riêng và người mắc bệnh về đường tiêu hóa nói chung nên tuân thủ những nguyên tắc ăn uống như sau:

  • Bổ sung thực phẩm lành mạnh: Yến mạch, gạo lứt, bơ, cá hồi, dầu oliu,… đều là những thực phẩm giàu năng lượng, có lợi cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ năng lượng còn là phương pháp đơn giản giúp cơ thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, phục hồi niêm mạc tổn thương một cách nhanh chóng.
  • Tránh xa nhóm thực phẩm hại dạ dày như đồ ăn cay nóng, chiên rán, đồ uống có cồn, chất kích thích,… Những thực phẩm kể trên có khả năng làm tăng tiết dịch vị, khiến cho tình trạng viêm ngày càng trầm trọng hơn.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày trung bình 4 – 5 bữa nhỏ với mục đích giảm bớt áp lực lên dạ dày, làm dịu các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Không chỉ vậy, chia nhỏ bữa ăn còn giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tránh để bụng đói hay ăn quá no bởi điều này có khả năng tăng áp lực cho dạ dày, đồng nghĩa với việc acid dịch vị bài tiết nhiều hơn.
  • Lưu ý khi chế biến thực phẩm: Nên ăn chín uống sôi, làm mềm thực phẩm ở dạng hấp, luộc, súp, cháo sẽ ngăn ngừa được vi sinh vật xâm nhập, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hiệu quả hơn.
  • Loại bỏ những thói quen xấu như thức khuya, vận động mạnh sau ăn, căng thẳng kéo dài,… cũng là cách đơn giản để cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên đều đặn tập thể dục, suy nghĩ tích cực để nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe tinh thần của mình.

☛ Chi tiết tham khảo: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian 1
Bài thuốc dân gian được chế biến từ nhiều dược liệu lành tính, dễ tìm

Đối với những bệnh nhân viêm dạ dày thủy đậu ở mức độ nhẹ, tổn thương nông thì có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian từ nguyên liệu vô cùng lành tính như:

Nghệ và mật ong: Có khả năng chống viêm, gia tăng chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cách thực hiện bài thuốc vô cùng đơn giản, chuẩn bị 2 thìa tinh bột nghệ, 1 thìa mật ong nguyên chất. Trộn đều hỗn hợp rồi ăn trực tiếp hoặc pha loãng cùng nước ấm để uống. Sử dụng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày trước khi ăn 30 phút sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, ợ chua,…

Cây dạ cẩm là dược liệu chứa nhiều hoạt chất quý như Anthraglycosid, Alcaloid, Tanin, Saponin,… với công dụng trung hòa dịch vị, chống viêm vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần khoảng 20g lá dạ cẩm khô đun sôi và uống đều đặn 3 lần/ ngày sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt!

Lá khôi được y học hiện đại nghiên cứu chứa nhiều Tanin và Glycosid có tác dụng chống viêm, làm lành vết loét đồng thời hạn chế tình trạng tăng tiết dịch vị quá mức. Bài thuốc được thực hiện như sau: Chuẩn bị 40g lá khôi phơi khô, đun sôi với nước hoặc sắc cùng với các bài thuốc khác. Ngày dùng đều đặn 3 – 4 lần bạn sẽ thấy giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của viêm dạ dày!

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bí quyết chữa viêm loét dạ dày tại nhà!

Những bài thuốc dân gian tương đối lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh nhân viêm dạ dày mức độ nhẹ, cần có sự tư vấn và tham khảo từ bác sĩ khám bệnh.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây nhằm điều trị nguyên nhân và cải thiện triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Những loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Kháng sinh: Sử dụng Amocixillin, Metronidazone, Tetracycline … đây là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên nếu lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng “kháng kháng sinh”, làm mất khả năng đáp ứng thuốc trong điều trị bệnh ở tương lai.
  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI): Omeprazol, Lansoprazol,… giúp giảm nồng độ acid trong dạ dày bằng cơ chế ức chế số lượng thụ thể sản xuất acid. Ưu điểm của nhóm PPI là làm giảm nhanh triệu chứng, phối hợp tốt với các nhóm thuốc khác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý về những tác dụng không mong muốn như đau đầu, buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, phát ban,…
  • Thuốc giảm tiết acid (ức chế H2): Gồm Cimetidine, Nizatidine,… có khả năng ức chế quá trình chuyển hóa trong tế bào, làm giảm khả năng tiết acid dịch vị. Theo Viện Y tế Quốc gia, thuốc kháng H2 có thể giảm tiết acid đến 70% trong vòng 24h, tạo thời gian để phục hồi lớp niêm mạc tổn thương. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể xảy ra gồm táo bón, tiêu chảy, khô miệng, buồn nôn,…
  • Probiotics là men vi sinh bổ sung các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ chữa lành vết loét một cách hiệu quả. Trước khi sử dụng Probiotics, bệnh nhân cần được làm bài kiểm tra và thăm khám để tránh tình trạng dị ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thuốc Tây y có tác dụng mạnh mẽ trong điều trị dạ dày dạng nốt, tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi bởi nhiều nhóm thuốc sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét trong tương lai. Vậy nên, bệnh nhân cần uống thuốc theo đơn dưới sự giám sát và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

☛ Tham khảo thêm tại: Viêm loét dạ dày uống thuốc gì ?

Bình Vị Thái Minh – lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân viêm dạ dày dạng nốt

Bình Vị Thái Minh - lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân viêm dạ dày dạng nốt 1
Bình Vị Thái Minh có nhiều công dụng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng viêm dạ dày dạng nốt

Bình Vị Thái Minh là thực phẩm chức năng được sản xuất theo công nghệ hiện đại, áp dụng nhiều kỹ thuật tân tiến nhất hiện nay. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa 2 hợp chất quý là GIGANOSIN (chiết xuất từ Dạ cẩm, Lá khôi) và Mucosave FG HIA (từ thân xương rồng Nopal và lá cây Oliu). Hoạt chất này có khả năng trung hòa dịch vị, giảm đau, chống viêm, hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua ở người viêm dạ dày dạng nốt.

Không chỉ vậy, Bình Vị Thái Minh còn kết hợp nhiều thành phần từ thiên nhiên như Cao Núc Nác, Cao Thương Truật nhằm kích thích tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. Đây là hiệu quả đáng mong đợi, đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng!

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Lời kết

Viêm dạ dày dạng nốt không phải là căn bệnh phổ biến nên rất dễ đem lại hoang mang, lo lắng cho người bệnh. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thông tin mình mong muốn, chủ động nâng cao sức khỏe của bản thân!

Tham khảo thêm tại:

https://www.victoriavn.com/thu-vien-suc-khoe/viem-da-day-dang-not

https://tienphong.vn/cac-dang-viem-da-day-the-dac-biet-post537884.tpo

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...