Viêm dạ dày GERD là gì? dấu hiệu và cách điều trị!
Viêm dạ dày GERD là một trong những bệnh lý phổ biến nhất của đường tiêu hóa. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tái phát cao, rất dễ xảy ra biến chứng nếu không điều trị dứt điểm. Vậy viêm dạ dày GERD là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về căn bệnh nhất nhé!
Mục lục
Viêm dạ dày GERD là gì?
Viêm dạ dày GERD là viết tắt của – Gastroesophageal Reflux Disease, còn có tên gọi khác là trào ngược acid dạ dày, viêm dạ dày trào ngược thực quản… đây là bệnh lý xảy ra khi acid dịch vị từ dạ dày chảy ngược vào thực quản. Hiện tượng này khiến cho lớp niêm mạc tại thực quản bị kích ứng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Tỷ lệ người mắc bệnh viêm dạ dày GERD ở Châu Âu trong khoảng 10 – 30% tổng dân số. Ở Châu Á, con số này thấp hơn, từ 4 – 18% nhưng ngày càng có xu hướng tăng lên bởi nhiều yếu tố nguy cơ. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về dịch tễ của căn bệnh tuy nhiên người ta đã ước tính được khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị GERD được nội soi dạ dày thực quản.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày GERD
Hiện tại, những nguyên nhân cụ thể gây viêm dạ dày GERD vẫn chưa được nghiên cứu kỹ càng. Tuy nhiên, một số yếu tố dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như:
- Rối loạn cơ vòng thực quản – Lower Esophageal Sphincter (LES): Đây là vùng cơ có nhiệm vụ duy trì áp lực cao hơn áp lực dạ dày để chống lại tình trạng trào ngược khi dạ dày co bóp. Thông thường, trong quá trình nuốt cơ vòng sẽ mở ra trong khoảng 2 giây để thức ăn đi xuống. Tuy nhiên, hiện tượng rối loạn chức năng khiến cho thời gian này kéo dài lâu hơn, hậu quả gây ra GERD.
- Bất thường về giải phẫu như thực quản ngắn hơn bình thường, có khối u ở thực quản cũng là nguyên nhân gây giảm áp lực tại đây, không có đủ lực để đẩy acid dịch vị từ dạ dày trào lên.
- Bệnh nhân bị viêm thực quản nặng có thể xảy ra tình trạng “trào ngược tự do”. Cơ chế của hiện tượng này chưa rõ nhưng sự thay đổi pH đã làm tổn thương niêm mạc tại đây.
- Lối sinh hoạt không lành mạnh như căng thẳng, thức khuya, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) hay Corticoid,… cũng khiến cho niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương, gây viêm dạ dày GERD.
- Một số yếu tố không thể thay đổi như gen di truyền, vi khuẩn H. Pylori, các bệnh về đường tiêu hóa khác,… góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh GERD nhiều hơn so với người trưởng thành khỏe mạnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng của viêm dạ dày GERD
Mặc dù viêm dạ dày GERD có những triệu chứng điển hình nhưng người bệnh thường chủ quan và không đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ. Một số chỉ điểm đáng báo động có thể kể đến như:
Ợ nóng, ợ chua
Ợ nóng là triệu chứng điển hình, có giá trị chẩn đoán cao trong bệnh GERD. Ợ nóng được mô tả là cảm giác nóng rát ở vùng xương ức lan lên cổ và tăng lên khi nằm ngửa, cúi gập người, sau khi ăn no. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên với tần suất hơn 2 lần/ tuần, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Ợ chua thường xuất hiện sau ăn hay khi nằm ngửa. Đây là hiện tượng các chất dịch từ dạ dày gồm thức ăn, acid,… trào ngược vào thực quản và miệng khiến cho người bệnh nếm được vị chua ở cuống họng cực kỳ khó chịu.
Đau tức ở vùng xương ức
Cũng như triệu chứng ợ nóng và ợ chua, có không ít bệnh nhân viêm dạ dày GERD phàn nàn về tình trạng đau tức ở vùng xương ức. Thực quản được chi phối bởi dây thần kinh lang thang và thân giao cảm cổ – ngực. Chính vì thế, khi acid dịch vị trào ngược thực quản đã kích thích lên đầu mút dây thần kinh, đồng thời vô tình gây nên cảm giác đau ở vùng ngực.
Đau tức vùng xương ức là dấu hiệu quan trọng tuy nhiên rất dễ bị nhầm với các bệnh lý về tim mạch. Người bệnh cảm giác như lồng ngực bị đè ép, khó thở, có khi lan ra sau lưng và lan sang cả cánh tay. Để phân biệt, người bệnh cần cơ sở uy tín để được thăm khám kịp thời.
Một số triệu chứng khác
Ngoài những dấu hiệu điển hình trên, ở nhiều bệnh nhân đặc biệt như người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch,… sẽ có triệu chứng vô cùng mơ hồ. Người bệnh cần lưu ý về các bất thường khác như khó nuốt, cảm giác có dị vật ở cổ họng, buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ,…
Biến chứng của viêm dạ dày GERD
Viêm dạ dày GERD là một căn bệnh tương đối lành tính nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không giải quyết được các yếu tố nguy cơ và không được điều trị, GERD có thể tiến triển thành nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm, bao gồm:
Loét thực quản
pH ở thực quản cao hơn ở dạ dày cộng với việc không có hệ thống chất nhầy bảo vệ nên việc tiếp xúc với acid dịch vị lâu dần sẽ gây mài mòn niêm mạc thực quản. Không chỉ dễ viêm nhiễm, tổn thương ở mô còn tạo nên các vết loét gây nhiều đau đớn và chảy máu cho người bệnh. Thậm chí, một số trường hợp chảy máu rỉ rả trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến toàn trạng của bệnh nhân.
Hẹp thực quản
Những yếu tố tấn công từ dạ dày như HCl, Pepsin,… làm tổn thương và hình thành mô sẹo, chít hẹp thực quản. Việc này cũng giống như có dị vật cản trở quá trình lưu thông thức ăn, gây ra hiện tượng khó nuốt, rất dễ bị chẩn đoán nhầm.
Đối với một số bệnh nhân, hẹp thực quản có thể là triệu chứng đầu tiên để phát hiện viêm dạ dày GERD nên chúng ta phải luôn lắng nghe cơ thể mình, quan tâm đến sự thay đổi nhỏ nhất.
Barret thực quản
Bình thường, thực quản được cấu tạo bởi các tế bào biểu mô trụ. Thế nhưng, việc tiếp xúc với acid dịch vị trong thời gian dài đã làm biến đổi chúng thành các tế bào hình ly, được định nghĩa như “sự chuyển sản ruột của thực quản”.
Tình trạng này khiến cho lớp cơ bị mở rộng ra ngay gần chỗ nối giữa dạ dày và thực quản. Trên lâm sàng, bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì đặc biệt nhưng barret thực quản có khả năng tiến triển thành ung thư rất cao nên việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.
Viêm đường hô hấp
Hiện tượng acid dạ dày trào ngược thực quản không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá mà còn tác động đến các cơ quan lân cận. Dịch vị khi đi lên thực quản có thể vô tình lọt vào phế quản, kéo theo nhiều vi khuẩn của hệ tiêu hóa gây viêm đường hô hấp.
Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp như ho có đờm, đau ngực, sốt, khó thở,… rất khó để điều trị nếu không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Chẩn đoán viêm dạ dày GERD như thế nào?
Trên những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ đồng thời biểu hiện trên lâm sàng với hội chứng trào ngược điển hình thì việc chẩn đoán GERD không quá khó khăn. Tuy nhiên, vẫn còn đến 10% bệnh nhân không có dấu hiệu, cần làm thêm các xét nghiệm sau để đưa ra kết quả:
Nội soi thực quản – dạ dày tá tràng: Đây là một phương pháp cực nhạy để phát hiện viêm dạ dày GERD, biểu hiện bởi vết trợt tại niêm mạc thực quản, có thể chảy máu hoặc không. Bên cạnh đó, nội soi thực quản – dạ dày tá tràng còn có khả năng chẩn đoán sớm biến chứng, phân độ mức độ viêm để lựa chọn cách điều trị hữu hiệu nhất trên từng bệnh nhân.
Đo pH trở kháng thực quản 24h: Đây là kỹ thuật sử dụng để ghi nhận bằng chứng trực tiếp acid dịch vị tại thực quản. Để kiểm tra độ pH, bệnh nhân sẽ được luồn ống thông mềm qua mũi để vào thực quản. Đàu dò tại đây sẽ truyền tín hiệu đến máy tính nhỏ được đeo quanh eo trong khoảng 2 ngày. Để thực hiện chính xác nghiệm pháp này, bệnh nhân cần dừng các thuốc ức chế bơm proton nếu có sử dụng trước đó.
X – quang có cản quang: Tuy có độ nhạy không cao nhưng hình ảnh X – quang hệ thống tiêu hóa trên có thể giúp chẩn đoán sớm các biến chứng của viêm dạ dày GERD. Đặc biệt, đây là một phương pháp dễ làm, không gây ra nhiều khó chịu nên được bệnh nhân hợp tác vô cùng dễ dàng.
Điều trị viêm dạ dày GERD
Quá trình điều trị viêm dạ dày GERD cần giải quyết được đồng thời 2 vấn đề đó là các yếu tố nguy cơ và những triệu chứng khó chịu. Chính vì thế, người bệnh cần đáp ứng đủ một vài nguyên tắc như:
Thay đổi lối sống
Phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất mà người bệnh có thể thực hiện là cải thiện lại lối sinh hoạt của mình. Hãy lưu ý những vấn đề sau:
- Chia bữa ăn lớn thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày, thay thế bằng các thực phẩm mềm, chế biến đơn giản để giảm áp lực lên dạ dày, giảm tiết dịch vị.
- Ưu tiên sử dụng những thực phẩm giàu năng lượng, dễ tiêu hóa như đậu phụ, ức gà, cá, trứng, các loại hạt,… để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
- Bổ sung nhiều rau xanh, sữa chua, yến mạch, táo,… nhằm cung cấp lợi khuẩn và vitamin, rất tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày trào ngược thực quản.
- Sử dụng một số loại thảo dược tốt cho tiêu hóa như nghệ, thương truật, núc nác,… tuy nhiên cần có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Hạn chế tối đa chất kích thích, đồ ăn chiên rán, cay nóng, thuốc NSAID, Corticoid,… để không làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược thực quản.
- Vận động vừa phải, luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng.
☛ Tham khảo đầy đủ: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Sử dụng thuốc Tây
Để giải quyết nhanh những triệu chứng khó chịu cho người bệnh, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc quen thuộc như:
– Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) được đánh giá là thuốc kháng acid mạnh nhất, dùng trước bữa ăn 1 – 2 lần mỗi ngày. Nhiều bệnh nhân sẽ tái phát bệnh khi ngừng thuốc nên cần có liệu trình cụ thể. Một số tác dụng phụ có thể gặp gồm đau đầu, buồn ngủ, khô miệng, phát ban,…
– Thuốc kháng H2 tuy không mạnh như PPI nhưng khá lành tính với cơ chế ngăn cản sự kích thích Histamin ở tế bào thành. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý về những tác dụng không mong muốn gồm tiêu chảy, lú lẫn, trầm cảm,…
– Men tiêu hóa cung cấp nhiều lợi khuẩn cũng như giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu trong bệnh GERD. Trước khi sử dụng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ bởi men tiêu hóa rất dễ gây dị ứng trên những người có cơ địa nhạy cảm.
☛ Tham khảo đầy đủ: “Bỏ túi” các thuốc trào ngược acid dạ dày
Cải thiện trào ngược dạ dày nhờ Bình Vị Thái Minh
Bình Vị Thái Minh là thực phẩm chức năng được chiết xuất từ nhiều thành phần thảo mộc lành tính, có nhiều công dụng đối với hệ tiêu hóa như:
- GIGANOSIN được bào chế từ Dạ cẩm và Lá khôi giúp trung hòa dịch vị, giảm thiểu triệu chứng ợ hơi, ợ chua trong bệnh viêm dạ dày GERD.
- MUCOSAVE FG HIA chiết xuất từ xương rồng Nopal và lá Oliu có khả năng chống viêm, tạo nên lớp bảo vệ cho niêm mạc trước sự tấn công của dịch vị.
- Cao núc nác và cao thương truật kích thích tiêu hóa, hỗ trợ ăn uống ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn giảm áp lực nhằm hạn chế tình trạng trào ngược ở bệnh nhân GERD.
Với những thành phần dân giã nhưng có công dụng ưu việt, Bình Vị Thái Minh giúp trung hòa – giảm acid dịch vị, ngăn ngừa trào ngược acid dạ dày. Không chỉ vậy, sản phẩm còn mang đến tác động toàn diện bởi khả năng bao bọc niêm mạc, ngăn cản sự tiếp xúc của acid tạo nên thời gian khôi phục tổn thương.
Bình Vị Thái Minh được nghiên cứu theo công nghệ hiện đại, cấp phép lưu hành bởi Bộ Y Tế – đáp ứng được sự mong muốn của bệnh nhân viêm dạ dày trào ngược thực quản nói riêng và bệnh tiêu hóa nói chung!
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về viêm dạ dày GERD – căn bệnh ngày càng có xu hướng tăng lên tại nước ta. Chắc chắn rằng, sự hiểu biết kỹ càng về sức khỏe sẽ giúp người bệnh tìm được giải pháp chữa trị kịp thời, cải thiện tình trạng của bản thân!
Tham khảo thêm tại:
https://www.hoanglongclinic.vn/vi/huong-dan-khach-hang/t/tong-quan-ve-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-gerd-thuc-hanh-trong-lam-sang-phan-1.210674.htm
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/gastroesophageal-reflux-disease-gerd