Viêm dạ dày ruột là gì? nguyên nhân và cách điều trị

Viêm dạ dày ruột là bệnh tiêu hóa phổ biến gây ra tình trạng tiêu chảy và nôn mửa. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn và điều trị sai cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để hiểu rõ hơn các thông tin về viêm dạ dày ruột và giúp người bệnh có phương pháp phòng ngừa điều trị cụ thể, mời bạn đọc tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Viêm dạ dày ruột là gì? nguyên nhân và cách điều trị 1

Thế nào là viêm dạ dày ruột?

Viêm dạ dày ruột là tình trạng nhiễm trùng đường ruột, niêm mạc ruột non, đại tràng bị tổn thương gây ra bởi vi khuẩn, virus, kí sinh trùng. Các vi sinh vật này tồn tại và lây lan trong thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm hoặc qua tiếp xúc với người bệnh.

Triệu chứng nhận biết viêm dạ dày ruột

Triệu chứng nhận biết viêm dạ dày ruột 1

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng, nhẹ mà viêm dạ dày ruột ở từng trường hợp có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, viêm dạ dày ruột ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa gây phát sinh một số triệu chứng điển hình như:

  • Đau bụng: Đau quặn bụng, đau co thắt bụng, cơn đau có thể giảm bớt sau khi đi đại tiện.
  • Tiêu chảy: Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng và nhiều nước, một số trường hợp nhiễm trùng có thể đi ngoài phân có kèm cả máu và nhầy.
  • Buồn nôn và ói mửa.

Người bệnh viêm dạ dày ruột gây nôn ói và tiêu chảy kéo dài dễ khiến cơ thể bị mất nước. Khi đó, người bệnh gặp phải một số triệu chứng:

  • Đi tiểu ít.
  • Miệng, lưỡi khô, da khô.
  • Khát nước.
  • Chóng mặt, mệt mỏi, kiệt sức.
  • Đau đầu, nhức mỏi cơ.
  • Co thắt thành bụng.
  • Sốt.

Những triệu chứng trên có thể xảy ra sau vài ngày khi bị nhiễm bệnh và thường kéo dài 1- 2 ngày hoặc có thể đến 10 ngày. Trường hợp mất nước nặng, người bệnh xuất hiện triệu chứng: tim đập nhanh, hôn mê… đây là triệu chứng cấp cứu cần được chăm sóc y tế kịp thời. Vì vậy, khi thấy xuất hiện triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến mất nước nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tham khảo thêm: Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ

Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày ruột là do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Cụ thể như sau:

Do virus

Do virus 1

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột. Virus nhiễm vào các tế bào ruột gây triệu chứng tiêu chảy. Có 2 chủng virus được cho là tác nhân chính gây viêm dạ dày ruột cấp đó là: Norovirus và Rotavirus.

  • Norovirus: Là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh viêm dạ dày ruột nghiêm trọng, Norovirus thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 đến 18 tháng tuổi, chúng có thể lây lan qua đường ăn uống, từ người sang người.
  • Rotavirus: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy nặng mất nước không thành dịch ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 3 – 15 tháng tuổi. Người lớn có thể lấy nhiễm khi tiếp xúc với trẻ mác bệnh. Loại virus này lây lan nhanh và có thể bùng phát thành ổ dịch.

Do nhiễm vi khuẩn

Do nhiễm vi khuẩn 1

Vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày ruột mặc dù ít gặp hơn virus. Một số loại vi khuẩn thường liên quan đến bệnh nhất là: E.Coli và Salmonella.

  • Salmonella: thường có trong gia cầm chưa nấu chín, sữa không tiệt trùng, ăn trứng chưa chín và tiếp xúc với bò sát…
  • E.Coli: thường có trong thịt bò chưa được chế biến, sữa và nước trái cây không được khử trùng, nguồn nước bị ô nhiễm…

Ngoài ra một số vi khuẩn ít gặp như: Campylobacter, Campylobacter, Shigella, Clostridium difficile…

Do nhiễm ký sinh trùng

Do nhiễm ký sinh trùng 1

Nhiễm ký sinh trùng tuy không phổ biến như nhiễm vi khuẩn, virus nhưng chúng cũng có thể là tác nhân gây viêm dạ dày ruột. Nhất là một số chủng Giardia lamblia, chúng bám dính hoặc xâm nhập vào niêm mạc ruột, gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột. Chính vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị cụ thể, hiệu quả, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám khi có biểu hiện nghi ngờ nhé.

Ai dễ mắc viêm dạ dày ruột?

Bệnh viêm dạ dày ruột có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

  • Trẻ em: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên dễ nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi, người già là nhóm có nguy cơ cao mắc viêm dạ dày ruột do hệ miễn dịch suy yếu dễ nhiễm bệnh.
  • Những người sinh sống ở môi trường mất vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm.
  • Người vệ sinh kém, không chú ý vệ sinh thường xuyên tay, chân, ăn uống mất vệ sinh….

Xem thêm: Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ

Bệnh viêm dạ dày ruột nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm dạ dày ruột tuy ít xảy ra biến chứng, nhưng một số trường hợp không được khắc phục điều trị kịp thời có thể phát sinh những biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe như:

Bệnh viêm dạ dày ruột nguy hiểm thế nào? 1

  • Mất nước và điện giải: đây tình trạng dễ gặp nhất bởi triệu chứng tiêu chảy và nôn kéo dài không được khắc phục hiệu quả. Mất nước do nôn và tiêu chảy quá nhiều không được bù nước sẽ khiến người bệnh tụt huyết áp, lượng máu cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể không đủ có thể dẫn tới suy thận.
  • Không dung nạp lactose: Viêm dạ dày ruột có thể khiến thành ruột bị viêm nhiễm dẫn tới thiếu men lactase để tiêu hóa đường lactose có trong sữa gây triệu chứng đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy sau khi uống sữa. Tình trạng này có thể giảm dần sau khi thành ruột được phục hồi, hết viêm nhiễm.
  • Hội chứng tán huyết ure máu: là biến chứng ít gặp do viêm dạ dày ruột. Tán huyết ure máu thường đi kèm với viêm dạ dày ruột do một số chủng E.Coli gây ra. Chúng gây ra tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu và suy thận.
  • Giảm tác dụng của dụng của một số loại thuốc: Tiêu chảy và nôn mửa là triệu chứng điển hình của viêm dạ dày ruột. Chính vì vậy, triệu chứng này làm giảm lượng thuốc được hấp thu vào cơ thể. Một số thuốc khó hấp thu như: thuốc điều trị tiểu đường, thuốc tránh thai, thuốc điều trị động kinh…
  • Một số biến chứng khác: bệnh có thể gây ra một số biến chứng ở các cơ quan khác trong cơ thể như: viêm da, viêm khớp, viêm kết mạc hoặc viêm màng cứng ở mắt. Các biến chứng này ít gặp khi viêm dạ dày ruột do virus là tác nhân gây bệnh.

Chẩn đoán viêm dạ dày ruột

Dựa vào tình trạng của người bệnh thông qua việc đánh giá và khám lâm sàng bác sĩ có thể chỉ định làm một số kĩ thuật, xét nghiệm bao gồm:

Chẩn đoán viêm dạ dày ruột 1

  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Khi lấy mẫu phân, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra màu sắc, hình dạng, tìm các chất ẩn trong phân như chất nhầy, chất béo, dịch mật để tìm nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột do ký sinh trùng, vi khuẩn, virus nào gây ra. Từ đó, lên phác đồ điều trị hợp lý và hiệu quả.
  • Nội soi đại tràng:ội soi đại tràng là phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán các bệnh về tiêu hóa. Hình ảnh từ camera thu về sẽ giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu viêm loét tổn thương trên thành ruột.
  • Tổng phân tích tế bào máu: Ngoài ra, với trường hợp viêm dạ dày ruột nặng, người bệnh cần làm xét nghiệm chất điện giải trong huyết thanh, ure máu và creatinine để đánh giá tình trạng hydrat hoá và acid-bas.

Cách điều trị viêm dạ dày ruột

Việc tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị cụ thể, kịp thời rất quan trọng giúp ngăn ngừa những biến chứng của viêm dạ dày ruột. Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bổ sung đủ nước, điện giải cho cơ thể

Bổ sung đủ nước, điện giải cho cơ thể 1

Triệu chứng điển hình của viêm dạ dày ruột là tiêu chảy, nôn nhiều khiến cơ thể dễ mất nước. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung nước kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Thông thường, mỗi ngày bạn cần đáp ứng cho cơ thể khoảng 2 lít nước/ ngày. Có thể uống các loại dung dịch bù nước cho cơ thể như Oresol hay Hydrite. Trường hợp mất nước nặng, đã uống bù nước, điện giải không cải thiện, người bệnh nên nhập viện để được truyền tĩnh mạch để cung cấp đủ nước, muối khoáng cho cơ thể.

Lưu ý: Với đối tượng trẻ nhỏ, trước khi bù nước điện giải, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Viêm dạ dày ruột tức là dạ dày ruột đang bị viêm nhiễm, tổn thương, hệ tiêu hóa đang gặp trục trặc. Người bệnh cần hết sức lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cải thiện triệu chứng và giảm bớt tổn thương cho hệ tiêu hóa bằng một số gợi ý dưới đây:

Chế độ ăn uống lành mạnh:

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh 1

  • Nên ăn những loại thực phẩm mềm, nhừ, dễ tiêu như: cháo, súp, canh…để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Nên ăn các loại thực phẩm thanh đạm, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể nhanh phục hồi như thịt gà, cá… giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Chú ý nên chế biến các món dưới dạng mềm, nhừ để tránh áp lực lên dạ dày.
  • Nên ăn bánh mì nguyên cám, cơm giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ giảm tiêu chảy và ổn định lại chức năng của dạ dày.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây tươi, nước ép trái cây giúp tăng cường vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Nên ăn các loại thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn như sữa chua, thức uống lên men giúp phục hồi tổn thương và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.

☛ Tham khảo thêm tại: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Thói quen sinh hoạt khoa học:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc nơi công cộng và trước khi ăn.
  • Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động hay làm việc nặng.
  • Có thói quen tập luyện thể dục thể thao giúp kích thích hoạt động ở đường ruột, tạo điều kiện cho các phản ứng trao đổi chất hiệu quả hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài.

Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc điều trị 1

Tùy vào triệu chứng và nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để khắc phục và hỗ trợ cải thiện bệnh. Dưới đây là một số thuốc điều trị người bệnh có thể tham khảo:

  • Thuốc giảm nôn: promethazine, prochlorperazine hoặc ondansetron.
  • Thuốc giảm tiêu chảy: diphenoxylate và atropine hoặc lopermadine.
  • Thuốc giảm sốt, đau đầu: Paracetamol.

Ngoài ra, trường hợp viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, kí sinh trùng, bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Nếu trường hợp viêm dạ dày ruột do virus thì việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết, đôi khi nó lại có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Lưu ý: Thuốc chống tiêu chảy không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Ngoài ra, không dùng thuốc này khi tiêu chảy kèm máu hoặc nhầy, hoặc đang sốt cao.

Hầu hết tất cả các loại thuốc điều trị trên đều có thể tiềm ẩn tác dụng phụ. Chính vì vậy, trước khi dùng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau, kháng viêm để khắc phục triệu chứng bệnh.

Bình Vị Thái Minh –  Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ruột hiệu quả

Để hỗ trợ điều trị viêm dạ dạ dày ruột, người bệnh nên tham khảo và sử dụng Bình Vị Thái Minh. Đây là sản phẩm lành tính, không gây tác dụng phụ và an toàn cho mọi đối tượng. Sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao, hiệu quả trong hầu hết các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản,…

Bình Vị Thái Minh -  Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ruột hiệu quả 1

Bình Vị Thái Minh là kết tinh của nhiều loại thảo dược khác nhau, mang đến hiệu quả toàn diện:

  • Giganosin được chiết xuất từ lá Dạ Cẩm và lá Khôi với công dụng cân bằng axit dịch vị, giảm đau nhanh chóng, chống viêm để ngăn ngừa triệu chứng tái phát.
  • Mucosave kết hợp từ xương rồng Nopal và lá Oliu tạo nên màng sinh học để bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng thời gian làm lành và phục hồi của tế bào. Mặt khác, hoạt chất này còn có khả năng chống viêm, giảm đau một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Thương Truật và Núc Nác đều là những thảo dược lành tính với công dụng chống viêm, sửa chữa các tổn thương trên bề mặt dạ dày, hỗ trợ làm lành vết loét.

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo từ những dược liệu thiên nhiên, Bình Vị Thái Minh được đánh giá là sản phẩm có tính toàn diện: Vừa giảm axit dịch vị vừa bao che vết loét, cân bằng lại hệ thống tấn công – bảo vệ cho dạ dày. Đây chính là giải pháp tối ưu cho người bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…

BÌNH VỊ THÁI MINH đã được Bộ Y Tế cấp phép và hiện đang được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày ruột

Biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày ruột 1

Viêm dạ dày ruột là bệnh lý phổ biến, có tính lây lan, dễ tái phát. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt là điều quan trọng. Để hạn chế tối đa nguy mắc viêm dạ dày ruột, người bệnh cần chú ý:

  • Đảm bảo môi trường sống xung quanh được sạch sẽ, nhà vệ sinh thường xuyên được lau chùi, khử khuẩn.
  • Đảm bảo nguồn nước sử dụng không bị ô nhiễm để giảm thiểu tỷ lệ nhiễm trùng và viêm dạ dày ruột.
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ nhất là sau khi vệ sinh và trước khi ăn uống.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
  • Luôn ăn chín, uống sôi, không ăn đồ đã quá hạn sử dụng.
  • Thức ăn khi nấu chín bảo quản tránh ruồi nhặng.
  • Không ăn thức ăn tái, sống bởi loại thực phẩm này có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.
  • Tiêm phòng vắc xin virus rota cho trẻ em để giảm tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm dạ dày ruột.

☛ Tham khảo thêm tại: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc có thêm thông tin về bệnh viêm dạ dày ruột. Mong rằng những thông tin này giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh và có phương pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì cũng như muốn tư vấn về sản phẩm, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé.

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...