[A-Z] viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau như thế nào?

Viêm dạ dày và loét dạ dày là những căn bệnh ngày càng có xu hướng tăng cao trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai căn bệnh này và thường coi đó là một bệnh. Vậy viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Tại sao viêm dạ dày và loét dạ dày bị lầm tưởng là một?

Viêm dạ dày và loét dạ dày đều là những tổn thương tại niêm mạc dạ dày, được hình thành từ sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Do có những điểm tương đồng về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị mà nhiều người lầm tưởng hai bệnh là một hoặc đặt tên gọi “viêm loét dạ dày” để gọi chung cho hai bệnh. Tuy nhiên đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác biệt!

Viêm dạ dày là hiện tượng xuất hiện viêm trên bề mặt niêm mạc do chất nhầy giảm tiết, giảm khả năng bảo vệ trước acid dịch vị. Tình trạng viêm xảy ra đột ngột là viêm cấp tính, còn nếu kéo dài và tiến triển chậm gọi là viêm mạn tính.

Mặt khác, loét dạ dày là tình trạng tổn thương quá mức dẫn đến vết loét ăn sâu vào niêm mạc. Bệnh thường xảy ra khi lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid dịch vị bị suy giảm.

Viêm và loét cái nào nặng hơn? Viêm sẽ có triệu chứng nặng hơn so với loét. Viêm xuất hiện những cơn đau dữ dội sau mỗi bữa ăn, một số triệu chứng khác như rối loạn tiêu hoá, sụt cân.

Điểm giống nhau giữa viêm dạ dày và loét dạ dày

Bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày đều là những căn bệnh gây ra tổn thương niêm mạc theo những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh phổ biến này có một số điểm giống nhau như:

Có cùng nguyên nhân

Có cùng nguyên nhân 1
Vi khuẩn H.P là nguyên nhân thường gặp trong viêm dạ dày và loét dạ dày

Bình thường, niêm mạc dạ dày được bảo vệ bởi lớp chất nhầy để chống lại sự phá hủy của acid dịch vị. Tuy nhiên, một số trường hợp dẫn đến mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ gây tổn thương dạ dày, bao gồm:

  • Vi khuẩn H.P: một xoắn khuẩn có khả năng sản xuất Somatostatin dẫn đến tăng Gastrin (- hormone điều tiết acid dạ dày) khiến cho tình trạng viêm hay loét tại dạ dày càng trở nên trầm trọng.
  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): có khả năng ức chế các yếu tố bảo vệ của niêm mạc, khiến cho dạ dày bị tấn công bởi chính acid dịch vị gây tổn thương viêm và loét.
  • Một số bệnh lý đi kèm như hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược dạ dày thực quản,… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày.
  • Sử dụng thuốc lá và rượu: làm tăng tiết acid dịch vị và giảm lượng máu đến niêm mạc trong dạ dày. Ngoài ra, thuốc lá và rượu còn làm chậm quá trình chữa lành vết thương nên hiện tượng viêm và loét ở dạ dày rất khó cải thiện.
  • Căng thẳng tâm lý cực độ và kéo dài có thể khiến cho lượng acid trong dạ dày tăng lên, gây tổn thương niêm mạc.

Triệu chứng khá giống nhau

Triệu chứng của viêm và loét dạ dày khá tương đồng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người lầm tưởng hai bệnh là một. Bệnh nhân đều cảm thấy đau tức vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… đặc biệt là khi đói và khi quá no.

Đều gây ra các biến chứng

Viêm dạ dày và loét dạ dày tiến triển theo nhiều mức độ khác nhau nhưng sẽ để lại nhiều thương tổn nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Những biến chứng có thể gặp đối với bệnh nhân viêm và loét dạ dày bao gồm:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Là một biến chứng có thể gặp ở viêm dạ dày và loét dạ dày tuy nhiên khi bị loét thì khả năng xuất huyết tiêu hóa sẽ lớn hơn. Triệu chứng thường khởi phát bởi một cơn đau bụng dữ dội vùng thượng vị, nôn ra máu đỏ tươi hoặc đi ngoài phân đen. Đây là một cấp cứu cần can thiệp kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
  • Thủng dạ dày: Viêm hay loét dạ dày trong thời gian dài có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và sẽ dần mỏng đi. Nếu bệnh vẫn tiến triển mà không được điều trị kịp thời, dịch vị, thức ăn và vi khuẩn từ dạ dày sẽ tràn ra ổ bụng, người bệnh có thể bị sốc, tụt huyết áp, mạch nhanh nhỏ, khó bắt,…
  • Hẹp môn vị: Viêm và loét dạ dày trong quá trình liền sẹo sẽ kéo theo tình trạng phù nề niêm mạc, gây chít hẹp môn vị – van đóng mở giữa dạ dày và tá tràng. Triệu chứng của hẹp môn vị có thể kể đến như đau bụng thượng vị tăng dần, nôn ói nhiều, người xanh xao, mắt trũng, mệt mỏi,…
  • Ung thư dạ dày: Là 1 trong 5 loại bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Tỷ lệ ung thư hóa khi mắc viêm và loét dạ dày lên đến 5 – 10%, đặc biệt là những người có bệnh trên 10 năm. Dấu hiệu của ung thư dạ dày rất âm thầm và không điển hình nên bệnh nhân cần thăm khám định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân.

☛ Chi tiết đọc tại: Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Cách chuẩn đoán bệnh

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm và loét dạ dày chỉ có tính gợi ý chẩn đoán. Để xác định chính xác bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào một số phương pháp cận lâm sàng như sau:

  • Nội soi dạ dày – thực quản là xét nghiệm tiết kiệm và hiệu quả nhất để chẩn đoán viêm dạ dày hay loét dạ dày. Phương pháp này cho phép bác sĩ đánh giá trực tiếp vị trí và mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, với những vết loét nghi ngờ ác tính cũng có thể dễ dàng lấy một phần nhỏ mô và tế bào để sinh thiết.
  • Chụp X – quang có dùng thuốc cản quang ít xâm lấn hơn nhưng độ nhạy thấp và không lấy được mẫu sinh thiết. Thế nhưng, xét nghiệm này vẫn có giá trị để đánh giá được các biến chứng sớm của viêm dạ dày và loét dạ dày.
  • Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn H.P như thử máu tìm kháng thể, tìm kháng nguyên trong phân, trong nước tiểu, trong hơi thở,… cũng rất có giá trị để hướng đến chẩn đoán và điều trị chính xác.

Viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau như thế nào?

Tuy có nhiều điểm chung nhưng viêm dạ dày và loét dạ dày vẫn là hai bệnh lý riêng biệt. Bệnh nhân có thể phân biệt loét dạ dày và loét tá tràng ở các điểm chính sau:

Mức độ tổn thương

Mức độ tổn thương 1
Phân biệt viêm dạ dày và loét dạ dày theo mức độ tổn thương

Viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn? Cùng tìm hiểu sau đây: Dạ dày được cấu tạo bởi 5 lớp từ ngoài vào trong gồm: Thanh mạc, lớp dưới thanh mạc, 3 lớp cơ trơn, lớp dưới niêm mạc và niêm mạc.

Viêm dạ dày là những tổn thương ở lớp phủ niêm mạc. Tổn thương có thể là sưng, viêm, phù nề, sung huyết hay các vết xước nhẹ. Phạm vi tổn thương thường tại một vùng khu trú nhất định, giới hạn trong dạ dày và không ảnh hưởng đến cơ quan khác. Chính vì thế, một đặc trưng của viêm dạ dày là tổn thương có thể hồi phục hoàn toàn.

Đối với loét dạ dày, ổ loét có thể ăn sâu xuống đến lớp cơ, một số ít trường hợp tạo sẹo ngay ở lớp hạ – niêm mạc. Loét dạ dày không chỉ giới hạn trong dạ dày mà còn có thể gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác như tá tràng, thực quản. Có đến 4% tổn thương có bờ nhô cao và không đều, nghi ngờ đến ung thư dạ dày. Trong trường hợp này, cần nội soi và lấy mẫu sinh thiết để được chẩn đoán sớm và chính xác nhất.

Triệu chứng của viêm dạ dày và loét dạ dày

Triệu chứng của viêm dạ dày và loét dạ dày 1
Triệu chứng của loét dạ dày thường nặng và điển hình hơn viêm dạ dày

Phân biệt viêm và loét dạ dày qua các triệu chứng? Viêm dạ dày biểu hiện bởi các triệu chứng vô cùng âm thầm, không điển hình. Bệnh nhân có thể có những cơn đau âm ỉ và khó chịu vùng thượng vị. Đặc biệt, cơn đau trong viêm dạ dày không có tính chất lan tỏa mà chỉ tập trung ở vùng thượng vị. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa xảy ra sau ăn từ 15 – 60 phút bao gồm khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi,…

Khác với viêm dạ dày, triệu chứng đau của loét dạ dày lại trầm trọng và có nhiều tính chất hơn. Cơn đau thường bắt đầu sau bữa ăn từ 30 phút – 2 tiếng với mức độ dữ dội ở vùng thượng vị lan ra khắp bụng, quặn tức và rất khó chịu. Không chỉ vậy, một số bệnh nhân còn kèm theo rối loạn tiêu hóa, sụt cân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị 1
Dùng thuốc điều trị viêm/ loét dạ dày tác dụng nhanh, mạnh, hiệu quả

Đối với viêm dạ dày:

  • Kháng sinh như Clarithromycin, Metronidazol,… với trường hợp nhiễm vi khuẩn H.P. Khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý về một số tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng,…
  • Thuốc giảm tiết acid gồm Cimetidine, Ranitidine,… có khả năng ức chế Histamin H2 của tế bào viền nhằm giảm sản xuất acid. Tuy nhiên, những tác dụng không mong muốn có thể gặp bao gồm rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy,…
  • Thuốc ức chế bơm Proton PPI như Omeprazol, Lansoprazol,… hoạt động nhờ cơ chế ngăn cản bơm Proton và tế bào thành từ đó làm giảm sản xuất acid dạ dày. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc bao gồm nhức đầu, đau họng, buồn nôn,…

Đối với loét dạ dày

Loét dạ dày có thể điều trị tương tự như viêm dạ dày nhưng do mức độ tổn thương nặng hơn nên một số điểm khác biệt cần được chú ý bao gồm:

  • Loét dạ dày do nhiễm H.P cần dùng phác đồ điều trị có thuốc giảm tiết phối hợp cùng ít nhất 2 loại kháng sinh với cơ chế khác nhau.
  • Thời gian điều tị ổ loét thường kéo dài trung bình từ 2 – 3 tháng với kế hoạch điều trị nghiêm ngặt, cụ thể.
  • Với những trường hợp ung thư dạ dày được phát hiện từ mảnh sinh thiết, biến chứng hẹp môn vị, chảy máu, thủng dạ dày,… cần can thiệp phẫu thuật kịp thời.

Bình Vị Thái Minh – giải pháp giúp dạ dày khỏe

Bình Vị Thái Minh - giải pháp giúp dạ dày khỏe 1
Bình Vị Thái Minh chiết xuất từ thiên nhiên nên không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng

Bình Vị Thái Minh là thực phẩm chức năng được chiết xuất từ nhiều thảo dược lành tính, được cấp phép lưu hành trên thị trường bởi Bộ Y Tế. Sản phẩm là giải pháp đột phá cho người bị viêm – loét dạ dày với các thành phần nổi bật như:

  • GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi) giúp trung hòa dịch vị, giảm đau, chống viêm, giảm được các triệu chứng khó chịu trong viêm loét dạ dày.
  • Mucosave (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có khả năng tạo lớp bảo vệ niêm mạc, tránh tác động của acid dạ dày từ đó giúp tổn thương viêm – loét nhanh lành hơn.
  • Cao Núc nác và Cao Thương Truật rất có hiệu quả trong việc kích thích tiêu hóa, giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, giảm áp lực trong dạ dày nên ngăn ngừa được hiện tượng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng.

Có thể thấy rằng, Bình Vị Thái Minh đã chứng minh được nhiều công dụng đáng kinh ngạc, là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân viêm dạ dày và loét dạ dày. Bên cạnh đó, sản phẩm đã được nghiên cứu bài bản trên dây chuyền tự động công nghệ cao, được nhiều người dùng tin tưởng và lựa chọn.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY

Lời kết

Bài viết trên đây đã phần nào giúp bệnh nhân phân biệt được viêm dạ dày và loét dạ dày, hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình. Chắc chắn rằng, những thông tin hữu ích này sẽ giải đáp được thắc mắc, nâng cao cuộc sống của chính bản thân mình!

Tham khảo thêm tại:

http://benhvien108.vn/viem-loet-da-day:-benh-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa.htm

https://www.bumrungrad.com/en/health-blog/june-2019/gastritis-and-peptic-ulcer-disease

Cập nhật lúc: 17/04/2024

Bài viết mới nhất

Loading...