Thủ phạm gây viêm loét dạ dày không ngờ tới!
Hiện nay bệnh viêm loét dạ dày có rất nhiều người mắc phải. Bệnh không được điều trị đúng liệu trình và kịp thời dễ gây ra nguy hiểm và diễn biến nặng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người bệnh. Hiểu được nguyên nhân gây viêm loét dạ dày sẽ giúp chúng ta phòng tránh bệnh, dưới đây là thông tin về nguyên nhân gây viêm loét dạ dày mà các bạn có thể bổ sung thêm vào kho tàng kiến tức về bệnh viêm loét dạ dày và có phương pháp phòng ngừa đẩy lùi bệnh.
Mục lục
Bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng những vết loét xuất hiện và gây tổn thương ở niêm mạc dạ dày và ở phần đầu của ruột non khiến cho lớp niêm mạc bị bào mòn. Chúng gây ra cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn hoặc dịch dạ dày.
Bình thường bệnh có 2 giai đoạn:
- Viêm loét dạ dày cấp: Viêm loét dạ dày cấp có các triệu chứng xuất hiện đột ngột và diễn biến bệnh rất nhanh. Tuy vậy, viêm loét dạ dày cấp hoàn toàn có thể chữa khỏi được và bệnh không để lại di chứng.
- Viêm loét dạ dày mãn tính: Với viêm loét dạ dày mãn tính triệu thường diễn biến chậm thường kéo dài và điều trị khá khó khăn, khó chữa khỏi triệt để và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm loét dạ dày thường khó phát hiện khi những vết loét nhỏ, hầu như không có triệu chứng và chúng thường tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với những vết loét dạ dày khi đã kèm theo triệu chứng của bệnh, người bệnh cần chú ý đến gặp bác sĩ để được khám xét và đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra những phương án điều trị hiệu quả, để bệnh không chuyển sang mãn tính, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là gì?
1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có mối liên hệ chặt chẽ tới sức khỏe cũng như là bệnh dạ dày. Bởi những thói quen ăn uống như: Ăn quá no, ăn quá đói, thực phẩm không vệ sinh an toàn, nhiều dầu mỡ hoặc vừa ăn vừa làm việc sẽ khiến dạ dày làm việc quá sức gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu khiến dạ dày tiết ra dịch acid nhiều hơn làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa khác.
2. Chế độ sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt xấu cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày như: Ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn nhiều thức ăn cay nóng, ăn chua, nhai không kĩ, vừa ăn vừa làm việc khác… Những thói quen không tốt trên khiến dạ dày phải hoạt động liên tục và dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, chế độ ăn uống bia rượu, thức khuya, chế độ ăn ngủ không giờ giấc cũng rất dễ mắc viêm loét dạ dày.
3. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)
Vi khuẩn Hp (H.pylori) được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn Hp này có thể đi vào cơ thể theo con đường ăn uống và chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non. Nguy hiểm hơn chính là loại vi khuẩn Hp này còn có thể lây từ người này sang người khác qua con đường tiếp xúc như: Dụng cụ ăn uống, thức ăn, sinh hoạt…
Khi vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tại đây vi khuẩn Hp sẽ tiết ra mốt ố chất làm kích thích dạ dầy tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường, các loại acid dư thừa gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
4. Di truyền
Di truyền là nguyên nhân rất dễ gặp với bệnh viêm loét dạ dày. Nếu những người trong gia đình có tiền sử hoặc đang có người mắc viêm loét dạ dày và có nhóm máu O thường có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao hơn người bình thường.
5. Yếu tố tâm lý
Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho cơ thể kích hoạt một loạt các yếu tố cơ chế, trong đó có tình trạng tăng tiết axit ở dạ dày, khiến cho dạ dày dễ bị viêm loét hơn. Ngoài ra, bị stress, áp lực trong thời gian dài làm chức năng đường ruột, dạ dày rối loạn, kích thích sản sinh axit hydrochloric, pepsin gây tổn thương niêm mạc dạ dày, co thắt dạ dày…
6. Ảnh hưởng của một số bệnh lý
Bệnh viêm loét dạ dày có thể là căn nguyên của 1 số bệnh lý như: Bạch cầu, viêm ruột thừa, viêm phổi, sởi, cúm, thoát vị hoành, suy thận, sơ gan… Bệnh cũng có thể khởi phát do rối loạn cơ năng thần kinh thực vật, dị ứng thức ăn, rối loạn tự miễn, hút thuốc lá, nhiễm độc hóa chất, hội chứng Zollinger-Ellison.
7. Sử dụng thuốc
Theo thống kê có tới 20-25% trường hợp mắc viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc, nhất là những loại thuốc kháng viêm và giảm đau như NSAID, corticoid,… Những loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase từ đó giúp giảm sinh tổng hợp prostaglandin nhằm chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên khi enzyme cyclooxygenase bị ức chế sẽ khiến miễn dịch niêm mạc dạ dày bị suy giảm, tạo điều kiện cho dịch vị xâm lấn và ăn mòn niêm mạc.
Việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể khiến niêm mạc bị tổn thương nặng và gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
Đối tượng dễ bị viêm loét dạ dày
Qua phân tích nguyên căn của bệnh viêm loét dạ dày, chúng ta nhận thấy bệnh viêm loét dạ dày đang là căn bệnh khá phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa, chúng ta có thể đánh giá một số đối tượng dưới đây dễ mắc viêm loét dạ dày:
1. Người thường xuyên sử dụng thuốc lá và bia rượu:
Theo thống kê có khoảng 41% nam giới và 33 % nữ giới mắc viêm loét dạ dày là do thuốc lá và bia rượu. Khói thuốc lá có thể làm tăng quá trình bài tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược dạ dày – tá tràng, ngăn bài tiết chất nhầy và làm cho vết thương ở dạ dày lâu lành hơn.
2. Lối sống, sinh hoạt thiếu khoa học:
Lối sống, sinh hoạt không lành mạnh: Thức khuya, ăn đêm, lười vận động, ăn vội vàng… khiến thức ăn trong dạ dày bị rối loạn, quá trình tiêu hóa bị ngừng trệ dẫn tới những triệu chứng: Đầy bụng, khó tiêu. Thức ăn ứ trệ trong dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều acid HCl hơn mức bình thường để tiêu hóa chúng. Việc này khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, một thời gian dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị ăn mòn nghiêm trọng sẽ dẫn đến viêm loét.
3. Thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID):
Những người thường xuyên sử dụng những loại thuốc chống viêm không steroid (NASAID) như: Phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều có thể gây hại cho cơ thể. Bởi những loại thuốc này giúp giảm đau nhờ ức chế tổng hợp prostaglandin, đây là chất có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi thường xuyên sử dụng những loại thuốc trên khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, không còn bảo vệ được dạ dày sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
4. Một số nhóm khác có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao:
Ngoài 3 đối tượng trên thì một số đối tượng cũng có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày như: Người cao tuổi, người thừa canxi máu, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, những người có tiền sử viêm loét thì bệnh cũng có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không được điều trị triệt để, bệnh dễ dẫn tới mãn tính
Điều trị, phòng ngừa viêm dạ dày tái phát
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp dạ dày khỏe hơn
Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh dễ tái diễn nếu người bệnh không tuân thủ điều trị và thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học bệnh dễ tái diễn và biến chứng: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày… Chính vì vậy, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống tránh các yếu tố gây hại cho dạ dày để phòng ngừa, điều trị bệnh tốt hơn:
- Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: Ăn nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh các đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị, không ăn quá ngọt hay quá khô.
- Không nên thức khuya, ngủ đủ giờ giấc.
- Tránh thói quen bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích.
- Bổ sung đầy đủ vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,.. trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,
- Hạn chế sử dung các loại thuốc kháng viêm, giảm đau. Khi dùng bất cứ thuốc gì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể sử dụng các loại thuốc thích hợp, không ảnh hưởng nhiều đến niêm mạc dạ dày.
- Cần đến cơ sở y tế kiểm tra khi có tình trạng viêm nhiễm: Tai, mũi, họng.
- Có chế độ vận động phù hợp với sức khỏe để cơ thể có hệ tiêu hóa khỏe và phòng tránh stress.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày
Bình Vị Thái Minh phòng ngừa điều trị viêm loét dạ dày, thực quản
Trong Đông y có nhiều vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sự phát triển viêm loét dạ dày, trong đó sản phẩm Bình Vị Thái Minh đã được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh gia cao về tác dụng vượt trội.
Trong 1 viên nén Bình Vị Thái Minh bao gồm các thảo dược:
- Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
- Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
- Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Như vậy Bình vị Thái Minh giúp:
- Trung hòa, giảm acid dịch vị, hạn chế hiện tượng trào ngược acid dạ dày
- Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
- Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi.
Ưu điểm nổi bật của Bình Vị Thái Minh là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.