Viêm loét dạ dày uống nước gì?#12 Loại nước thần dược
Bệnh viêm loét dạ dày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh đặc biệt là bệnh rất dễ tái phát khiến cho việc điều trị càng trở lên khó khăn. Việc ăn hay uống bất kì loại thực phẩm, đồ uống nào cũng sẽ khiến tình trạng bệnh bị ảnh hưởng. Hiểu được bệnh viêm loét dạ dày nên uống loại nước nào là tốt nhất để hỗ trợ và phòng ngừa điều trị bệnh sẽ giúp kho tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể. Uống gì tốt cho dạ dày? Tất cả các loại nước uống sẽ được đề xuất dưới đây.
Mục lục
Tác dụng của nước với bệnh viêm loét dạ dày
Ai cũng biết, nước là một phần không thể thiếu đối với con người bởi chúng có tác dụng quan trọng trong việc vận hành các hoạt động của cơ thể. Trong cơ thể con người, nước chiếm 70% khối lượng. Ngoài ra với với những người mắc bệnh về tiêu hóa, nhất là người mắc bệnh thì cơ thể thường mất nhiều nước hơn bởi các triệu chứng viêm loét dạ dày gây ra. Chính vì vậy, cơ thể người bệnh thường mệt mỏi và việc bổ sung nước là vô cùng cần thiết. Một số tác dụng cụ thể của nước với bệnh viêm loét dạ dày:
Giảm triệu chứng khó chịu
Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu là một số triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày. Việc bổ sung nước sẽ giúp làm loãng lượng axit có trong dạ dày và làm chúng bị đẩy xuống ruột non (tá tràng).
Giúp hỗ trợ tiêu hóa
- Trong cơ thể nước có tác dụng vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra nước giúp quá trình chuyển hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt hơn.
- Nước như là một chất dung môi giúp thúc đẩy quá trình vận hành của hệ thống tiêu hóa. Các chất độc tố tích tụ trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu và đường phân. Viêm loét dạ dày uống nước nhiều cũng giúp cơ thể tăng cường sản xuất các tế bào mới và giúp cho sự lưu thông của máu trong hệ thống được tốt hơn.
Tăng cường miễn dịch
Việc bổ sung nước đầy đủ, hợp lý và thường xuyên giúp loại bỏ các tác nhân gây hại trong cơ thể đồng thời cân bằng lại lượng bạch huyết, giúp cải thiện và tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Uống gì tốt cho dạ dày bị viêm loét?
1. Nước lọc
Nước lọc là loại không thể nào thiếu trong cuộc sống hằng ngày của cơ thể, việc bổ sung nước lọc là lựa chọn hữu hiệu bởi nó giúp thanh lọc cơ thể, đào thảo những độc tố bên trong cơ thể và giúp hệ tiêu hóa, tuần hoàn được khỏe mạnh hơn.
Nên bổ sung đầy đủ nước từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày giúp thanh nhiệt giải độc và giảm các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên không nên uống quá nhiều nước một lúc, nên chia nhỏ lượng nước uống nhiều lần trong ngày. Thời gian tốt nhất để bổ sung nước là sau khi ăn và trước ăn 1 tiếng để hệ tiêu hóa luôn được đảm bảo nhất và giảm triệu chứng của bệnh viêm loét bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài.
2. Nước ép cà rốt
Nước trái cây rau củ giúp người viêm loét dạ dày bổ sung thêm vitamin, các khoáng chất để tăng cường hễ miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn được các vi khuẩn phát triển trong dạ dày gây viêm loét dạ dày. Một số loại nước trái cây rau củ còn giúp bạn mau lành vết loét và giảm đau hiệu quả. Một số loại nước rau củ trái cây có thể sử dụng cho người viêm loét dạ dày có thể tham khảo:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cà rốt có chứa các thành phần tự nhiên có tính kiềm rất giàu beta-carotene, giúp trung hòa axit thừa trong dạ dày bảo vệ lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày và giảm các triệu chứng ợ nóng và các cơn khó chịu do viêm loét dạ dày.
- Sử dụng 1 ly nước ép cà rốt hoặc lý nước hỗn hợp 200ml nước ep0s cà rốt, 50ml nước ép dưa chuột và 50ml nước ép củ cải trắng có thể giúp trong việc điều trị các vấn đề của viêm loét dạ dày.
- Ngoài ra có thể phối thêm nước ép cà rốt và 1 chút bạc hà hoặc gừng cũng sẽ tăng tác dụng với bệnh viêm loét dạ dày.
☛ Xem thêm :Viêm loét dạ dày ăn hoa quả gì
3. Nước ép bắp cải
Trong bắp cái có nhiều vitamin và các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và có tác dụng hiệu quả trong việc chữa viêm loét dạ dày:
- Trong bắp cải cho chứa viatmin U có tác dụng làm nhanh lành vết thương và tăng lượng máu đến dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Chất Sulforaphane trong bắp cải với công dụng giảm viêm khá tốt.
- Ngoài ra, bắp cải còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như Vitamin C, glucid, protid, chất xơ…
Người bệnh có thể uống 500ml nước ép bắp cải nguyên chất mỗi ngày đến khi các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày được cải thiện
4. Nước ép rau cải xanh
Trong rau cải xanh rất giàu vitamin và các dưỡng chất thiết yếu tốt cho bệnh viêm loét dạ dày: Viatmin A, E, C, K, Acid nicotinic, carotene, chất xơ, albumin…rất tốt trong việc hỗ trợ giảm tiết acid dịch vị dạ dày và giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày gây ra: Chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi… Từ đó, giúp hỗ trợ làm lành các vết loét do viêm loét dạ dày.
Ngoài ra thành phần chất xơ trong rau cải xanh cũng giúp kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu của bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh nên bổ sung nước ép rau cải vào danh sách các loại nước uống hằng ngày để giúp quá trình tiêu hóa được hiệu quả hơn và ngăn ngừa triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày nhé.
5. Trà bạc hà
Như thông tin ở trên, bạc hà có tác dụng giảm hội chứng ruột kích thích, giảm viêm loét dạ dày, giảm đau. Khi bị đau do viêm loét dạ dày, bạn hãy pha 1 cốc trà bạc hà hay nhấm nháp 1 chút lá bạc hà sẽ thấy cơn đau giảm đáng kể
6. Trà gừng
Các thành phần: Oleoresin, Tecpen có trong gừng giúp giảm đau, trung hòa acid, chống viêm cho người mắc bệnh dạ dày- tá tràng rất tốt. Khi bị viêm loét dạ dày, bạn có thể thường xuyên uống trà gừng để ngăn ngừa vết loét lan rộng và điều trị viêm loét dạ dày tốt hơn
7. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được xem như là một trong những loại thảo mộc phổ biến nhất trên thế giới có chứa đặc tính chống viêm, chống co thắt và làm dịu dạ dày. Trà hoa cúc có thể giúp cải thiện tình trạng đau bụng, khó tiêu và đầy hơi hiệu quả.
8. Trà gạo
Gạo là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất lành tính và tốt cho sức khỏe. Trà gạo giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày rất tốt và có tác dụng giảm đau hiệu quả. Bạn có thể thêm chút mật ong hoặc đường vào và uống khi còn nóng vừa giúp tăng hiệu quả lại thơm ngon, dễ uống.
9. Nước dừa
Nước dừa là loại đồ uống cực tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày và trào ngược axit dạ dày. Bởi nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải hữu ích như kali giúp cân bằng độ PH trong cơ thể. Đây là điều rất quan trọng với bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày.
Ngoài ra trong nước dừa còn có các thành phần hoạt chất như: Canxi, photpho, magie và có một lượng lớn enzyme tự nhiên. Các hoạt chất này rất tốt đối với hệ tiêu hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp bù nước, chất điện giải cho cơ thể rất tốt.
Xem thêm: Đau dạ dày có nên uống nước dừa không?
10. Nước giấm táo
Viêm loét dạ dày uống nước gì? Giấm táo là loại nước không thể bỏ qua. Giấm táo có tác dụng điều chỉnh lượng axit trong dạ dày và trỗ trợ viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản. Ngoài ra còn có nghiên cứu cho thấy nước giấm táo có khả năng kháng khuẩn nên rất có lợi cho bệnh viêm loét dạ dày. Bạn nên sử dụng nước giấm táo rất đơn giản, chỉ cần pha nước giấm táo với nước dùng ngày ngày để giảm tình trạng viêm loét dạ dày.
11. Nước sữa chua, sữa chua
Nghiên cứu chỉ ra, sữa chua đem lại nhiều lợi ích cho các bệnh về tiêu hóa nhất là bệnh viêm loét dạ dày. Bởi axit lactic có trong sữa chua có tác dụng ìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp. Ngoài ra, sữa chua còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với tình trạng viêm loét dạ dày.
☛ Tham khảo thêm tại: Lợi ích của sữa chua với người mắc bệnh dạ dày?
12. Nước mật ong
Theo y học cổ truyền, mật ong được coi như vị thuốc quý, có tác dụng kháng khuẩn, à chất chống oxy hoá mạnh làm giảm tiết acid dịch vị ở những người mắc chứng đau dạ dày tá tràng. Ngoài ra có thể kết hợp mật ong với tinh bột nghệ cũng mang lại hiệu quả rất tốt bởi tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và liền vết loét của curcumin (trong tinh bột nghệ), kết hợp với mật ong, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ tiêu hóa, chống lại vi khuẩn HP.
Có thể pha 1 muỗng mật ong và 1 cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng thức dậy hoặc trước khi đi ngủ. Hoặc thêm 1 thìa tinh bột nghệ để tăng tính hiệu quả.
☛ Đọc thêm thông tin: Cách dùng mật ong chữa viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày không nên uống nước gì?
Ngoài những loại nước uống tốt chobệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cũng nên lưu ý một số loại nước không tốt cho và để tránh tình trạng bệnh viêm loét dạ dày ngày càng tiến triển nặng hơn, bạn có thể lưu ý một số loại nước uống không tốt dưới đây:
- Nước uống có vị chua: Nước chanh, nước mơ, sấu… bởi khi uống vào sẽ làm cho lượng axit trong dạ dày tăng lên, vết thương cũ có thể tái loét gây đau.
- Rượu, bia có nồng độ cồn chính vì vậy chúng kích thích dạ dày tiết axit, kích thích vết loét dẫn tới đau dạ dày, vết loét sẽ bị xuất huyết, làm bệnh nặng hơn.
- Những đồ uống có chất kcihs thích như cà phê kích thích dạ dày tiết axit và làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, kích thích vết loét mạnh dẫn tới đau dạ dày, vết loét sẽ bị xuất huyết, làm bệnh nặng hơn.
- Những loại đồ uống có ga sẽ khiến lượng khí trong dạ dày nhiều hơn và phình to hơn gây trướng bụng, nguy hiểm hơn có thể làm bục dạ dày ở chỗ yếu như vết loét cũ.
#7 Biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày cần được kiểm soát chặt chẽ nếu không bệnh rất dễ tái phát và biến chứng nặng hơn ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt người bệnh. Song song với những biện pháp điều trị và tuân thủ sử dụng các loại nước uống như trên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề hỗ trợ và điều trị phòng ngừa bệnh hiệu quả như:
(1) Nên xây dựng lối sống khoa học, đặc biệt tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích.
(2)Nên ăn ngủ đúng giờ, không nên thức khuya, làm việc quá sức dẫn tới stress
(3) Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe giúp nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng
(4) Nên ăn chậm và nhai kĩ, ăn từng miếng nhỏ, tránh nhồi nhét thức ăn, ăn quá no khiến cho dạ dày phải tăng cường co bóp và bị quá tải
(5) Nên dung nạp các thực phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh đồng thời tránh những loại thực phẩm, gia vị không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
(6)Cân bằng chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các loại chất béo tốt cho cơ thể.
(7) Không tự ý dùng thuốc điều trị nếu không có chỉ định của bác sĩ
☛ Đọc thêm thông tin: Bệnh viêm loét dạ dày ăn gì? Kiêng gì?
Bình vị Thái Minh- Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày rất dễ tái phát nếu người bệnh nếu người bệnh không tuân thủ chế độ sinh hoạt hay ăn uống khoa học. Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sự phát triển viêm loét dạ dày, các nhà khoa học thuộc Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã nghiên cứu, bào chế thành công viên uống dạ dày Bình Vị Thái Minh.
Bình Vị Thái Minh được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên. Sản phẩm đã được Trường Đại Học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh hiệu quả, giúp mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện:
- Trung hòa, giảm tiết acid dịch vị ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày
- Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó giúp hồi phục vết loét, giảm đau dạ dày
- Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua
Viên uống Bình Vị Thái Minh dùng tốt cho:
- Người bị viêm loét, đau dạ dày
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Viêm loét dạ dày uống nước gì đã được giải đáp chi tiết, nếu bạn đang băn khoăn chưa biết uống gì thì đừng bỏ qua 12 loại nước uống kể trên nhé. Tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.